Abba
Cha, thân phụ, ba. Từ này chuyển ngữ từ tiếng Aramaic. Thánh Phaolô nói: “Thần khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Áp-ba! Cha ơi!’” (Rm 8;15)
Abbacy Of St. Jerome
Đan viện thánh Giêrônimô. Đan viện được Đức giáo hoàng Piô XI thành lập năm 1933, để thay thế Ủy ban giáo hoàng do thánh Piô X thành lập năm 1914, nhằm duyệt xét lại bản dịch kinh thánh Vulgata. Mục đích là nhằm tái lập, trong mức độ tối đa có thể, bản dịch Kinh thánh Vulgata đầu tiên bằng tiếng latinh đã được Công đồng chung Trentô thừa nhận, để chuẩn bị xuất bản và đi vào các nghiên cứu thích đáng khác. Đan viện này thuộc Dòng Biển Đức ở Pháp, và việc duyệt xét bản dịch Vulgata được thực hiên dưới sự hướng dẫn của Tòa thánh.
Abbé
Viện phụ, cha, bề trên, thầy. Nguồn gốc từ này là Viện phụ, nhưng cũng thường được gọi là “Cha” cho một thành viên của hàng giáo sĩ triều trong các nước nói tiếng Pháp. Chữ Viện phụ hoặc Cha cũng dùng cho những ai mặc tu phục, trong đó có những vị chưa có chức thánh, hoặc làm trợ giáo, hoặc làm các phận vụ có liên quan đến Giáo hội. (Từ nguyên Aramaic abba, Cha).
Abbess
Nữ viện phụ, Nữ đan phụ viện, Nữ viện trưởng. Là bề trên tinh thần và thế trần của một cộng đoàn nữ đan sĩ, chức danh này tượng trưng cho vai trò làm mẹ các nữ tu thuộc quyền. Trong nhiều thế kỷ, các nữ đan phụ viện hưởng một số quyền đặc biệt, chẳng hạn mang chiếc nhẫn đặc biệt và có chiếc gậy Giám mục như là dấu chỉ địa vị của mình. Tuy nhiên, một nữ đan phụ viện không có thẩm quyền giáo sĩ như một đan phụ viện.
Abbey
Đan viện. Đây là một tu viện được thành lập theo giáo luật và độc lập, với một số tối thiểu tu sĩ được quy định. Các tu sĩ trong đan viện gọi là đan sĩ và bề trên là Viện phụ; trong khi các nữ tu trong nữ đan viện gọi là nữ đan sĩ và bề trên là nữ đan phụ viện. Với luật trừ cho các đan viện Dòng thánh Brunô, vốn cung cấp chòi tranh cho từng đan sĩ, đa số các đan viện được xây dựng chung quanh một ô vuông và gồm có nhà tập, nhà dành cho khách, phòng ca đoàn, phòng họp, phòng y tế, bếp, nhà ăn, các phòng nhỏ, phòng ngủ lớn, phòng cầu nguyện, phòng phát chẩn, nhà kho, phòng sưởi, phòng khách, phòng tu nghị và phòng gặp riêng với bề trên. Đa số đan viện thuộc dòng Biển Đức hoặc dòng Xitô.
Abbey Nullius
Đan viện độc lập. Đan viện này không thuộc về giáo phận. Do đó, nó được tách biệt và có quyền riêng trên vùng đất của mình, mà không thuộc các giáo phận chung quanh. Đan viện thuộc quyền một đan phụ viện, và ngài thực thi quyền tài phán trên các giáo sĩ và tín hữu trong lãnh thổ của ngài. Trong văn kiện công bố ngày 29-12-1976, Đức giáo hoàng Phaolô VI tuyên bố không còn đan viện độc lập nào được thành lập, trừ khi có lý do đặc biệt; và ngoại trừ một số đan viện có tầm quan trọng lịch sử, các đan viện độc lập hiện nay sẽ không còn tồn tại nữa.
