Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương” của Đức Phanxicô tiếp tục bị một số người trong giới bảo thủ thách thức. Gần đây nhất, có Tiến Sĩ Josef Seifert, một nhà triết học Công Giáo nổi tiếng người Áo, lên tiếng kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rút lại các phát biểu trong Tông Huấn mà ông coi là “sai lầm và (trong một số trường hợp) còn lạc giáo một cách khách quan nữa”.
Biết rất rõ một số người bảo thủ sẽ chống đối từng phần Tông Huấn này, một công trình không hẳn của riêng ngài, mà là thành quả tập thể, còn nói theo ngôn ngữ thần học Công Giáo, là thành quả hợp đoàn, trong hơn 3 năm với hai thượng hội đồng giám mục thế giới liên tiếp, Đức Phanxicô đã mời Đức Hồng Y Christop Schӧnborn làm người trình bầy Tông Huấn trong buổi ra mắt nó với thế giới. Tuy là một trong các đại biểu của phe cấp tiến, nhưng Đức Hồng Y Schӧnborn có rất nhiều uy tín (credit) “bảo thủ”; ngài vốn là học trò ưu tú của Đức Bênêđíctô XVI và là một trong những vị đã soạn ra Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Có thể nói: Đức Hồng Y Schӧnborn là một nhà bảo thủ với viễn kiến cấp tiến.
Mới đây, trong một mạn đàm với tập san America, Đức Hồng Y Schӧnborn cho thấy một lần nữa lối đọc Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của ngài. Lối đọc này, theo tập san America, đã phản ảnh truyền thống Đa Minh, qua châm ngôn nổi tiếng của Thánh Tôma Aquinô: contemplata aliis trader (trao lại cho người khác những điều mình đã chiêm niệm).
Hành vi huấn quyền
Về giá trị của Tông Huấn, có người cho nó chỉ là ý kiến riêng của Đức Phanxicô chứ không có giá trị huấn quyền trọn vẹn, Đức Hồng Y Schӧnborn cho hay: không đúng như thế, Tông Huấn quả là một hành vi huấn quyền, xứng đáng gọi là tông huấn. Ở đây, rõ ràng Đức Giáo Hoàng sử dụng vai trò mục tử của ngài, thầy dạy đức tin, sau khi đã tham khảo 2 thượng hội đồng giám mục về gia đình.
Vả lại, đây là một văn kiện giáo hoàng có giá trị vĩ đại, một giáo huấn đích thực về sacra doctrina (học thuyết thánh). Không những thế, hành vi huấn quyền này còn làm cho giáo huấn của Giáo Hội thành hiện diện và có liên quan với thời nay. Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng: ta đọc Công Đồng Nixêa dưới ánh sáng Công Đồng Constantinốp và đọc Công Đồng Vatican I dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II thế nào, thì ta cũng nên đọc các phát biểu trước đây của huấn quyền về gia đình dưới ánh sáng các đóng góp của Niềm Vui Yêu Thương như thế. Chúng ta được hướng dẫn một cách sống động để biết phân biệt giữa tính liên tục của các nguyên tắc tín lý và tính gián đoạn của các viễn tượng hay các cách phát biểu bị điều kiện hóa bởi lịch sử. Huấn quyền sống động vốn có chức năng giải thích Lời của Thiên Chúa một cách chân chính.
Canh tân ngôn ngữ Giáo Hội
Theo Đức Hồng Y Schӧnborn, về phương pháp luận, Đức Phanxicô đã canh tân ngôn ngữ của Giáo Hội, không những theo đường lối tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” của ngài, mà còn theo đường lối “Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay” của Vatican II nữa.
Ngôn ngữ trên cho thấy một sự cởi mở sâu sắc đối với việc chấp nhận thực tại. Việc cởi mở này không hề làm hại tới tín lý. Nó tạo ra một phần của điều ngài gọi là “cột thẳng đứng của tín lý”, tức khía cạnh “hiện nay” của lời Chúa, Lời đã nhập thể vào lịch sử, và Đức Giáo Hoàng thông đạt nó trong khi lắng nghe các câu hỏi được đặt ra ngay ở trên đường.
Điều Đức Giáo Hoàng bác bỏ là viễn tượng thu mình vào các công bố trừu tượng không liên hệ gì tới những chủ thể đang sống và làm chứng cho cuộc gặp gỡ Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ đổi đời. Viễn tượng trừu tượng có tính giáo điều chỉ thuần thục hóa một số công bố nhằm áp đặt việc tổng quát hóa của chúng lên trên một số ưu tú, mà quên rằng khi ta nhắm mắt đối với người lân cận của mình, ta cũng nhắm mắt đối với Chúa, như Đức Bênêđíctô XVI nói trong “Deus Caritas Est”.
Duy lý tưởng lãng mạn
Niềm Vui Yêu Thương nhấn mạnh sự kiện này: gia đình không phải là một thực tại hoàn hảo và làm sẵn; viễn kiến này ngược với xu hướng quá duy lý tưởng hiện nay của một số giới trong Giáo Hội. Có người gọi xu hướng này là thuyết duy lý tưởng lãng mạn.
Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng Thánh Kinh không trình bầy hôn nhân như thế, đó chỉ là một lý tưởng trừu tượng. Đức Phanxicô thì gọi nó là “việc của người khéo tay”. Đôi mắt của Đấng Chăn Chiên Lành nhìn người ta, chứ không nhìn các ý tưởng để sau đó biện minh cho niềm hy vọng của chúng ta. Tách biệt các ý niệm này ra khỏi thế giới mà trong đó Ngôi Lời đã nhập thể sẽ dẫn tới việc khai triển ra “nền luân lý bàn giấy lạnh lùng” (số 312). Ta thường nói tới hôn nhân một cách trừu tượng đến nỗi đánh mất hết nét quyến rõ của nó. Đức Giáo Hoàng nói rất rõ: không gia đình nào là một thực tại hoàn hảo cả, vì nó bao gồm những người tội lỗi. Gia đình nào cũng đang trên đường lữ thứ. Đức Hồng Y tin rằng đây là viên đá nền của toàn văn kiện. Nó không liên hệ gì tới thuyết duy tục hay thuyết Platông trên mây trên gió, mà là thuyết thực tại của Thánh Kinh.
Tính đa dạng của các hoàn cảnh cụ thể
Như ta đã biết, Niềm Vui Yêu Thương nặng về mục vụ. Đức Phanxicô cho biết rất rõ: sẽ không có gì thay đổi về tín lý. Trên bình diện kỷ luật, theo Đức Hồng Y Schӧnborn, Đức Giáo Hoàng lưu ý đến tính đa dạng không cùng của các hoàn cảnh cụ thể. Ngài quả quyết rằng không nên chờ đợi một bộ qui định tổng quát mới, theo kiểu giáo luật, có thể áp dụng cho mọi trường hợp.
Trên bình diện thực hành (praxis), trong các hoàn cảnh khó khăn và các gia đình bị thương tổn, Đức Giáo Hoàng cho biết điều có thể làm được là khuyến khích để có được sự biện phân có trách nhiệm có tính cá nhân và mục vụ đối với từng trường hợp chuyên biệt.
Về phương diện trên, phải nhìn nhận điều này: “vì ‘mức độ trách nhiệm không bằng nhau trong mọi trường hợp’, nên các hậu quả hay hiệu quả của một qui luật không nhất thiết phải luôn luôn như nhau” (số 300). Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng việc biện phân này cũng liên quan tới “kỷ luật bí tích, vì biện phân có thể nhìn nhận rằng trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó, không có lỗi lầm nào hiện diện cả” (ghi chú số 336). Ngài cũng nói rõ rằng: “lương tâm cá nhân cần được lồng vào thực hành của Giáo Hội nhiều hơn” (số 303), nhất là trong “cuộc đàm đạo với vị linh mục, ở tòa trong” (số 300).
Cũng về thực hành, Niềm Vui Yêu Thương đứng trên bình diện hết sức cụ thể của đời sống mỗi người. Chúng ta thấy có tín lý đức tin và các phong tục, và kỷ luật được xây dựng trên tín lý và đời sống Giáo Hội, nhưng cũng có các thực hành bị điều kiện hóa bởi cá nhân hay cộng đoàn.
Theo Đức Giáo Hoàng, về bình diện hết sức cụ thể nói trên, hiện đang có sự diễn biến trong nhận thức của Giáo Hội đối với các yếu tố điều kiện hóa và giảm khinh, các yếu tố này hết sức chuyên biệt đối với thời đại ta:
“Giáo Hội sở đắc cả một tổng hợp suy tư chắc chắn liên quan tới các nhân tố và hoàn cảnh giảm khinh. Do đó, không thể đơn giản nói rằng tất cả những người trong bất cứ hoàn cảnh ‘bất hợp lệ’ nào đều đang sống trong tình trạng tội trọng hay không có ơn thánh hóa. Ở đây, nhiều điều có liên quan chứ không phải chỉ là việc không biết qui luật. Một chủ thể rất có thể biết đầy đủ về qui luật, thế nhưng lại gặp khó khăn lớn trong việc hiểu rõ ‘các giá trị cố hữu của nó’ (339) hay rơi vào một hoàn cảnh cụ thể không giúp họ hành động khác đi và quyết định khác đi mà không phạm tội thêm. Như các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã nói ‘Có thể có các nhân tố khiến khả năng đưa ra quyết định trở thành hạn chế’”.
Đức Gioan Phaolô II đã mặc nhiên...
Nhắc đến đạn văn nổi tiếng số 84 trong Tông Huấn “Familiaris consortio” của Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Schӧnborn cho hay: vị Thánh Giáo Hòang này quả đã phân biệt hàng loạt các hoàn cảnh khác nhau. Ngài nhìn thấy sự khác biệt giữa những người đã thành thực cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân đầu của họ nhưng vẫn đã bị bỏ rơi một cách bất công và những người đã tự ý tiêu diệt một cuộc hôn nhân hợp pháp theo giáo luật. Sau đó, ngài còn nói tới những người bước vào cuộc kết hợp vợ chồng lần thứ hai để dưỡng dục con cái và trong thâm tâm, họ biết chắc cuộc hôn nhân thứ nhất của họ, nay đã không còn cứu vãn được nữa, thực ra chưa bao giờ thành hiệu cả. Mỗi trường hợp này tạo đối tượng cho một cuộc đánh giá dị biệt hóa về luân lý.
