Linh mục James F. Keenan, Dòng Tên, cho rằng với Phục Sinh, “mọi sự trở nên mới… Và, nếu ta dám chấp nhận ơn thánh đức tin, ta có thể thấy một năng động tính mới… Năng động tính Phục Sinh, một năng động tính mời gọi ta nhìn sự việc ra mới, mời gọi ta thấy không phải điều được phép mà là điều được kêu gọi, theo tôi, rất hiển hiện trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương”.
Thực vậy, trong tông huấn trên, theo Cha Keenan, có rất nhiều điều mới mẻ không hề làm ta lo lắng. Vì trong Giáo Hội, mới mẻ không bao giờ mâu thuẫn với quá khứ. Phục Sinh luôn liên kết với Bêlem! Sự mới mẻ của Niềm Vui Yêu Thương hết sức khéo léo đem truyền thống vào hiện tại, vì lợi ích tương lai. Truyền thống luôn cần khai triển như nhà thần học vĩ đại Marie Dominique Chenu từng viết; nếu không, nó không thể đem ta tới tương lai.
Theo Cha Keenan, sau đây là 12 điều mới mẻ của Niềm Vui Yêu Thương.
1. Niềm Vui Yêu Thương đánh dấu một khúc rẽ. Theo Cha Keenan, khúc rẽ (Wendpunkt) chính là tên các nhà thần học Đức gọi Niềm Vui Yêu Thương trong một cuốn sách do họ biên tập. Vì theo họ, có nhiều viễn ảnh tươi mát trong tông huấn này: giáo huấn thượng hội đồng, nền thần học tương quan về hôn nhân, lương tâm ra lệnh, đồng hành thừa tác, thương xót mang thương xót, giáo hội tuyên xưng. Còn các nhà thần học Bỉ thì gọi Niềm Vui Yêu Thương là “Điểm Bất Phản Hồi” (Point of No Return).
2. Hoa trái của một giáo hội có tính công đồng. Hai mươi lăm trước đây, Đức Tổng Giám Mục John Quinn cho rằng chúng ta có các công đồng ra quyết định, không khác tinh thần của Công Đồng Giêrusalem trong Công Vụ 15. Tại Công Đồng đó, các thánh Phêrô, Phaolô và Giacôbê, cùng với các vị khác trong ban lãnh đạo Giáo Hội mạnh bạo bàn tới việc làm thế nào để thích ứng với người ngoại giáo về phương diện mục vụ, dưới ánh sáng các thực hành của Giáo Hội lúc đó.
Trong bối cảnh trên, tông huấn Niềm Vui Yêu Thương đã phát sinh từ việc làm của hai Thượng Hội Đồng trong đó các nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng vật lộn, lý luận, tranh cãi và đấu tranh về tình trạng hiện thời của hôn nhân Công Giáo và nhu cần phải có các giải đáp mục vụ cho cuộc sống của những người kết hôn.
3. Xin mạn phép tín lý! Đây là một tông huấn mục vụ. Một trong các vị tham dự Thượng Hội Đồng lên tiếng đầu tiên khi tông huấn vừa được công bố là Đức Hồng Y Kasper: “nó không thay đổi bất cứ điều gì của tín lý Gío Hội hay của giáo luật – nhưng nó thay đổi tất cả”.
Đức Hồng Y Kasper hiểu rõ cái nhìn thông suốt của sử gia giáo hội John O’Malley khi nhắc nhở chúng ta rằng Công Đồng Vatican II là một công đồng mục vụ về cả văn phong lẫn nội dung. Ngài cũng nói thêm rằng các đường hướng chính trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều là giáo huấn của Vatican II.
Và theo O’Malley, giáo huấn được coi là mục vụ khi ta cố gắng hiểu đúng tín lý. Giáo huấn mục vụ không bao giờ là người em tồi của tín lý, mà là bạn đồng hành. Nhờ giáo huấn mục vụ, tín lý được giảng dậy cách hữu hiệu. Và theo John Noonan, Jr., chính nhờ giáo huấn mục vụ mà tín lý được khai triển.
4. Nền thần học hôn nhân có tính cụ thể và tương quan sâu sắc. Đức Phanxicô đôi lúc tỏ ra không vui khi người ta chỉ lưu ý tới chương tám của Niềm Vui Yêu Thương mà bỏ qua 7 chương đầu. Phải đọc trọn cả 8 chương, người ta mới nắm được giáo huấn mới của huấn quyền về hôn nhân.
Nhà thần học Đức, Konrad Hilpert, nhận ra mối tương quan năng động giữa hôn nhân và tính dục trong Niềm Vui Yêu Thương như là chìa khóa của sự mới mẻ nói trên. Ông cho rằng tập chú của nền đạo đức học tương quan của nó không phải là hành vi tính dục và các qui luật xác định về nó, mà đúng hơn, là bối cảnh thông đạt trong đó, một con người tiến tới chỗ ý thức tốt hơn về khả năng biết, hiểu, chấp nhận và yêu thương một con người khác.
