Tuần rồi, hai ký giả John Allen và San Martín đã qua Vienna phỏng vấn Đức Hồng Y Christoph Schonborn, Tổng Giám Mục thành phố, người được coi là trí thức bậc nhất trong số các giáo phẩm Âu Châu. Hai ký giả đã hầu chuyện với Đức Hồng Y về nhiều vấn đề có tính thời sự hiện nay trong Giáo Hội.
Trong các vấn đề được đề cập tới có Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Theo Đức Hồng Y, dù nhiều nhà phê bình tỏ ra lo ngại trước động thái thận trọng của Đức Phanxicô đối với việc có thể cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn được chịu các bí tích, dù không chính thức được tòa án Giáo Hội tuyên bố cuộc hôn nhân trước của họ bất thành (vô hiệu), nhưng nếu đọc Tông Huấn này một cách nghiêm túc, thì, ít nhất tại Tây Phương, lời kêu gọi biện phân của nó thực sự đi ngược lại khuynh hướng quá “buông thả”.
Ngài nói: “Ở Tây Phương, nói chung, chúng ta đúng hơn bị cơn cám dỗ buông thả. Ở những khu vực khác, một số người bị cơn cám dỗ nghiêm khắc. Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói một điều rất quan trọng: cả người nghiêm khắc lẫn người buông thả đều không làm việc biện phân. Người nghiêm khắc biết trước mọi điều, còn người buông thả thì thả lỏng mọi sự”.
Đức Hồng Y cho rằng Niềm Vui Yêu Thương kêu gọi ta thực hành một cuộc duyệt xét luân lý lâu dài và nghiêm túc về việc thất bại của hôn nhân, dựa theo mẫu Linh Thao của Thánh Inhã thành Loyola, đấng sáng lập Dòng Tên. Nếu duyệt xét này được thực hiện một cách nghiêm túc, chắc chắn đây sẽ là một tiến trình kiểm tra (screening) nghiêm ngặt trước khi cho phép người ly dị tái hôn rước lễ hơn là thực hành hiện nay ở một số nền văn hóa Tây Phương.
Đức Hồng Y Schönborn cũng cho biết ngài không thực sự bối rối trước sự kiện các giám mục hay các nhóm giám mục khác nhau đưa ra nhiều lối giải thích khác nhau về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, vì “tiếp thu là một diễn trình lâu dài”.
Trọng điểm ở đây, theo Đức Hồng Y Schönborn, là: Giáo Hội không nên vội vã rút ra các câu kết luận thực tế ngay tức khắc, mà nên chú tâm vào việc thẩm thấu tinh thần của văn kiện nhất là lời kêu gọi biện phân của nó.
Ngài bảo: “Cần phải thảo luận, và tôi không sợ việc tiếng nói của các giám mục và của hàng ngũ giáo dân chưa hoàn toàn ăn ý với nhau”.
Trong cuộc đàm đạo này, Đức Hồng Y Schönborn cũng còn đề cập đến nhiều vấn đề khác:
• Ngài cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo nên “một bộ ba” (triptych) với các vị tiền nhiệm của ngài là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI. Hai vị sau “phải bảo toàn những điều căn bản của giáo huấn Công Giáo vốn đang bị đe dọa nghiêm trọng” trong khi Đức Phanxicô lưu ý tới việc “người ta đang đứng ở đâu, họ đang ở đâu, cuộc sống của họ ra sao, và ta phải dẫn họ tới đâu”.
• Ngài nhìn nhận rằng các vị Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự không biết các ngài nhận được những gì, dù, ngài cười, ngài vốn mong có sự bất ngờ, theo nghĩa Đức Phanxicô, rốt cuộc, sẽ trở thành điều ngài mong đợi.
• Ngài nhấn mạnh rằng các phạm trù như tả hữu nên được “quên đi” khi cố gắng hiểu Giáo Hội. Thánh Tôma Aquinô đâu có tả hữu chi, mà “chỉ sáng suốt và Công Giáo” thôi.
• Ngài cho rằng ta không thể coi là đương nhiên việc đức tin không chết đi ở Tây Phương ngày nay như cách nó đã chết thực trong lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Nhưng ngài vẫn thấy nhiều dấu chỉ hy vọng, nhất là nơi di dân, họ mang tới một đức tin sống động cho Lục Địa Xưa và nơi khá nhiều nhóm nhỏ các tín hữu trẻ.