Abbot
Viện phụ, Đan phụ viện. Là bề trên của một đan viện có nơi cư trú cố định; chức danh này do thánh Biển Đức quy định. Viện phụ được bầu chọn, thường là suốt đời, bởi các đan sĩ đã khấn trong cộng đoàn bằng phiếu kín. Quyền của một viện phụ là trước tiên quyền gia chủ, quản lý tài sản của đan viện và duy trì kỷ luật trong việc giữ luật Dòng, và thứ đến là quyền gần như một Giám mục trong việc được có quyền tài phán trên lãnh thổ của mình. Luật Dòng quy định các phẩm chất của một viện phụ. Các huy hiệu của ngài là thánh giá đeo ngực và một chiếc nhẫn. (Từ nguyên Aramaic abba, Cha).
Abbot Primate
Viện phụ cả. Chức danh được trao cho vị tổng quyền Dòng Biển Đức ngụ tại Đan viện thánh Anselmô ở Roma.
Abdication
Thoái vị, từ chức. Đây là hành động từ chức hoặc từ bỏ một chức vụ, một chức tước hoặc một bổng lộc hợp pháp trong Giáo hội. Trên nguyên tắc ai giữ chức vụ hoặc chức tước nào trong Giáo hội đều có thể xin từ chức. Tuy nhiên, để được hiệu lực, việc từ chức phải hoàn tòan tự nguyện và không có sự mại thánh trong đó. Việc Đức giáo hoàng thoái vị có thể thực hiện trong Hội đồng Hồng y, bởi vì các Hồng y có quyền bầu Đấng kế vị. Trong lịch sử đã có sáu Giáo hoàng xin thoái vị, đó là Đức Marcellus, Đức Liberius, Đức Benedict IX, Đức Gregory VI, Đức thánh Celestine V, và Đức Gregory XII. Đức giáo hoàng Piô VII ký một đơn thoái vị có điều kiện vào năm 1804, trước khi ngài đi qua Pháp để tấn phong cho hoàng đế Napoleon. Điều kiện đó là ngài sẽ tự động thoái vị khỏi ngôi Giáo hoàng, nếu ngài bị giữ cầm tù ở Pháp.
Abduction
Bắt cóc, cưỡng dụ. Trong giáo luật, đây là việc bắt cóc một người với mục đích phạm tội chống lại đức thanh sạch với người ấy. Việc bắc cóc này là một ngăn trở làm vô hiệu hóa hôn nhân giữa người gây sự và người bị bắt cóc. (Từ nguyên Latinh abductio, sự dẫn đi).
Abel
Aben. Aben là con thứ hai của ông Adam và bà Evà, bị anh cả là Cain giết chết, vì anh cả ghen tức do của lễ của Aben dâng lên Chúa đáng được chấp nhận hơn của lễ của Cain. Aben là người chăn chiên còn anh mình là người cày cấy đất đai (St 4:2, 4:8). Trong sứ vụ của mình, Chúa Giêsu đã nhắc đến tội lỗi của Cain khi ngài khiển trách các kinh sư và người Pharisêu: “…máu của tất cả những người công chính đã đổ xuống đất thì cũng đổ xuống đầu các ngươi, từ máu ông Aben, người công chính, đến máu ông Dacaria…” (Mt 23:35).