Ở đây, ở Hoa Kỳ, có thể nói Julie Hanlon Rubio là người viết nhiều và viết có ý nghĩa hơn cả về nền thần học hôn nhân. Bà cho rằng đóng góp hàng đầu của tông huấn là “lời nó kêu gọi các cặp vợ chồng trì chí trong tình yêu phu thê qua thời gian. Nó đề cập tới các câu hỏi quan trọng: ‘Tại sao kết hôn? Tại sao tiếp tục ở lại trong hôn nhân? Và cung cấp các câu trả lời tốt đẹp hơn bất cứ giáo huấn Công Giáo chính thức nào khác về hôn nhân”.
5. Dĩ nhiên, bạn cần một sách vỡ lòng mới mong đọc được nó. Các sách vỡ lòng thuộc loại này không cần thiết vì lẽ tông huấn phức tạp, mà đúng hơn vì lẽ nó có tính nền tảng và rộng dài. Nền thần học này cần được lên xương thịt cho các giáo hội địa phương. Việc này cũng đã phát sinh ra cả một thị trường các sách vỡ lòng này. Người Pháp đã phát hành một cuốn, được coi như “một cuộc hành trình cùng đi với nhau”.
Học Viện Dòng Tên ở Nam Phi đã cung cấp một cuốn tương tự như thế. Các sách vỡ lòng bằng tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức đã được phổ biến khắp nơi trên liên mạng. Ở Hoa Kỳ, tạp chí National Catholic Reporter cũng đã cung cấp một cuốn của họ, rồi Julie Hanlon Rubio phát hành một cuốn chỉ dẫn đào tạo đức tin về nó qua nhà Liturgical Press và nay Tom Rausch cùng Roberto Dell’Oro đang chủ biên một tuyển tập cho nhà Paulist Press.
6. Nền thần học luân lý có một trách vụ mới: đồng hành với những người khác trong việc đào tạo lương tâm họ. Connor Kelly viết rằng với tông huấn này, Đức Phanxicô thay đổi trọn bộ trách vụ của thần học luân lý: Từ nay, không những lương tâm thừa nhận sự thật luân lý như đã được giảng dậy, mà nó còn biện phân và xác định rõ đường đi của nó cho tương lai. Mọi người Công Giáo phải để lương tâm mình trở thành hướng dẫn viên của mình.
Kelly bảo ta phải chú ý tới đoạn 303. “Thế nhưng, lương tâm không những có thể thừa nhận rằng một hoàn cảnh nhất định nào đó không tương ứng một cách khách quan với các đòi hỏi tổng quát của Tin Mừng.
"Nó còn có thể thành thực và trung thực nhìn nhận rằng đối với hiện nay, đây là đáp ứng quảng đại nhất có thể có đối với Thiên Chúa, và tiến tới chỗ nhìn thấy một cách khá chắc chắn rằng về phương diện luân lý thì đây là điều chính Thiên Chúa đòi hỏi giữa tính phức tạp cụ thể trong các giới hạn của họ, dù nó chưa trọn vẹn là lý tưởng khách quan.
"Dù sao, ta hãy nhớ rằng việc biện phân này có tính năng động; nó phải mãi mãi cởi mở đối với các giai đoạn tăng trưởng mới và các quyết định mới có khả năng giúp cho lý tưởng này được thể hiện cách trọn vẹn hơn”.
Việc Đức Giáo Hoàng nói đến khả năng biện phân của lương tâm hoàn toàn ăn ý với nền thần học của Công Đồng, nhất là trong Gaudium et spes. Kelly viết: “Khi nghiêm chỉnh nhận lấy ý tưởng này của Công Đồng, Niềm Vui Yêu Thương đã thăng tiến một cách có ý nghĩa cái hiểu của huấn quyền về lương tâm, nói lên một bước nữa trong diễn trình liên tục khai triển và phục hoạt truyền thống vốn sinh động trong Giáo Hội từ thời Vatican II”.
Điều trên có nghĩa lương tâm Công Giáo nay tự do được quyền làm ngơ giáo huấn của Giáo Hội hay không? Không. Nhưng ta nên hỏi giáo huấn của Giáo Hội trực tiếp ra lệnh đến mức nào cho các quyết định bình thường của lương tâm Công Giáo.
Giáo Hội hướng dẫn ta trong một số vấn đề thuộc việc làm cha mẹ và đời sống phu thê, nhưng việc sống ơn gọi đó trên căn bản hàng ngày tùy thuộc sự biện phân tích cực của lương tâm để biết được điều gì tốt nhất cho con cái, cho hôn nhân và cho gia đình. Ở nơi làm việc cũng thế, vấn đề giải trình trách nhiệm (accountability), sự hợp tình hợp lý, sự trong sáng, và tính cẩn mật tư riêng thúc đẩy ta thường xuyên phải sử dụng lương tâm.
Các quyết định đa dạng phải đưa ra hàng tuần trên đây không được thực hiện bằng các tham chiếu một thủ bản có tính huấn quyền nào đó, mà đúng hơn bằng cách thường xuyên tra vấn lương tâm mình.
7. Thói quen nại tới lương tâm mình chính là việc biện phân luân lý. Đức Phanxicô đã nắm được ý tưởng tuân theo lương tâm khi nói tới biện phân. Việc nhấn mạnh tới biện phân này thường được các độc giả của thông điệp nhận ra; như các biên tập viên của tạp chí Commonweal từng ghi nhận, đây là việc “thừa nhận tính phức tạp của con người và sự ủng hộ tính phụ đới”.
