Bài thuyết trình của Ðức Hồng Y Francis Arinze, Giới thiệu Tài Liệu "Văn Kiện Ðại Cương" (Lineamenta) chuẩn bị Khoá Họp Ðặc Biệt lần thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu.
Lúc 11 giờ 30 phút trưa thứ Ba, ngày 27 tháng 6 năm 2006, Phòng Báo Chí Toà Thánh đã mở cuộc họp báo, để giới thiệu tập tài liệu dày 64 trang, được gọi là "Văn Kiện Ðại Cương" - Lineamenta - chuẩn bị cho Khoá Họp Ðặc Biệt Lần Thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu. Ðức Hồng Y Francis Arinze, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, và Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng Thư Ký của Thượng Hội Ðồng Giám Mục, đã trình bày những điểm nội dung chính của Văn Kiện, và những đặc điểm của Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu ngày nay.
Trong mục thời sự lần này, và trong các lần kế tiếp, chúng tôi sẽ giới thiệu hai bài thuyết trình này, một của Ðức Hồng Y Francis Arinze, và một của Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng: trong cuộc họp báo vào trưa thứ Ba, ngày 27 tháng 6 năm 2006, ngày giờ và địa điểm, để tổ chức Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, chưa được công bố. Tuy nhiên, Ðức Hồng Y Arinze cho biết rằng: thật là khó để tổ chức Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục tại Phi Châu, bởi vì Ðức Giáo Hoàng Bênêditô XVI khó có thể lưu lại tại Phi Châu, trong vòng một tháng. Còn về thời gian để tổ chức khoá họp, thì Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, tổng thư ký của Thượng Hội Ðồng Giám Mục cho biết có thể là sẽ vào năm 2009, mặc dù chưa có quyết định gì chính thức về vấn đề này.
Mục đích của "Văn Kiện Ðại Cương" của Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, là khơi dậy sự tham dự tích cực của mọi thành phần Dân Chúa tại Ðại Lục Phi Châu, qua những suy tư và những câu hỏi được đặt ra. Qua việc trả lời cho những câu hỏi của Văn Kiện Ðại Cương, mọi thành phần Dân Chúa, giáo dân và giám mục, đều tham dự vào tiến trình chuẩn bị Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Dựa trên những câu trả lời gởi về Trung Ương, Ban Thư Ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục sẽ soạn một tài liệu mới, được gọi là "Văn Kiện Làm Việc", để giúp cho những cuộc thảo luận của các tham dự viên, trong khoá họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục.
Ðược biết, Khoá Học đặc biệt lần thứ I của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, đã diễn ra tại Vatican, từ ngày 10 tháng 4 cho đến mùng 8 tháng 5 năm 1994. Một năm sau, tức vào năm 1995, Ðức Gioan Phaolô II đã ban hành tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục, có tựa đề: Giáo Hội tại Phi Châu. Mười năm sau, tức ngày 13 tháng 11 năm 2004, cũng chính Ðức Gioan Phaolô II đã tuyên bố là ngài có ý định triệu tập khoá họp đặc biệt lần thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu. Nhưng lúc đó, Ðức Gioan Phaolô II đã không xác định gì về thời gian và địa điểm của Khoá Họp.
Ngày 22 tháng 6 năm 2005, trong buổi tiếp kiến chung, và với sự hiện diện của 15 thành viên của Ủy Ban đặc biệt chuẩn bị Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, Ðức giáo hoàng Bênêđitô XVI xác nhận điều mà vị tiền nhiệm ngài, là đức Gioan Phaolô II, đã quyết định, -- nghĩa là "xác định triệu tập khoá họp đặc biệt lần thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu", nhưng cũng đã không xác định thời gian và địa điểm tổ chức khoá họp này.