Niềm Vui Yêu Thương
Phần một của cuộc đàm đạo tập chú vào Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương.
Hỏi: Các giám mục và các nhóm giám mục đang đưa ra các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: Niềm Vui Yêu Thương muốn nói gì về việc rước lễ của người Công Giáo ly dị và tái hôn. Tính đa dạng mà một số người cho là lộn xộn này, có làm Đức Hồng Y bối rối chăng?
Trả lời: Thực sự không. Tiếp thu là một diễn trình lâu dài, nếu là điều quan trọng. Việc tiếp thu Công Đồng Trent cần tới 200 năm. Việc tiếp thu Công Đồng Nixêa đầu tiên cần tới 300 hay 400 năm. Tiếp thu là một diễn trình quan trọng, vì chính qua cuộc tranh luận quanh một giáo huấn mà giáo huấn này mới thấm sâu vào cơ thể Giáo Hội và mới trở nên thịt xương cho Giáo Hội. Việc tiếp thu Vatican II còn lâu mới kết thúc, nó vẫn chưa chấm dứt…
Hỏi: Đức Hồng Y có lẽ cho rằng sự náo động quanh Niềm Vui Yêu Thương minh họa điều trên, có phải không ạ? Nó minh họa rằng cuộc tranh luận về việc áp dụng mục vụ các viễn kiến của Công Đồng nay vẫn còn đang tiếp diễn?
Trả lời: Chính xác như thế. Tôi nghĩ việc Niềm Vui Yêu Thương chú tâm vào điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là các gia đình “như họ đang thực sự là” là một trong các chú tâm lớn của Vatican II. Dĩ nhiên, luôn có một căng thẳng nào đó giữa việc phát biểu tín lý, sự rõ ràng về tín lý, và việc tích nhập giáo huấn của Giáo Hội vào cuộc sống người ta và vào chính cuộc sống của chúng ta.
Diễn trình tiếp thu trên phải là một thời gian để thảo luận. Tôi không sợ có cuộc thảo luận. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với chúng ta khi kết thúc Thượng Hội Đồng đầu tiên năm 2014 rằng ngài có lẽ sẽ lo lắng nếu điều gì cũng thanh thản, không cần phải thảo luận. Như Thánh Inhã, ngài gọi điều này là việc làm của Thần Khí. Đây là sự thúc đẩy của Thần Khí. Giống như mang thai vậy, anh chị biết đó? Đây là một việc đang diễn biến. Nó cần thảo luận, và tôi không sợ việc tiếng nói của các giám mục và của giáo dân chưa hoàn toàn ăn ý với nhau.
Điều tôi khẩn khoản là kiên nhẫn. Ở Hội Đồng Giám Mục Áo, chúng tôi nói chúng tôi không thích đưa ra các tập hướng dẫn vào ngay lúc này vì chúng ta vẫn còn đang ở trong thời kỳ tiếp thu văn kiện. Sau Vatican II, phần lớn các Hội Đồng Giám Mục quá lớn để có thể vội vàng tổ chức các hội đồng địa phương nhằm tạo ra các chất liệu riêng của mình.
Ngoại lệ duy nhất… có thể còn các ngoại lệ khác, nhưng ngoại lệ chính bản thân tôi biết… là vị Tổng Giám Mục Krakow. Cuối Vatican II, Đức Hồng Y [Karol] Wojtyla đã làm gì? Ngài xuất bản một cuốn sách nhỏ chứa các bản văn chủ chốt của Công Đồng và các bình luận ngắn. Cuốn sách này được in ra nhiều ngàn bản, và toàn thể tổng giáo phận Krakow tham gia một diễn trình hội đồng kéo dài 10 năm.
Mục đích không phải là đưa ra các văn kiện, mà chỉ nghiên cứu Vatican II và nội tâm hóa giáo huấn của nó về phụng vụ, về Giáo Hội, về mạc khải Thiên Chúa, về tự do tôn giáo, v.v… Đến khi đã là giáo hoàng rồi, ngài mới chính thức bế mạc hội đồng này khi trở về thăm quê hương Ba Lan lần đầu tiên. Tôi nghĩ đó là cách làm đúng đắn.
