Ba vị giám mục của Khazakhstan vừa công bố bản tuyên xưng “các chân lý không thay đổi về hôn nhân bí tích” để trả lời lối giải thích của Đức Phanxicô và một số vị giám mục về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương nhằm cho phép một số người Công Giáo ly dị tái hôn mà không có án vô hiệu được lãnh nhận các bí tích.
Trong văn kiện dài 6 trang, các vị bản quyền, tất cả đều thuộc Kazakhstan và trong đó, có Đức Cha Athanasius Schneider, Giám Mục Phụ Tá của Astana, nói rằng lối giải thích của Đức Giáo Hoàng và của một số Hội Đồng Giám Mục như Đức và Malta đang gây ra “hỗn loạn lan tràn”, sẽ làm gia tăng “nạn dịch ly dị” và hoàn toàn “xa lạ” đối với toàn bộ đức tin và truyền thống của Giáo Hội.
Trước sự “hỗn loạn ngày một lan tràn này” trong Giáo Hội, các vị giám mục tái khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Các ngài suy luận rằng cho phép một số người ly dị “tái hôn” được rước lễ mà không có án vô hiệu và không sống tiết dục, thì gần như là “một loại du nhập ly dị vào đời sống Giáo Hội”.
Các ngài viết tiếp: Giáo Hội “nên là một thành trì và là một dấu hiệu mâu thuẫn không thể lầm lẫn được chống lại nạn dịch ly dị, một nạn dịch mỗi ngày một lan tràn hơn trong xã hội dân sự”.
Các ngài cũng nhấn mạnh rằng bất cứ “chấp thuận hay hợp pháp hóa nào” đối với việc vi phạm dây hôn phối “cho dù một cách gián tiếp… cũng mâu thuẫn một cách nghiêm trọng đối với thánh ý minh nhiên của Thiên Chúa và Lệnh Truyền của Người” là đừng phạm tội ngoại tình.
Các vị giám mục, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Tomash Peta của Astana và Đức Tổng Giám Mục Jan Pawel Lenga của Karaganda, đã nhắc đến dù không nêu tên “các thẩm quyền phẩm trật” cho phép một số “người ly dị và tái hôn” nhận lãnh các bí tích dù họ “thường xuyên và cố ý more uxore (sống như vợ chồng) với người không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình.
Các ngài viết tiếp: “một số các qui luật này đã nhận được sự chấp thuận của cả thẩm quyền tối cao của Giáo Hội”, có ý ám chỉ quyết định mới đây của Đức Phanxicô coi kỷ luật mục vụ này là “huấn quyền chân chính”.
Các vị giám mục còn có lập luận cho rằng một đức tin được tuyên xưng phải đi kèm một thực hành bí tích, và các ngài đã trưng dẫn Thánh Kinh, Công Đồng Vatican II và các giáo huấn của các vị giáo hoàng trước đây, kể cả của Thánh Gioan Phaolô II, các chân phúc Piô IX và Phaolô VI, để tăng cường quan điểm của mình.
Các ngài cũng nhấn mạnh điều này: là các giám mục, các ngài ý thức được “trách nhiệm và bổn phận nặng nề” đối với các tín hữu hằng chờ mong ở các ngài một “việc tuyên xưng công khai và không mơ hồ đối với chân lý và kỷ luật không thay đổi của Giáo Hội liên quan tới tính bất khả tiêu của hôn nhân”.
Các ngài viết thêm “vì lý do này, chúng tôi không được phép giữ im lặng. Nên, trong tinh thần của Thánh Gioan Tẩy Giả, Thánh Fisher, Thánh Thomas More, Chân Phúc Laura Vicuna và của nhiều vì hiển tu và tử đạo hữu danh và vô danh khác, chúng tôi khẳng định tính bất khả tiêu của hôn nhân”.
Bằng chữ viết đậm, các ngài nhấn mạnh rằng “không được phép biện minh, chấp thuận, hay hợp pháp hóa dù trực tiếp hay gián tiếp việc ly dị và mối liên hệ tình dục bền vững không phải là phu thê qua việc dùng kỷ luật bí tích cho phép những người gọi là ‘ly dị và tái hôn’ rước lễ, trong trường hợp này là một thứ kỷ luật xa lạ với toàn bộ Thánh Truyền của đức tin Công Giáo và Tông Truyền”.
Trong phần kết luận, các vị giám mục viết rằng khi thực hiện việc tuyên xưng công khai này, các ngài “thành thực xác tín rằng” các ngài thực hành “một việc phục vụ đức ái trong sự thật” đối với Giáo Hội và Đức Thánh Cha.
