Lạm dụng thứ hai: Trong một số hoàn cảnh, các ngăn cấm của Thiên Chúa chấp nhận các ngoại lệ.
Các nhân tố giảm khinh có thể có nghĩa là một "phán đoán tiêu cực về một hoàn cảnh khách quan nào đó không ngụ hàm một phán đoán về tính có thể có tội hay có lỗi của người có liên quan" (31). Do đó, Tông Huấn lưu ý rằng sẽ "quá giản đơn khi chỉ xem xét liệu hành động của một cá nhân có tương ứng hay không với một luật lệ hoặc một quy tắc tổng quát, bởi vì điều này không đủ để biện phân và đảm bảo sự trung thành hoàn toàn với Thiên Chúa trong đời sống cụ thể của một con người .... đúng là các quy tắc chung ấn định một điều tốt mà ta không bao giờ được coi thường hoặc bỏ qua, nhưng trong việc lên công thức cho chúng, chúng không thể dự ứng một cách tuyệt đối mọi tình huống đặc thù" (32). Như Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta, luật luân lý không phải là một chiếc dùi cui: "vị mục tử không thể cảm nhận rằng đơn giản áp dụng các luật luân lý vào những người đang sống trong 'các hoàn cảnh bất hợp lệ’, như thể chúng là những hòn đá để ném vào cuộc sống của người ta, là đã đủ" (33).
Một số người đã sử dụng không đúng các xem xét trên để cho rằng các ngăn cấm tuyệt đối có chấp nhận các ngoại lệ, đặc biệt là khi sự yếu đuối của ý chí hay sự phức tạp của một hoàn cảnh làm cho việc sống theo luật lệ trở nên vô cùng khó khăn. Điều này không đúng.
Đã đành giữ luật khách quan mà thôi không đủ để chứng minh lòng trung thành trọn vẹn đối với Thiên Chúa, nhưng các luật lệ luân lý cũng không phải là các công thức rỗng tuếch được tuân giữ ngay cả khi ý định và tính cách của người ta dửng dưng hoặc thù địch với mục đích của chúng. Như Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, sự hoàn thiện Kitô giáo không phải chỉ là tuân giữ quy tắc, nhưng là sự viên mãn của đức hạnh: "Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng…Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13: 1, 3). Như Thánh Tôma Aquinô giải thích, hành vi công chính bề ngoài của một người không nhất thiết phải hàm nghĩa họ đã lựa chọn hành vi tốt vì chính hành vi này hoặc do một thiên hướng đức hạnh vững chắc, huống chi là họ đã làm trọn lề luật với sự hoàn hảo của đức ái (34).
Nhưng sự kiện vẫn là: một số hành động bị tuyệt đối cấm, vì, trong bất cứ trường hợp nào, người ta cũng không thể chọn chúng một cách có ý tốt được. Như Thánh Gioan Phaolô II từng giải thích, một số giới răn tích cực, dù không thay đổi và phổ quát, vẫn thừa nhận các phương thế rất khác nhau để thực hiện chúng. Hơn nữa, có những lúc, hoàn cảnh bên ngoài có thể cản trở khả năng của một người, khiến họ không thực hiện được các hành vi tốt. Mặt khác, có các điều răn tiêu cực, hoặc lệnh cấm, có tính ràng buộc phổ quát trong mỗi và mọi hoàn cảnh. Chúng không thừa nhận bất cứ trường hợp ngoại lệ nào và không bao giờ có thể được chọn, bằng bất cứ cách nào hoặc vì lý do nào, nếu muốn "phù hợp với phẩm giá con người" hoặc với "sự tốt lành của ý chí" (35). Hơn nữa, không giống như các điều răn tích cực, hoàn cảnh bên ngoài không bao giờ có thể cản trở một người " không làm một số hành động nào đó", đặc biệt là nếu họ sẵn sàng "chết chứ không làm điều ác" (36). Làm điều tốt, do đó, thừa nhận nhiều tính linh động và nhiều bối cảnh hơn là tránh điều ác, đây là lý do tại sao "Giáo Hội luôn luôn dạy rằng người ta không bao giờ có thể chọn lựa các loại hành vi bị ngăn cấm bởi các giới răn luân lý phát biểu dưới hình thức tiêu cực trong Cựu ước và Tân ước .... Chính Chúa Giêsu cũng tái khẳng định rằng những điều ngăn cấm không cho phép bất cứ trường hợp ngoại lệ nào: ‘muốn bước vào sự sống, ngươi hãy giữ các giới răn .... Ngươi sẽ không giết người, Ngươi sẽ không ngoại tình ....'" (37). Hơn nữa, lựa chọn một cách có ý thức các hành động vi phạm các lệnh cấm luân lý tuyệt đối vẫn là điều không được phép, ngay cả khi người ta có một cam kết tổng quát hoặc bao quát đối với điều tốt, điều mà người ta vốn gọi là chọn lựa cơ bản (38). Nghĩa là, có ý định tổng quát làm điều tốt và sống tốt ngay trong khi lựa chọn các hành động luân lý bất chính trong chính chúng là điều không đủ. Một số hành động không bao giờ được chọn, và "các giới răn luân lý tiêu cực, tức các giới răn không có ngoại lệ”, phải được các tín hữu chấp nhận như các nghĩa vụ "được Giáo Hội tuyên bố và giảng dạy nhân danh Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Chúa Tể" (39).
Tuy nhiên, như đã được mô tả suốt trong Niềm Vui Yêu Thương, tình hình thực sự ở nhiều xã hội đã đến chỗ các giá trị tổng quát, các luật lệ, các điều kiện kinh tế và các tập tục xã hội đang thay đổi đến nỗi nhiều người thấy mình rơi vào các tình huống và các cuộc kết hợp "bất hợp lệ". Giáo Hội, theo gương sáng và giáo huấn của Chúa, đã cung ứng lòng thương xót. Với người phụ nữ Samaria, Chúa Giêsu "đề cập tới ước muốn của nàng được yêu thương đích thực, để giải phóng nàng khỏi bóng tối đời nàng và đưa nàng đến niềm vui trọn vẹn của Tin Mừng" (40). Đứng trước nhu cầu của nàng, cơn khát yêu thương của nàng, Người đã hiến tặng chính Người, như nước hằng sống (Ga 4:10).