Các nhà thần học luân lý coi việc huấn quyền cổ vũ việc biện phân này như lời mời gọi chúng ta thăm dò cách làm thế nào, người Công Giáo chúng ta, bằng lương tâm, biện phân được điều Chúa Kitô hằng yêu cầu chúng ta bất luận ở thời nào. Chính đây là điều nhiều người gọi là lời tông huấn mời gọi ta đừng sa vào chủ nghĩa duy tối thiểu mà là duy tối đa.
8. Đồng hành là kiểu mẫu của thừa tác vụ Niềm Vui Yêu Thương. Tiếng nói, phong thái, và các tầm nhìn thấu suốt của Đức Phanxicô có tính mục vụ tuyệt diệu và hiện diện cùng khắp tông huấn. Chúng hiện diện cùng khắp đến nỗi khi đọc tông huấn, ta có cảm giác kỳ lạ là Đức Phanxicô đang nói với chính ta; ngài thực sự theo bước chân ta từ phòng này qua phòng nọ trong nhà ta cho tới khi ngồi xuống dưới bếp và ta cảm thấy ngài đang nói với ta về việc cho và nhận trong các mối tương quan. Nhưng, đồng thời, ngài cũng lắng tai nghe, chờ câu trả lời và bình luận của ta. Ngài đồng hành với ta khi ta đối phó với cuộc hôn nhân, với các mối liên hệ của chính ta.
Có thể nói đồng hành là hiệu lệnh được Đức Phanxicô gửi tới các giám mục, giáo sĩ, tu sĩ và các thừa tác viên giáo dân của ngài. Chúng ta được mời gọi đồng hành với người khác trong lúc họ đào tạo lương tâm họ và đưa ra các quyết định hàng ngày trong cuộc hôn nhân, trong gia đình và trong cộng đồng của họ.
9. Việc đồng hành nối kết chứ không dẹp bỏ lương tâm Công Giáo. Ở phần đầu tông huấn, Đức Phanxicô viết rằng “Chúng ta được mời gọi đào tạo các lương tâm chứ không thay thế chúng” (Niềm Vui Yêu Thương 37). Qủa là câu nói thời danh. Nó được trích dẫn rất nhiều lần như một nhận định tự phê đối với thừa tác vụ giáo huấn và giảng dậy của Giáo Hội.
Câu nói trên xuất hiện lúc Đức Phanxicô đề cập tới việc ta thường không cởi mở đối với hành động của ơn thánh. Ngài bảo: “ta cũng thấy khó dành chỗ cho lương tâm của tín hữu, những người rất hay hết lòng đáp ứng Tin Mừng giữa nhiều hạn chế của họ, và có khả năng thực hiện việc biện phân của họ trong các tình huống phức tạp”. Đây là một văn kiện của huấn quyền biết dành chỗ cho lương tâm Cng Giáo.
10. Thừa tác vụ đồng hành này không khác chi các giáo huấn mục vụ của Đức Gioan Phaolô II. Ta có thể nhận ra khá nhiều lời giảng dậy trong đó Đức Gioan Phaolô II cung cấp cho các cặp vợ chồng các giải pháp mục vụ về đồng hành. Hai lời chỉ giáo đó tìm thấy trong tông huấn Familiaris Consortio (1981). Lời thứ nhất, ở số 34, nói tới diễn trình hợp pháp qua đó, một cặp vợ chồng dù nhìn nhận thẩm quyền của Humanae Vitae, nhưng vì không thể tuân theo giáo huấn của nó, nên đã đi tìm lời khuyên bảo mục vụ và trong một số trường hợp, nhờ luật tiệm tiến, mà được rước lễ dù họ vẫn thực hành việc kiểm soát sinh đẻ.
Lời chỉ giáo thứ hai về đồng hành tìm thấy ở số 84. Điều đáng lưu ý là trong cuộc họp báo công bố Niềm Vui Yêu Thương, Đức Hồng Y người Áo, Christoph Schönborn, được hỏi làm cách nào giảng hòa việc Đức Phanxicô mở ra vấn đề xưng tội và rước lễ của người ly dị tái hôn với việc Đức Gioan Phaolô II bác bỏ việc cho phép những người này rước lễ chỉ trừ sau khi xưng tội, họ đồng ý sống “tiết dục hoàn toàn” (84).
Đức Hồng Y trả lời rằng: Với tông huấn Familiaris, Đức Gioan Phaolô II cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn nhưng sống “tiết dục hoàn toàn” được rước lễ. Trước Đức Gioan Phaolô II, không có vị giáo hoàng nào nói tới khả thể này cả. Bởi thế, giống như Đức Gioan Phaolô II, há Đức Phanxicô không được phép nêu lên các vấn đề khác hay sao?
Đức Hồng Y nói tiếp “ở đây, có sự liên tục trong giáo huấn, nhưng cũng có điều mới mẻ thực sự. Có sự phát triển thực chất về tín lý, chứ không phải gián đoạn”.