Có rất nhiều khởi điểm hết sức khác nhau trong việc tham dự mỗi ngày một sâu sắc hơn vào đời sống Giáo Hội, một đời sống mà ai ai cũng đều được mời gọi. Đức Gioan Phaolô II đã mặc nhiên giả thiết rằng người ta không thể đơn giản nói rằng mọi hoàn cảnh của người ly dị tái hôn đều tương đương như một đời sống trong tội trọng, bị loại ra ngoài sự hiệp thông yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.
Thành thử, ngài đã mở cửa cho một lối hiểu rộng rãi hơn nhờ biện phân các hoàn cảnh đa dạng vốn không y như nhau một cách khách quan và nhờ sự xem xét của tòa trong.
Hoàn cảnh khách quan và tương quan giữa cá nhân với Thiên Chúa và Giáo Hội
Trả lời một câu hỏi khác, Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng tính phức tạp trong hoàn cảnh các gia đình hiện nay, mà cách đây vài thập niên chưa hề có, khiến ta phải có cách nhìn tinh tế hơn đối với các hoàn cảnh này. Nói rõ hơn, hoàn cảnh khách quan của một người không cho ta biết mọi sự về con người này trong tương quan của họ với Thiên Chúa và với Giáo Hội. Điều này buộc ta phải khẩn cấp suy nghĩ lại điều ta muốn nói khi nói tới các hoàn cảnh tội lỗi khách quan.
Theo Đức Hồng Y, Đức Phanxicô đã thực hiện một bước quan trọng là buộc chúng ta nói rõ ra điều vốn nói ngầm trong “Familiaris consortio” về mối liên hệ giữa tính khách quan của hoàn cảnh tội lỗi và sự sống ơn thánh trong tương quan với Thiên Chúa và Giáo Hội của Người, và như một hệ quả luận lý, về tính qui tội cụ thể. Đức Hồng Y Ratzinger, vào thập niên 1990, đã giải thích rằng chúng ta không còn tự động cho rằng sống trong các cuộc kết hợp vợ chồng mới là sống trong hoàn cảnh tội trọng nữa.
Đức Hồng Y Schӧnborn nói rằng: ngài nhớ ngài có nêu câu hỏi sau đây với Đức Hồng Y Ratzinger, năm 1994, khi Bộ Giáo Lý Đức Tin cho công bố tài liệu của họ về người ly dị tái hôn: “Có phải thực hành cũ mà con coi là đương nhiên và là điều con biết trước khi có công đồng, vẫn còn giá trị không? Thực hành này dự liệu khả năng, ở tòa trong với vị giải tội của họ, được nhận lãnh các bí tích, miễn là không gây ra tai tiếng”. Ngài đã trả lời rất rõ ràng, y hệt như lời qủa quyết của Đức Phanxicô: không có qui luật tổng quát nào bao trùm hết mọi trường hợp đặc thù. Qui luật tổng quát rất rõ ràng, và điều cũng rõ ràng là nó không thể bao trùm mọi trường hợp cách thấu đáo được.
Gián đoạn với quá khứ?
Đức Phanxicô nói rằng “trong một số trường hợp”, khi một người sống trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, nhưng chủ quan không thấy mình có tội hay không hoàn toàn có tội, thì họ vẫn có thể sống trong ơn thánh của Thiên Chúa, yêu thương và lớn lên trong đời sống ơn thánh và bác ái, vì mục đích này, họ được lãnh nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội, kể cả các bí tích, ngay cả bí tích Thánh Thể, vốn “không phải là phần thưởng dành cho những người hoàn hảo, nhưng là thuốc đại lượng và của ăn cho những người yếu đuối”. Làm thế nào để có thể hội nhập lời khẳng định này vào tín lý cổ điển của Giáo Hội? Phải chăng ở đây có một sự gián đoạn với những điều đã được quả quyết trong quá khứ?
Đức Hồng Y Schӧnborn trả lời đại ý như sau: Vì luôn ghi nhớ viễn tượng của văn kiện, nên ngài tin rằng điểm căn bản đã được triển khai trong Niềm Vui Yêu Thương là tất cả chúng ta, bất kể thuộc loại người trừu tượng nào, đều được kêu gọi phải cầu xin lòng thương xót, mong muốn sự hồi tâm. “Lạy Chúa, con không đáng…”. Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ nói trong một ghi chú về sự giúp đỡ bằng các bí tích “trong một số trường hợp” của các hoàn cảnh bất hợp lệ, ngài đã nói như vậy bất kể sự kiện này là vấn đề, vốn rất quan trọng, đã bị phát biểu sai lạc khi nó được ngôi vị hóa, và cũng bất kể sự kiện này nữa là một số người muốn giải quyết nó bằng một ngôn từ tổng quát hơn là bằng việc biện phân cá nhân về mình thánh Chúa Kitô, một biện phân mà mỗi người và mọi người chúng ta đều phải làm.
Với sự sáng suốt vĩ đại, Đức Phanxicô đã yêu cầu chúng ta suy niệm về đoạn 1 Cr 11: 17-34 (số 186) là đoạn quan trọng nhất nói về vấn đề rước lễ. Điều này cho phép ngài tái định vị vấn đề và đặt nó ở chỗ thánh Phaolô đã đặt. Đây là một cách tế nhị để chỉ ra một đáp ứng giải thích khác nhằm trả lời các câu hỏi vốn được lặp đi lặp lại. Điều cần thiết là phải đi vào chiều kích cụ thể của đời sống mới có thể “biện phân được Mình Thánh”, bằng cách nài xin sự thương xót. Rất có thể một người nào đó có đời sống tuân theo luật lệ, nhưng vẫn thiếu sự biện phân, và như Thánh Phaolô đã nói, người này “đã ăn và uống sự phán xét cho chính mình”.