Giờ đây, chúng ta hãy nghe Ðức Hồng Y Francis Arinze trình bày về hiện trạng giáo hội công giáo tại Phi Châu, cũng như về vài điểm nội dung chính của tài liệu "Văn Kiện Ðại Cương" được công bố trong buổi họp báo, tại Phòng Báo Chí Toà Thánh trưa hôm thứ Ba, ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Mở đầu bài thuyết trình của mình trong cuộc họp báo giới thiệu "Văn Kiện Ðại Cương" chuẩn bị Khoá Họp lần thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, Ðức Hồng Y Francis Arinze đã nói như sau:
Hơn 10 năm sau khoá họp lần I của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu, đang chuẩn bị bước quan trọng thứ nhất tiến tới việc cử hành khoá họp lần II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu. Ðể giúp chúng ta khảo sát tốt hơn tập tài liệu "Văn Kiện Ðại Cương", thì điều hữu ích là chúng ta hãy suy nghĩ ngắn gọn về vài dấu chỉ đầy khích lệ, có liên quan đến đời sống của Giáo Hội tại Phi Châu, vừa đồng thời trình bày vài vấn đề và thách thức cho công cuộc hoà giải, cho công bằng và hoà bình trong những xã hội Phi Châu, và cuối cùng trình bày điều gì Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu, đã làm hoặc còn có thể làm.
Ðức Hồng Y đã đề ra ba điểm chính kết thành nội dung bài thuyết trình của ngài như sau:
1. Những dấu chỉ khích lệ liên quan đến sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu.
2. Những vấn đề và những thách thức trong xã hội.
3. Vai trò của Giáo Hội.
Về điểm thứ nhất: Những dấu hiệu khích lệ liên quan đến sinh họat nội bộ của Giáo Hội, Ðức Hồng Y Francis Arinze đã nói như sau:
Hiện có rất nhiều khác biệt trong hiện trạng của Giáo Hội Công Giáo tại mỗi quốc gia trong tổng số 53 quốc gia kết thành đại lục Phi Châu. Vì thế, người ta cần tránh mọi hình thức phóng đại chung chung. Những điều được nói lên sau đây đều có tầm quan trọng đối với những gì liên quan đến sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội Công Giáo tại các quốc gia Phi Châu.
Sự tăng truởng của giáo hội là một sự kiện hiển nhiên. Các nhà chuyên môn nói cho chúng ta biết rằng Phi Châu là đại lục có tỉ lệ tăng truởng hằng năm cao nhất, trên bình diện thống kê về giáo hội trên thế giới. Mỗi năm, có rất nhiều người phi châu lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Tại vài quốc gia phi châu, tổng số chủng sinh và tổng số các tập sinh của những dòng nữ, vượt qua mức mà bình thuờng các chủng viện và tập viện có thể nhận vào. Nhiều giáo xứ và giáo phận mới được thiết lập. Tuy nhiên Phi Châu không thỏa mãn bằng lòng với những con số. Sự tăng trưởng và việc đào sâu đức tin không được tách rời ra khỏi nhau. Vài dấu hiệu cho điều vừa nói hệ tại nơi con số gia tăng của những đan viện và những học viện giáo hội ở cấp cao đẳng, việc tổ chức những khoá cấm phòng năm nơi các giáo xứ và nơi các địa điểm truyền giáo không có linh mục cư ngụ, việc gia tăng những trung tâm giáo phận lo về mục vụ và việc giảng dạy giáo lý, và rất nhiều khóa hội thảo được tổ chức tại các giáo phận, để suy tư về điều mà tông huấn hậu-thượng hội đồng giám mục "Giáo Hội tại Phi Châu" nói về Giáo Hội tại Phi Châu. Nhiều án phong chân phước đang được thực hiện; trong số những án phong chân phước mới đây nhất, có án phong chân phước cho ông Lulius Nyerere, tổng thống nước Tanzania. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 7 năm 2006 này, sẽ tổ chức Ðại Hội Phụng Vụ cho toàn Phi Châu và Madagascar, tại thành phố Kamasa, bên nước Ghana, do bộ Phụng Tự và Kỷ luật bí tích, tổ chức, cùng với sự cộng tác của các Hội Ðồng Giám Mục tại Phi Châu. Người dân Phi Châu đang cố gắng sống đức tin của họ, ngày càng đào sâu hơn. Các giáo dân cho thấy thái độ rất tích cực. Các linh mục và tu sĩ dấn thân làm việc truyền giáo bên trong và bên ngoài Phi Châu.