Đồng hành với người yếu đuối trong sự yếu đuối của họ, Chúa Giêsu đã hiến đời Người cho họ và vì họ - Giáo Hội cũng đã làm như thế. Giống như một bà mẹ đầy chăm sóc, "Giáo Hội gần gũi" những người thấy các giáo huấn luân lý về hôn nhân và tình dục là điều khó khăn, những người trong các hoàn cảnh "thường rất gian khó và đôi lúc thực sự bị dày vò bởi những khó khăn đủ loại" (41). Ơn thánh, lòng thương xót và đồng hành là con đường của Giáo Hội khi chăm sóc mọi người, vì Chúa Giêsu là Mục Tử Tốt Lành, Đấng không muốn để bất cứ ai bị lạc mất.
Đồng thời, Giáo Hội, vì là một Bà Mẹ, nên cũng là một Bà Giáo "không mệt mỏi công bố qui luật luân lý vốn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lưu truyền sự sống một cách có trách nhiệm. Giáo Hội không hề là tác giả hoặc trọng tài của qui luật này. Vâng theo sự thật là chính Chúa Kitô, Đấng mà hình ảnh được phản chiếu trong bản chất và phẩm giá của con người nhân bản, Giáo Hội đã diễn giải qui luật luân lý và đề xuất nó với mọi người thiện chí, không che giấu các đòi hỏi triệt để và hoàn hảo của nó" (42). Là Bà Giáo và là Bà Mẹ, "Giáo Hội không bao giờ ngưng việc khuyên nhủ và khuyến khích mọi người giải quyết bất cứ khó khăn có thể phát sinh nào của vợ chồng mà không làm sai lệch, hay xâm phạm đến sự thật .... Bởi thế, phương pháp sư phạm cụ thể của Giáo Hội phải luôn luôn ở thế liên kết với giáo lý của mình và không bao giờ được tách rời khỏi nó" (43). Trong lời giáo huấn đầy kiên nhẫn của mình, Giáo Hội tuân theo "luật tiệm tiến" (law of gradualness), vì biết rằng người ta lớn lên qua nhiều giai đoạn trong khả năng biết, yêu mến và thực hành các sự thiện luân lý (44). Tuy nhiên, đối với lệnh cấm tuyệt đối, luật tiệm tiến “không phải là ‘sự tiệm tiến của luật’ (gradualness of law)... Vì luật chính là một hồng phúc của Thiên Chúa dùng để chỉ đường, một hồng phúc dành cho mọi người không trừ ai; nó có thể được tuân giữ với sự giúp đỡ của ơn thánh, mặc dù mỗi một con người 'tiến bộ từ từ với sự tích hợp tiệm tiến các hồng phúc của Thiên Chúa .... " (45). Điều bị cấm là bị cấm đối với mọi người, trong mọi hoàn cảnh.
Lạm dụng Thứ Ba: Sự yếu đuối của con người miễn chước họ khỏi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa
Với lòng thương xót chân chính, Đức Thánh Cha khuyên chúng ta "rao giảng lòng thương xót của Thiên Chúa, vốn là trái tim đang đập của Tin Mừng, một lòng thương xót, theo cách riêng của nó, phải thâm nhập vào tâm trí và trái tim mọi người" (46). Chúng ta không thể quên được sự mỏng dòn và yếu đuối của con cái Thiên Chúa, hoặc như các Nghị Phụ đã mô tả một cách thực tiễn “trong một số hoàn cảnh, người ta thấy rất khó có thể hành động cách khác. Vì vậy, trong khi duy trì một qui luật tổng quát, điều cần thiết là phải nhìn nhận rằng trách nhiệm đối với một số hành động hay quyết định nào đó không như nhau trong mọi trường hợp" (47).
Dù việc chăm sóc mục vụ chân chính luôn đồng hành với người ta trong các đau khổ và yếu đuối của họ, một số người đã sử dụng sai việc Tông Huấn nhấn mạnh một cách chính đáng tới luận lý học của lòng thương xót để cho rằng hành vi sai lầm một cách khách quan có thể được chấp nhận, thậm chí có khi còn được thánh hoa nữa, nếu một người nào đó tự phán đoán rằng mình không thể nào làm khác đi được. Không những chủ trương này áp dụng sai các nhân tố giảm khinh đối với trách nhiệm chủ quan, mà nó còn tước hết sức mạnh của thập giá. Chủ trương rằng các cá nhân không thể thay đổi cung cách của họ là tương đương như phủ nhận hiệu quả và sức mạnh của ơn thánh, phủ nhận rằng Thiên Chúa có thể làm những gì Người đã hứa.
Luật luân lý không xa lạ và cũng không thù nghịch đối với hạnh phúc và các khả năng của con người. Luật luân lý tự nhiên là một luật nội tại, luật của bản nhiên chúng ta, và các đòi hỏi của nó, dù có thách thức bao nhiêu, vẫn phù hợp với các khả năng tự nhiên của chúng ta và hướng tới việc thực hiện trọn vẹn các mơ ước sâu xa nhất của chúng ta: "Vì trật tự luân lý tỏ lộ và trình bầy các kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, vì lý do này, nó không thể là một điều gì đó gây tổn hại đến con người, một điều gì đó vô tình. Ngược lại, nhờ biết đáp ứng các yêu cầu sâu xa nhất của con người như đã được Chúa tạo dựng, nó tự đặt mình vào việc phục vụ nhân tính đầy đủ của người đó bằng tình yêu tinh tế và ràng buộc qua đó chính Thiên Chúa linh hứng, nâng đỡ và hướng dẫn mọi sinh vật tới hạnh phúc của họ" (48).
