Nhân dịp tròn hai tháng sau vụ "Essex"
Ngày 23.10.2019 cảnh sát Anh quốc phát hiện 39 thi thể người Việt trong container đông lạnh ở Essex, đến nay tròn hai tháng.
Câu chuyện thương tâm mới đi qua chưa đầy một tháng, sau khi các thi thể ấy được chuyển về quê nhà vào hai đợt 27 và 30.11.2019, nhưng giờ đây có vẻ đã chìm xuống như bao nhiêu sự kiện, dù hãi hùng nhất, trong cuộc đời này.
Nhưng tôi tin, không chỉ trên một tháng, từ khi tin tức kinh hoàng đến từ chốn xa xôi nhanh chóng náo động cả một vùng quê miền Trung và nhiều vùng khác của Việt Nam, đến thời điểm những thi thể và tro cốt của người cuối cùng được đưa về quê hương, là thời gian người thân ruột thịt của các nạn nhân, và người quan tâm hết bàng hoàng đến xót xa, tủi buồn, đau đớn... Nhưng biến cố đau thương này vẫn sẽ hằn mãi những vết thương lòng không dễ nhạt nhòa, không dễ phôi phai trong tâm khảm đời họ.
1. Đã là nạn nhân, thì nạn nhân nào cũng đáng thương.
Với tôi, 39 người, có kẻ đang vị thành niên bị đóng băng, chết tức tưởi, chết ngậm ngùi, đáng được dành cho sự thương xót, cảm thông hơn trách móc, luận tội.
Nhất là những ai còn chút lòng trắc ẩn đối với đồng bào, đồng loại mình sẽ khó có thể quên một sự kiện hiếm khi xảy ra, và cũng không đáng phải xảy ra trong cuộc đời này.
Thời điểm đó, đâu chỉ là câu chuyện trên môi miệng của nhiều người Việt Nam khi gặp nhau. 39 cái chết oan uổng còn là những thông tin gây nhiều chú ý trong làng truyền thông quốc tế.
Nó cũng là thời gian tiếng khóc than không dứt từ phía các gia đình những người xấu số. Những bàn thờ vọng được dựng vội. Những niềm hy vọng đó chỉ là thông tin không chính xác, là người nơi khác chứ không phải thân nhân của mình, không phải đồng bào mình dần vụt tắt...
Khó có thể diễn tả hết tâm trạng đau xót, sự gục ngã của nhiều bậc cha mẹ, người thân trong các gia đình khi phải đón nhận tin tức về các nạn nhân trong thảm kịch Essex là chính con cái và thân nhân của mình.
Cảnh sát Essex ban đầu nói, họ tin toàn bộ nạn nhân là công dân Trung Quốc. Họ tưởng rằng, thảm kịch của lần thứ nhất vào năm 2000 lại xảy ra lần thứ hai cho người Trung Quốc.
Nhưng họ vỡ lẽ. 39 nạn nhân lần này được họ công bố vào ngày 7.11.2019, sau khi đã cẩn thận điều tra và nhận diện: Tất cả đều là người Việt Nam.
2. Ngậm ngùi trước tình cảm của những người "xa lạ".
Chúng ta hãy lắng nghe những người không phải đồng bào của chúng ta thốt những lời xót xa:
- Sau khi công bố bảng tin đau xót trên, cũng trong ngày 7.11, Thanh tra cao cấp Tim Smith, không quên đại diện cảnh sát Essex, nói những lời chia buồn đầy thương cảm: "Chúng tôi gửi lời chia buồn với gia đình và bạn bè của những người đã có hành trình bi thảm, kết thúc ở bờ biển của chúng tôi".
- Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward có hai lần phát biểu đề cập đến vụ việc. Lần thứ nhất vào chiều ngày 2.11, ông nói: Trong cuộc đời làm ngoại giao "đây là một trong những tuần lễ khó khăn nhất của tôi".
Lần thứ hai, đúng vào ngày cảnh sát công bố toàn bộ danh tánh các nạn nhân, trong một thông cáo, ông nói: "Thay mặt Vương quốc Anh, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và người thân của những người đã khuất. Bước tiếp theo cần làm là bảo đảm các nạn nhân được trở về nhà và nơi an nghỉ cuối cùng trong thời gian sớm nhất".