Rocco Buttiglione trên tờ Osservatore Romano của Tòa Thánh nói thêm vào chỗ Đức Hồng Y Schönborn còn bỏ ngỏ. Ông đặt câu hỏi: “Có chăng bất cứ sự mâu thuẫn nào giữa các vị giáo hoàng ra vạ tuyệt thông cho các người ly dị tái hôn và Thánh Gioan Phaolô II, người đã cởi bỏ vạ tuyệt thông đó?” Làm sao Đức Phanxicô lại có thể khác với Đức Gioan Phaolô II? Cả hai vị đều đọc các dấu chỉ thời đại và hướng dẫn Giáo Hội qua sự phát triển của Giáo Hội.
11. Sự phát triển này đồng hành cả với lương tâm của các người Công Giáo ly dị tái hôn. Người ta đã viết nhiều về vấn đề của Đức Phanxicô và việc liệu ngài có cho phép hay không các người này được lãnh nhận các bí tích hòa giải và rước lễ trong một số trường hợp họ thực sự mong muốn trong lương tâm.
Ở Ghi Chú số 351, qua một cách nói, ngài gợi ý rằng đây là một vấn đề sẽ do các giáo hội địa phương quyết định. Dù một số người có thể ngạc nhiên và nhiều người khác lý luận rằng các giáo hội địa phương không thể quyết định các vấn đề như thế này, thì ta vẫn nên nhớ một trong các thành tựu của Vatican II là phục hồi vai trò không thể thiếu của các giáo hội địa phương bên trong Giáo Hội hoàn vũ.
Đức Phanxicô tìm hết cách để thực thi các quyết định của Công Đồng và, như đã thấy trên đây về tính công đồng và về lương tâm, tinh thần của Công Đồng đã trở thành linh hồn của phần lớn giáo huấn của chính ngài.
Lisa Sowle Cahill nhận định rất đúng rằng “điều Đức Phanxicô đã làm thực sự là ban phép và dành không gian cho các giám địa phương được thử nghiệm các canh tân linh động, đầy thương xót và có tính mục vụ nhiều hơn, nhưng ngài không ra lệnh điều này”. Tuy nhiên, ngài theo dõi và chờ đợi.
Một ít sáng kiến đáng được nhắc đến ở đây. Các giám mục ở Buenos Aires đã viết một lá thư cho các linh mục của họ liên quan đến việc phải giải thích chương tám ra sao. Sau khi thừa nhận việc tông huấn Familiaris Consortio cho phép các cặp ly dị tái hôn sống tiết dục được rước lễ, các giám mục viết thêm rằng nếu giải pháp này không khả thi, thì “vẫn có thể còn có con đường biện phân”.
“Trong một trường hợp cụ thể, khi thừa nhận có sự hiện hữu của những giới hạn có thể làm giảm mức độ trách nhiệm và qui lỗi, nhất là khi một ngời tin rằng họ sẽ phạm một sai lầm khác có thể gây hại tới con cái do cuộc kết hợp mới sinh ra, thì Niềm Vui Yêu Thương dẫn khởi khả thể được lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể”.
Các ngài còn viết thêm rằng trong một số trường hợp, sự kín đáo riêng tư (confidentiality) sẽ là điều khôn ngoan khi cộng đồng địa phương tiến bước trong một “tinh thần hiểu biết và cởi mở”. Đức Phanxicô khen ngợi lá thư này, coi nó “rất tốt và hoàn toàn nắm được ý nghĩa chương tám của Niềm Vui Yêu Thương. Không có lối giải thích khác. Tôi chắc chắn nó sẽ mang lại nhiều ơn ích”.
Trường hợp thứ hai là Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun của Rouen, Pháp. Ngài đã giới thiệu với tổng giáo phận 7 vị linh mục làm “thừa sai của Lòng Thương Xót” có nhiệm vụ “đặc biệt” chào đón các người ly dị hiện đang sống trong một mối liên hệ mới, với mục tiêu giúp họ “xét lương tâm hoàn toàn theo ý họ dưới ánh sáng Lời Thiên Chúa”.
Dĩ nhiên, có những giáo hội còn đi trước cả Niềm Vui Yêu Thương. Ít ngày sau khi công bố Niềm Vui Yêu Thương, Đức Hồng Y Schönborn tiết lộ rằng ngài “không ít tự hào” khi thấy tông huấn “hoàn toàn tiếp nhận” thực hành mục vụ liên quan tới các người ly dị tái hôn vốn đã được diễn ra tại giáo phận ngài 15 năm qua.
12. Phục hồi lòng thương xót. Đây là một điểm son của Niềm Vui Yêu Thương. Ở số 311, Đức Phanxicô viết rằng “Đôi lúc, ta thấy khó có thể dành chỗ cho lòng yêu thương vô điều kiện của Thiên Chúa trong sinh hoạt mục vụ của ta. Ta đặt quá nhiều điều kiện lên lòng thương xót đến nỗi ta làm rỗng hết ý nghĩa cụ thể và tầm quan trọng thực sự của nó. Đây là cách tệ hại nhất để làm loãng Tin Mừng. Chẳng hạn, đúng là lòng thương xót không loại trừ công lý và chân lý, nhưng trước hết và trên hết, ta phải nói rằng lòng thương xót chính là sự viên mãn của công lý và là biểu hiện ngời sáng nhất của chân lý Thiên Chúa. Vì lý do này, ta nên luôn coi là ‘thiếu thỏa đáng bất cứ quan niệm thần học nào, cuối cùng, nghi vấn cả sự toàn năng của Thiên Chúa và, nhất là, lòng thương xót của Người’”.