Ðó là những dấu hiệu tích cực. Giờ đây chúng ta hãy nghe Ðức Hồng Y Arinze nói đến điểm thứ 2, tức nói về "Những vấn đề và những thách thức trong xã hội." Ðức Hồng Y Francis Arinze giải thích như sau:
Giáo Hội tại Phi Châu không đóng kín nơi chính mình. Giáo Hội chia sẻ những niềm vui và những hy vọng, những vấn đề và những thách thức của toàn thể xã hội tại Phi Châu. Tình trạng đau buồn về bạo lực và tình trạng chiến tranh tại Somali, thảm kịch tại Darfur và tình trạng chưa được giải quyết hoàn toàn tại quốc gia "Bờ Biển Ngà" (Côte d'Ivoire), tình trạng tại Cộng Hoà Dân Chủ Congo, và trong vài trường hợp, của Vùng Quanh Ðại Hồ, đó là những gì đáng quan tâm.
Thách thức xây dựng quốc gia trong sự hoà hợp và trong sự phát triển hoà bình cho các dân tộc, khởi sự từ căn bản là tình trạng có nhiều nhóm chủng tộc được quy tụ lại trong một Ðất Nuớc duy nhất do bởi quyền lực thuộc địa trước đây, -- (thách thức xây dựng quốc gia từ nền tảng như thế) vẫn còn đó, chẳng hạn như tại Nigeria. Hơn nữa, sự nghèo khổ, sự cùng cực và nhất là bệnh nhiểm HIV/ và bệnh AIDS, là những vấn đề cụ thể gây thiệt mạng cho đa số dân chúng, hoặc làm cho nhiều người trở thành cạn kiệt sức lực.
Tuy nhiên trong vòng 12 năm qua, Phi Châu đã đạt được vài tiến bộ tích cực cả trong những lãnh vực tiêu cực nói trên. Chẳng hạn như việc từ từ biến đổi từ chính sách kỳ thị chủng tộc, sang tình trạng dân chủ tại Cộng Hoà Nam Phi; việc những đảng đối lập được thắng cử trong các cuộc đầu phiếu mà không gây nên cảnh xung đột tại Senegal, Ghana, Malawi và Zambia và những bước cụ thể tiến đến một nền dân chủ rộng rãi hơn tại nhiều quốc gia.
Và tiếp sau đây, sang điểm thứ 3 của bài thuyết trình, Ðức Hồng Y Francis Arinze nói về Vai trò của Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu, với những lời như sau:
Giáo Hội Công Giáo không có ý định nào để có một sứ mạng chính trị hay kinh tế; Giáo Hội biết rằng mình cần đóng góp vào đó qua việc rao giảng Phúc Âm, để kêu gọi một sự "hoán cải con tim", kêu gọi tôn trọng những quyền lợi của các dân tộc, kêu gọi nhìn nhận những lỗi lầm, thực hiện hoà giải, lòng nhân từ và sự hoà hợp. Các tín hữu giáo dân được trợ giúp để có ý thức trong việc lãnh lấy một vai trò riêng trong việc mang tinh thần của Chúa Kitô vào trong những lãnh vực khác nhau của cuộc sống trần thế. (x. CÐ II, Apost. Actuositatem 2, 7; Gaudium et spes, 43).
Những giáo phận tại Phi Châu đang thực hiện những sáng kiến cụ thể về tình liên đới kitô đối với những anh chị em nghèo cùng và túng thiếu. Nhiều hội đồng giám mục đã thiết lập những ủy ban về công lý và hoà bình; những ủy ban này trợ giúp cả trong lãnh vực giáo dục những công dân về những quyền lợi và những bổn phận của họ trong việc bầu cử. Các giám mục, nhất là khi họp Hội Ðồng Giám Mục, thảo luận về những vấn đề của quốc gia, một các h can đảm và với tình yêu thương. Những anh chị em tị nạn và những kẻ lánh nạn gặp thấy Giáo Hội như là một trong số ít những cơ chế có đủ sức chăm sóc họ và mang lại một nụ cuời trên gương mặt họ. Cuộc thảo luận về tài liệu "Văn Kiện Ðại Cương" mà ngày hôm nay được bắt đầu, sẽ giúp cho việc nghiêm chỉnh xác định cách minh bạch những cách thức trong đó Giáo Hội tại Phi Châu có thể xử dụng, để thực hiện hoà giải, công bằng và hoà bình, trong đại lục rộng lớn này.