Nhà ngoại giao còn thêm: “Là một người cha, người anh, người chồng và người con, tôi không thể tưởng tượng được cảm giác khi phải mất đi những người thân yêu của mình theo cách này và ở một nơi thật xa quê hương như vậy”.
- Chiều 28.10, đích thân Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson cùng Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Priti Patel tới tận hiện trường vào giờ nghỉ trưa để viếng, đặt vòng hoa tưởng niệm 39 người xấu số.
Chia buồn trong sổ tang, ông Boris Johnson viết: "Chúng tôi bày tỏ sự thương tiếc trước những người đã thiệt mạng trong thảm kịch và xin chia buồn với gia đình các nạn nhân đồng thời lên án sự nhẫn tâm của những kẻ dính tới vụ việc.
Vương quốc Anh sẽ làm tất cả những gì có trong khả năng của mình để đưa những thủ phạm thực sự ra trước công lý".
3. Sứ mạng hay gánh nặng của người ra đi.
Thực ra, nhiều năm gần đây, người Việt tìm cách đến châu Âu nói riêng, đến nhiều quốc gia được xem là có nền kinh tế ổn định hơn Việt Nam, để học tập, làm ăn sinh sống và lo bao bộc kinh tế cho cả người thân của mình còn ở quê hương, không phải là ít, không hề là điều lạ lẫm.
Theo một báo cáo của Hội đồng Kinh tế và Xã hội trực thuộc Liên Hiệp Quốc (năm 2017), có khoảng 18.000 người Việt sang châu Âu mỗi năm theo các đường dây đưa người "đi lậu" đang hoạt động mạnh. Chi phí cho mỗi chuyến đi vào khoảng 10.000 đến 50.000 USD.
Những người Việt di cư này đều mong muốn tìm công việc tốt. Tuy nhiên, bên cạnh một số người thành công, số còn lại không phải ai cũng may mắn.
Số không may này rất lớn, đành chấp nhận rong ruổi hết nơi này đến nơi khác, thậm chí vượt qua nhiều biên giới của nhiều quốc gia, hòng tìm lối thoát cho cuộc sống của họ, và của nhiều người thân đang trông chờ họ tại quê nhà.
Họ phải gánh trên vai trọn một sứ mạng, nhưng thực ra là một gánh nặng cả về sự sống và danh dự của chính họ lẫn gia đình của họ. Bằng mọi giá, họ phải được xem là thành công khi về lại quê nhà...
Đó chính là lý do nhiều người vẫn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, đánh đổi cả tính mạng, để bỏ quê cha đất tổ mà ra đi, bằng bất cứ con đường nào, dẫu chông gai nhất, hiểm nguy nhất, và sẽ làm bất cứ việc gì dẫu phải chấp nhận bị đối xử tàn bạo nhất, miễn là gia đình ở quê nhà có thể "ngẩng mặt" mà tiếp tục sống.
4. Không thể quên.
Tôi vẫn nhớ sự kiện "Essex" không phải vì cái chết tập thể trở thành nổi tiếng. Nhưng qua họ, tôi thấy biết bao nhiêu điều khác làm lòng mình đau, tâm trí rối bời:
- 39 người chỉ là con số đại diện cho nhiều người dân tôi phải mất tích mãi mãi, khi họ vượt biên bằng con đường trốn chui, trốn nhủi qua không biết bao nhiêu hành trình nơi rừng núi, dưới vực thẳm, trên dòng nước, trong những điều kiện hết sức khổ vì lạnh, vì đói, vì bị chà đạp quyền sống, quyền làm người, vì đau ốm, vì quá cực nhọc....
Họ chết đâu đó trên đường vượt biên rồi bị những kẻ dẫn họ đi bất hợp pháp vùi xác vội mà không ai có thể kiểm chứng. Chỉ vì họ là những cá nhân lẻ tẻ, nên không được "nổi tiếng" như 39 người đang "được nổi tiếng".
- Khi phải rời đất nước ra đi sống kiếp tha hương, đã là điều gây xót. Kiếp tha hương ấy lại là chốn vô định, là sự may rủi đầy bất trắc, không thể biết trước hiểm nguy nào, sự đánh đổi nào có thể bổ xuống, và bổ xuống bất kể lúc nào.
- Rời đất nước ra đi mà không có lấy một phút giây thanh thản, nhưng mọi thời khắc đều chứa đầy nỗi sợ hãi, vì sự bất hợp pháp của mình. Bất hợp pháp đến nỗi không có một mãnh giấy tùy thân. Nếu có, cũng chỉ là những thứ giả.