Thực vậy, trong tông huấn trên, theo Cha Keenan, có rất nhiều điều mới mẻ không hề làm ta lo lắng. Vì trong Giáo Hội, mới mẻ không bao giờ mâu thuẫn với quá khứ. Phục Sinh luôn liên kết với Bêlem! Sự mới mẻ của Niềm Vui Yêu Thương hết sức khéo léo đem truyền thống vào hiện tại, vì lợi ích tương lai. Truyền thống luôn cần khai triển như nhà thần học vĩ đại Marie Dominique Chenu từng viết; nếu không, nó không thể đem ta tới tương lai.
Theo Cha Keenan, sau đây là 12 điều mới mẻ của Niềm Vui Yêu Thương.
1. Niềm Vui Yêu Thương đánh dấu một khúc rẽ. Theo Cha Keenan, khúc rẽ (Wendpunkt) chính là tên các nhà thần học Đức gọi Niềm Vui Yêu Thương trong một cuốn sách do họ biên tập. Vì theo họ, có nhiều viễn ảnh tươi mát trong tông huấn này: giáo huấn thượng hội đồng, nền thần học tương quan về hôn nhân, lương tâm ra lệnh, đồng hành thừa tác, thương xót mang thương xót, giáo hội tuyên xưng. Còn các nhà thần học Bỉ thì gọi Niềm Vui Yêu Thương là “Điểm Bất Phản Hồi” (Point of No Return).
2. Hoa trái của một giáo hội có tính công đồng. Hai mươi lăm trước đây, Đức Tổng Giám Mục John Quinn cho rằng chúng ta có các công đồng ra quyết định, không khác tinh thần của Công Đồng Giêrusalem trong Công Vụ 15. Tại Công Đồng đó, các thánh Phêrô, Phaolô và Giacôbê, cùng với các vị khác trong ban lãnh đạo Giáo Hội mạnh bạo bàn tới việc làm thế nào để thích ứng với người ngoại giáo về phương diện mục vụ, dưới ánh sáng các thực hành của Giáo Hội lúc đó.
Trong bối cảnh trên, tông huấn Niềm Vui Yêu Thương đã phát sinh từ việc làm của hai Thượng Hội Đồng trong đó các nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng vật lộn, lý luận, tranh cãi và đấu tranh về tình trạng hiện thời của hôn nhân Công Giáo và nhu cần phải có các giải đáp mục vụ cho cuộc sống của những người kết hôn.
3. Xin mạn phép tín lý! Đây là một tông huấn mục vụ. Một trong các vị tham dự Thượng Hội Đồng lên tiếng đầu tiên khi tông huấn vừa được công bố là Đức Hồng Y Kasper: “nó không thay đổi bất cứ điều gì của tín lý Gío Hội hay của giáo luật – nhưng nó thay đổi tất cả”.
Đức Hồng Y Kasper hiểu rõ cái nhìn thông suốt của sử gia giáo hội John O’Malley khi nhắc nhở chúng ta rằng Công Đồng Vatican II là một công đồng mục vụ về cả văn phong lẫn nội dung. Ngài cũng nói thêm rằng các đường hướng chính trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều là giáo huấn của Vatican II.
Và theo O’Malley, giáo huấn được coi là mục vụ khi ta cố gắng hiểu đúng tín lý. Giáo huấn mục vụ không bao giờ là người em tồi của tín lý, mà là bạn đồng hành. Nhờ giáo huấn mục vụ, tín lý được giảng dậy cách hữu hiệu. Và theo John Noonan, Jr., chính nhờ giáo huấn mục vụ mà tín lý được khai triển.
4. Nền thần học hôn nhân có tính cụ thể và tương quan sâu sắc. Đức Phanxicô đôi lúc tỏ ra không vui khi người ta chỉ lưu ý tới chương tám của Niềm Vui Yêu Thương mà bỏ qua 7 chương đầu. Phải đọc trọn cả 8 chương, người ta mới nắm được giáo huấn mới của huấn quyền về hôn nhân.
Nhà thần học Đức, Konrad Hilpert, nhận ra mối tương quan năng động giữa hôn nhân và tính dục trong Niềm Vui Yêu Thương như là chìa khóa của sự mới mẻ nói trên. Ông cho rằng tập chú của nền đạo đức học tương quan của nó không phải là hành vi tính dục và các qui luật xác định về nó, mà đúng hơn, là bối cảnh thông đạt trong đó, một con người tiến tới chỗ ý thức tốt hơn về khả năng biết, hiểu, chấp nhận và yêu thương một con người khác.
Ở đây, ở Hoa Kỳ, có thể nói Julie Hanlon Rubio là người viết nhiều và viết có ý nghĩa hơn cả về nền thần học hôn nhân. Bà cho rằng đóng góp hàng đầu của tông huấn là “lời nó kêu gọi các cặp vợ chồng trì chí trong tình yêu phu thê qua thời gian. Nó đề cập tới các câu hỏi quan trọng: ‘Tại sao kết hôn? Tại sao tiếp tục ở lại trong hôn nhân? Và cung cấp các câu trả lời tốt đẹp hơn bất cứ giáo huấn Công Giáo chính thức nào khác về hôn nhân”.