Abigail
Bà Avigagin. Bà là người vợ xinh đẹp và thông minh của một chủ đất giàu có tên là Navan, người nuôi cừu dê trên các đồi dốc ở Cácmen. Navan, khờ dại và không bén nhạy, đã dại dột gây ra sự thù địch với Đavít bằng cách từ chối chia sẻ len với ông, mặc dầu binh lính của Đavít đã bảo vệ cách có ý thức đàn súc vật của ông Navan. Nhận biết rằng Đavít tức tối sẽ dẫn quân đến trả thù, bà Avigagin nhanh trí đưa ra nhiều tặng vật lớn để mong làm nguôi lòng Đavít. Sự khiêm hạ và lợi khẩu của bà trong việc xin tha thứ đã làm cho Đavít cảm động và từ bỏ cuộc tấn công đã định. Ông nói: “Bà hãy về nhà bà bình an, tôi đã nghe theo tiếng bà và đã nể bà”. Khoảng chục ngày sau, Navan qua đời. Đavít vội xin cưới bà làm vợ và bà chấp thuận (I Samuel 25). Ít lâu sau, quân Amalếch tấn công Xíchlắc, và bắt giữ nhiều tù binh, trong đó có Akhinôam, vợ cả của Đavít, và Avigagin. Đavít dẫn binh lính mở cuộc chiến tấn công quân Amalếch đang ăn mừng chiến thắng, đánh bại chúng dứt khóat và giải cứu hai bà vợ của ông (I Samuel 30). Trong khi họ về sống ở Khéprôn, Avigagin sinh cho Đavít một con trai tên là Kiláp (II Samuel 3:3).
Abimelech
Vua Avimeléc. Nhà vua của nơi sau này trở nên thành phố-nhà nước Gơra của người Philitinh. Ông lập giao ước với Ápraham tại Bơ-e Seva để bảo đảm tình hữu nghị sau một cuộc tranh cãi về cái giếng nước mà đầy tớ của vua Avimeléc đã chiếm đoạt (St 21:22-34). Một hòan cảnh tương tự cũng diễn ra nhiều năm sau đó giữa con trai của Ápraham là Ixaác và Avimeléc, nhưng lần này quyền sở hữu về các giếng nước tranh chấp cũng được dàn xếp ổn thỏa (St 26:19-33). Các sự hiểu lầm đã nhiều lần đặt ra mối nghi kị giữa vua Avimeléc, Apraham, và Ixaác về các bà Xara và Rêbêca, vợ của cha và con (St 20 và 26:6-11). Tuy nhiên, không có hệ quả nghiêm trọng nào xảy ra.
Abiogenesis
Tự nhiên sinh. Nhiều người xưa theo chủ trương này, vốn có giả định cơ bản rằng sự sống không đến từ sự không sự sống. Nhưng họ cho rằng một sức mạnh thượng đẳng, cấp thần linh, đã vào trong một số hoàn cảnh nhất định để biến đổi vật chất bất động thành các sinh vật. Chủ trương này là trái với triết lý công giáo vốn lọai trừ sự can thiệp thần linh trong các nguyên nhân tự nhiên, trừ ra trong các phép lạ. (Từ nguyên Hy Lạp a, không + bios, sự sống + genesis, nguồn gốc.)
Abjuration
Thề bỏ, chính thức bỏ. Trong luật Giáo hội, đây là sự từ bỏ chính thức bội giáo, lạc giáo hoặc ly giáo. Trong khi vẫn còn hiệu lực trong một số trường hợp ngọai lệ, hiện nay những người gia nhập Công giáo không bị đòi buộc phải thề bỏ các sai lầm tín lý trước đây của họ nữa. Lời tuyên xưng đức tin tích cực của họ hàm ý họ đã thề bỏ tất cả những gì mà trước đây trái với đức tin của họ. (Từ nguyên Latinh abiuratio, thề bỏ; từ ab, từ iurare, đến swear: thề bỏ, thề từ bỏ, từ chối thề)
Ablution
Thanh tẩy, tẩy rửa, rửa tay, tráng chén. Rửa với nước trong phụng vụ. Trong nghi lễ Latinh, phép Rửa tội thường được làm bằng sự thanh tẩy, nghĩa là đổ nước lên đầu người ấy. Từ này còn có nghĩa là linh mục chủ tế rửa ngón tay cái và ngón tay trỏ bằng nước trong Thánh lễ; việc tráng chén thánh bằng nước trong Thánh lễ; và sự rửa chân trong nghi thức Thứ năm Tuần thánh. Trong Giáo hội Hy Lạp, sự thanh tẩy này là rửa công khai các người mới chịu phép Rửa tội. (Từ nguyên Latinh ablutio, sự rửa sạch; thanh tẩy tâm hồn.)