Sự thấp thỏm mang đầy sợ hãi ấy còn do mọi kiểu bạo hành, tra tấn, ức hiếp, hằn thù... từ chính những kẻ môi giới, dẫn đường vượt biên, dù những kẻ này đã thủ lợi vật chất cao từ chính những người vượt biên "chui" trao cho.
- Rời đất nước ra đi, bị buộc phải làm việc chẳng khác gì nô lệ trong những gia đình bỏ tiền mua họ, có khi dưới danh nghĩa cưới vợ, làm thuê...
- Nhiều đồng bào của tôi, trong gian khổ của thân phận vượt biên và tha hương chưa phải là điểm cuối. Ra đi mà mang phận đàn bà con gái, nghĩa là một cuộc đánh cược thảm khốc cùng phẩm hạnh của chính mình.
Họ bị hãm hại trong nỗi bất lực tận cùng. Sự cưỡng bức mà những kẻ man rợ, thú tính dành cho họ, có khi không phải một, nhưng nhiều lần. Thậm chí nỗi đau tê tái tâm hồn này còn diễn ra dai dẵng, diễn ra trong nhiều thời gian liên tiếp...
Nhiều trường hợp còn đau đớn hơn, khi những kẻ bạo tàn lôi chồng hoặc người thân khác của nạn nhân vào cuộc để chứng kiến... Tất cả, dù chính nạn nhân hay người thân bị buộc phải chứng kiến, chất đầy căm hận hòa trong nỗi đau xé lòng không dễ gì nguôi ngoai...
- Ra đi trong một viễn cảnh tương lai chưa rõ ràng, lại phải gánh trên vai cả một "sứ mạng" là chính gánh nặng gia đình và tương lai đời mình như đã nói bên trên, người tha hương theo lối này không có đường lui mà chỉ phải đi tới, dù cuộc đi ấy đầy khổ đau, nhọc nhằn, oán thương...
Bởi họ phải thành công. Họ phải có tiền. Khi có dịp về lại quê hương, họ không thể diện kiến cùng mọi người bằng sự thất bại. Bằng mọi giá, nếu có trở về, con đường trở về ấy phải "vinh quang", chí ít cũng phải là cái võ bộc "vinh quang"...
- Ngay trong hai tiếng "tha hương" đã nói lên thảm cảnh, đã bộc lộ đầy đủ bi kịch, đã cho thấy trọn vẹn nỗi đau. Có ai mong muốn một ngày mình sống trên đất người ta, sống giữa lòng... dân tộc người ta, nương nhờ sự sống của người hoàn toàn xa lạ với mình?
Bởi ở đâu mình sinh ra và lớn lên, ở đó hoàn toàn là sở hữu của ký ức đời mình. Vì thế, rời bỏ quê hương, quê hương sẽ càng khắc sâu trong tâm khảm. Ký ức càng là nỗi day dứt, niềm thổn thức dằn xé tâm hồn.
Nỗi đau mất quê hương càng đòi đoạn trong những dịp đặc biệt như ngày Tết, ngày lễ, ngày giỗ cha mẹ và người thân, ngày tưởng nhớ một biến cố của gia đình…
- Đó là chưa kể, tha hương là điều kiện tốt dẫn đến nhiều hệ lụy xót xa khác: gia đình tan nát, vợ chồng con cái ly tán, hạnh phúc như đang treo trên đầu sợi tóc...
Nói chung, vượt biên là một ván cờ may rủi... Người vượt biên là người dám đem tất cả: từ sự sống, hạnh phúc, tương lai, gia đình đến sự yên bình cho chính bản thân để mà đánh đổi, để mà đặt cược...
Trong ngày tưởng nhớ những anh chị em xấu số tại Essex tròn hai tháng, và mặc niệm tất cả những đồng bào Việt Nam kính yêu đã từng bỏ mạng trong cuộc "tìm sự đổi đời", tôi mong góp thêm chút suy tư cá nhân để vừa sẻ chia những lao tác của mọi anh chị em đồng bào của tôi nơi ngóc ngách nào đó trên thế giới này, vừa muốn nhắn gởi những ai mang "giấc một tha hương" hãy cân nhắc thật kỹ những gì mình cưu mang và ấp ủ...