5. Dĩ nhiên, bạn cần một sách vỡ lòng mới mong đọc được nó. Các sách vỡ lòng thuộc loại này không cần thiết vì lẽ tông huấn phức tạp, mà đúng hơn vì lẽ nó có tính nền tảng và rộng dài. Nền thần học này cần được lên xương thịt cho các giáo hội địa phương. Việc này cũng đã phát sinh ra cả một thị trường các sách vỡ lòng này. Người Pháp đã phát hành một cuốn, được coi như “một cuộc hành trình cùng đi với nhau”.
Học Viện Dòng Tên ở Nam Phi đã cung cấp một cuốn tương tự như thế. Các sách vỡ lòng bằng tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức đã được phổ biến khắp nơi trên liên mạng. Ở Hoa Kỳ, tạp chí National Catholic Reporter cũng đã cung cấp một cuốn của họ, rồi Julie Hanlon Rubio phát hành một cuốn chỉ dẫn đào tạo đức tin về nó qua nhà Liturgical Press và nay Tom Rausch cùng Roberto Dell’Oro đang chủ biên một tuyển tập cho nhà Paulist Press.
6. Nền thần học luân lý có một trách vụ mới: đồng hành với những người khác trong việc đào tạo lương tâm họ. Connor Kelly viết rằng với tông huấn này, Đức Phanxicô thay đổi trọn bộ trách vụ của thần học luân lý: Từ nay, không những lương tâm thừa nhận sự thật luân lý như đã được giảng dậy, mà nó còn biện phân và xác định rõ đường đi của nó cho tương lai. Mọi người Công Giáo phải để lương tâm mình trở thành hướng dẫn viên của mình.
Kelly bảo ta phải chú ý tới đoạn 303. “Thế nhưng, lương tâm không những có thể thừa nhận rằng một hoàn cảnh nhất định nào đó không tương ứng một cách khách quan với các đòi hỏi tổng quát của Tin Mừng.
"Nó còn có thể thành thực và trung thực nhìn nhận rằng đối với hiện nay, đây là đáp ứng quảng đại nhất có thể có đối với Thiên Chúa, và tiến tới chỗ nhìn thấy một cách khá chắc chắn rằng về phương diện luân lý thì đây là điều chính Thiên Chúa đòi hỏi giữa tính phức tạp cụ thể trong các giới hạn của họ, dù nó chưa trọn vẹn là lý tưởng khách quan.
"Dù sao, ta hãy nhớ rằng việc biện phân này có tính năng động; nó phải mãi mãi cởi mở đối với các giai đoạn tăng trưởng mới và các quyết định mới có khả năng giúp cho lý tưởng này được thể hiện cách trọn vẹn hơn”.
Việc Đức Giáo Hoàng nói đến khả năng biện phân của lương tâm hoàn toàn ăn ý với nền thần học của Công Đồng, nhất là trong Gaudium et spes. Kelly viết: “Khi nghiêm chỉnh nhận lấy ý tưởng này của Công Đồng, Niềm Vui Yêu Thương đã thăng tiến một cách có ý nghĩa cái hiểu của huấn quyền về lương tâm, nói lên một bước nữa trong diễn trình liên tục khai triển và phục hoạt truyền thống vốn sinh động trong Giáo Hội từ thời Vatican II”.
Điều trên có nghĩa lương tâm Công Giáo nay tự do được quyền làm ngơ giáo huấn của Giáo Hội hay không? Không. Nhưng ta nên hỏi giáo huấn của Giáo Hội trực tiếp ra lệnh đến mức nào cho các quyết định bình thường của lương tâm Công Giáo.
Giáo Hội hướng dẫn ta trong một số vấn đề thuộc việc làm cha mẹ và đời sống phu thê, nhưng việc sống ơn gọi đó trên căn bản hàng ngày tùy thuộc sự biện phân tích cực của lương tâm để biết được điều gì tốt nhất cho con cái, cho hôn nhân và cho gia đình. Ở nơi làm việc cũng thế, vấn đề giải trình trách nhiệm (accountability), sự hợp tình hợp lý, sự trong sáng, và tính cẩn mật tư riêng thúc đẩy ta thường xuyên phải sử dụng lương tâm.
Các quyết định đa dạng phải đưa ra hàng tuần trên đây không được thực hiện bằng các tham chiếu một thủ bản có tính huấn quyền nào đó, mà đúng hơn bằng cách thường xuyên tra vấn lương tâm mình.
7. Thói quen nại tới lương tâm mình chính là việc biện phân luân lý. Đức Phanxicô đã nắm được ý tưởng tuân theo lương tâm khi nói tới biện phân. Việc nhấn mạnh tới biện phân này thường được các độc giả của thông điệp nhận ra; như các biên tập viên của tạp chí Commonweal từng ghi nhận, đây là việc “thừa nhận tính phức tạp của con người và sự ủng hộ tính phụ đới”.
