CHÓI TAI KHÔNG PHẢI LÀ XẤU
“Lời này chói tai quá! Ai nghe được!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay kết thúc diễn từ Bánh Hằng Sống thâm trầm và sâu sắc của Phúc Âm thánh Gioan. Đọc từ đầu đến cuối, nếu tinh ý, chúng ta sẽ thấy, Chúa Giêsu đã đi từ những tuyên bố chung chung, dễ chấp nhận, đến những tuyên bố khá thách thức, trực tiếp hơn. Nghe những lời ấy, nhiều người bỏ đi, vì “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!”. Thế nhưng, ‘chói tai không phải là xấu’.
Trước Mầu Nhiệm Thánh Thể, cách chung, có ba thái độ dễ nhận ra ở ba hạng người. Trước hết, thái độ của một đức tin sâu sắc; thứ đến, thái độ của sự thờ ơ; và sau cùng, thái độ của sự không tin, là những gì chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng hôm nay. Họ nói, “Lời này chói tai quá!”. Một câu nói thẳng thắn nhưng đáng suy gẫm vì lẽ, đôi khi, ‘chói tai không phải là xấu’; ngược lại là khác.
Một cách nào đó, lời dạy của Chúa Giêsu về Bí tích Thánh Thể đúng là những câu nói khó nghe nếu không nói là chói tai. “Chói tai” theo nghĩa, niềm tin vào Bí tích tình yêu này chỉ có thể có, và thực hiện được nhờ một đức tin hình thành từ sự mặc khải nội tâm qua tiếng nói bên trong của Chúa Thánh Thần. Đó cũng là ‘sức lôi lực kéo’ của Chúa Cha như Chúa Giêsu nói. Trong trường hợp của những người bỏ đi, dù đã được nghe dạy dỗ, tâm hồn họ vẫn bị đóng kín trước ân sủng của đức tin; họ vẫn bị kẹt ở một cấp độ thuần tuý trí tuệ, và do đó, ý tưởng về việc ăn Thịt và uống Máu Con Thiên Chúa vượt quá những gì họ có thể hiểu được. Vì vậy, ai có thể chấp nhận một tuyên bố như thế ngoại trừ kẻ nghe được điều Thiên Chúa nói với họ từ nội tâm của họ mà thôi; vì chỉ có xác tín nội tâm mới có thể cho con người khả năng tin nhận tính trung thực của Bí tích Thánh Thể.
Khi rước lấy những gì mà bên ngoài dường như chỉ là ‘bánh với rượu’, chúng ta tin là đang rước chính Chúa Giêsu Kitô. Muốn được vậy, chúng ta phải hiểu giáo huấn của Ngài về Bánh Ban Sự Sống là ‘một sự thật sống còn’ cho linh hồn. Câu nói của Ngài chói tai, lời dạy của Ngài khó nghe nhưng là ‘một sự thật cấp thiết’; và đây là lý do tại sao hành vi đức tin này phải được ‘thực hiện một cách nghiêm túc; kính tin nghiêm túc, và đón nhận nghiêm túc’. Đối với hạng người thứ hai, những người không thẳng thắn chối từ nhưng thờ ơ với sự dạy dỗ này vì họ cho rằng, giáo huấn này chỉ là biểu tượng. Thế nhưng, biểu tượng không chỉ là biểu tượng; đó là một giáo huấn sâu sắc, đầy thử thách và có khả năng thay đổi cả cuộc sống của một con người. Vì lẽ, với Bí tích này, chúng ta được thông phần sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng ban nó cho con người chỉ vì yêu thương.
Nhiều người bỏ đi, vấn đề quan trọng không phải là bỏ đi nhưng là bỏ đi để sau đó, ‘chọn ai để đi’. Từ câu hỏi của Phêrô, “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai?”, chúng ta hiểu được niềm tin của hạng người thứ nhất, rằng, trung thành với Thiên Chúa là vấn đề về lòng ‘trung thành với một con người’ mà chúng ta tự ràng buộc mình để cùng người ấy đi trên một con đường; người này là Chúa Giêsu.