Chúng ta lui tới các bí tích như những người ăn xin, như những viên thu thuế đứng ở cuối đền thờ không dám ngước mắt lên. Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta không những nhìn vào các điều kiện bên ngoài (vốn rất quan trọng) mà còn phải tự hỏi mình rằng liệu chúng ta có khát khao sự tha thứ đầy thương xót hay không, để chúng ta có thể đáp ứng tốt hơn đối với tính năng đọc đầy thánh hóa của ơn thánh. Người ta không thể từ luật tổng quát bước qua “một số trường hợp” chỉ bằng cách nhìn vào những hoàn cảnh chính thức. Do đó, trong một số trường hợp, rất có thể có người sống trong hoàn cảnh tội lỗi khách quan nhưng vẫn có thể nhận lãnh được sự giúp đỡ của các bí tích.
Tại sao phải nói tới “một số trường hợp” mà không nói tới một luật chung nào đó, thì Đức Hồng Y cho hay: Nếu không nói như thế thì sẽ lại rơi vào khoa giải nghi học (casuistry) hết sức trừu tượng. Thậm chí còn nguy hiểm hơn nữa là chúng ta sẽ liều mình tạo hoẹt ra điều đúng, như một ngoại lệ, để nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể trong hoàn cảnh tội lỗi khách quan. Ngài tin rằng, ở đây, Đức Giáo Hoàng đòi chúng ta phải yêu mến sự thật để biện phân những hoàn cảnh cá nhân cả ở toà trong lẫn ở toà ngoài.
Những người không thể hiện được ý niệm hôn nhân
Câu hỏi được nêu ra là: Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến “hoàn cảnh tội lỗi khách quan” chắc chắn ngài không muốn nói tới những người đã được tuyên bố vô hiệu trong cuộc hôn nhân đầu và sau đó đã tái hôn, ngài cũng không muốn nói tới những người đã hội đủ các điều kiện sống với nhau “như anh trai em gái” (hoàn cảnh của họ rất có thể bất hợp lệ nhưng thực tế họ không sống trong những hoàn cảnh tội lỗi khách quan). Thành thử, ở đây, Đức Giáo Hoàng muốn nói tới những người không thể hiện được ý niệm hôn nhân một cách khách quan, và không biến cải lối sống của họ phù hợp với đòi hỏi. Hiểu như vậy có đúng không?
Đức Hồng Y cho hay: đúng như thế. Trong kinh nghiệm đồng hành với người ta về thiêng liêng của ngài, khi Đức Thánh Cha nói tới những hoàn cảnh tội lỗi khách quan, ngài không ngừng ở một số trường hợp đã được nói rõ trong số 84 của tông huấn Familiaris Consortio. Ngài nói một cách rộng rãi hơn tới một số hoàn cảnh không hiện thân được một cách khách quan cái hiểu của chúng ta về hôn nhân. Ta phải cố gắng hết sức để khuyến khích việc phát triển một ý thức thông sáng trong khi “thừa nhận ảnh hưởng của những yếu tố cụ thể” (số 303).
Vai trò của lương tâm
Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng lương tâm có thể làm nhiều hơn là nhận ra rằng một tình huống nhất định không tương ứng khách quan với các đòi hỏi tổng quan của Tin Mừng. Nó còn có thể nhận ra, một cách chân thành và trung thực, những gì đối với lúc này là đáp ứng quảng đại nhất có thể dành cho Thiên Chúa, và tiến đến chỗ thấy một cách khá chắc chắn về đạo đức rằng đó là điều Thiên Chúa đang yêu cầu trong bối cảnh các giới hạn phức tạp và cụ thể của người ta, dù chưa hoàn toàn là lý tưởng khách quan (số 303).
Niềm vui
Đối với câu hỏi: Hình như Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn nhấn mạnh một cách mạnh mẽ tới chủ đề niềm vui. Tại sao vậy? Phải chăng chúng ta đang có nguy cơ mất nó? Vì lòng thương xót đang làm ta bối rối?
Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng: Việc nại đến lòng thương xót cho chúng ta thấy sự cần thiết phải đi ra ngoài chính bản ngã chúng ta để thực hành lòng thương xót và ngược lại, để lãnh nhận lòng thương xót của Chúa Cha. Giáo Hội của "Niềm Vui Tin Mừng" là Giáo Hội biết đi ra ngoài, và đi ra khỏi chính mình là điều gây ra sợ hãi. Chúng ta ra ngoài các an toàn có sẵn của chúng ta, để có thể để cho mình được kết hợp lại với Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nắm tay chúng ta để hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng của chứng từ đức tin. Ngài muốn chỉ cho chúng ta một cuộc gặp gỡ sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta, một cuộc gặp gỡ của tình yêu chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta tiến về phía cuộc gặp gỡ với người khác.