Điều tôi ráng làm ở giáo phận chúng tôi là đọc bản văn Niềm Vui Yêu Thương với các linh mục và giáo dân, nói với họ ‘Hãy nhìn bản văn, hãy đọc nó, nó được viết một cách đẹp đẽ’, đừng vội rút ra các kết luận thực tiễn ngay tức khắc, một thứ áp dụng Niềm Vui Yêu Thương đầy tính giải nghi học (casuistic). Hãy để anh chị em thấm nhuần văn kiện vĩ đại này, và rồi, từ từ, nó sẽ được soi sáng.
Một số Hội Đồng Giám Mục đã cho công bố các bản chỉ dẫn, như Malta, Đức, Giáo phận Rôma, v.v… Điều đó tốt, nhưng các chỉ dẫn này cần được thảo luận thêm, tôi nghĩ vậy, vì vẫn còn quá sớm. Các vị giám mục của giáo tỉnh Buenos Aires cũng đã công bố các bản chỉ dẫn, và Đức Giáo Hoàng đã cho biết lập trường là các bản chỉ dẫn này phù hợp với Niềm Vui Yêu Thương. Nhưng, nói chung, tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian. Chúng ta phải tiếp cận với tinh thần của Niềm Vui Yêu Thương trước khi rút ra bất cứ kết luận thực tiễn nào.
Hỏi: Đức Hồng Y khuyên nên kiên nhẫn, nhưng trong khi ấy nhiều người bối rối vì các giám mục Buenos Aires hình như đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi liệu các người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời có được lãnh nhận Thánh Thể hay không còn các giám mục của Alberta và của Lãnh Thổ Tây Bắc (Gia Nã Đại) lại đưa ra một câu trả lời khác hẳn. Vậy đâu là câu trả lời đúng?
Trả lời: Câu trả lời đúng là biện phân. Hãy đọc Familiaris Consortio số 84 … để qua một bên vấn đề rước lễ, vốn là một cái ‘bẫy’ như Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lần nói. Ai cũng trước nhất nhìn vào câu hỏi ‘họ có được phép hay không?’ Nhưng cách biện phân làm việc khác hẳn, và tiêu chuẩn hàng đầu đã được chính Thánh Gioan Phaolô đưa ra. Trong Familiaris Consortio, ngài nói ‘các mục tử biết điều này: vì sự thật, họ buộc phải thi hành việc biện phân thận trọng đối với các hoàn cảnh’.
Điều ấy có nghĩa gì? Nó có nghĩa: mỗi hoàn cảnh khác nhau đều có một sự khác nhau về luân lý, và ngài đưa ra ba trường hợp: trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi một cách thẳng thừng; trường hợp hôn nhân ‘đổ vỡ không thể cứu chữa’; và trường hợp những người xác tín trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân thứ nhất của họ chưa bao giờ thành sự. Ba thí dụ này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô quảng diễn ở chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương, kêu gọi họ và cả chúng ta biện phân và phân biệt.
Điều đó cần phải làm, trước nhất, bởi chính các đương sự. Câu hỏi đầu tiên không phải là liệu họ có được lãnh các bí tích hay không, mà là họ đã xử lý ra sao sự thất bại trong cuộc hôn nhân của họ.
Ở tổng giáo phận Vienna, chúng tôi có một chương trình dành cho các người ly dị và tái hôn trong nhiều năm qua tên là ‘Năm Điều Lưu Ý’. Tôi cảm thấy được tăng cường mạnh mẽ bởi Niềm VuiYêu Thương trong phương pháp biện phân của nó. Một trong những điều đầu tiên chúng tôi hỏi là ‘Anh chị đối xử với con cái ra sao?’ Trong Niềm Vui Yêu Thương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng không bao giờ được buộc con cái phải vác lên vai gánh nặng do cuộc tranh chấp của cha mẹ tạo nên. Có một tiết rất cảm động trong đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết rằng ‘Tôi đưa ra lời kêu gọi này với các cha mẹ đã ly thân: đừng bao giờ bắt con cái mình làm con tin!” (Niềm Vui Yêu Thương 245). Đây là một tội nặng, rất nặng.
Ngài đưa ra rất nhiều trợ giúp để biện phân. Chẳng hạn, ngài nói tới hoàn cảnh người phối ngẫu bị bỏ rơi. Trong cuộc hôn nhân của anh/chị, anh/chị có xem xét hoàn cảnh của người phối ngẫu bị bỏ rơi không? Đâu là hậu quả của việc anh/chị ly dị đối với bạn bè, các gia đình khác, cộng đoàn? Anh/chị có xét tới vấn đề hận thù giữa anh/chị và người kia không? Đó là các phương thế để biện phân, và câu hỏi hàng đầu là phải xử lý ra sao hoàn cảnh trong đó lời thề hứa đã không thành.
