Eccl
Eccl – Viết tắt của Ecclesiasticus—Giáo hội; thuộc về Giáo hội.
Ecclesia
Giáo hội – Một từ Latin bất biến chuyển dịch từ từ Hylạp ekkl_sia, có nghĩa đại hội, cộng đoàn. Trong bản Kinh thánh Bảy Mươi, hạn từ này được dùng để chuyển nghĩa từ Do Thái
Ecclesia Discens
Giáo hội thụ huấn, lắng nghe, học hỏi, Môn sinh của Giáo hội – Từ chuyên ngành Giáo hội học chỉ các tín hữu đều được hướng dẫn bởi các đấng kế vị Tông đồ. Nền tảng của từ ngữ này là đức Kitô đã trao sứ vụ cho nhóm mười một trước khi về trời: “Hãy đi khắp nơi làm mọi dân tộc thành môn đệ của thầy” (Mt 28,19)
Ecclesia Docens
Giáo hội chủ huấn, giảng dậy, giáo huấn, Thầy dạy của Giáo hội– Huấn quyền. Hạn từ chỉ hàng giáo sĩ, đó là Giáo hoàng và các giám mục hợp nhất với người, nhấn mạnh khía cạnh quyền giáo huấn chân lý nhằm truyền giảng ơn cứu độ và thánh hoá.
Ecclesiae Sanctae
Ecclesiae Sanctae – Tông thư ban hành dưới dạng tự sắc của Giáo hoàng Phaolô VI, đề xuất những quy định mà bốn sắc lệnh của công đồng Vatican II chưa bàn đến, cụ thể là Christus Dominus (Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội), Presbyterorum Ordinis (về Chức Vụ và Ðời Sống các Linh Mục), Perfectae Caritatis (về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu), and Ad Gentes Divinitus (về Hoạt Ðộng Truyền Giáo của Giáo Hội). Đây là một tuyên bố quan trọng hậu công đồng của Toà Thánh trình bày quan điểm của Giáo hội trong bốn phạm vi: giám mục, linh mục, đời sống tu trì và sứ vụ (ban hành ngày 6 tháng tám năm 1966).
Ecclesial
Thuộc về Giáo Hội, cộng đoàn những người tin, nhấn mạnh đến khía cạnh đức tin và hợp nhất trong tình yêu và những tác động vô hình của ơn thánh nơi các tín hữu.
Ecclesiastes
Sách Giảng viên – Một cuốn sách trong Cựu Ước. Tên gọi theo tiếng Do thái là Koheleth hay "Thầy Giảng”. Trước đây người ta cho rằng vua Solomon là tác giả, nhưng ngày nay theo các nhà nghiên cứu thì tác giả là một người vô danh. Chủ đề của cuốn sánh bàn về tính phù du của cải vật chất khi so sánh với đức Khôn ngoan là kính sợ Thiên Chúa. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, không bi quan yếm thế, tác giả cho rằng hy vọng hạnh phúc nằm trong tay những ai sống theo lý trí và thánh ý Thiên Chúa. (Tiếng Hylạp: ekkl_siastes, Thầy giảng; tiếng Do Thái: Q_heleth.)
Ecclesiastical
Thuộc Giáo hội, thuộc hàng giáo sĩ – Thuộc từ liên quan đến tổ chức của Giáo hội, nhấn mạnh khía cạnh cơ cấu tổ chức và pháp lý.
Ecclesiastical Obedience
Vâng phục Giáo hội – Bổn phận tuân phục của người kitô hữu đối với các giới răn của Giáo hội. Mức độ nặng nhẹ của bổn phận tuỳ thuộc vào điều truyền dạy. Giới răn truyền thống của Giáo hội thường là những bổn phận người tín hữu phải tuân hành. Ngày nay, toàn bộ lề luật chung của Giáo hội đòi buộc người tín hữu tuân phục theo lương tâm, tuỳ thuộc vào tình trạng đời sống và ý định của Giáo hội khi ban hành những giáo huấn khác nhau.
Ecclesiastical Tradition
Truyền thống Giáo hội - Lời mặc khải được trao phó cho Giáo hội để Giáo hội trung thành gìn giữ, kiên cường bảo vệ, giải thích cách đúng đắn, triển khai cách hữu hiệu và áp dụng có hiệu quả vào đời sống của Dân Chúa.