Cuộc hồi tâm mục vụ lúc nào cũng phải tìm kiếm sự hiện diện của Thiên Chúa nói trên, Đấng đang hoạt động ngày nay. Sự hiện diện này làm dấy lên niềm vui, niềm vui yêu thương. Tình yêu luôn đòi hỏi; nhưng không có niềm vui nào lớn hơn tình yêu.
Biết rất rõ một số người bảo thủ sẽ chống đối từng phần Tông Huấn này, một công trình không hẳn của riêng ngài, mà là thành quả tập thể, còn nói theo ngôn ngữ thần học Công Giáo, là thành quả hợp đoàn, trong hơn 3 năm với hai thượng hội đồng giám mục thế giới liên tiếp, Đức Phanxicô đã mời Đức Hồng Y Christop Schӧnborn làm người trình bầy Tông Huấn trong buổi ra mắt nó với thế giới. Tuy là một trong các đại biểu của phe cấp tiến, nhưng Đức Hồng Y Schӧnborn có rất nhiều uy tín (credit) “bảo thủ”; ngài vốn là học trò ưu tú của Đức Bênêđíctô XVI và là một trong những vị đã soạn ra Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Có thể nói: Đức Hồng Y Schӧnborn là một nhà bảo thủ với viễn kiến cấp tiến.
Mới đây, trong một mạn đàm với tập san America, Đức Hồng Y Schӧnborn cho thấy một lần nữa lối đọc Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của ngài. Lối đọc này, theo tập san America, đã phản ảnh truyền thống Đa Minh, qua châm ngôn nổi tiếng của Thánh Tôma Aquinô: contemplata aliis trader (trao lại cho người khác những điều mình đã chiêm niệm).
Hành vi huấn quyền
Về giá trị của Tông Huấn, có người cho nó chỉ là ý kiến riêng của Đức Phanxicô chứ không có giá trị huấn quyền trọn vẹn, Đức Hồng Y Schӧnborn cho hay: không đúng như thế, Tông Huấn quả là một hành vi huấn quyền, xứng đáng gọi là tông huấn. Ở đây, rõ ràng Đức Giáo Hoàng sử dụng vai trò mục tử của ngài, thầy dạy đức tin, sau khi đã tham khảo 2 thượng hội đồng giám mục về gia đình.
Vả lại, đây là một văn kiện giáo hoàng có giá trị vĩ đại, một giáo huấn đích thực về sacra doctrina (học thuyết thánh). Không những thế, hành vi huấn quyền này còn làm cho giáo huấn của Giáo Hội thành hiện diện và có liên quan với thời nay. Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng: ta đọc Công Đồng Nixêa dưới ánh sáng Công Đồng Constantinốp và đọc Công Đồng Vatican I dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II thế nào, thì ta cũng nên đọc các phát biểu trước đây của huấn quyền về gia đình dưới ánh sáng các đóng góp của Niềm Vui Yêu Thương như thế. Chúng ta được hướng dẫn một cách sống động để biết phân biệt giữa tính liên tục của các nguyên tắc tín lý và tính gián đoạn của các viễn tượng hay các cách phát biểu bị điều kiện hóa bởi lịch sử. Huấn quyền sống động vốn có chức năng giải thích Lời của Thiên Chúa một cách chân chính.
Canh tân ngôn ngữ Giáo Hội
Theo Đức Hồng Y Schӧnborn, về phương pháp luận, Đức Phanxicô đã canh tân ngôn ngữ của Giáo Hội, không những theo đường lối tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” của ngài, mà còn theo đường lối “Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay” của Vatican II nữa.
Ngôn ngữ trên cho thấy một sự cởi mở sâu sắc đối với việc chấp nhận thực tại. Việc cởi mở này không hề làm hại tới tín lý. Nó tạo ra một phần của điều ngài gọi là “cột thẳng đứng của tín lý”, tức khía cạnh “hiện nay” của lời Chúa, Lời đã nhập thể vào lịch sử, và Đức Giáo Hoàng thông đạt nó trong khi lắng nghe các câu hỏi được đặt ra ngay ở trên đường.
Điều Đức Giáo Hoàng bác bỏ là viễn tượng thu mình vào các công bố trừu tượng không liên hệ gì tới những chủ thể đang sống và làm chứng cho cuộc gặp gỡ Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ đổi đời. Viễn tượng trừu tượng có tính giáo điều chỉ thuần thục hóa một số công bố nhằm áp đặt việc tổng quát hóa của chúng lên trên một số ưu tú, mà quên rằng khi ta nhắm mắt đối với người lân cận của mình, ta cũng nhắm mắt đối với Chúa, như Đức Bênêđíctô XVI nói trong “Deus Caritas Est”.
Duy lý tưởng lãng mạn
Niềm Vui Yêu Thương nhấn mạnh sự kiện này: gia đình không phải là một thực tại hoàn hảo và làm sẵn; viễn kiến này ngược với xu hướng quá duy lý tưởng hiện nay của một số giới trong Giáo Hội. Có người gọi xu hướng này là thuyết duy lý tưởng lãng mạn.
Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng Thánh Kinh không trình bầy hôn nhân như thế, đó chỉ là một lý tưởng trừu tượng. Đức Phanxicô thì gọi nó là “việc của người khéo tay”. Đôi mắt của Đấng Chăn Chiên Lành nhìn người ta, chứ không nhìn các ý tưởng để sau đó biện minh cho niềm hy vọng của chúng ta. Tách biệt các ý niệm này ra khỏi thế giới mà trong đó Ngôi Lời đã nhập thể sẽ dẫn tới việc khai triển ra “nền luân lý bàn giấy lạnh lùng” (số 312). Ta thường nói tới hôn nhân một cách trừu tượng đến nỗi đánh mất hết nét quyến rõ của nó. Đức Giáo Hoàng nói rất rõ: không gia đình nào là một thực tại hoàn hảo cả, vì nó bao gồm những người tội lỗi. Gia đình nào cũng đang trên đường lữ thứ. Đức Hồng Y tin rằng đây là viên đá nền của toàn văn kiện. Nó không liên hệ gì tới thuyết duy tục hay thuyết Platông trên mây trên gió, mà là thuyết thực tại của Thánh Kinh.
Tính đa dạng của các hoàn cảnh cụ thể
Như ta đã biết, Niềm Vui Yêu Thương nặng về mục vụ. Đức Phanxicô cho biết rất rõ: sẽ không có gì thay đổi về tín lý. Trên bình diện kỷ luật, theo Đức Hồng Y Schӧnborn, Đức Giáo Hoàng lưu ý đến tính đa dạng không cùng của các hoàn cảnh cụ thể. Ngài quả quyết rằng không nên chờ đợi một bộ qui định tổng quát mới, theo kiểu giáo luật, có thể áp dụng cho mọi trường hợp.
Trên bình diện thực hành (praxis), trong các hoàn cảnh khó khăn và các gia đình bị thương tổn, Đức Giáo Hoàng cho biết điều có thể làm được là khuyến khích để có được sự biện phân có trách nhiệm có tính cá nhân và mục vụ đối với từng trường hợp chuyên biệt.
Về phương diện trên, phải nhìn nhận điều này: “vì ‘mức độ trách nhiệm không bằng nhau trong mọi trường hợp’, nên các hậu quả hay hiệu quả của một qui luật không nhất thiết phải luôn luôn như nhau” (số 300). Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng việc biện phân này cũng liên quan tới “kỷ luật bí tích, vì biện phân có thể nhìn nhận rằng trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó, không có lỗi lầm nào hiện diện cả” (ghi chú số 336). Ngài cũng nói rõ rằng: “lương tâm cá nhân cần được lồng vào thực hành của Giáo Hội nhiều hơn” (số 303), nhất là trong “cuộc đàm đạo với vị linh mục, ở tòa trong” (số 300).
Cũng về thực hành, Niềm Vui Yêu Thương đứng trên bình diện hết sức cụ thể của đời sống mỗi người. Chúng ta thấy có tín lý đức tin và các phong tục, và kỷ luật được xây dựng trên tín lý và đời sống Giáo Hội, nhưng cũng có các thực hành bị điều kiện hóa bởi cá nhân hay cộng đoàn.
Theo Đức Giáo Hoàng, về bình diện hết sức cụ thể nói trên, hiện đang có sự diễn biến trong nhận thức của Giáo Hội đối với các yếu tố điều kiện hóa và giảm khinh, các yếu tố này hết sức chuyên biệt đối với thời đại ta:
“Giáo Hội sở đắc cả một tổng hợp suy tư chắc chắn liên quan tới các nhân tố và hoàn cảnh giảm khinh. Do đó, không thể đơn giản nói rằng tất cả những người trong bất cứ hoàn cảnh ‘bất hợp lệ’ nào đều đang sống trong tình trạng tội trọng hay không có ơn thánh hóa. Ở đây, nhiều điều có liên quan chứ không phải chỉ là việc không biết qui luật. Một chủ thể rất có thể biết đầy đủ về qui luật, thế nhưng lại gặp khó khăn lớn trong việc hiểu rõ ‘các giá trị cố hữu của nó’ (339) hay rơi vào một hoàn cảnh cụ thể không giúp họ hành động khác đi và quyết định khác đi mà không phạm tội thêm. Như các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã nói ‘Có thể có các nhân tố khiến khả năng đưa ra quyết định trở thành hạn chế’”.
Đức Gioan Phaolô II đã mặc nhiên...
Nhắc đến đạn văn nổi tiếng số 84 trong Tông Huấn “Familiaris consortio” của Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Schӧnborn cho hay: vị Thánh Giáo Hòang này quả đã phân biệt hàng loạt các hoàn cảnh khác nhau. Ngài nhìn thấy sự khác biệt giữa những người đã thành thực cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân đầu của họ nhưng vẫn đã bị bỏ rơi một cách bất công và những người đã tự ý tiêu diệt một cuộc hôn nhân hợp pháp theo giáo luật. Sau đó, ngài còn nói tới những người bước vào cuộc kết hợp vợ chồng lần thứ hai để dưỡng dục con cái và trong thâm tâm, họ biết chắc cuộc hôn nhân thứ nhất của họ, nay đã không còn cứu vãn được nữa, thực ra chưa bao giờ thành hiệu cả. Mỗi trường hợp này tạo đối tượng cho một cuộc đánh giá dị biệt hóa về luân lý.
Có rất nhiều khởi điểm hết sức khác nhau trong việc tham dự mỗi ngày một sâu sắc hơn vào đời sống Giáo Hội, một đời sống mà ai ai cũng đều được mời gọi. Đức Gioan Phaolô II đã mặc nhiên giả thiết rằng người ta không thể đơn giản nói rằng mọi hoàn cảnh của người ly dị tái hôn đều tương đương như một đời sống trong tội trọng, bị loại ra ngoài sự hiệp thông yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.