Cha Stanislaus, dòng Thánh Tâm, có người anh linh mục Dòng Tên, kể về thân phụ của mình. “Cha tôi bỏ đạo; ông cấm cả nhà đi lễ. Một hôm, ông ghé thăm người bạn, chủ tiệm thịt. Tình cờ, một bà già bước vào. “Bà muốn gì?”, ông hỏi; “Tôi muốn mua một chút thịt?”. “Bà có tiền?”; “Không có; bù lại, tôi đi lễ, cầu cho ông”. “Giá một Thánh Lễ bao nhiêu?”, và như để diễu cợt, cả hai cười oà; chủ tiệm cầm một tờ giấy, viết nguệch ngoạc đưa cho bà, “Đây, điều tôi muốn. Lễ về, đưa tấm giấy cho tôi”. Sau lễ, bà ghé tiệm, đưa giấy cho ông chủ. Cầm tờ giấy, ông đặt lên cân. Lạ thay, tờ giấy nhậm chìm cán cân lệch hẳn một bên! Chủ tiệm lấy một khúc xương đặt lên đĩa kia, khúc xương không làm đĩa cân nhúc nhích. Tò mò, cứng cỏi, ông đặt một đùi cừu; vẫn không nhúc nhích. Hai ông đổi tờ giấy qua đĩa cân kia, kết quả vẫn vậy. Cả hai bừng tỉnh; họ tái mặt, không còn cười đùa. Họ bắt đầu thay đổi! Chuyện lạ đồn ra, tiệm ngày càng phát đạt. Điều đáng ghi nhận, là nhờ phép lạ ấy, hai ông ý thức Thánh Lễ thật vô giá; cũng từ đó, họ dự lễ mỗi ngày. Gia đình tôi từ đó trở nên đạo đức nhờ tham dự Thánh Lễ hằng ngày. Ơn gọi linh mục của hai chúng tôi phát triển và lớn lên từ đó”.
Anh Chị em,
Như người cha sốt sắng trở lại của hai linh mục kia, câu nói chói tai của Chúa Giêsu, “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi, sẽ ở trong Tôi” sâu sắc đến mức nào? Thực tế, ‘chói tai không phải là xấu’ rất đúng ở đây. Vì thế, chúng ta phải nghiêm túc xem xét đức tin của mình hoặc ‘sự thiếu vắng nó’. Những gì Chúa Giêsu dạy là thay đổi cuộc sống; vì đó là sự sống. Để khi hiểu rõ, chúng ta được thử thách để tin bằng cả trái tim mình hoặc quay lưng lại với sự không tin. Hãy cho phép bản thân hết lòng tin và chúng ta sẽ thấy mình đang tin vào một Mầu Nhiệm sâu sắc, có sức biến đổi nhất!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, giáo huấn của Chúa về Bí tích Thánh Thể cao cả vượt quá sự hiểu biết của con, nhưng ‘chói tai không phải là xấu’. Xin mở mắt con và tâm trí con để con có thể lắng nghe lời Ngài và đáp lại với một đức tin sâu sắc nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Lời này chói tai quá! Ai nghe được!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trước Mầu Nhiệm Thánh Thể, cách chung, có ba thái độ dễ nhận ra ở ba hạng người. Trước hết, thái độ của một đức tin sâu sắc; thứ đến, thái độ của sự thờ ơ; và sau cùng, thái độ của sự không tin, là những gì chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng hôm nay. Họ nói, “Lời này chói tai quá!”. Một câu nói thẳng thắn nhưng đáng suy gẫm vì lẽ, đôi khi, ‘chói tai không phải là xấu’; ngược lại là khác.
Một cách nào đó, lời dạy của Chúa Giêsu về Bí tích Thánh Thể đúng là những câu nói khó nghe nếu không nói là chói tai. “Chói tai” theo nghĩa, niềm tin vào Bí tích tình yêu này chỉ có thể có, và thực hiện được nhờ một đức tin hình thành từ sự mặc khải nội tâm qua tiếng nói bên trong của Chúa Thánh Thần. Đó cũng là ‘sức lôi lực kéo’ của Chúa Cha như Chúa Giêsu nói. Trong trường hợp của những người bỏ đi, dù đã được nghe dạy dỗ, tâm hồn họ vẫn bị đóng kín trước ân sủng của đức tin; họ vẫn bị kẹt ở một cấp độ thuần tuý trí tuệ, và do đó, ý tưởng về việc ăn Thịt và uống Máu Con Thiên Chúa vượt quá những gì họ có thể hiểu được. Vì vậy, ai có thể chấp nhận một tuyên bố như thế ngoại trừ kẻ nghe được điều Thiên Chúa nói với họ từ nội tâm của họ mà thôi; vì chỉ có xác tín nội tâm mới có thể cho con người khả năng tin nhận tính trung thực của Bí tích Thánh Thể.