Abnegation
Từ bỏ mình, bỏ mình. Tự ý tách mình ra khỏi một cảm nghiệm được phép hoặc đáng khen ngợi làm vui thích mình, xem đó là một hành động hy sinh dâng lên Chúa. (Từ nguyên Latinh abnegare, từ bỏ.)
Abomination Of Desolation
Đồ ghê tởm khốc hại. Điềm của tai ương trong tương lai, được tiên tri Đanien báo trước và được Đức Kitô nhắc lại (Đanien 9:27, Mt 24:15). Đanien dường như báo trước về việc Antiochus Epiphanes (năm 168 T.C.) dựng tượng thần Dớt (Zeus) trong Đền thờ Giêrusalem. Đức Kitô áp dụng lời tiên tri này cho việc quân địch ngọai giáo Roma bao vây Giêrusalem năm 70. Đây sẽ là một dấu chỉ cho Kitô hữu chạy trốn khỏi Giêrusalem.
Abp
Tổng giám mục, TGM (viết tắt)
Abraham
Tổ phụ Ápraham. Ápraham sinh vào thế kỷ 20 hoặc 19 trước CN, tại thành Ua của người Canđê bên sông Euphrates. Thân phụ Tera đặt tên cho là Ápram. Gia đình di cư đến Kharan,và bà Tera qua đời tại đây (St 11:26-31). Theo lệnh của Chúa, Ápram, vợ ông là Xarai, cháu ông là Lót, và mọi người theo ông di chuyển đến miền Canaan (St 12:4). Khi Ápram lên 99 tuổi, Chúa lập giao ước với ông, đổi tên ông thành Ápraham và hứa làm cho ông trở thành “người cha của vô số dân tộc… [St 17:1-5] Ta sẽ làm cho ngươi trở thành những dân tộc và vua chúa sẽ phát xuất từ ngươi... Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi sau này miền đất ngươi đang trú ngụ, tức là tất cả đất Canaan, làm sở hữu vĩnh viễn; và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng" (St 17:5-8). Kể từ đó, ông được gọi là ông tổ của dân Do thái. Việc tận hiến của Ápraham cho Chúa đã được thử thách khi Chúa bảo ông đưa con trai Ixaác đến vùng đất Môrigia (nơi sau này trở thành địa điểm của đền thờ Giêrusalem), và dâng con làm của lễ toàn thiêu. Ápraham vâng lời không do dự, nhưng Ixaác được tha vào phút chót (St 22). Trong những ngày cuối đời, Ápraham dàn xếp cho con trai là Ixaác cưới cô Rêbêca, một người bà con của ông (St 24), và để lại mọi của cải cho Ixaác trước khi qua đời ở tuổi 175 (St 25).
Abraham-Men
Những người Ápraham. Từ khinh bỉ để gọi những người ăn xin và người lang thang thời Cải cách. Từ này phái sinh từ Ladarô, con người nghèo trong Tin mừng được đón nhận vào lòng Ápraham.
Abraham'S Bosom
Lòng Ápraham. Từ ngữ được thánh sử Luca (Lc 16:22) sử dụng để mô tả nơi ở của các người công chính qua đời thời Cựu ước, trước khi họ được nhìn ngắm nhan thánh Chúa. Trong văn chương các giáo phụ, lòng Ápraham thường có nghĩa là thiên đàng. Nó hàm chứa sự trở về của các hậu duệ thiêng liêng của ông Ápraham vào vòng ôm của ngươi cha trần thế của mọi tín hữu.