Hơn nữa, không chỉ nhờ tự nhiên nhưng còn nhờ ơn thánh mà gia đình và cuộc sống hôn nhân được nâng đỡ và tăng cường. Đối với người đã rửa tội, hôn nhân là một bí tích và mang theo nó ơn thánh bí tích và ơn thánh của bậc sống để hỗ trợ, củng cố và hoán cải: "Bằng cách tiếp nhận thực tế nhân trần của tình yêu giữa vợ và chồng trong mọi hệ luận của nó, bí tích [hôn nhân] ban cho các cặp vợ chồng và các cha mẹ Kitô hữu sức mạnh và cam kết sống ơn gọi của họ ... và họ nhận được cả một mệnh lệnh mà họ không thể bỏ qua lẫn một ơn thánh có thể nâng đỡ và kích thích họ" (49).
Vì lòng tốt dư tràn của Người, Thiên Chúa đã không ra lệnh từ xa, nhưng luôn đồng hành với chúng ta, cung cấp sự hỗ trợ đầy nhân từ cho mọi người đang cần tới. Chúa Kitô là thầy thuốc tuyệt vời, Đấng mục tử tốt lành, và là anh trai của chúng ta, người cũng bị cám dỗ như chúng ta, và công đức của Người có thể trở thành công đức của chúng ta. Vì điều này, lề luật là "một hồng phúc cho mọi người không trừ ai ... [và] có thể được tuân giữ với sự giúp đỡ của ơn thánh" (50).
Chỉ vì sự hỗ trợ nhân từ của Thiên Chúa luôn sẵn có, nên Giáo Hội mới dạy ta luật tiệm tiến và thận trọng xác định ra các yếu tố giảm khinh trong việc qui tội bản thân. Nếu một người nào đó không thể lớn lên, cả do bản nhiên lẫn do ơn thánh, thì chúng ta không thể nói tới sự tiệm tiến trong việc họ phát triển về trách nhiệm, kiến thức và tình yêu. Nếu ơn thánh không có đó để hỗ trợ họ, họ sẽ bị sa lầy trong tội lỗi, không thể làm cách khác, mà không có tự do hoán cải. Họ sẽ không được tự do và cả ơn thánh lẫn lòng thương xót cũng như tha thứ sẽ không có sẵn đó cho họ, vì họ không phải là loại hữu thể có thể được cung hiến các hồng phúc này. Những hữu thể nào chỉ hoạt động theo bản năng hoặc thúc ép tự nhiên không có khả năng có các hành động tự nguyện, là những hành động có thể được tha thứ hay được ơn thánh hỗ trợ - những hữu thể như vậy không cần đến lòng thương xót cứu độ. Nếu một ai đó không bao giờ có thể cải hoán, thì ơn thánh sẽ bất lực, không cần thiết, và không liên quan. Con người nhân bản, vì được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên "có khả năng tự nhận thức, tự sở hữu mình và tự cho chính mình đi và bước vào sự hiệp thông với người khác. Và họ được ơn Chúa mời gọi bước vào giao ước với Đấng Tạo Hóa của mình, dâng cho Người một đáp ứng đức tin và tình yêu mà không một tạo vật nào khác có thể làm thay cho họ" (51).
Thành thử, dù Giáo Hội có theo luận lý học của lòng thương xót đối với tất cả những ai đang đấu tranh với sự yếu đuối, nhưng gán bất cứ ai vào số tất yếu phải yếu đuối và không thể làm khác đi là phủ định luận lý học của lòng thương xót: "Trong mọi hoàn cảnh, khi xử sự với những người gặp khó khăn trong việc sống trọn lề luật của Thiên Chúa, lời mời gọi theo đuổi con đường bác ái (via caritatis) phải được nghe thấy rõ ràng" (52). Lời mời gọi sống trong sự hoàn thiện của tình yêu không những được ngỏ với mọi người trong mọi tình huống, nhưng nó còn được ngỏ một cách trọn vẹn: "không có cách nào khiến Giáo Hội phải từ khước việc đề xuất lý tưởng trọn vẹn của hôn nhân, kế hoạch của Thiên Chúa, trong mọi nét cao cả của nó .... Thái độ thờ ơ, bất cứ thứ tương đối thuyết nào, hoặc một sự dè dặt quá đáng nào trong việc đề xuất lý tưởng đó, đều là thiếu trung thành đối với Tin Mừng và cũng thiếu yêu thương về phía Giáo Hội .... " (53).
Niềm Vui Yêu Thương trung thực và mạnh dạn mô tả các khó khăn nghiêm trọng mà các gia đình và các cuộc hôn nhân trong thời đại chúng ta đang phải đối đầu, không bao giờ gián giấy lên các thách thức hoặc đưa ra một sự lạc quan giả tạo. Tin Mừng không bao giờ xa rời thực tế, vì nó luôn luôn phụ thuộc vào sáng kiến và hành động của Thiên Chúa, nhờ Người, chúng ta có khả năng làm được mọi sự. Lòng hy vọng theo Kitô giáo, không giống như chủ nghĩa lạc quan, đặt "niềm tín thác của chúng ta vào các lời hứa của Chúa Kitô và không dựa vào sức mạnh của chúng ta, mà dựa vào sự giúp đỡ của ơn Chúa Thánh Thần" (54). Dựa trên niềm hy vọng này, chúng ta biết rằng “Nhan thánh Chúa ngự trong các gia đình chân thực và cụ thể, với tất cả những rắc rối và tranh đấu, niềm vui và hy vọng hàng ngày của họ" (55). Ơn thánh luôn sẵn có đó, cũng như sự tự do của bản chất chúng ta, và sẽ luôn hợp lòng thương xót khi biết tìm kiếm sự trợ giúp của Thiên Chúa, ngay trong các hoàn cảnh khó khăn nhất, vì không có điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa (Rm 8: 38-39).