Hỏi: Trọng tâm của Niềm Vui Yêu Thương, xét về nhiều phương diện, là lời kêu gọi biện phân này. Điều một số người hiểu chữ ‘biện phân’ là làm loãng các chuẩn mức luân lý. Thành thử, trên quan điểm mục vụ, Đức Hồng Y làm sao chắc chắn được rằng biện phân không có nghĩa là điều này?
Trả lời: anh chị hãy đọc chương 7 của Niềm Vui Yêu Thương nói về giáo dục. Ở đấy, anh chị thấy chính xác khuôn khổ của điều là biện phân đích thực. Cha mẹ phải làm gì cho con cái họ và với con cái họ? Điều gì tốt, điều gì xấu đối với chúng? Chỗ nào họ phải nghiêm khắc, chỗ nào họ phải kiên nhẫn? Đấy là công việc chuẩn mực của các nhà giáo dục, và phải là công việc của mọi hoạt động mục vụ, đó là biện phân.
Do đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng “Chúng ta cần một nền đào tạo tốt hơn về biện phân”. Có nhiều qui luật về biện phân. Trong Linh Thao, Thánh Inhã đưa ra nhiều qui luật về biện phân. Và cuối cùng, trong chiều kích tối hậu, biện phân là lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa trong đời anh chị. Đó là vấn đề lương tâm.
Hỏi: Há Đức Hồng Y không quan tâm sao trước việc điều trên có thể làm yếu đi lòng kính trọng đối với Bí Tích Hôn Phối, hay tháo gỡ cam kết của chúng ta đối với ý niệm vĩnh viễn của hôn nhân?
Trả lời: Theo nghĩa của Niềm Vui Yêu Thương, tôi nghĩ biện phân, tại một số khu vực trong Giáo Hội, có thể dẫn đến một thái độ nhgiêm ngặt hơn. Ở Tây Phương, nói chung, chúng ta đúng hơn bị cơn cám dỗ buông thả. Ở những khu vực khác, một số người bị cơn cám dỗ nghiêm khắc. Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói một điều rất quan trọng: cả người nghiêm khắc lẫn người buông thả đều không làm việc biện phân. Người nghiêm khắc biết trước mọi điều, còn người buông thả thì thả lỏng mọi sự.
Hỏi: Tất cả đều khởi đi từ tiên thiên…
Trả lời: Đúng vậy. Và nền giáo dục buông thả cũng tệ như nền giáo dục nghiêm khắc.
Hỏi: Đức Hồng Y có cho rằng xét theo thực tại mục vụ, nếu, ở Tây Phương, chúng ta xem trọng Niềm Vui Yêu Thương, thì thực sự chúng ta sẽ nghiêm ngặt hơn đối với việc ly dị và tái hôn dân sự không?
Trả lời: Tôi phải nói chúng ta sẽ lưu tâm hơn, vâng. Cẩn thận hơn.
Có lẽ cẩn trọng hơn?
Trả lời: Cẩn trọng hơn theo nghĩa huấn luyện lương tâm. Vâng. Nhưng tôi phải nói thêm một yếu tố rất quan trọng. Trong Niềm Vui Yêu Thương, có một đoạn duy nhất trong đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến việc rước lễ. Nhưng không trong bối cảnh ly dị. Mà trong bối cảnh thực tại xã hội (Niềm Vui Yêu Thương 186). Ngài trích dẫn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, khi nói tới việc biện phân thân xác và Thánh Phaolô quở mắng người Côrintô điều gì? Quở rằng người giầu ăn uống đến no say, còn người nghèo thì đói meo. Và đó không phải là biện phân thân xác.
Tôi nghĩ lời mời gọi biện phân là một điều chạm đến mọi người. Không phải chỉ người ly dị mà thôi. Nó đụng đến mọi người: tôi phải biện phân ra sao khi tôi đối xử với người của tôi, với nhân viên của tôi một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo, rồi đi rước lễ vào Chúa Nhật? Đấy có phải là biện phân thân xác không?