Abrogation
Huỷ bỏ, bãi bỏ, phế chỉ. Trong luật Giáo hội, đây là sự huỷ bỏ hoàn toàn một luật, quyền lợi, nghĩa vụ hoặc đặc ân. (Từ nguyên Latinh abrogare, lặp lại một luật, bãi bỏ.)
Abs
Vắng mặt, thiếu
Absalom
Ápsalôm. Là con trai thứ ba của vua Đavít, Ápsalôm nổi tiếng là người đẹp trai và có rất nhiều tóc (II Samuel 14:25). Ápsalôm trốn khỏi Giêrusalem sau khi giết người em là Ammôn (II Samuel 14:33). Sau đó ông kết hợp các người bất mãn của Giuđa vào một tổ chức, để cố gắng giành ngai vàng của vua cha, nhưng nỗ lực này thất bại (II Samuel 15). Khi chạy trốn, con ngựa của Ápsalôm chạy dưới một cây, và hoặc đầu của ông hoặc tóc của ông mắc vào cành cây thấp. Một trong những ngươi rượt đuổi ông đã giết chết ông (II Samuel 18), làm cho vua Đavít mất tinh thần và đau buồn về cái chết này (II Samuel 19).
Absolute Good
Tốt tuyệt đối. Tốt tuyệt đối là sở hữu mọi sự hoàn mỹ dành riêng cho bản tính của người hoặc vật ấy. Một điều là tốt tuyệt đối khi nó là tốt hết mực trong bản tính của nó. Còn tốt tương đối là khi nó phù hợp với sự hoàn mỹ hoặc làm thỏa mãn người nào hoặc vật nào đó.
Absolutely Supernatural
Siêu nhiên tuyệt đối. Đó là quà tặng của Chúa mà yếu tính của nó vượt quá lẽ tự nhiên, đến nỗi nó không mang ơn tạo vật nào hoặc không xứng với tạo vật nào. Không những nó vượt qua mọi sức mạnh của tự nhiên, mà còn vượt cả mọi quyền lợi, nhu cầu và nghĩa vụ của tự nhiên nữa. Được trao cho một tạo vật, nó là hữu hạn, nhưng vượt quá đòi hỏi của bất cứ tạo vật nào. Đây là sự thiên linh được chuyển thông và chia sẻ một cách hữu hạn. Mầu nhiệm Nhập thể và Ơn Thánh hóa là các điều duy nhất siêu nhiên tuyệt đối, trong đó Ơn Thánh hóa có kém hơn về mức độ, bởi vì không như Chúa Kitô, mọi người khác không phải là con người thiên linh.
Absolute Miracle
Phép lạ tuyệt đối. Là hiệu quả Chúa làm trong thế giới hữu hình, nó vượt quá hoàn toàn mọi sức mạnh của thiên nhiên, chẳng hạn việc cho người chết sống lại.
Absolute Power
Quyền năng tuyệt đối. Đây là quyền năng của Chúa hành động và thực thi, chỉ dựa vào uy quyền tối thượng của Chúa và khả năng vô biên của Chúa là Đấng Tạo thành, hoặc tách Ngài ra khỏi các hoàn mỹ khác và khỏi trật tự hiện nay của việc Chúa quan phòng.
Absolute Tutiorism
Thuyết đại xác cách tuyệt đối. Đây là hệ luân lý cứng rắn để giải quyết các điều hồ nghi thực tế, vốn chủ trương rằng giữa các ý kiến khác nhau người ta phải chọn ý kiến nào xem ra xác đáng và rồi quyết định theo đúng luật. Chỉ có sự chắc chắn của điều đối nghịch mới làm cho người ta miễn giữ luật. Thuyết này không được chấp nhận trong luân lý công giáo.