Kết luận: Các hình ảnh đích thực và sống động
Các giáo huấn luân lý của Giáo Hội về hôn nhân, gia đình, và tình dục đã rất thường xuyên bị mô tả bằng ngôn ngữ chính sách và luật lệ, đặc biệt trong các cuộc tranh cãi cuồng nhiệt của truyền thông chung quanh các Thượng Hội Đồng năm 2014 và năm 2015 và việc công bố Niềm Vui Yêu Thương. Dù có một phần sự thật trong đó, nhưng người ta phải nhớ rằng giáo huấn của Giáo Hội, xét cho cùng, luôn nói về Tin Mừng Cứu Độ tìm thấy nơi Chúa Giêsu Kitô. Vẻ đẹp và phẩm giá của hôn nhân như nó đã đến với chúng ta từ bàn tay Đấng Tạo Hóa và được mạc khải trong Kinh Thánh và Thánh Truyền của Giáo Hội là "một Tin Mừng trong chính nó, một Tin Mừng cho thế giới hôm nay, đặc biệt cho thế giới phi Kitô Giáo" (56).
Vì sự thật của hôn nhân bắt nguồn từ bản chất con người như Thiên Chúa đã tạo nên, và vì bí tích hôn phối được Chúa Kitô nâng lên hàng một bí tích làm dấu chỉ cho tình yêu của Người đối với Giáo Hội, nên đời sống hôn nhân và đời sống gia đình sẽ được hiểu đúng nhất qua Tin Mừng, qua đời sống thánh thiện, cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta, và lời Người mời gọi ta tham dự vào cùng đời sống ấy. "Nếu gia đình lấy Chúa Kitô làm trung tâm, Người sẽ thống nhất hóa nó và soi sáng toàn bộ cuộc sống của nó. Các khoảnh khắc đau đớn và khó khăn sẽ được trải nghiệm trong sự hợp nhất với thập giá của Chúa, và sự gần gũi của Người sẽ làm cho gia đình có khả năng vượt qua chúng" (57). Gia đình là hình ảnh đích thực và sống động của sự hiệp thông và sự nhân từ của Thiên Chúa, một lời công bố đẹp đẽ và một chứng tá cho mọi người nhìn thấy.
Lạm dụng Niềm Vui Yêu Thương để hỗ trợ cho các chủ trương lầm lạc đã được nhận diện trên đây không phải chỉ vi phạm lý lẽ, luật luân lý tự nhiên, Thánh Kinh, giáo huấn của Chúa chúng ta, và giáo huấn liên tục cũng như Truyền Thống của Giáo Hội, nó còn làm ngơ Tin Mừng nữa.
Người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình không bị Chúa Giêsu kết án (Ga 8: 1-11). Nếu nàng bị kết án, thì tất cả chúng ta đều bị kết án. Nhưng sẽ không có hy vọng, nếu Chúa Giêsu không làm gì khác hơn là tự chế, không lên án nàng, vì nàng sẽ sa lầy trong tội ngoại tình và tội lỗi của nàng, sa đọa trong bất hạnh và các ước muốn không được thỏa mãn. Chúa Giêsu đã làm nhiều hơn thế. Cử chỉ thương xót mạnh mẽ của Người đã mở cánh cửa trái tim nàng đón nhận sự hoán cải. Cử chỉ này mở đôi tai để nàng nghe lời khuyên của Người: "Hãy đi, và từ giờ trở đi, đừng phạm tội nữa". Điều Chúa Giêsu ra lệnh cho nàng làm là điều có thể làm được. Nó là mệnh lệnh phải từ bỏ cuộc sống tội lỗi để sống một cách biết tôn vinh lòng thương xót Người đã tỏ cùng nàng. Vì mệnh lệnh của Người, mà có lòng hy vọng, và lòng thương xót có thể đạt được mục tiêu cứu rỗi nơi nàng. Lòng thương xót mở cửa cho sự thật, và sự thật của cuộc sống mới trong Chúa Kitô sẽ giải phóng nàng. Khi mô phỏng Chúa Giêsu, Giáo Hội cố gắng cung cấp cùng một lòng thương xót, cùng một sự thật, và cùng một niềm hy vọng cho mọi người.
Ghi Chú
1 Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Niềm Vui Yêu Thương, 11.
2 Đã dẫn.
3 Đã dẫn.
4 Đã dẫn.
5 Đã dẫn., 291; Trích Relatio Synodi 2014, 28.
6 Đã dẫn., 86.
7 Đã dẫn., 7.
8 Dei Verbum, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa, Công Đồng Vatican II, 7
9 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 84–85.
10 Đã dẫn., 86; Trích Dei Verbum, 10.
11 Dei Verbum, 8.
12 Thánh Vincent đệ Lérins, Commonitorium, 23.
13 John Henry Newman, Tiểu luận về Sự Phát Triển của Tín Lý Kitô Giáo, 1845, II. 5.
14 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1640.
15 Đã dẫn., 1639, 1640.
16 Đã dẫn., 1776; Trích Gaudium et Spes, 16.
17 Niềm Vui Yêu Thương, 267; Trích Gaudium et Spes, 17.
18 Đã dẫn., 303.
19 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1792, 1793.
20 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 56.
21 Niềm Vui Yêu Thương, 37.
22 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 64.
23 Niềm Vui Yêu Thương, 37.
24 Đã dẫn., 303.
25 Đã dẫn., 264, 267.
26 Đã dẫn., 267.
27 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1777.
28 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 117.
29 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 33; Trích Humanae Vitae, 29.
30 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 116.
31 Niềm Vui Yêu Thương, 302.
32 Đã dẫn., 304.
33 Đã dẫn., 305.
34 Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica I-II 100. 9, 10; cf. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1826, 1827.
35 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 52.
36 Đã dẫn.
37 Đã dẫn.
38 Đã dẫn., 65–68.
39 Đã dẫn., 76.
40 Niềm Vui Yêu Thương, 294.
41 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 33.
42 Đã dẫn.
43 Đã dẫn.
44 Niềm Vui Yêu Thương, 295; Trích Familiaris Consortio, 34.
45 Đã dẫn., 295; Trích Familiaris Consortio, 9.
46 Đã dẫn., 309; Trích Misericordiae Vultus, 12.
47 Đã dẫn., 302.
48 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 34.
49 Đã dẫn., 47.
50 Niềm Vui Yêu Thương, 295.
51 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 357.
52 Niềm Vui Yêu Thương, 306.
53 Đã dẫn., 307.
54 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1817.
55 Niềm Vui Yêu Thương, 315.56 Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, Bài Giảng Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa, Ngày 7, Tháng 10 Năm 2012.