Ecclesiasticus
Sách Huấn Ca – Một cuốn sách thuộc phần Cựu ước, và còn được biết với cái tên “Sự khôn ngoan của Jesus, Con ông Sirach." Cuốn sách được viết bằng tiếng Hípri và được người Do thái đánh giá rất cao, nhất là những người lưu đầy. Đối với Kitô hữu tiên khởi, cuốn sách này chỉ xếp sau Sách Thánh Vịnh và Tin Mừng. Đây là cuốn sách giáo huấn dài nhất. Sau lời khuyến dụ tìm kiếm sự khôn ngoan, cuốn sách đã đưa ra hàng loạt lời khuyên thực hành. Đoạn chuyển tiếp từ 42,15 đến 43,28 là bài tán tụng công trình thiên nhiên của Thiên Chúa. Trong phần thứ hai (44 đế 50,23), Thiên Chúa được ca tụng qua các đời sống của những anh hùng Ítrael. Đáng chú ý nhất là chương 24, giới thiệu đức Khôn ngoan vô thuỷ vô chung, như là ngôi vị của Thiên Chúa, mặc dù không có những từ mô tả sự khác biệt về bản thể. Tân Ước đã có nhiều quy chiếu về sách này.
Eckhartism
Trường phái linh đạo Eckhart – Tên chung trường phái linh đạo của tôn sư Eckhart (1260-1327), nhà thần bí dòng Đaminh người Đức và các đồ đệ. Năm 1329, Giáo hoàng John XXII đã kết án hai tám luận đề của Eckhart là lạc giáo và nguy hiểm, ví dụ: "Chúng ta sẽ chuyển hoá hoàn toàn trong Thiên Chúa và biến đổi nơi Người... Dù phạm muôn ngàn tội trọng, nhưng nếu thật sự có lòng ăn năn, thì sẽ không bị luận phạt... Chỉ có một con người tốt lành là Con Một chiên Thiên Chúa." Nghiên cứu di cảo cho thấy Eckhart là một con người chính thống, chấp nhận sự dễ dãi trong ngôn ngữ. Tư tưởng của tôn sư được nhiều nhân vật không ưa Giáo hội sử dụng, chẳng hạn Kant dùng để bảo vệ học thuyết bất khả tri, Hegel để bảo vệ thuyết phiếm thần và Rosenberg để bảo vệ chủ nghĩa phát xít.
Eclecticsm
Thuyết tuyển chọn, học thuyết chiết trung – Nguyên tắc hay thực tiễn rút tỉa trên những khác biệt của các tôn giáo để tìm ra sự liên kết thống nhất, đồng thời cũng xóa bỏ yếu tố không phù hợp cho sự hợp nhất. Thuyết này rất thông dụng đối với các triết gia và các thần học gia. Đó cũng là một phần lịch sử của các tôn giáo, nhưng đặc biệt ngoại trừ Kitô giáo. Vị Sáng lập Kitô giáo đã không bị gò bó, không bị lệ thuộc vào sự khôn ngoan của các bậc lãnh đạo tôn giáo khác, ngay cả khi sử dụng những tinh thần của họ, chẳng hạn của các ngôn sứ của Irael. Một trong những triển khai của Công đồng Vatican II là chân nhận có nhiều khía cạnh chân lý nơi những tôn giáo không Kitô mà Giáo hội có thể học hỏi trong công tác rao truyền Tin Mừng mà không bị gò bó hay làm mất đi yếu tố chính yếu của việc loan báo Tin Mừng (Tiếng Hylạp: eklektikos, lựa chọn.)
Ecstasy
Xuất thần - Nói chung, đây là tình trạng ra khỏi thân xác do tác động bên ngoài. Hiện tượng thần bí bao gồm hai yếu tố: nội tại và ngoại tại. Yếu tố nội tại cốt ở việc tâm trí gắn chặt vào một chủ thể tôn giáo. Yếu tố ngoại tại thể hiện qua việc thân thể mất cảm giác, không ngoại cảnh nào có thể tác động đến tâm thần, các giác quan trở nên khó phục hồi. Nhiều vị thánh đã có những giây phút xuất thần và được coi như những ân ban của Thiên Chúa, nhưng xuất thần không phải là tiêu chuẩn xác định sự thánh thiện. (Tiếng Hylạp ekstasos; từ ex, bên ngoài + histanai, nguyên nhân khiến tĩnh tại, existanai, làm trục trặc.)