Absolution
Giải tội, xá tội. Trong bí tích hòa giải, đây là hành vi của một linh mục có năng quyền giải tội thực hiện để tha cho người có tội và tha hình phạt do tội. Công thức mới khi giải tội kể từ sau Công đồng chung Vaticanô II là: “Thiên Chúa là Cha hay thương xót đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa, mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho con (ông, bà, anh, chị…) ơn tha thứ và bình an. Vậy cha (tôi) tha tội cho con (ông, bà, anh, chị…) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Hối nhân đáp: “Amen”. Trong công thức này, các chữ cốt yếu là “Cha tha tội cho con". Trong nhiều thế kỷ trước, Giáo hội dùng hình thức cầu nguyện để tha tội, chẳng hạn “Xin Chúa tha tội cho con”. Công thức trên là lời tuyên bố rất có ý nghĩa, nó rõ ràng từ sự kiện là theo truyền thống linh mục giải tội được xem như một thẩm phán và ngài tha tội thực sự, mặc dầu ngài dùng thể cầu khẩn để diễn tả lời phán quyết xác định của ngài. (Từ nguyên Latinh absolvere, trả tự do; to absolve, tha.)
Absolution From Censure
Tha hình phạt, tha giáo trừng, giải kiểm trừng. Việc tha giáo trừng được thực hiện bởi người có quyền ra hình phạt đó. Việc tha có thể là ở tòa trong (riêng tư) hoặc có thể là ở tòa ngòai (công), tùy theo sự vấp phạm có thể có nếu người ấy được tha ở tòa trong và chưa được xem là ăn năn sám hối ở tòa ngòai.
Absolution Of The Dying
Tha tội cho người hấp hối. Là quyền đặc biệt được luật chung của Giáo hội cho phép, để cho bất cứ linh mục nào, cả các linh mục hồi tục hoặc chưa có năng quyền giải tội, có thể giải tội hợp pháp và hợp lệ cho hối nhân đang cơn nguy tử. Lời tha tội này tha mọi tội và hình phạt, ngay cả trước mặt một linh mục được chấp thuận đến để giải tội.
Absolutism
Tuỵêt đối thuyết, chính thể chuyên chế. Chính thể chuyên chế là chính quyền trong xã hội dân sự, trong đó người cai trị được trao mọi quyền bính. Trên lý thuyết, đây là việc cai trị tòan quyền không có sự kiểm tra hoặc sự cân bằng nào, bên trong hệ thống chính trị hoặc từ người dân đang bị cai trị. Trong thực tiễn, chính thể này được phản ảnh rõ nơi các vua Pharaoh thời cổ đại Ai Cập và các bạo chúa của Hy Lạp và Roma thời tiền Kitô giáo. Các chính quyền của vua Louis XIV ở Pháp và các Sa hòang ở Nga đều là quân chủ tuyệt đối. Các nhà độc tài trong chủ nghĩa Cộng sản đều thuộc dạng chính thể chuyên chính. (Từ nguyên Latinh absolutus, hòan tất, unfettered, vô điều kiện, absolvere, trả tự do, đầy đủ: ab-, thóat khỏi + solvere, nới lỏng.)
Abst
Ngày chay tịnh, ngày kiêng, ngày cai.
Abstraction
Sự lơ đãng, ý niệm trừu tượng. Sự lơ đãng là hành vi tâm trí qua đó tâm trí chú ý đến một khía cạnh của vật mà quên đi các khía cạnh khác hiện diện cách tự nhiên trong vật ấy. Ở mức độ thứ nhất của ý niệm trừu tượng, tâm trí bỏ qua các vật cụ thể riêng mà tập trung vào vài bản tính tự nhiên phổ quát, chẳng hạn nước hoặc màu sắc. Ở cấp độ thứ hai, tâm trí tập trung vào lượng trừu tượng, chẳng hạn vòng tròn, hình phẳng hoặc hình vuông. Ở cấp độ thứ ba, liên quan đến siêu hình, tâm trí gạt bỏ mọi vật chất và nắm lấy đối tượng không có liên quan gì đến vật chất, để đi đến sự hiểu biết về hữu thể, hiện hữu, bản thể, đơn vị... Chính nhờ ý niệm trừu tương mà lý trí con người, ngọai trừ mặc khải, có thể đi đến sự hiểu biết về Chúa hiện hữu và các thuộc tính của Chúa như sự khôn ngoan vô tận, sự thiện và quyền uy của Chúa. Do đó, trừu tượng là nguyên lý cơ bản của thần lý học.