Thành thử, tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta mở rộng vấn đề. Và cuối cùng, theo lời của Thánh Phaolô, mọi người phải biện phân xem mình ăn vì án phạt hay vì ơn ích.
Còn 1 kỳ
Trong các vấn đề được đề cập tới có Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Theo Đức Hồng Y, dù nhiều nhà phê bình tỏ ra lo ngại trước động thái thận trọng của Đức Phanxicô đối với việc có thể cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn được chịu các bí tích, dù không chính thức được tòa án Giáo Hội tuyên bố cuộc hôn nhân trước của họ bất thành (vô hiệu), nhưng nếu đọc Tông Huấn này một cách nghiêm túc, thì, ít nhất tại Tây Phương, lời kêu gọi biện phân của nó thực sự đi ngược lại khuynh hướng quá “buông thả”.
Ngài nói: “Ở Tây Phương, nói chung, chúng ta đúng hơn bị cơn cám dỗ buông thả. Ở những khu vực khác, một số người bị cơn cám dỗ nghiêm khắc. Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói một điều rất quan trọng: cả người nghiêm khắc lẫn người buông thả đều không làm việc biện phân. Người nghiêm khắc biết trước mọi điều, còn người buông thả thì thả lỏng mọi sự”.
Đức Hồng Y cho rằng Niềm Vui Yêu Thương kêu gọi ta thực hành một cuộc duyệt xét luân lý lâu dài và nghiêm túc về việc thất bại của hôn nhân, dựa theo mẫu Linh Thao của Thánh Inhã thành Loyola, đấng sáng lập Dòng Tên. Nếu duyệt xét này được thực hiện một cách nghiêm túc, chắc chắn đây sẽ là một tiến trình kiểm tra (screening) nghiêm ngặt trước khi cho phép người ly dị tái hôn rước lễ hơn là thực hành hiện nay ở một số nền văn hóa Tây Phương.
Đức Hồng Y Schönborn cũng cho biết ngài không thực sự bối rối trước sự kiện các giám mục hay các nhóm giám mục khác nhau đưa ra nhiều lối giải thích khác nhau về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, vì “tiếp thu là một diễn trình lâu dài”.
Trọng điểm ở đây, theo Đức Hồng Y Schönborn, là: Giáo Hội không nên vội vã rút ra các câu kết luận thực tế ngay tức khắc, mà nên chú tâm vào việc thẩm thấu tinh thần của văn kiện nhất là lời kêu gọi biện phân của nó.
Ngài bảo: “Cần phải thảo luận, và tôi không sợ việc tiếng nói của các giám mục và của hàng ngũ giáo dân chưa hoàn toàn ăn ý với nhau”.
Trong cuộc đàm đạo này, Đức Hồng Y Schönborn cũng còn đề cập đến nhiều vấn đề khác:
• Ngài cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo nên “một bộ ba” (triptych) với các vị tiền nhiệm của ngài là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI. Hai vị sau “phải bảo toàn những điều căn bản của giáo huấn Công Giáo vốn đang bị đe dọa nghiêm trọng” trong khi Đức Phanxicô lưu ý tới việc “người ta đang đứng ở đâu, họ đang ở đâu, cuộc sống của họ ra sao, và ta phải dẫn họ tới đâu”.
• Ngài nhìn nhận rằng các vị Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự không biết các ngài nhận được những gì, dù, ngài cười, ngài vốn mong có sự bất ngờ, theo nghĩa Đức Phanxicô, rốt cuộc, sẽ trở thành điều ngài mong đợi.
• Ngài nhấn mạnh rằng các phạm trù như tả hữu nên được “quên đi” khi cố gắng hiểu Giáo Hội. Thánh Tôma Aquinô đâu có tả hữu chi, mà “chỉ sáng suốt và Công Giáo” thôi.
• Ngài cho rằng ta không thể coi là đương nhiên việc đức tin không chết đi ở Tây Phương ngày nay như cách nó đã chết thực trong lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Nhưng ngài vẫn thấy nhiều dấu chỉ hy vọng, nhất là nơi di dân, họ mang tới một đức tin sống động cho Lục Địa Xưa và nơi khá nhiều nhóm nhỏ các tín hữu trẻ.
Niềm Vui Yêu Thương
Phần một của cuộc đàm đạo tập chú vào Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương.