Ngày 23.10.2019 cảnh sát Anh quốc phát hiện 39 thi thể người Việt trong container đông lạnh ở Essex, đến nay tròn hai tháng.
Câu chuyện thương tâm mới đi qua chưa đầy một tháng, sau khi các thi thể ấy được chuyển về quê nhà vào hai đợt 27 và 30.11.2019, nhưng giờ đây có vẻ đã chìm xuống như bao nhiêu sự kiện, dù hãi hùng nhất, trong cuộc đời này.
Nhưng tôi tin, không chỉ trên một tháng, từ khi tin tức kinh hoàng đến từ chốn xa xôi nhanh chóng náo động cả một vùng quê miền Trung và nhiều vùng khác của Việt Nam, đến thời điểm những thi thể và tro cốt của người cuối cùng được đưa về quê hương, là thời gian người thân ruột thịt của các nạn nhân, và người quan tâm hết bàng hoàng đến xót xa, tủi buồn, đau đớn... Nhưng biến cố đau thương này vẫn sẽ hằn mãi những vết thương lòng không dễ nhạt nhòa, không dễ phôi phai trong tâm khảm đời họ.
1. Đã là nạn nhân, thì nạn nhân nào cũng đáng thương.
Với tôi, 39 người, có kẻ đang vị thành niên bị đóng băng, chết tức tưởi, chết ngậm ngùi, đáng được dành cho sự thương xót, cảm thông hơn trách móc, luận tội.
Nhất là những ai còn chút lòng trắc ẩn đối với đồng bào, đồng loại mình sẽ khó có thể quên một sự kiện hiếm khi xảy ra, và cũng không đáng phải xảy ra trong cuộc đời này.
Thời điểm đó, đâu chỉ là câu chuyện trên môi miệng của nhiều người Việt Nam khi gặp nhau. 39 cái chết oan uổng còn là những thông tin gây nhiều chú ý trong làng truyền thông quốc tế.
Nó cũng là thời gian tiếng khóc than không dứt từ phía các gia đình những người xấu số. Những bàn thờ vọng được dựng vội. Những niềm hy vọng đó chỉ là thông tin không chính xác, là người nơi khác chứ không phải thân nhân của mình, không phải đồng bào mình dần vụt tắt...
Khó có thể diễn tả hết tâm trạng đau xót, sự gục ngã của nhiều bậc cha mẹ, người thân trong các gia đình khi phải đón nhận tin tức về các nạn nhân trong thảm kịch Essex là chính con cái và thân nhân của mình.
Cảnh sát Essex ban đầu nói, họ tin toàn bộ nạn nhân là công dân Trung Quốc. Họ tưởng rằng, thảm kịch của lần thứ nhất vào năm 2000 lại xảy ra lần thứ hai cho người Trung Quốc.
Nhưng họ vỡ lẽ. 39 nạn nhân lần này được họ công bố vào ngày 7.11.2019, sau khi đã cẩn thận điều tra và nhận diện: Tất cả đều là người Việt Nam.
2. Ngậm ngùi trước tình cảm của những người "xa lạ".
Chúng ta hãy lắng nghe những người không phải đồng bào của chúng ta thốt những lời xót xa:
- Sau khi công bố bảng tin đau xót trên, cũng trong ngày 7.11, Thanh tra cao cấp Tim Smith, không quên đại diện cảnh sát Essex, nói những lời chia buồn đầy thương cảm: "Chúng tôi gửi lời chia buồn với gia đình và bạn bè của những người đã có hành trình bi thảm, kết thúc ở bờ biển của chúng tôi".
- Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward có hai lần phát biểu đề cập đến vụ việc. Lần thứ nhất vào chiều ngày 2.11, ông nói: Trong cuộc đời làm ngoại giao "đây là một trong những tuần lễ khó khăn nhất của tôi".
Lần thứ hai, đúng vào ngày cảnh sát công bố toàn bộ danh tánh các nạn nhân, trong một thông cáo, ông nói: "Thay mặt Vương quốc Anh, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và người thân của những người đã khuất. Bước tiếp theo cần làm là bảo đảm các nạn nhân được trở về nhà và nơi an nghỉ cuối cùng trong thời gian sớm nhất".