Khi rước lấy những gì mà bên ngoài dường như chỉ là ‘bánh với rượu’, chúng ta tin là đang rước chính Chúa Giêsu Kitô. Muốn được vậy, chúng ta phải hiểu giáo huấn của Ngài về Bánh Ban Sự Sống là ‘một sự thật sống còn’ cho linh hồn. Câu nói của Ngài chói tai, lời dạy của Ngài khó nghe nhưng là ‘một sự thật cấp thiết’; và đây là lý do tại sao hành vi đức tin này phải được ‘thực hiện một cách nghiêm túc; kính tin nghiêm túc, và đón nhận nghiêm túc’. Đối với hạng người thứ hai, những người không thẳng thắn chối từ nhưng thờ ơ với sự dạy dỗ này vì họ cho rằng, giáo huấn này chỉ là biểu tượng. Thế nhưng, biểu tượng không chỉ là biểu tượng; đó là một giáo huấn sâu sắc, đầy thử thách và có khả năng thay đổi cả cuộc sống của một con người. Vì lẽ, với Bí tích này, chúng ta được thông phần sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng ban nó cho con người chỉ vì yêu thương.
Nhiều người bỏ đi, vấn đề quan trọng không phải là bỏ đi nhưng là bỏ đi để sau đó, ‘chọn ai để đi’. Từ câu hỏi của Phêrô, “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai?”, chúng ta hiểu được niềm tin của hạng người thứ nhất, rằng, trung thành với Thiên Chúa là vấn đề về lòng ‘trung thành với một con người’ mà chúng ta tự ràng buộc mình để cùng người ấy đi trên một con đường; người này là Chúa Giêsu.
Cha Stanislaus, dòng Thánh Tâm, có người anh linh mục Dòng Tên, kể về thân phụ của mình. “Cha tôi bỏ đạo; ông cấm cả nhà đi lễ. Một hôm, ông ghé thăm người bạn, chủ tiệm thịt. Tình cờ, một bà già bước vào. “Bà muốn gì?”, ông hỏi; “Tôi muốn mua một chút thịt?”. “Bà có tiền?”; “Không có; bù lại, tôi đi lễ, cầu cho ông”. “Giá một Thánh Lễ bao nhiêu?”, và như để diễu cợt, cả hai cười oà; chủ tiệm cầm một tờ giấy, viết nguệch ngoạc đưa cho bà, “Đây, điều tôi muốn. Lễ về, đưa tấm giấy cho tôi”. Sau lễ, bà ghé tiệm, đưa giấy cho ông chủ. Cầm tờ giấy, ông đặt lên cân. Lạ thay, tờ giấy nhậm chìm cán cân lệch hẳn một bên! Chủ tiệm lấy một khúc xương đặt lên đĩa kia, khúc xương không làm đĩa cân nhúc nhích. Tò mò, cứng cỏi, ông đặt một đùi cừu; vẫn không nhúc nhích. Hai ông đổi tờ giấy qua đĩa cân kia, kết quả vẫn vậy. Cả hai bừng tỉnh; họ tái mặt, không còn cười đùa. Họ bắt đầu thay đổi! Chuyện lạ đồn ra, tiệm ngày càng phát đạt. Điều đáng ghi nhận, là nhờ phép lạ ấy, hai ông ý thức Thánh Lễ thật vô giá; cũng từ đó, họ dự lễ mỗi ngày. Gia đình tôi từ đó trở nên đạo đức nhờ tham dự Thánh Lễ hằng ngày. Ơn gọi linh mục của hai chúng tôi phát triển và lớn lên từ đó”.
Anh Chị em,
Như người cha sốt sắng trở lại của hai linh mục kia, câu nói chói tai của Chúa Giêsu, “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi, sẽ ở trong Tôi” sâu sắc đến mức nào? Thực tế, ‘chói tai không phải là xấu’ rất đúng ở đây. Vì thế, chúng ta phải nghiêm túc xem xét đức tin của mình hoặc ‘sự thiếu vắng nó’. Những gì Chúa Giêsu dạy là thay đổi cuộc sống; vì đó là sự sống. Để khi hiểu rõ, chúng ta được thử thách để tin bằng cả trái tim mình hoặc quay lưng lại với sự không tin. Hãy cho phép bản thân hết lòng tin và chúng ta sẽ thấy mình đang tin vào một Mầu Nhiệm sâu sắc, có sức biến đổi nhất!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, giáo huấn của Chúa về Bí tích Thánh Thể cao cả vượt quá sự hiểu biết của con, nhưng ‘chói tai không phải là xấu’. Xin mở mắt con và tâm trí con để con có thể lắng nghe lời Ngài và đáp lại với một đức tin sâu sắc nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)