Lúc 11 giờ 30 phút trưa thứ Ba, ngày 27 tháng 6 năm 2006, Phòng Báo Chí Toà Thánh đã mở cuộc họp báo, để giới thiệu tập tài liệu dày 64 trang, được gọi là "Văn Kiện Ðại Cương" - Lineamenta - chuẩn bị cho Khoá Họp Ðặc Biệt Lần Thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu. Ðức Hồng Y Francis Arinze, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, và Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng Thư Ký của Thượng Hội Ðồng Giám Mục, đã trình bày những điểm nội dung chính của Văn Kiện, và những đặc điểm của Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu ngày nay.
Trong mục thời sự lần này, và trong các lần kế tiếp, chúng tôi sẽ giới thiệu hai bài thuyết trình này, một của Ðức Hồng Y Francis Arinze, và một của Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng: trong cuộc họp báo vào trưa thứ Ba, ngày 27 tháng 6 năm 2006, ngày giờ và địa điểm, để tổ chức Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, chưa được công bố. Tuy nhiên, Ðức Hồng Y Arinze cho biết rằng: thật là khó để tổ chức Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục tại Phi Châu, bởi vì Ðức Giáo Hoàng Bênêditô XVI khó có thể lưu lại tại Phi Châu, trong vòng một tháng. Còn về thời gian để tổ chức khoá họp, thì Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, tổng thư ký của Thượng Hội Ðồng Giám Mục cho biết có thể là sẽ vào năm 2009, mặc dù chưa có quyết định gì chính thức về vấn đề này.
Mục đích của "Văn Kiện Ðại Cương" của Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, là khơi dậy sự tham dự tích cực của mọi thành phần Dân Chúa tại Ðại Lục Phi Châu, qua những suy tư và những câu hỏi được đặt ra. Qua việc trả lời cho những câu hỏi của Văn Kiện Ðại Cương, mọi thành phần Dân Chúa, giáo dân và giám mục, đều tham dự vào tiến trình chuẩn bị Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Dựa trên những câu trả lời gởi về Trung Ương, Ban Thư Ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục sẽ soạn một tài liệu mới, được gọi là "Văn Kiện Làm Việc", để giúp cho những cuộc thảo luận của các tham dự viên, trong khoá họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục.
Ðược biết, Khoá Học đặc biệt lần thứ I của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, đã diễn ra tại Vatican, từ ngày 10 tháng 4 cho đến mùng 8 tháng 5 năm 1994. Một năm sau, tức vào năm 1995, Ðức Gioan Phaolô II đã ban hành tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục, có tựa đề: Giáo Hội tại Phi Châu. Mười năm sau, tức ngày 13 tháng 11 năm 2004, cũng chính Ðức Gioan Phaolô II đã tuyên bố là ngài có ý định triệu tập khoá họp đặc biệt lần thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu. Nhưng lúc đó, Ðức Gioan Phaolô II đã không xác định gì về thời gian và địa điểm của Khoá Họp.
Ngày 22 tháng 6 năm 2005, trong buổi tiếp kiến chung, và với sự hiện diện của 15 thành viên của Ủy Ban đặc biệt chuẩn bị Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, Ðức giáo hoàng Bênêđitô XVI xác nhận điều mà vị tiền nhiệm ngài, là đức Gioan Phaolô II, đã quyết định, -- nghĩa là "xác định triệu tập khoá họp đặc biệt lần thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu", nhưng cũng đã không xác định thời gian và địa điểm tổ chức khoá họp này.