Các vị giám mục cho biết các ngài ký bản tuyên xưng này vào ngày 31 tháng Mười Hai, nhằm Ngày Lễ Thánh Gia trong Nghi Lễ Rôma, và trong năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Trong văn kiện dài 6 trang, các vị bản quyền, tất cả đều thuộc Kazakhstan và trong đó, có Đức Cha Athanasius Schneider, Giám Mục Phụ Tá của Astana, nói rằng lối giải thích của Đức Giáo Hoàng và của một số Hội Đồng Giám Mục như Đức và Malta đang gây ra “hỗn loạn lan tràn”, sẽ làm gia tăng “nạn dịch ly dị” và hoàn toàn “xa lạ” đối với toàn bộ đức tin và truyền thống của Giáo Hội.
Trước sự “hỗn loạn ngày một lan tràn này” trong Giáo Hội, các vị giám mục tái khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Các ngài suy luận rằng cho phép một số người ly dị “tái hôn” được rước lễ mà không có án vô hiệu và không sống tiết dục, thì gần như là “một loại du nhập ly dị vào đời sống Giáo Hội”.
Các ngài viết tiếp: Giáo Hội “nên là một thành trì và là một dấu hiệu mâu thuẫn không thể lầm lẫn được chống lại nạn dịch ly dị, một nạn dịch mỗi ngày một lan tràn hơn trong xã hội dân sự”.
Các ngài cũng nhấn mạnh rằng bất cứ “chấp thuận hay hợp pháp hóa nào” đối với việc vi phạm dây hôn phối “cho dù một cách gián tiếp… cũng mâu thuẫn một cách nghiêm trọng đối với thánh ý minh nhiên của Thiên Chúa và Lệnh Truyền của Người” là đừng phạm tội ngoại tình.
Các vị giám mục, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Tomash Peta của Astana và Đức Tổng Giám Mục Jan Pawel Lenga của Karaganda, đã nhắc đến dù không nêu tên “các thẩm quyền phẩm trật” cho phép một số “người ly dị và tái hôn” nhận lãnh các bí tích dù họ “thường xuyên và cố ý more uxore (sống như vợ chồng) với người không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình.
Các ngài viết tiếp: “một số các qui luật này đã nhận được sự chấp thuận của cả thẩm quyền tối cao của Giáo Hội”, có ý ám chỉ quyết định mới đây của Đức Phanxicô coi kỷ luật mục vụ này là “huấn quyền chân chính”.
Các vị giám mục còn có lập luận cho rằng một đức tin được tuyên xưng phải đi kèm một thực hành bí tích, và các ngài đã trưng dẫn Thánh Kinh, Công Đồng Vatican II và các giáo huấn của các vị giáo hoàng trước đây, kể cả của Thánh Gioan Phaolô II, các chân phúc Piô IX và Phaolô VI, để tăng cường quan điểm của mình.
Các ngài cũng nhấn mạnh điều này: là các giám mục, các ngài ý thức được “trách nhiệm và bổn phận nặng nề” đối với các tín hữu hằng chờ mong ở các ngài một “việc tuyên xưng công khai và không mơ hồ đối với chân lý và kỷ luật không thay đổi của Giáo Hội liên quan tới tính bất khả tiêu của hôn nhân”.
Các ngài viết thêm “vì lý do này, chúng tôi không được phép giữ im lặng. Nên, trong tinh thần của Thánh Gioan Tẩy Giả, Thánh Fisher, Thánh Thomas More, Chân Phúc Laura Vicuna và của nhiều vì hiển tu và tử đạo hữu danh và vô danh khác, chúng tôi khẳng định tính bất khả tiêu của hôn nhân”.
Bằng chữ viết đậm, các ngài nhấn mạnh rằng “không được phép biện minh, chấp thuận, hay hợp pháp hóa dù trực tiếp hay gián tiếp việc ly dị và mối liên hệ tình dục bền vững không phải là phu thê qua việc dùng kỷ luật bí tích cho phép những người gọi là ‘ly dị và tái hôn’ rước lễ, trong trường hợp này là một thứ kỷ luật xa lạ với toàn bộ Thánh Truyền của đức tin Công Giáo và Tông Truyền”.
Trong phần kết luận, các vị giám mục viết rằng khi thực hiện việc tuyên xưng công khai này, các ngài “thành thực xác tín rằng” các ngài thực hành “một việc phục vụ đức ái trong sự thật” đối với Giáo Hội và Đức Thánh Cha.
Các vị giám mục cho biết các ngài ký bản tuyên xưng này vào ngày 31 tháng Mười Hai, nhằm Ngày Lễ Thánh Gia trong Nghi Lễ Rôma, và trong năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.