57 Niềm Vui Yêu Thương, 317.
Các nhân tố giảm khinh có thể có nghĩa là một "phán đoán tiêu cực về một hoàn cảnh khách quan nào đó không ngụ hàm một phán đoán về tính có thể có tội hay có lỗi của người có liên quan" (31). Do đó, Tông Huấn lưu ý rằng sẽ "quá giản đơn khi chỉ xem xét liệu hành động của một cá nhân có tương ứng hay không với một luật lệ hoặc một quy tắc tổng quát, bởi vì điều này không đủ để biện phân và đảm bảo sự trung thành hoàn toàn với Thiên Chúa trong đời sống cụ thể của một con người .... đúng là các quy tắc chung ấn định một điều tốt mà ta không bao giờ được coi thường hoặc bỏ qua, nhưng trong việc lên công thức cho chúng, chúng không thể dự ứng một cách tuyệt đối mọi tình huống đặc thù" (32). Như Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta, luật luân lý không phải là một chiếc dùi cui: "vị mục tử không thể cảm nhận rằng đơn giản áp dụng các luật luân lý vào những người đang sống trong 'các hoàn cảnh bất hợp lệ’, như thể chúng là những hòn đá để ném vào cuộc sống của người ta, là đã đủ" (33).
Một số người đã sử dụng không đúng các xem xét trên để cho rằng các ngăn cấm tuyệt đối có chấp nhận các ngoại lệ, đặc biệt là khi sự yếu đuối của ý chí hay sự phức tạp của một hoàn cảnh làm cho việc sống theo luật lệ trở nên vô cùng khó khăn. Điều này không đúng.
Đã đành giữ luật khách quan mà thôi không đủ để chứng minh lòng trung thành trọn vẹn đối với Thiên Chúa, nhưng các luật lệ luân lý cũng không phải là các công thức rỗng tuếch được tuân giữ ngay cả khi ý định và tính cách của người ta dửng dưng hoặc thù địch với mục đích của chúng. Như Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, sự hoàn thiện Kitô giáo không phải chỉ là tuân giữ quy tắc, nhưng là sự viên mãn của đức hạnh: "Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng…Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13: 1, 3). Như Thánh Tôma Aquinô giải thích, hành vi công chính bề ngoài của một người không nhất thiết phải hàm nghĩa họ đã lựa chọn hành vi tốt vì chính hành vi này hoặc do một thiên hướng đức hạnh vững chắc, huống chi là họ đã làm trọn lề luật với sự hoàn hảo của đức ái (34).
Nhưng sự kiện vẫn là: một số hành động bị tuyệt đối cấm, vì, trong bất cứ trường hợp nào, người ta cũng không thể chọn chúng một cách có ý tốt được. Như Thánh Gioan Phaolô II từng giải thích, một số giới răn tích cực, dù không thay đổi và phổ quát, vẫn thừa nhận các phương thế rất khác nhau để thực hiện chúng. Hơn nữa, có những lúc, hoàn cảnh bên ngoài có thể cản trở khả năng của một người, khiến họ không thực hiện được các hành vi tốt. Mặt khác, có các điều răn tiêu cực, hoặc lệnh cấm, có tính ràng buộc phổ quát trong mỗi và mọi hoàn cảnh. Chúng không thừa nhận bất cứ trường hợp ngoại lệ nào và không bao giờ có thể được chọn, bằng bất cứ cách nào hoặc vì lý do nào, nếu muốn "phù hợp với phẩm giá con người" hoặc với "sự tốt lành của ý chí" (35). Hơn nữa, không giống như các điều răn tích cực, hoàn cảnh bên ngoài không bao giờ có thể cản trở một người " không làm một số hành động nào đó", đặc biệt là nếu họ sẵn sàng "chết chứ không làm điều ác" (36). Làm điều tốt, do đó, thừa nhận nhiều tính linh động và nhiều bối cảnh hơn là tránh điều ác, đây là lý do tại sao "Giáo Hội luôn luôn dạy rằng người ta không bao giờ có thể chọn lựa các loại hành vi bị ngăn cấm bởi các giới răn luân lý phát biểu dưới hình thức tiêu cực trong Cựu ước và Tân ước .... Chính Chúa Giêsu cũng tái khẳng định rằng những điều ngăn cấm không cho phép bất cứ trường hợp ngoại lệ nào: ‘muốn bước vào sự sống, ngươi hãy giữ các giới răn .... Ngươi sẽ không giết người, Ngươi sẽ không ngoại tình ....'" (37). Hơn nữa, lựa chọn một cách có ý thức các hành động vi phạm các lệnh cấm luân lý tuyệt đối vẫn là điều không được phép, ngay cả khi người ta có một cam kết tổng quát hoặc bao quát đối với điều tốt, điều mà người ta vốn gọi là chọn lựa cơ bản (38). Nghĩa là, có ý định tổng quát làm điều tốt và sống tốt ngay trong khi lựa chọn các hành động luân lý bất chính trong chính chúng là điều không đủ. Một số hành động không bao giờ được chọn, và "các giới răn luân lý tiêu cực, tức các giới răn không có ngoại lệ”, phải được các tín hữu chấp nhận như các nghĩa vụ "được Giáo Hội tuyên bố và giảng dạy nhân danh Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Chúa Tể" (39).
Tuy nhiên, như đã được mô tả suốt trong Niềm Vui Yêu Thương, tình hình thực sự ở nhiều xã hội đã đến chỗ các giá trị tổng quát, các luật lệ, các điều kiện kinh tế và các tập tục xã hội đang thay đổi đến nỗi nhiều người thấy mình rơi vào các tình huống và các cuộc kết hợp "bất hợp lệ". Giáo Hội, theo gương sáng và giáo huấn của Chúa, đã cung ứng lòng thương xót. Với người phụ nữ Samaria, Chúa Giêsu "đề cập tới ước muốn của nàng được yêu thương đích thực, để giải phóng nàng khỏi bóng tối đời nàng và đưa nàng đến niềm vui trọn vẹn của Tin Mừng" (40). Đứng trước nhu cầu của nàng, cơn khát yêu thương của nàng, Người đã hiến tặng chính Người, như nước hằng sống (Ga 4:10).