Absurd
Phi lý, vô lý. Trong triết học hiện sinh, phi lý có nghĩa là sự sống và họat động con người là không có ý nghĩa gì cả. Người chủ trương phi lý là người khẳng định tích cực rằng không có mục đích nào cả trong sự hiện hữu của con người trên Trái đất này. Liên kết với sự chối bỏ Chúa hiện hữu, thuyết phi lý không nhìn thấy cứu cánh họat động trong vũ trụ và giản lược mọi sự kiện trên thế giới, kể cả tâm tư tình cảm của con người, vào sự phi lý tính trống không. (Từ nguyên Latinh ab, từ + surdus, điếc, khó nghe: absurdus, ngốc, không hòa điệu.)
Abulia
Thất chí, mất nghị lực. Trong luân lý công giáo, thất chí là một rối lọan tình cảm gây cản trở, hòan tòan hoặc ít nhất một phần, cho một người để người này có thể lấy các quyết định.
Abyssinian Church
Giáo hội Abyssinia, Giáo hội Êtiôpi, Giáo hội Cốp. Tên thường dùng cho Giáo hội công giáo ở Êtiôpi, theo nghi lễ Êtiôpi, với vị Tổng giám mục ngụ tại thủ đô Addis Ababa. Nguồn gốc giáo hội này có từ thế kỷ 4, khi Kitô giáo được thánh Frumentius và Edesius miền Tyre rao truyền lần đầu tại Abyssinia. Phụng vụ và giáo luật được thích nghi theo truyền thống của Giáo hội Abyssinia cổ.
A.C..
Auditor Camerae – Kiểm tóan viên Ngân khố Tòa thánh.
Black
Màu đen, áo lễ đen. Màu đen là màu phụng vụ tượng trưng cho tang tóc. Trước đây áo lễ đen được dùng trong mọi thánh lễ Cầu hồn và trong các nghi thức ngày thứ Sáu Tuần thánh lễ, để diễn tả sự đau buồn trước cái chết của Đấng Cứu chuộc. Trong nghi thức cầu hồn, màu đen diễn tả sự sầu khổ và cảm thông. Tuy nhiên, không bao giờ được phép dùng màn đen trước nhà tạm hoặc khi đặt Mình thánh Chúa.
Black Fast
Ăn chay nhặt, nhặt chay. Ăn chay nhặt là kiêng ăn mọi thứ thịt, chỉ ăn trứng, bơ, phó mát, hoặc sữa được phép trong bữa ăn chiều. Trước đây việc ăn chay nhặt trong mùa Chay được giới hạn vào bánh mì, muối, rau và nước.
Black Magic (Animism)
Quỷ thuật (Đạo thờ vật linh). Cầu và gọi các thần nhỏ hoặc ma quỷ để làm hại người khác.
Blasphemous
Nhạo báng, bất kính, phạm thánh. Chỉ trích công khai một ý kiến đã tuyên, và đây là điều không chỉ sai lầm mà còn khinh thường Chúa hoặc đồ thánh.