Nhà ngoại giao còn thêm: “Là một người cha, người anh, người chồng và người con, tôi không thể tưởng tượng được cảm giác khi phải mất đi những người thân yêu của mình theo cách này và ở một nơi thật xa quê hương như vậy”.
- Chiều 28.10, đích thân Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson cùng Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Priti Patel tới tận hiện trường vào giờ nghỉ trưa để viếng, đặt vòng hoa tưởng niệm 39 người xấu số.
Chia buồn trong sổ tang, ông Boris Johnson viết: "Chúng tôi bày tỏ sự thương tiếc trước những người đã thiệt mạng trong thảm kịch và xin chia buồn với gia đình các nạn nhân đồng thời lên án sự nhẫn tâm của những kẻ dính tới vụ việc.
Vương quốc Anh sẽ làm tất cả những gì có trong khả năng của mình để đưa những thủ phạm thực sự ra trước công lý".
3. Sứ mạng hay gánh nặng của người ra đi.
Thực ra, nhiều năm gần đây, người Việt tìm cách đến châu Âu nói riêng, đến nhiều quốc gia được xem là có nền kinh tế ổn định hơn Việt Nam, để học tập, làm ăn sinh sống và lo bao bộc kinh tế cho cả người thân của mình còn ở quê hương, không phải là ít, không hề là điều lạ lẫm.
Theo một báo cáo của Hội đồng Kinh tế và Xã hội trực thuộc Liên Hiệp Quốc (năm 2017), có khoảng 18.000 người Việt sang châu Âu mỗi năm theo các đường dây đưa người "đi lậu" đang hoạt động mạnh. Chi phí cho mỗi chuyến đi vào khoảng 10.000 đến 50.000 USD.
Những người Việt di cư này đều mong muốn tìm công việc tốt. Tuy nhiên, bên cạnh một số người thành công, số còn lại không phải ai cũng may mắn.
Số không may này rất lớn, đành chấp nhận rong ruổi hết nơi này đến nơi khác, thậm chí vượt qua nhiều biên giới của nhiều quốc gia, hòng tìm lối thoát cho cuộc sống của họ, và của nhiều người thân đang trông chờ họ tại quê nhà.
Họ phải gánh trên vai trọn một sứ mạng, nhưng thực ra là một gánh nặng cả về sự sống và danh dự của chính họ lẫn gia đình của họ. Bằng mọi giá, họ phải được xem là thành công khi về lại quê nhà...
Đó chính là lý do nhiều người vẫn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, đánh đổi cả tính mạng, để bỏ quê cha đất tổ mà ra đi, bằng bất cứ con đường nào, dẫu chông gai nhất, hiểm nguy nhất, và sẽ làm bất cứ việc gì dẫu phải chấp nhận bị đối xử tàn bạo nhất, miễn là gia đình ở quê nhà có thể "ngẩng mặt" mà tiếp tục sống.
4. Không thể quên.
Tôi vẫn nhớ sự kiện "Essex" không phải vì cái chết tập thể trở thành nổi tiếng. Nhưng qua họ, tôi thấy biết bao nhiêu điều khác làm lòng mình đau, tâm trí rối bời:
- 39 người chỉ là con số đại diện cho nhiều người dân tôi phải mất tích mãi mãi, khi họ vượt biên bằng con đường trốn chui, trốn nhủi qua không biết bao nhiêu hành trình nơi rừng núi, dưới vực thẳm, trên dòng nước, trong những điều kiện hết sức khổ vì lạnh, vì đói, vì bị chà đạp quyền sống, quyền làm người, vì đau ốm, vì quá cực nhọc....
Họ chết đâu đó trên đường vượt biên rồi bị những kẻ dẫn họ đi bất hợp pháp vùi xác vội mà không ai có thể kiểm chứng. Chỉ vì họ là những cá nhân lẻ tẻ, nên không được "nổi tiếng" như 39 người đang "được nổi tiếng".
- Khi phải rời đất nước ra đi sống kiếp tha hương, đã là điều gây xót. Kiếp tha hương ấy lại là chốn vô định, là sự may rủi đầy bất trắc, không thể biết trước hiểm nguy nào, sự đánh đổi nào có thể bổ xuống, và bổ xuống bất kể lúc nào.
- Rời đất nước ra đi mà không có lấy một phút giây thanh thản, nhưng mọi thời khắc đều chứa đầy nỗi sợ hãi, vì sự bất hợp pháp của mình. Bất hợp pháp đến nỗi không có một mãnh giấy tùy thân. Nếu có, cũng chỉ là những thứ giả.