Các nhà thần học luân lý coi việc huấn quyền cổ vũ việc biện phân này như lời mời gọi chúng ta thăm dò cách làm thế nào, người Công Giáo chúng ta, bằng lương tâm, biện phân được điều Chúa Kitô hằng yêu cầu chúng ta bất luận ở thời nào. Chính đây là điều nhiều người gọi là lời tông huấn mời gọi ta đừng sa vào chủ nghĩa duy tối thiểu mà là duy tối đa.
8. Đồng hành là kiểu mẫu của thừa tác vụ Niềm Vui Yêu Thương. Tiếng nói, phong thái, và các tầm nhìn thấu suốt của Đức Phanxicô có tính mục vụ tuyệt diệu và hiện diện cùng khắp tông huấn. Chúng hiện diện cùng khắp đến nỗi khi đọc tông huấn, ta có cảm giác kỳ lạ là Đức Phanxicô đang nói với chính ta; ngài thực sự theo bước chân ta từ phòng này qua phòng nọ trong nhà ta cho tới khi ngồi xuống dưới bếp và ta cảm thấy ngài đang nói với ta về việc cho và nhận trong các mối tương quan. Nhưng, đồng thời, ngài cũng lắng tai nghe, chờ câu trả lời và bình luận của ta. Ngài đồng hành với ta khi ta đối phó với cuộc hôn nhân, với các mối liên hệ của chính ta.
Có thể nói đồng hành là hiệu lệnh được Đức Phanxicô gửi tới các giám mục, giáo sĩ, tu sĩ và các thừa tác viên giáo dân của ngài. Chúng ta được mời gọi đồng hành với người khác trong lúc họ đào tạo lương tâm họ và đưa ra các quyết định hàng ngày trong cuộc hôn nhân, trong gia đình và trong cộng đồng của họ.
9. Việc đồng hành nối kết chứ không dẹp bỏ lương tâm Công Giáo. Ở phần đầu tông huấn, Đức Phanxicô viết rằng “Chúng ta được mời gọi đào tạo các lương tâm chứ không thay thế chúng” (Niềm Vui Yêu Thương 37). Qủa là câu nói thời danh. Nó được trích dẫn rất nhiều lần như một nhận định tự phê đối với thừa tác vụ giáo huấn và giảng dậy của Giáo Hội.
Câu nói trên xuất hiện lúc Đức Phanxicô đề cập tới việc ta thường không cởi mở đối với hành động của ơn thánh. Ngài bảo: “ta cũng thấy khó dành chỗ cho lương tâm của tín hữu, những người rất hay hết lòng đáp ứng Tin Mừng giữa nhiều hạn chế của họ, và có khả năng thực hiện việc biện phân của họ trong các tình huống phức tạp”. Đây là một văn kiện của huấn quyền biết dành chỗ cho lương tâm Cng Giáo.
10. Thừa tác vụ đồng hành này không khác chi các giáo huấn mục vụ của Đức Gioan Phaolô II. Ta có thể nhận ra khá nhiều lời giảng dậy trong đó Đức Gioan Phaolô II cung cấp cho các cặp vợ chồng các giải pháp mục vụ về đồng hành. Hai lời chỉ giáo đó tìm thấy trong tông huấn Familiaris Consortio (1981). Lời thứ nhất, ở số 34, nói tới diễn trình hợp pháp qua đó, một cặp vợ chồng dù nhìn nhận thẩm quyền của Humanae Vitae, nhưng vì không thể tuân theo giáo huấn của nó, nên đã đi tìm lời khuyên bảo mục vụ và trong một số trường hợp, nhờ luật tiệm tiến, mà được rước lễ dù họ vẫn thực hành việc kiểm soát sinh đẻ.
Lời chỉ giáo thứ hai về đồng hành tìm thấy ở số 84. Điều đáng lưu ý là trong cuộc họp báo công bố Niềm Vui Yêu Thương, Đức Hồng Y người Áo, Christoph Schönborn, được hỏi làm cách nào giảng hòa việc Đức Phanxicô mở ra vấn đề xưng tội và rước lễ của người ly dị tái hôn với việc Đức Gioan Phaolô II bác bỏ việc cho phép những người này rước lễ chỉ trừ sau khi xưng tội, họ đồng ý sống “tiết dục hoàn toàn” (84).
Đức Hồng Y trả lời rằng: Với tông huấn Familiaris, Đức Gioan Phaolô II cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn nhưng sống “tiết dục hoàn toàn” được rước lễ. Trước Đức Gioan Phaolô II, không có vị giáo hoàng nào nói tới khả thể này cả. Bởi thế, giống như Đức Gioan Phaolô II, há Đức Phanxicô không được phép nêu lên các vấn đề khác hay sao?
Đức Hồng Y nói tiếp “ở đây, có sự liên tục trong giáo huấn, nhưng cũng có điều mới mẻ thực sự. Có sự phát triển thực chất về tín lý, chứ không phải gián đoạn”.
Rocco Buttiglione trên tờ Osservatore Romano của Tòa Thánh nói thêm vào chỗ Đức Hồng Y Schönborn còn bỏ ngỏ. Ông đặt câu hỏi: “Có chăng bất cứ sự mâu thuẫn nào giữa các vị giáo hoàng ra vạ tuyệt thông cho các người ly dị tái hôn và Thánh Gioan Phaolô II, người đã cởi bỏ vạ tuyệt thông đó?” Làm sao Đức Phanxicô lại có thể khác với Đức Gioan Phaolô II? Cả hai vị đều đọc các dấu chỉ thời đại và hướng dẫn Giáo Hội qua sự phát triển của Giáo Hội.