Đồng hành với người yếu đuối trong sự yếu đuối của họ, Chúa Giêsu đã hiến đời Người cho họ và vì họ - Giáo Hội cũng đã làm như thế. Giống như một bà mẹ đầy chăm sóc, "Giáo Hội gần gũi" những người thấy các giáo huấn luân lý về hôn nhân và tình dục là điều khó khăn, những người trong các hoàn cảnh "thường rất gian khó và đôi lúc thực sự bị dày vò bởi những khó khăn đủ loại" (41). Ơn thánh, lòng thương xót và đồng hành là con đường của Giáo Hội khi chăm sóc mọi người, vì Chúa Giêsu là Mục Tử Tốt Lành, Đấng không muốn để bất cứ ai bị lạc mất.
Đồng thời, Giáo Hội, vì là một Bà Mẹ, nên cũng là một Bà Giáo "không mệt mỏi công bố qui luật luân lý vốn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lưu truyền sự sống một cách có trách nhiệm. Giáo Hội không hề là tác giả hoặc trọng tài của qui luật này. Vâng theo sự thật là chính Chúa Kitô, Đấng mà hình ảnh được phản chiếu trong bản chất và phẩm giá của con người nhân bản, Giáo Hội đã diễn giải qui luật luân lý và đề xuất nó với mọi người thiện chí, không che giấu các đòi hỏi triệt để và hoàn hảo của nó" (42). Là Bà Giáo và là Bà Mẹ, "Giáo Hội không bao giờ ngưng việc khuyên nhủ và khuyến khích mọi người giải quyết bất cứ khó khăn có thể phát sinh nào của vợ chồng mà không làm sai lệch, hay xâm phạm đến sự thật .... Bởi thế, phương pháp sư phạm cụ thể của Giáo Hội phải luôn luôn ở thế liên kết với giáo lý của mình và không bao giờ được tách rời khỏi nó" (43). Trong lời giáo huấn đầy kiên nhẫn của mình, Giáo Hội tuân theo "luật tiệm tiến" (law of gradualness), vì biết rằng người ta lớn lên qua nhiều giai đoạn trong khả năng biết, yêu mến và thực hành các sự thiện luân lý (44). Tuy nhiên, đối với lệnh cấm tuyệt đối, luật tiệm tiến “không phải là ‘sự tiệm tiến của luật’ (gradualness of law)... Vì luật chính là một hồng phúc của Thiên Chúa dùng để chỉ đường, một hồng phúc dành cho mọi người không trừ ai; nó có thể được tuân giữ với sự giúp đỡ của ơn thánh, mặc dù mỗi một con người 'tiến bộ từ từ với sự tích hợp tiệm tiến các hồng phúc của Thiên Chúa .... " (45). Điều bị cấm là bị cấm đối với mọi người, trong mọi hoàn cảnh.
Lạm dụng Thứ Ba: Sự yếu đuối của con người miễn chước họ khỏi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa
Với lòng thương xót chân chính, Đức Thánh Cha khuyên chúng ta "rao giảng lòng thương xót của Thiên Chúa, vốn là trái tim đang đập của Tin Mừng, một lòng thương xót, theo cách riêng của nó, phải thâm nhập vào tâm trí và trái tim mọi người" (46). Chúng ta không thể quên được sự mỏng dòn và yếu đuối của con cái Thiên Chúa, hoặc như các Nghị Phụ đã mô tả một cách thực tiễn “trong một số hoàn cảnh, người ta thấy rất khó có thể hành động cách khác. Vì vậy, trong khi duy trì một qui luật tổng quát, điều cần thiết là phải nhìn nhận rằng trách nhiệm đối với một số hành động hay quyết định nào đó không như nhau trong mọi trường hợp" (47).
Dù việc chăm sóc mục vụ chân chính luôn đồng hành với người ta trong các đau khổ và yếu đuối của họ, một số người đã sử dụng sai việc Tông Huấn nhấn mạnh một cách chính đáng tới luận lý học của lòng thương xót để cho rằng hành vi sai lầm một cách khách quan có thể được chấp nhận, thậm chí có khi còn được thánh hoa nữa, nếu một người nào đó tự phán đoán rằng mình không thể nào làm khác đi được. Không những chủ trương này áp dụng sai các nhân tố giảm khinh đối với trách nhiệm chủ quan, mà nó còn tước hết sức mạnh của thập giá. Chủ trương rằng các cá nhân không thể thay đổi cung cách của họ là tương đương như phủ nhận hiệu quả và sức mạnh của ơn thánh, phủ nhận rằng Thiên Chúa có thể làm những gì Người đã hứa.
Luật luân lý không xa lạ và cũng không thù nghịch đối với hạnh phúc và các khả năng của con người. Luật luân lý tự nhiên là một luật nội tại, luật của bản nhiên chúng ta, và các đòi hỏi của nó, dù có thách thức bao nhiêu, vẫn phù hợp với các khả năng tự nhiên của chúng ta và hướng tới việc thực hiện trọn vẹn các mơ ước sâu xa nhất của chúng ta: "Vì trật tự luân lý tỏ lộ và trình bầy các kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, vì lý do này, nó không thể là một điều gì đó gây tổn hại đến con người, một điều gì đó vô tình. Ngược lại, nhờ biết đáp ứng các yêu cầu sâu xa nhất của con người như đã được Chúa tạo dựng, nó tự đặt mình vào việc phục vụ nhân tính đầy đủ của người đó bằng tình yêu tinh tế và ràng buộc qua đó chính Thiên Chúa linh hứng, nâng đỡ và hướng dẫn mọi sinh vật tới hạnh phúc của họ" (48).