Blasphemy
Phạm thượng, lộng ngôn, phạm thánh. Phát biểu chống lại Chúa một cách khinh thường, kiêu ngạo và lăng mạ. Các xúc phạm như thế bằng ý nghĩ, lời nói, việc làm đều là phạm thượng. Sự nhạo báng khinh thường nghiêm trọng đối với các thánh, đồ thánh hoặc người đã thánh hiến cho Chúa cũng là phạm thánh, bởi vì chính Chúa bị công kích một cách gián tiếp. Phạm thượng là vi phạm lớn đối với lòng mến Chúa. Mức nghiêm trọng của phạm thượng có thể được xét bởi sự trừng phạt nặng trong Cựu ước, hình phạt nghiêm khắc của Giáo hội, và trong nhiều trường hợp còn là nói năng hoặc hành vi phạm thượng đối với Nhà nước nữa. Để cho một người phạm tội nặng trong việc này, người ấy phải dùng cách nói phạm thượng và thực hiện ý nghĩa nhạo báng của điều ngươi ấy nói hoặc làm. (Từ nguyên Latinh blasphemia, phạm thượng; từ chữ Hy Lạp blasph_mein, nói xấu ai.)
Blessed
Được làm phép, chân phúc, người có phúc, được diễm phúc. Nói chung, là một người, nơi chốn, hoặc đồ vật liên kết với Chúa và hưởng ơn Chúa: 1. một á bí tích, như một vật được làm phép; 2. Một người đã qua đời được Giáo hội tuyên bố chính thức là một chân phúc (á thánh); 3. các tín hữu trong Đức Kitô đáp lời cho các Mối phúc của Chúa; 4. mọi Kitô hữu trong bao lâu họ còn đón nhận ơn Chúa; 5. mọi người trên thiên đàng. (Từ nguyên Anglo-Saxon bl_tsian, thánh hiến bằng máu.)
Blessed Bread
Bánh thánh. Đây là bánh thông thường được dâng khi Dâng lễ để được linh mục làm phép và phân phát cho các người hiện diện như một dấu hiệu của hiệp nhất và yêu thương. Bánh thánh cũng thường được đưa về nhà; tuy nhiên, nhiều người ăn bánh thánh tại nhà thờ. Người Pháp gọi đây là pain bénit (bánh thánh), và tập tục này vẫn tồn tại ở nhiều nơi của Giáo hội phương Tây.
Blessed Sacrament
Bí tích Thánh Thể, Phép Thánh Thể, Mình Thánh Chúa. Bí tích Thánh Thể là một trong bảy Bí tích do Chúa Kitô thiết lập để các tín hữu tiếp nhận. Tuy nhiên không như các bí tích khác, Bí tích Thánh Thể không chỉ là một bí tích để tiếp nhận, mà còn là một bí tích để tôn thờ trước, trong và sau khi tiếp nhận. Do đó, đây là một bí tích thường trực, bởi vì Chúa Kitô vẫn ở trong Phép Thánh Thể trong thời gian bao lâu mà các đặc tính vật lý của bánh và rượu vẫn không thay đổi nhiều.
Blessed Trinity, Scapular
Khăn choàng Ba Ngôi cực thánh. Là một khăn choàng có thánh gía đỏ và xanh. Đây là dấu hiệu của phụng hội Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, vốn được cho là bắt nguồn từ một thị kiến của Đức Giáo hòang Innocent III năm 1198, khi một thiên thần mang khăn choàng như trên bảo ngài hãy phê chuẩn Dòng Chúa Ba Ngôi, để giúp chuộc lại các người bị người Hồi giáo bắt giữ.
Blessing
Chúc lành, chúc phúc, phép lành. Từ này trong Kinh thánh có nghĩa là ca ngợi, ước muốn giàu sang cho một người hoặc vật, sự tận hiến của một người hoặc vật để phục vụ Chúa như một quà tặng. Trong ngôn ngữ phụng vụ, việc ban phép lành hay việc làm phép là một nghi thức qua đó một giáo sĩ đã có chức lớn (thầy sáu trở lên) thánh hiến một người hoặc vật để phục vụ Chúa, hoặc khẩn cầu Chúa ban ơn trên người ngài làm phép. Sách nghi lễ của Giáo hội nêu ra hơn 200 việc làm phép lành như thế, trong đó một số được dành cho hàng Giám mục hoặc thành viên của một số Dòng tu.