Hỏi: Các giám mục và các nhóm giám mục đang đưa ra các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: Niềm Vui Yêu Thương muốn nói gì về việc rước lễ của người Công Giáo ly dị và tái hôn. Tính đa dạng mà một số người cho là lộn xộn này, có làm Đức Hồng Y bối rối chăng?
Trả lời: Thực sự không. Tiếp thu là một diễn trình lâu dài, nếu là điều quan trọng. Việc tiếp thu Công Đồng Trent cần tới 200 năm. Việc tiếp thu Công Đồng Nixêa đầu tiên cần tới 300 hay 400 năm. Tiếp thu là một diễn trình quan trọng, vì chính qua cuộc tranh luận quanh một giáo huấn mà giáo huấn này mới thấm sâu vào cơ thể Giáo Hội và mới trở nên thịt xương cho Giáo Hội. Việc tiếp thu Vatican II còn lâu mới kết thúc, nó vẫn chưa chấm dứt…
Hỏi: Đức Hồng Y có lẽ cho rằng sự náo động quanh Niềm Vui Yêu Thương minh họa điều trên, có phải không ạ? Nó minh họa rằng cuộc tranh luận về việc áp dụng mục vụ các viễn kiến của Công Đồng nay vẫn còn đang tiếp diễn?
Trả lời: Chính xác như thế. Tôi nghĩ việc Niềm Vui Yêu Thương chú tâm vào điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là các gia đình “như họ đang thực sự là” là một trong các chú tâm lớn của Vatican II. Dĩ nhiên, luôn có một căng thẳng nào đó giữa việc phát biểu tín lý, sự rõ ràng về tín lý, và việc tích nhập giáo huấn của Giáo Hội vào cuộc sống người ta và vào chính cuộc sống của chúng ta.
Diễn trình tiếp thu trên phải là một thời gian để thảo luận. Tôi không sợ có cuộc thảo luận. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với chúng ta khi kết thúc Thượng Hội Đồng đầu tiên năm 2014 rằng ngài có lẽ sẽ lo lắng nếu điều gì cũng thanh thản, không cần phải thảo luận. Như Thánh Inhã, ngài gọi điều này là việc làm của Thần Khí. Đây là sự thúc đẩy của Thần Khí. Giống như mang thai vậy, anh chị biết đó? Đây là một việc đang diễn biến. Nó cần thảo luận, và tôi không sợ việc tiếng nói của các giám mục và của giáo dân chưa hoàn toàn ăn ý với nhau.
Điều tôi khẩn khoản là kiên nhẫn. Ở Hội Đồng Giám Mục Áo, chúng tôi nói chúng tôi không thích đưa ra các tập hướng dẫn vào ngay lúc này vì chúng ta vẫn còn đang ở trong thời kỳ tiếp thu văn kiện. Sau Vatican II, phần lớn các Hội Đồng Giám Mục quá lớn để có thể vội vàng tổ chức các hội đồng địa phương nhằm tạo ra các chất liệu riêng của mình.
Ngoại lệ duy nhất… có thể còn các ngoại lệ khác, nhưng ngoại lệ chính bản thân tôi biết… là vị Tổng Giám Mục Krakow. Cuối Vatican II, Đức Hồng Y [Karol] Wojtyla đã làm gì? Ngài xuất bản một cuốn sách nhỏ chứa các bản văn chủ chốt của Công Đồng và các bình luận ngắn. Cuốn sách này được in ra nhiều ngàn bản, và toàn thể tổng giáo phận Krakow tham gia một diễn trình hội đồng kéo dài 10 năm.
Mục đích không phải là đưa ra các văn kiện, mà chỉ nghiên cứu Vatican II và nội tâm hóa giáo huấn của nó về phụng vụ, về Giáo Hội, về mạc khải Thiên Chúa, về tự do tôn giáo, v.v… Đến khi đã là giáo hoàng rồi, ngài mới chính thức bế mạc hội đồng này khi trở về thăm quê hương Ba Lan lần đầu tiên. Tôi nghĩ đó là cách làm đúng đắn.
Điều tôi ráng làm ở giáo phận chúng tôi là đọc bản văn Niềm Vui Yêu Thương với các linh mục và giáo dân, nói với họ ‘Hãy nhìn bản văn, hãy đọc nó, nó được viết một cách đẹp đẽ’, đừng vội rút ra các kết luận thực tiễn ngay tức khắc, một thứ áp dụng Niềm Vui Yêu Thương đầy tính giải nghi học (casuistic). Hãy để anh chị em thấm nhuần văn kiện vĩ đại này, và rồi, từ từ, nó sẽ được soi sáng.