Hơn nữa, không chỉ nhờ tự nhiên nhưng còn nhờ ơn thánh mà gia đình và cuộc sống hôn nhân được nâng đỡ và tăng cường. Đối với người đã rửa tội, hôn nhân là một bí tích và mang theo nó ơn thánh bí tích và ơn thánh của bậc sống để hỗ trợ, củng cố và hoán cải: "Bằng cách tiếp nhận thực tế nhân trần của tình yêu giữa vợ và chồng trong mọi hệ luận của nó, bí tích [hôn nhân] ban cho các cặp vợ chồng và các cha mẹ Kitô hữu sức mạnh và cam kết sống ơn gọi của họ ... và họ nhận được cả một mệnh lệnh mà họ không thể bỏ qua lẫn một ơn thánh có thể nâng đỡ và kích thích họ" (49).
Vì lòng tốt dư tràn của Người, Thiên Chúa đã không ra lệnh từ xa, nhưng luôn đồng hành với chúng ta, cung cấp sự hỗ trợ đầy nhân từ cho mọi người đang cần tới. Chúa Kitô là thầy thuốc tuyệt vời, Đấng mục tử tốt lành, và là anh trai của chúng ta, người cũng bị cám dỗ như chúng ta, và công đức của Người có thể trở thành công đức của chúng ta. Vì điều này, lề luật là "một hồng phúc cho mọi người không trừ ai ... [và] có thể được tuân giữ với sự giúp đỡ của ơn thánh" (50).
Chỉ vì sự hỗ trợ nhân từ của Thiên Chúa luôn sẵn có, nên Giáo Hội mới dạy ta luật tiệm tiến và thận trọng xác định ra các yếu tố giảm khinh trong việc qui tội bản thân. Nếu một người nào đó không thể lớn lên, cả do bản nhiên lẫn do ơn thánh, thì chúng ta không thể nói tới sự tiệm tiến trong việc họ phát triển về trách nhiệm, kiến thức và tình yêu. Nếu ơn thánh không có đó để hỗ trợ họ, họ sẽ bị sa lầy trong tội lỗi, không thể làm cách khác, mà không có tự do hoán cải. Họ sẽ không được tự do và cả ơn thánh lẫn lòng thương xót cũng như tha thứ sẽ không có sẵn đó cho họ, vì họ không phải là loại hữu thể có thể được cung hiến các hồng phúc này. Những hữu thể nào chỉ hoạt động theo bản năng hoặc thúc ép tự nhiên không có khả năng có các hành động tự nguyện, là những hành động có thể được tha thứ hay được ơn thánh hỗ trợ - những hữu thể như vậy không cần đến lòng thương xót cứu độ. Nếu một ai đó không bao giờ có thể cải hoán, thì ơn thánh sẽ bất lực, không cần thiết, và không liên quan. Con người nhân bản, vì được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên "có khả năng tự nhận thức, tự sở hữu mình và tự cho chính mình đi và bước vào sự hiệp thông với người khác. Và họ được ơn Chúa mời gọi bước vào giao ước với Đấng Tạo Hóa của mình, dâng cho Người một đáp ứng đức tin và tình yêu mà không một tạo vật nào khác có thể làm thay cho họ" (51).
Thành thử, dù Giáo Hội có theo luận lý học của lòng thương xót đối với tất cả những ai đang đấu tranh với sự yếu đuối, nhưng gán bất cứ ai vào số tất yếu phải yếu đuối và không thể làm khác đi là phủ định luận lý học của lòng thương xót: "Trong mọi hoàn cảnh, khi xử sự với những người gặp khó khăn trong việc sống trọn lề luật của Thiên Chúa, lời mời gọi theo đuổi con đường bác ái (via caritatis) phải được nghe thấy rõ ràng" (52). Lời mời gọi sống trong sự hoàn thiện của tình yêu không những được ngỏ với mọi người trong mọi tình huống, nhưng nó còn được ngỏ một cách trọn vẹn: "không có cách nào khiến Giáo Hội phải từ khước việc đề xuất lý tưởng trọn vẹn của hôn nhân, kế hoạch của Thiên Chúa, trong mọi nét cao cả của nó .... Thái độ thờ ơ, bất cứ thứ tương đối thuyết nào, hoặc một sự dè dặt quá đáng nào trong việc đề xuất lý tưởng đó, đều là thiếu trung thành đối với Tin Mừng và cũng thiếu yêu thương về phía Giáo Hội .... " (53).
Niềm Vui Yêu Thương trung thực và mạnh dạn mô tả các khó khăn nghiêm trọng mà các gia đình và các cuộc hôn nhân trong thời đại chúng ta đang phải đối đầu, không bao giờ gián giấy lên các thách thức hoặc đưa ra một sự lạc quan giả tạo. Tin Mừng không bao giờ xa rời thực tế, vì nó luôn luôn phụ thuộc vào sáng kiến và hành động của Thiên Chúa, nhờ Người, chúng ta có khả năng làm được mọi sự. Lòng hy vọng theo Kitô giáo, không giống như chủ nghĩa lạc quan, đặt "niềm tín thác của chúng ta vào các lời hứa của Chúa Kitô và không dựa vào sức mạnh của chúng ta, mà dựa vào sự giúp đỡ của ơn Chúa Thánh Thần" (54). Dựa trên niềm hy vọng này, chúng ta biết rằng “Nhan thánh Chúa ngự trong các gia đình chân thực và cụ thể, với tất cả những rắc rối và tranh đấu, niềm vui và hy vọng hàng ngày của họ" (55). Ơn thánh luôn sẵn có đó, cũng như sự tự do của bản chất chúng ta, và sẽ luôn hợp lòng thương xót khi biết tìm kiếm sự trợ giúp của Thiên Chúa, ngay trong các hoàn cảnh khó khăn nhất, vì không có điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa (Rm 8: 38-39).
Kết luận: Các hình ảnh đích thực và sống động
Các giáo huấn luân lý của Giáo Hội về hôn nhân, gia đình, và tình dục đã rất thường xuyên bị mô tả bằng ngôn ngữ chính sách và luật lệ, đặc biệt trong các cuộc tranh cãi cuồng nhiệt của truyền thông chung quanh các Thượng Hội Đồng năm 2014 và năm 2015 và việc công bố Niềm Vui Yêu Thương. Dù có một phần sự thật trong đó, nhưng người ta phải nhớ rằng giáo huấn của Giáo Hội, xét cho cùng, luôn nói về Tin Mừng Cứu Độ tìm thấy nơi Chúa Giêsu Kitô. Vẻ đẹp và phẩm giá của hôn nhân như nó đã đến với chúng ta từ bàn tay Đấng Tạo Hóa và được mạc khải trong Kinh Thánh và Thánh Truyền của Giáo Hội là "một Tin Mừng trong chính nó, một Tin Mừng cho thế giới hôm nay, đặc biệt cho thế giới phi Kitô Giáo" (56).