Sự thấp thỏm mang đầy sợ hãi ấy còn do mọi kiểu bạo hành, tra tấn, ức hiếp, hằn thù... từ chính những kẻ môi giới, dẫn đường vượt biên, dù những kẻ này đã thủ lợi vật chất cao từ chính những người vượt biên "chui" trao cho.
- Rời đất nước ra đi, bị buộc phải làm việc chẳng khác gì nô lệ trong những gia đình bỏ tiền mua họ, có khi dưới danh nghĩa cưới vợ, làm thuê...
- Nhiều đồng bào của tôi, trong gian khổ của thân phận vượt biên và tha hương chưa phải là điểm cuối. Ra đi mà mang phận đàn bà con gái, nghĩa là một cuộc đánh cược thảm khốc cùng phẩm hạnh của chính mình.
Họ bị hãm hại trong nỗi bất lực tận cùng. Sự cưỡng bức mà những kẻ man rợ, thú tính dành cho họ, có khi không phải một, nhưng nhiều lần. Thậm chí nỗi đau tê tái tâm hồn này còn diễn ra dai dẵng, diễn ra trong nhiều thời gian liên tiếp...
Nhiều trường hợp còn đau đớn hơn, khi những kẻ bạo tàn lôi chồng hoặc người thân khác của nạn nhân vào cuộc để chứng kiến... Tất cả, dù chính nạn nhân hay người thân bị buộc phải chứng kiến, chất đầy căm hận hòa trong nỗi đau xé lòng không dễ gì nguôi ngoai...
- Ra đi trong một viễn cảnh tương lai chưa rõ ràng, lại phải gánh trên vai cả một "sứ mạng" là chính gánh nặng gia đình và tương lai đời mình như đã nói bên trên, người tha hương theo lối này không có đường lui mà chỉ phải đi tới, dù cuộc đi ấy đầy khổ đau, nhọc nhằn, oán thương...
Bởi họ phải thành công. Họ phải có tiền. Khi có dịp về lại quê hương, họ không thể diện kiến cùng mọi người bằng sự thất bại. Bằng mọi giá, nếu có trở về, con đường trở về ấy phải "vinh quang", chí ít cũng phải là cái võ bộc "vinh quang"...
- Ngay trong hai tiếng "tha hương" đã nói lên thảm cảnh, đã bộc lộ đầy đủ bi kịch, đã cho thấy trọn vẹn nỗi đau. Có ai mong muốn một ngày mình sống trên đất người ta, sống giữa lòng... dân tộc người ta, nương nhờ sự sống của người hoàn toàn xa lạ với mình?
Bởi ở đâu mình sinh ra và lớn lên, ở đó hoàn toàn là sở hữu của ký ức đời mình. Vì thế, rời bỏ quê hương, quê hương sẽ càng khắc sâu trong tâm khảm. Ký ức càng là nỗi day dứt, niềm thổn thức dằn xé tâm hồn.
Nỗi đau mất quê hương càng đòi đoạn trong những dịp đặc biệt như ngày Tết, ngày lễ, ngày giỗ cha mẹ và người thân, ngày tưởng nhớ một biến cố của gia đình…
- Đó là chưa kể, tha hương là điều kiện tốt dẫn đến nhiều hệ lụy xót xa khác: gia đình tan nát, vợ chồng con cái ly tán, hạnh phúc như đang treo trên đầu sợi tóc...
Nói chung, vượt biên là một ván cờ may rủi... Người vượt biên là người dám đem tất cả: từ sự sống, hạnh phúc, tương lai, gia đình đến sự yên bình cho chính bản thân để mà đánh đổi, để mà đặt cược...
Trong ngày tưởng nhớ những anh chị em xấu số tại Essex tròn hai tháng, và mặc niệm tất cả những đồng bào Việt Nam kính yêu đã từng bỏ mạng trong cuộc "tìm sự đổi đời", tôi mong góp thêm chút suy tư cá nhân để vừa sẻ chia những lao tác của mọi anh chị em đồng bào của tôi nơi ngóc ngách nào đó trên thế giới này, vừa muốn nhắn gởi những ai mang "giấc một tha hương" hãy cân nhắc thật kỹ những gì mình cưu mang và ấp ủ...