Giờ đây, chúng ta hãy nghe Ðức Hồng Y Francis Arinze trình bày về hiện trạng giáo hội công giáo tại Phi Châu, cũng như về vài điểm nội dung chính của tài liệu "Văn Kiện Ðại Cương" được công bố trong buổi họp báo, tại Phòng Báo Chí Toà Thánh trưa hôm thứ Ba, ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Mở đầu bài thuyết trình của mình trong cuộc họp báo giới thiệu "Văn Kiện Ðại Cương" chuẩn bị Khoá Họp lần thứ II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, Ðức Hồng Y Francis Arinze đã nói như sau:
Hơn 10 năm sau khoá họp lần I của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu, đang chuẩn bị bước quan trọng thứ nhất tiến tới việc cử hành khoá họp lần II của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu. Ðể giúp chúng ta khảo sát tốt hơn tập tài liệu "Văn Kiện Ðại Cương", thì điều hữu ích là chúng ta hãy suy nghĩ ngắn gọn về vài dấu chỉ đầy khích lệ, có liên quan đến đời sống của Giáo Hội tại Phi Châu, vừa đồng thời trình bày vài vấn đề và thách thức cho công cuộc hoà giải, cho công bằng và hoà bình trong những xã hội Phi Châu, và cuối cùng trình bày điều gì Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu, đã làm hoặc còn có thể làm.
Ðức Hồng Y đã đề ra ba điểm chính kết thành nội dung bài thuyết trình của ngài như sau:
1. Những dấu chỉ khích lệ liên quan đến sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu.
2. Những vấn đề và những thách thức trong xã hội.
3. Vai trò của Giáo Hội.
Về điểm thứ nhất: Những dấu hiệu khích lệ liên quan đến sinh họat nội bộ của Giáo Hội, Ðức Hồng Y Francis Arinze đã nói như sau:
Hiện có rất nhiều khác biệt trong hiện trạng của Giáo Hội Công Giáo tại mỗi quốc gia trong tổng số 53 quốc gia kết thành đại lục Phi Châu. Vì thế, người ta cần tránh mọi hình thức phóng đại chung chung. Những điều được nói lên sau đây đều có tầm quan trọng đối với những gì liên quan đến sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội Công Giáo tại các quốc gia Phi Châu.
Sự tăng truởng của giáo hội là một sự kiện hiển nhiên. Các nhà chuyên môn nói cho chúng ta biết rằng Phi Châu là đại lục có tỉ lệ tăng truởng hằng năm cao nhất, trên bình diện thống kê về giáo hội trên thế giới. Mỗi năm, có rất nhiều người phi châu lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Tại vài quốc gia phi châu, tổng số chủng sinh và tổng số các tập sinh của những dòng nữ, vượt qua mức mà bình thuờng các chủng viện và tập viện có thể nhận vào. Nhiều giáo xứ và giáo phận mới được thiết lập. Tuy nhiên Phi Châu không thỏa mãn bằng lòng với những con số. Sự tăng trưởng và việc đào sâu đức tin không được tách rời ra khỏi nhau. Vài dấu hiệu cho điều vừa nói hệ tại nơi con số gia tăng của những đan viện và những học viện giáo hội ở cấp cao đẳng, việc tổ chức những khoá cấm phòng năm nơi các giáo xứ và nơi các địa điểm truyền giáo không có linh mục cư ngụ, việc gia tăng những trung tâm giáo phận lo về mục vụ và việc giảng dạy giáo lý, và rất nhiều khóa hội thảo được tổ chức tại các giáo phận, để suy tư về điều mà tông huấn hậu-thượng hội đồng giám mục "Giáo Hội tại Phi Châu" nói về Giáo Hội tại Phi Châu. Nhiều án phong chân phước đang được thực hiện; trong số những án phong chân phước mới đây nhất, có án phong chân phước cho ông Lulius Nyerere, tổng thống nước Tanzania. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 7 năm 2006 này, sẽ tổ chức Ðại Hội Phụng Vụ cho toàn Phi Châu và Madagascar, tại thành phố Kamasa, bên nước Ghana, do bộ Phụng Tự và Kỷ luật bí tích, tổ chức, cùng với sự cộng tác của các Hội Ðồng Giám Mục tại Phi Châu. Người dân Phi Châu đang cố gắng sống đức tin của họ, ngày càng đào sâu hơn. Các giáo dân cho thấy thái độ rất tích cực. Các linh mục và tu sĩ dấn thân làm việc truyền giáo bên trong và bên ngoài Phi Châu.