Eden
Vườn Êđen - Khu vườn tươi đẹp nơi Chúa đã đặt ông Adam và bà Eve. Sau khi họ bất tuân, Người đã trục xuất họ ra khỏi vườn đó (St 2, 3). Từ này được Kinh Thánh sử dụng để ám chỉ một nơi sống lý tưởng (Is 51,3; Ez 31,9).
Edict Of Nantes
Chỉ dụ Nantes – Sắc lệnh chấm dứt chiến tranh tôn giáo ở Pháp do vua Henry IV (1533-1610) ký ở Nantes vào ngày 3 tháng tư năm 1598. Người Pháp theo Tin lành được phép hành đạo nhưng trong một số khuôn khổ. Vua Louis XIV (1638-1715) đã huỷ bỏ chỉ dụ này vào năm 1685.
Edification
Xây dựng – Hạn từ thánh Phaolô dùng để diễn tả cung cách sống và làm chứng của người Kitô hữu qua những gương sáng để xây dựng thân thể Mầu nhiệm của Đức Kitô (Rm 14,18; 1 Cr 14,5; 2 Cr 10,8; Ep 4,29). (Tiếng Latin aedificare, xây dựng, hay làm chức; phái sinh từ aedes, đền đài, nhà cửa.)
Eduction
Chiết xuất – Trong triết học bản chất, từ này diễn tả việc hiện thể hoá một hình thái, dù là bản thể hay là phụ thể, ra khỏi chủ thể mà nó chỉ là tiềm thể. Cần phân biệt với sát nhập, mà qua đó linh hồn con người được tạo dựng và được liên kết với thể xác.
Effect
Hệ quả - Những kết quả mà nguyên nhân hay tác nhân mang lại. Kết quả của một số hành động. Trong luân lý, chủ đích hay mục đích là yếu tố quyết định hành vi xấu hay tốt. Theo nguyên lý hậu quả kép, tính luân lý của một hành vi phụ thuộc hoặc vào hậu quả xấu thấy trước cho phép hoặc vào ý muốn của thể nhân.
Efficacious Grace
Ơn hữu hiệu - Ơn hiện sủng được ban nhưng không, nên sinh công hiệu cứu độ. Trong cuộc tranh luận giữa các tu sĩ dòng Đa Minh [đại diện là Báñez (1528-1604)] và tu sĩ dòng Tên [đứng đầu là Molina (1525-1600)] đã không có được sự đồng thuận trong việc tìm ra nguyên nhân ơn hơn hiện sủng trở thành ơn hữu hiệu. Theo Báñezian, sự hữu hiệu của ơn hiện sủng tuỳ thuộc vào tính chất của chính ân sủng ấy. Còn theo Molinist, việc này tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà Thiên Chúa thấy trước để ban sao cho phù hợp với người đón nhận ân sủng. Tuy nhiên theo đạo lý Công giáo, ơn hữu hiệu không cần ý muốn và không phá tự do của con người. (Tiếng Latin efficax, sức mạnh, hiệu năng, năng lực, gratia, ơn nhưng không.)
Efficient Cause
Nguyên nhân tác thành – Tác nhân sinh ra hệ quả nào đó. Bằng năng lực hay bằng tác động, nguyên nhân tác thành tạo ra sự hiện hữu hoặc chuyển đổi sang vật khác.
Ego
Ego – Ego, bản ngã, cái tôi – Một hạn từ trong luân lý triết học, muốn nói tới ý thức và nhận biết bản thân trong tinh thần và trong những quyết định tự do của một người nào đó.
Egoism
Ích kỷ – Một lối sống tội lỗi về mặt luân lý của những người chỉ biết lo cho mình mà không quan tâm đến luật lệ và quyền lợi của người khác. Có nhiều cấp độ ích kỷ khác nhau, có thể do không ý thức. Tuy nhiên, ích kỷ tệ hại hơn vị kỷ vì thờ ơ trước nhu cầu của người khác.