Thành thử, ngài đã mở cửa cho một lối hiểu rộng rãi hơn nhờ biện phân các hoàn cảnh đa dạng vốn không y như nhau một cách khách quan và nhờ sự xem xét của tòa trong.
Hoàn cảnh khách quan và tương quan giữa cá nhân với Thiên Chúa và Giáo Hội
Trả lời một câu hỏi khác, Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng tính phức tạp trong hoàn cảnh các gia đình hiện nay, mà cách đây vài thập niên chưa hề có, khiến ta phải có cách nhìn tinh tế hơn đối với các hoàn cảnh này. Nói rõ hơn, hoàn cảnh khách quan của một người không cho ta biết mọi sự về con người này trong tương quan của họ với Thiên Chúa và với Giáo Hội. Điều này buộc ta phải khẩn cấp suy nghĩ lại điều ta muốn nói khi nói tới các hoàn cảnh tội lỗi khách quan.
Theo Đức Hồng Y, Đức Phanxicô đã thực hiện một bước quan trọng là buộc chúng ta nói rõ ra điều vốn nói ngầm trong “Familiaris consortio” về mối liên hệ giữa tính khách quan của hoàn cảnh tội lỗi và sự sống ơn thánh trong tương quan với Thiên Chúa và Giáo Hội của Người, và như một hệ quả luận lý, về tính qui tội cụ thể. Đức Hồng Y Ratzinger, vào thập niên 1990, đã giải thích rằng chúng ta không còn tự động cho rằng sống trong các cuộc kết hợp vợ chồng mới là sống trong hoàn cảnh tội trọng nữa.
Đức Hồng Y Schӧnborn nói rằng: ngài nhớ ngài có nêu câu hỏi sau đây với Đức Hồng Y Ratzinger, năm 1994, khi Bộ Giáo Lý Đức Tin cho công bố tài liệu của họ về người ly dị tái hôn: “Có phải thực hành cũ mà con coi là đương nhiên và là điều con biết trước khi có công đồng, vẫn còn giá trị không? Thực hành này dự liệu khả năng, ở tòa trong với vị giải tội của họ, được nhận lãnh các bí tích, miễn là không gây ra tai tiếng”. Ngài đã trả lời rất rõ ràng, y hệt như lời qủa quyết của Đức Phanxicô: không có qui luật tổng quát nào bao trùm hết mọi trường hợp đặc thù. Qui luật tổng quát rất rõ ràng, và điều cũng rõ ràng là nó không thể bao trùm mọi trường hợp cách thấu đáo được.
Gián đoạn với quá khứ?
Đức Phanxicô nói rằng “trong một số trường hợp”, khi một người sống trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, nhưng chủ quan không thấy mình có tội hay không hoàn toàn có tội, thì họ vẫn có thể sống trong ơn thánh của Thiên Chúa, yêu thương và lớn lên trong đời sống ơn thánh và bác ái, vì mục đích này, họ được lãnh nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội, kể cả các bí tích, ngay cả bí tích Thánh Thể, vốn “không phải là phần thưởng dành cho những người hoàn hảo, nhưng là thuốc đại lượng và của ăn cho những người yếu đuối”. Làm thế nào để có thể hội nhập lời khẳng định này vào tín lý cổ điển của Giáo Hội? Phải chăng ở đây có một sự gián đoạn với những điều đã được quả quyết trong quá khứ?
Đức Hồng Y Schӧnborn trả lời đại ý như sau: Vì luôn ghi nhớ viễn tượng của văn kiện, nên ngài tin rằng điểm căn bản đã được triển khai trong Niềm Vui Yêu Thương là tất cả chúng ta, bất kể thuộc loại người trừu tượng nào, đều được kêu gọi phải cầu xin lòng thương xót, mong muốn sự hồi tâm. “Lạy Chúa, con không đáng…”. Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ nói trong một ghi chú về sự giúp đỡ bằng các bí tích “trong một số trường hợp” của các hoàn cảnh bất hợp lệ, ngài đã nói như vậy bất kể sự kiện này là vấn đề, vốn rất quan trọng, đã bị phát biểu sai lạc khi nó được ngôi vị hóa, và cũng bất kể sự kiện này nữa là một số người muốn giải quyết nó bằng một ngôn từ tổng quát hơn là bằng việc biện phân cá nhân về mình thánh Chúa Kitô, một biện phân mà mỗi người và mọi người chúng ta đều phải làm.
Với sự sáng suốt vĩ đại, Đức Phanxicô đã yêu cầu chúng ta suy niệm về đoạn 1 Cr 11: 17-34 (số 186) là đoạn quan trọng nhất nói về vấn đề rước lễ. Điều này cho phép ngài tái định vị vấn đề và đặt nó ở chỗ thánh Phaolô đã đặt. Đây là một cách tế nhị để chỉ ra một đáp ứng giải thích khác nhằm trả lời các câu hỏi vốn được lặp đi lặp lại. Điều cần thiết là phải đi vào chiều kích cụ thể của đời sống mới có thể “biện phân được Mình Thánh”, bằng cách nài xin sự thương xót. Rất có thể một người nào đó có đời sống tuân theo luật lệ, nhưng vẫn thiếu sự biện phân, và như Thánh Phaolô đã nói, người này “đã ăn và uống sự phán xét cho chính mình”.