Ðó là những dấu hiệu tích cực. Giờ đây chúng ta hãy nghe Ðức Hồng Y Arinze nói đến điểm thứ 2, tức nói về "Những vấn đề và những thách thức trong xã hội." Ðức Hồng Y Francis Arinze giải thích như sau:
Giáo Hội tại Phi Châu không đóng kín nơi chính mình. Giáo Hội chia sẻ những niềm vui và những hy vọng, những vấn đề và những thách thức của toàn thể xã hội tại Phi Châu. Tình trạng đau buồn về bạo lực và tình trạng chiến tranh tại Somali, thảm kịch tại Darfur và tình trạng chưa được giải quyết hoàn toàn tại quốc gia "Bờ Biển Ngà" (Côte d'Ivoire), tình trạng tại Cộng Hoà Dân Chủ Congo, và trong vài trường hợp, của Vùng Quanh Ðại Hồ, đó là những gì đáng quan tâm.
Thách thức xây dựng quốc gia trong sự hoà hợp và trong sự phát triển hoà bình cho các dân tộc, khởi sự từ căn bản là tình trạng có nhiều nhóm chủng tộc được quy tụ lại trong một Ðất Nuớc duy nhất do bởi quyền lực thuộc địa trước đây, -- (thách thức xây dựng quốc gia từ nền tảng như thế) vẫn còn đó, chẳng hạn như tại Nigeria. Hơn nữa, sự nghèo khổ, sự cùng cực và nhất là bệnh nhiểm HIV/ và bệnh AIDS, là những vấn đề cụ thể gây thiệt mạng cho đa số dân chúng, hoặc làm cho nhiều người trở thành cạn kiệt sức lực.
Tuy nhiên trong vòng 12 năm qua, Phi Châu đã đạt được vài tiến bộ tích cực cả trong những lãnh vực tiêu cực nói trên. Chẳng hạn như việc từ từ biến đổi từ chính sách kỳ thị chủng tộc, sang tình trạng dân chủ tại Cộng Hoà Nam Phi; việc những đảng đối lập được thắng cử trong các cuộc đầu phiếu mà không gây nên cảnh xung đột tại Senegal, Ghana, Malawi và Zambia và những bước cụ thể tiến đến một nền dân chủ rộng rãi hơn tại nhiều quốc gia.
Và tiếp sau đây, sang điểm thứ 3 của bài thuyết trình, Ðức Hồng Y Francis Arinze nói về Vai trò của Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu, với những lời như sau:
Giáo Hội Công Giáo không có ý định nào để có một sứ mạng chính trị hay kinh tế; Giáo Hội biết rằng mình cần đóng góp vào đó qua việc rao giảng Phúc Âm, để kêu gọi một sự "hoán cải con tim", kêu gọi tôn trọng những quyền lợi của các dân tộc, kêu gọi nhìn nhận những lỗi lầm, thực hiện hoà giải, lòng nhân từ và sự hoà hợp. Các tín hữu giáo dân được trợ giúp để có ý thức trong việc lãnh lấy một vai trò riêng trong việc mang tinh thần của Chúa Kitô vào trong những lãnh vực khác nhau của cuộc sống trần thế. (x. CÐ II, Apost. Actuositatem 2, 7; Gaudium et spes, 43).
Những giáo phận tại Phi Châu đang thực hiện những sáng kiến cụ thể về tình liên đới kitô đối với những anh chị em nghèo cùng và túng thiếu. Nhiều hội đồng giám mục đã thiết lập những ủy ban về công lý và hoà bình; những ủy ban này trợ giúp cả trong lãnh vực giáo dục những công dân về những quyền lợi và những bổn phận của họ trong việc bầu cử. Các giám mục, nhất là khi họp Hội Ðồng Giám Mục, thảo luận về những vấn đề của quốc gia, một các h can đảm và với tình yêu thương. Những anh chị em tị nạn và những kẻ lánh nạn gặp thấy Giáo Hội như là một trong số ít những cơ chế có đủ sức chăm sóc họ và mang lại một nụ cuời trên gương mặt họ. Cuộc thảo luận về tài liệu "Văn Kiện Ðại Cương" mà ngày hôm nay được bắt đầu, sẽ giúp cho việc nghiêm chỉnh xác định cách minh bạch những cách thức trong đó Giáo Hội tại Phi Châu có thể xử dụng, để thực hiện hoà giải, công bằng và hoà bình, trong đại lục rộng lớn này.