Một số Hội Đồng Giám Mục đã cho công bố các bản chỉ dẫn, như Malta, Đức, Giáo phận Rôma, v.v… Điều đó tốt, nhưng các chỉ dẫn này cần được thảo luận thêm, tôi nghĩ vậy, vì vẫn còn quá sớm. Các vị giám mục của giáo tỉnh Buenos Aires cũng đã công bố các bản chỉ dẫn, và Đức Giáo Hoàng đã cho biết lập trường là các bản chỉ dẫn này phù hợp với Niềm Vui Yêu Thương. Nhưng, nói chung, tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian. Chúng ta phải tiếp cận với tinh thần của Niềm Vui Yêu Thương trước khi rút ra bất cứ kết luận thực tiễn nào.
Hỏi: Đức Hồng Y khuyên nên kiên nhẫn, nhưng trong khi ấy nhiều người bối rối vì các giám mục Buenos Aires hình như đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi liệu các người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời có được lãnh nhận Thánh Thể hay không còn các giám mục của Alberta và của Lãnh Thổ Tây Bắc (Gia Nã Đại) lại đưa ra một câu trả lời khác hẳn. Vậy đâu là câu trả lời đúng?
Trả lời: Câu trả lời đúng là biện phân. Hãy đọc Familiaris Consortio số 84 … để qua một bên vấn đề rước lễ, vốn là một cái ‘bẫy’ như Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lần nói. Ai cũng trước nhất nhìn vào câu hỏi ‘họ có được phép hay không?’ Nhưng cách biện phân làm việc khác hẳn, và tiêu chuẩn hàng đầu đã được chính Thánh Gioan Phaolô đưa ra. Trong Familiaris Consortio, ngài nói ‘các mục tử biết điều này: vì sự thật, họ buộc phải thi hành việc biện phân thận trọng đối với các hoàn cảnh’.
Điều ấy có nghĩa gì? Nó có nghĩa: mỗi hoàn cảnh khác nhau đều có một sự khác nhau về luân lý, và ngài đưa ra ba trường hợp: trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi một cách thẳng thừng; trường hợp hôn nhân ‘đổ vỡ không thể cứu chữa’; và trường hợp những người xác tín trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân thứ nhất của họ chưa bao giờ thành sự. Ba thí dụ này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô quảng diễn ở chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương, kêu gọi họ và cả chúng ta biện phân và phân biệt.
Điều đó cần phải làm, trước nhất, bởi chính các đương sự. Câu hỏi đầu tiên không phải là liệu họ có được lãnh các bí tích hay không, mà là họ đã xử lý ra sao sự thất bại trong cuộc hôn nhân của họ.
Ở tổng giáo phận Vienna, chúng tôi có một chương trình dành cho các người ly dị và tái hôn trong nhiều năm qua tên là ‘Năm Điều Lưu Ý’. Tôi cảm thấy được tăng cường mạnh mẽ bởi Niềm VuiYêu Thương trong phương pháp biện phân của nó. Một trong những điều đầu tiên chúng tôi hỏi là ‘Anh chị đối xử với con cái ra sao?’ Trong Niềm Vui Yêu Thương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng không bao giờ được buộc con cái phải vác lên vai gánh nặng do cuộc tranh chấp của cha mẹ tạo nên. Có một tiết rất cảm động trong đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết rằng ‘Tôi đưa ra lời kêu gọi này với các cha mẹ đã ly thân: đừng bao giờ bắt con cái mình làm con tin!” (Niềm Vui Yêu Thương 245). Đây là một tội nặng, rất nặng.
Ngài đưa ra rất nhiều trợ giúp để biện phân. Chẳng hạn, ngài nói tới hoàn cảnh người phối ngẫu bị bỏ rơi. Trong cuộc hôn nhân của anh/chị, anh/chị có xem xét hoàn cảnh của người phối ngẫu bị bỏ rơi không? Đâu là hậu quả của việc anh/chị ly dị đối với bạn bè, các gia đình khác, cộng đoàn? Anh/chị có xét tới vấn đề hận thù giữa anh/chị và người kia không? Đó là các phương thế để biện phân, và câu hỏi hàng đầu là phải xử lý ra sao hoàn cảnh trong đó lời thề hứa đã không thành.