11. Sự phát triển này đồng hành cả với lương tâm của các người Công Giáo ly dị tái hôn. Người ta đã viết nhiều về vấn đề của Đức Phanxicô và việc liệu ngài có cho phép hay không các người này được lãnh nhận các bí tích hòa giải và rước lễ trong một số trường hợp họ thực sự mong muốn trong lương tâm.
Ở Ghi Chú số 351, qua một cách nói, ngài gợi ý rằng đây là một vấn đề sẽ do các giáo hội địa phương quyết định. Dù một số người có thể ngạc nhiên và nhiều người khác lý luận rằng các giáo hội địa phương không thể quyết định các vấn đề như thế này, thì ta vẫn nên nhớ một trong các thành tựu của Vatican II là phục hồi vai trò không thể thiếu của các giáo hội địa phương bên trong Giáo Hội hoàn vũ.
Đức Phanxicô tìm hết cách để thực thi các quyết định của Công Đồng và, như đã thấy trên đây về tính công đồng và về lương tâm, tinh thần của Công Đồng đã trở thành linh hồn của phần lớn giáo huấn của chính ngài.
Lisa Sowle Cahill nhận định rất đúng rằng “điều Đức Phanxicô đã làm thực sự là ban phép và dành không gian cho các giám địa phương được thử nghiệm các canh tân linh động, đầy thương xót và có tính mục vụ nhiều hơn, nhưng ngài không ra lệnh điều này”. Tuy nhiên, ngài theo dõi và chờ đợi.
Một ít sáng kiến đáng được nhắc đến ở đây. Các giám mục ở Buenos Aires đã viết một lá thư cho các linh mục của họ liên quan đến việc phải giải thích chương tám ra sao. Sau khi thừa nhận việc tông huấn Familiaris Consortio cho phép các cặp ly dị tái hôn sống tiết dục được rước lễ, các giám mục viết thêm rằng nếu giải pháp này không khả thi, thì “vẫn có thể còn có con đường biện phân”.
“Trong một trường hợp cụ thể, khi thừa nhận có sự hiện hữu của những giới hạn có thể làm giảm mức độ trách nhiệm và qui lỗi, nhất là khi một ngời tin rằng họ sẽ phạm một sai lầm khác có thể gây hại tới con cái do cuộc kết hợp mới sinh ra, thì Niềm Vui Yêu Thương dẫn khởi khả thể được lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể”.
Các ngài còn viết thêm rằng trong một số trường hợp, sự kín đáo riêng tư (confidentiality) sẽ là điều khôn ngoan khi cộng đồng địa phương tiến bước trong một “tinh thần hiểu biết và cởi mở”. Đức Phanxicô khen ngợi lá thư này, coi nó “rất tốt và hoàn toàn nắm được ý nghĩa chương tám của Niềm Vui Yêu Thương. Không có lối giải thích khác. Tôi chắc chắn nó sẽ mang lại nhiều ơn ích”.
Trường hợp thứ hai là Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun của Rouen, Pháp. Ngài đã giới thiệu với tổng giáo phận 7 vị linh mục làm “thừa sai của Lòng Thương Xót” có nhiệm vụ “đặc biệt” chào đón các người ly dị hiện đang sống trong một mối liên hệ mới, với mục tiêu giúp họ “xét lương tâm hoàn toàn theo ý họ dưới ánh sáng Lời Thiên Chúa”.
Dĩ nhiên, có những giáo hội còn đi trước cả Niềm Vui Yêu Thương. Ít ngày sau khi công bố Niềm Vui Yêu Thương, Đức Hồng Y Schönborn tiết lộ rằng ngài “không ít tự hào” khi thấy tông huấn “hoàn toàn tiếp nhận” thực hành mục vụ liên quan tới các người ly dị tái hôn vốn đã được diễn ra tại giáo phận ngài 15 năm qua.
12. Phục hồi lòng thương xót. Đây là một điểm son của Niềm Vui Yêu Thương. Ở số 311, Đức Phanxicô viết rằng “Đôi lúc, ta thấy khó có thể dành chỗ cho lòng yêu thương vô điều kiện của Thiên Chúa trong sinh hoạt mục vụ của ta. Ta đặt quá nhiều điều kiện lên lòng thương xót đến nỗi ta làm rỗng hết ý nghĩa cụ thể và tầm quan trọng thực sự của nó. Đây là cách tệ hại nhất để làm loãng Tin Mừng. Chẳng hạn, đúng là lòng thương xót không loại trừ công lý và chân lý, nhưng trước hết và trên hết, ta phải nói rằng lòng thương xót chính là sự viên mãn của công lý và là biểu hiện ngời sáng nhất của chân lý Thiên Chúa. Vì lý do này, ta nên luôn coi là ‘thiếu thỏa đáng bất cứ quan niệm thần học nào, cuối cùng, nghi vấn cả sự toàn năng của Thiên Chúa và, nhất là, lòng thương xót của Người’”.