Vì sự thật của hôn nhân bắt nguồn từ bản chất con người như Thiên Chúa đã tạo nên, và vì bí tích hôn phối được Chúa Kitô nâng lên hàng một bí tích làm dấu chỉ cho tình yêu của Người đối với Giáo Hội, nên đời sống hôn nhân và đời sống gia đình sẽ được hiểu đúng nhất qua Tin Mừng, qua đời sống thánh thiện, cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta, và lời Người mời gọi ta tham dự vào cùng đời sống ấy. "Nếu gia đình lấy Chúa Kitô làm trung tâm, Người sẽ thống nhất hóa nó và soi sáng toàn bộ cuộc sống của nó. Các khoảnh khắc đau đớn và khó khăn sẽ được trải nghiệm trong sự hợp nhất với thập giá của Chúa, và sự gần gũi của Người sẽ làm cho gia đình có khả năng vượt qua chúng" (57). Gia đình là hình ảnh đích thực và sống động của sự hiệp thông và sự nhân từ của Thiên Chúa, một lời công bố đẹp đẽ và một chứng tá cho mọi người nhìn thấy.
Lạm dụng Niềm Vui Yêu Thương để hỗ trợ cho các chủ trương lầm lạc đã được nhận diện trên đây không phải chỉ vi phạm lý lẽ, luật luân lý tự nhiên, Thánh Kinh, giáo huấn của Chúa chúng ta, và giáo huấn liên tục cũng như Truyền Thống của Giáo Hội, nó còn làm ngơ Tin Mừng nữa.
Người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình không bị Chúa Giêsu kết án (Ga 8: 1-11). Nếu nàng bị kết án, thì tất cả chúng ta đều bị kết án. Nhưng sẽ không có hy vọng, nếu Chúa Giêsu không làm gì khác hơn là tự chế, không lên án nàng, vì nàng sẽ sa lầy trong tội ngoại tình và tội lỗi của nàng, sa đọa trong bất hạnh và các ước muốn không được thỏa mãn. Chúa Giêsu đã làm nhiều hơn thế. Cử chỉ thương xót mạnh mẽ của Người đã mở cánh cửa trái tim nàng đón nhận sự hoán cải. Cử chỉ này mở đôi tai để nàng nghe lời khuyên của Người: "Hãy đi, và từ giờ trở đi, đừng phạm tội nữa". Điều Chúa Giêsu ra lệnh cho nàng làm là điều có thể làm được. Nó là mệnh lệnh phải từ bỏ cuộc sống tội lỗi để sống một cách biết tôn vinh lòng thương xót Người đã tỏ cùng nàng. Vì mệnh lệnh của Người, mà có lòng hy vọng, và lòng thương xót có thể đạt được mục tiêu cứu rỗi nơi nàng. Lòng thương xót mở cửa cho sự thật, và sự thật của cuộc sống mới trong Chúa Kitô sẽ giải phóng nàng. Khi mô phỏng Chúa Giêsu, Giáo Hội cố gắng cung cấp cùng một lòng thương xót, cùng một sự thật, và cùng một niềm hy vọng cho mọi người.
Ghi Chú
1 Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Niềm Vui Yêu Thương, 11.
2 Đã dẫn.
3 Đã dẫn.
4 Đã dẫn.
5 Đã dẫn., 291; Trích Relatio Synodi 2014, 28.
6 Đã dẫn., 86.
7 Đã dẫn., 7.
8 Dei Verbum, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa, Công Đồng Vatican II, 7
9 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 84–85.
10 Đã dẫn., 86; Trích Dei Verbum, 10.
11 Dei Verbum, 8.
12 Thánh Vincent đệ Lérins, Commonitorium, 23.
13 John Henry Newman, Tiểu luận về Sự Phát Triển của Tín Lý Kitô Giáo, 1845, II. 5.
14 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1640.
15 Đã dẫn., 1639, 1640.
16 Đã dẫn., 1776; Trích Gaudium et Spes, 16.
17 Niềm Vui Yêu Thương, 267; Trích Gaudium et Spes, 17.
18 Đã dẫn., 303.
19 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1792, 1793.
20 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 56.
21 Niềm Vui Yêu Thương, 37.
22 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 64.
23 Niềm Vui Yêu Thương, 37.
24 Đã dẫn., 303.
25 Đã dẫn., 264, 267.
26 Đã dẫn., 267.
27 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1777.
28 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 117.
29 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 33; Trích Humanae Vitae, 29.
30 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 116.
31 Niềm Vui Yêu Thương, 302.
32 Đã dẫn., 304.
33 Đã dẫn., 305.
34 Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica I-II 100. 9, 10; cf. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1826, 1827.
35 Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, 52.
36 Đã dẫn.
37 Đã dẫn.
38 Đã dẫn., 65–68.
39 Đã dẫn., 76.
40 Niềm Vui Yêu Thương, 294.
41 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 33.
42 Đã dẫn.
43 Đã dẫn.
44 Niềm Vui Yêu Thương, 295; Trích Familiaris Consortio, 34.
45 Đã dẫn., 295; Trích Familiaris Consortio, 9.
46 Đã dẫn., 309; Trích Misericordiae Vultus, 12.
47 Đã dẫn., 302.
48 Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 34.
49 Đã dẫn., 47.
50 Niềm Vui Yêu Thương, 295.
51 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 357.
52 Niềm Vui Yêu Thương, 306.
53 Đã dẫn., 307.
54 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1817.
55 Niềm Vui Yêu Thương, 315.56 Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, Bài Giảng Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa, Ngày 7, Tháng 10 Năm 2012.
57 Niềm Vui Yêu Thương, 317.