Hỏi: Trọng tâm của Niềm Vui Yêu Thương, xét về nhiều phương diện, là lời kêu gọi biện phân này. Điều một số người hiểu chữ ‘biện phân’ là làm loãng các chuẩn mức luân lý. Thành thử, trên quan điểm mục vụ, Đức Hồng Y làm sao chắc chắn được rằng biện phân không có nghĩa là điều này?
Trả lời: anh chị hãy đọc chương 7 của Niềm Vui Yêu Thương nói về giáo dục. Ở đấy, anh chị thấy chính xác khuôn khổ của điều là biện phân đích thực. Cha mẹ phải làm gì cho con cái họ và với con cái họ? Điều gì tốt, điều gì xấu đối với chúng? Chỗ nào họ phải nghiêm khắc, chỗ nào họ phải kiên nhẫn? Đấy là công việc chuẩn mực của các nhà giáo dục, và phải là công việc của mọi hoạt động mục vụ, đó là biện phân.
Do đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng “Chúng ta cần một nền đào tạo tốt hơn về biện phân”. Có nhiều qui luật về biện phân. Trong Linh Thao, Thánh Inhã đưa ra nhiều qui luật về biện phân. Và cuối cùng, trong chiều kích tối hậu, biện phân là lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa trong đời anh chị. Đó là vấn đề lương tâm.
Hỏi: Há Đức Hồng Y không quan tâm sao trước việc điều trên có thể làm yếu đi lòng kính trọng đối với Bí Tích Hôn Phối, hay tháo gỡ cam kết của chúng ta đối với ý niệm vĩnh viễn của hôn nhân?
Trả lời: Theo nghĩa của Niềm Vui Yêu Thương, tôi nghĩ biện phân, tại một số khu vực trong Giáo Hội, có thể dẫn đến một thái độ nhgiêm ngặt hơn. Ở Tây Phương, nói chung, chúng ta đúng hơn bị cơn cám dỗ buông thả. Ở những khu vực khác, một số người bị cơn cám dỗ nghiêm khắc. Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói một điều rất quan trọng: cả người nghiêm khắc lẫn người buông thả đều không làm việc biện phân. Người nghiêm khắc biết trước mọi điều, còn người buông thả thì thả lỏng mọi sự.
Hỏi: Tất cả đều khởi đi từ tiên thiên…
Trả lời: Đúng vậy. Và nền giáo dục buông thả cũng tệ như nền giáo dục nghiêm khắc.
Hỏi: Đức Hồng Y có cho rằng xét theo thực tại mục vụ, nếu, ở Tây Phương, chúng ta xem trọng Niềm Vui Yêu Thương, thì thực sự chúng ta sẽ nghiêm ngặt hơn đối với việc ly dị và tái hôn dân sự không?
Trả lời: Tôi phải nói chúng ta sẽ lưu tâm hơn, vâng. Cẩn thận hơn.
Có lẽ cẩn trọng hơn?
Trả lời: Cẩn trọng hơn theo nghĩa huấn luyện lương tâm. Vâng. Nhưng tôi phải nói thêm một yếu tố rất quan trọng. Trong Niềm Vui Yêu Thương, có một đoạn duy nhất trong đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến việc rước lễ. Nhưng không trong bối cảnh ly dị. Mà trong bối cảnh thực tại xã hội (Niềm Vui Yêu Thương 186). Ngài trích dẫn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, khi nói tới việc biện phân thân xác và Thánh Phaolô quở mắng người Côrintô điều gì? Quở rằng người giầu ăn uống đến no say, còn người nghèo thì đói meo. Và đó không phải là biện phân thân xác.
Tôi nghĩ lời mời gọi biện phân là một điều chạm đến mọi người. Không phải chỉ người ly dị mà thôi. Nó đụng đến mọi người: tôi phải biện phân ra sao khi tôi đối xử với người của tôi, với nhân viên của tôi một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo, rồi đi rước lễ vào Chúa Nhật? Đấy có phải là biện phân thân xác không?
Thành thử, tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta mở rộng vấn đề. Và cuối cùng, theo lời của Thánh Phaolô, mọi người phải biện phân xem mình ăn vì án phạt hay vì ơn ích.
Còn 1 kỳ