Chúng ta lui tới các bí tích như những người ăn xin, như những viên thu thuế đứng ở cuối đền thờ không dám ngước mắt lên. Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta không những nhìn vào các điều kiện bên ngoài (vốn rất quan trọng) mà còn phải tự hỏi mình rằng liệu chúng ta có khát khao sự tha thứ đầy thương xót hay không, để chúng ta có thể đáp ứng tốt hơn đối với tính năng đọc đầy thánh hóa của ơn thánh. Người ta không thể từ luật tổng quát bước qua “một số trường hợp” chỉ bằng cách nhìn vào những hoàn cảnh chính thức. Do đó, trong một số trường hợp, rất có thể có người sống trong hoàn cảnh tội lỗi khách quan nhưng vẫn có thể nhận lãnh được sự giúp đỡ của các bí tích.
Tại sao phải nói tới “một số trường hợp” mà không nói tới một luật chung nào đó, thì Đức Hồng Y cho hay: Nếu không nói như thế thì sẽ lại rơi vào khoa giải nghi học (casuistry) hết sức trừu tượng. Thậm chí còn nguy hiểm hơn nữa là chúng ta sẽ liều mình tạo hoẹt ra điều đúng, như một ngoại lệ, để nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể trong hoàn cảnh tội lỗi khách quan. Ngài tin rằng, ở đây, Đức Giáo Hoàng đòi chúng ta phải yêu mến sự thật để biện phân những hoàn cảnh cá nhân cả ở toà trong lẫn ở toà ngoài.
Những người không thể hiện được ý niệm hôn nhân
Câu hỏi được nêu ra là: Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến “hoàn cảnh tội lỗi khách quan” chắc chắn ngài không muốn nói tới những người đã được tuyên bố vô hiệu trong cuộc hôn nhân đầu và sau đó đã tái hôn, ngài cũng không muốn nói tới những người đã hội đủ các điều kiện sống với nhau “như anh trai em gái” (hoàn cảnh của họ rất có thể bất hợp lệ nhưng thực tế họ không sống trong những hoàn cảnh tội lỗi khách quan). Thành thử, ở đây, Đức Giáo Hoàng muốn nói tới những người không thể hiện được ý niệm hôn nhân một cách khách quan, và không biến cải lối sống của họ phù hợp với đòi hỏi. Hiểu như vậy có đúng không?
Đức Hồng Y cho hay: đúng như thế. Trong kinh nghiệm đồng hành với người ta về thiêng liêng của ngài, khi Đức Thánh Cha nói tới những hoàn cảnh tội lỗi khách quan, ngài không ngừng ở một số trường hợp đã được nói rõ trong số 84 của tông huấn Familiaris Consortio. Ngài nói một cách rộng rãi hơn tới một số hoàn cảnh không hiện thân được một cách khách quan cái hiểu của chúng ta về hôn nhân. Ta phải cố gắng hết sức để khuyến khích việc phát triển một ý thức thông sáng trong khi “thừa nhận ảnh hưởng của những yếu tố cụ thể” (số 303).
Vai trò của lương tâm
Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng lương tâm có thể làm nhiều hơn là nhận ra rằng một tình huống nhất định không tương ứng khách quan với các đòi hỏi tổng quan của Tin Mừng. Nó còn có thể nhận ra, một cách chân thành và trung thực, những gì đối với lúc này là đáp ứng quảng đại nhất có thể dành cho Thiên Chúa, và tiến đến chỗ thấy một cách khá chắc chắn về đạo đức rằng đó là điều Thiên Chúa đang yêu cầu trong bối cảnh các giới hạn phức tạp và cụ thể của người ta, dù chưa hoàn toàn là lý tưởng khách quan (số 303).
Niềm vui
Đối với câu hỏi: Hình như Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn nhấn mạnh một cách mạnh mẽ tới chủ đề niềm vui. Tại sao vậy? Phải chăng chúng ta đang có nguy cơ mất nó? Vì lòng thương xót đang làm ta bối rối?
Đức Hồng Y Schӧnborn cho rằng: Việc nại đến lòng thương xót cho chúng ta thấy sự cần thiết phải đi ra ngoài chính bản ngã chúng ta để thực hành lòng thương xót và ngược lại, để lãnh nhận lòng thương xót của Chúa Cha. Giáo Hội của "Niềm Vui Tin Mừng" là Giáo Hội biết đi ra ngoài, và đi ra khỏi chính mình là điều gây ra sợ hãi. Chúng ta ra ngoài các an toàn có sẵn của chúng ta, để có thể để cho mình được kết hợp lại với Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nắm tay chúng ta để hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng của chứng từ đức tin. Ngài muốn chỉ cho chúng ta một cuộc gặp gỡ sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta, một cuộc gặp gỡ của tình yêu chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta tiến về phía cuộc gặp gỡ với người khác.
Cuộc hồi tâm mục vụ lúc nào cũng phải tìm kiếm sự hiện diện của Thiên Chúa nói trên, Đấng đang hoạt động ngày nay. Sự hiện diện này làm dấy lên niềm vui, niềm vui yêu thương. Tình yêu luôn đòi hỏi; nhưng không có niềm vui nào lớn hơn tình yêu.