Những vị hết lòng bênh vực Đức Phanxicô trong cuộc tranh luận về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương hiện nay dường như muốn nhấn mạnh rằng diễn trình ra quyết định của ngài đã kết thúc. Nó khởi đầu bằng cách đặt ra những câu hỏi khó khăn (mục vụ gia đình hiện đại), tiếp theo là suy tính dựa vào việc tham khảo rộng rãi càng nhiều tâm trí càng hay (hai thượng hội đồng) và cuối cùng tin tưởng đưa ra quyết định (Niềm Vui Yêu Thương).
Nổi bật trong diễn trình trên là ý niệm đối thoại cởi mở dựa vào tính thượng hội đồng (synodality) đã có từ ngàn xưa trong lịch sử Giáo Hội. Nhưng nếu đã gọi là đối thoại cởi mở, thì cuộc đối thoại này khó lòng có thể bị giới hạn vào thời gian nhất là khi những vị như linh mục Sparado hay ký giả Loughlin cho rằng Đức Phanxicô không dùng GPS để tìm đường mà là theo lối cũ “mò mẫm” từng bước để tìm đường và đã gọi là một diễn trình có thực chất thì khó có thể có kết thúc.
Thành thử, sau Niềm Vui Yêu Thương, nhiều người vẫn tiếp tục cuộc đối thoại chứ không theo lề lối cũ là Rôma đã nói, thì không ai còn nói gì được nữa, một lề lối mà các vị bênh vực Đức Phanxicô triệt để đả kích.
Trong tinh thần ấy, Hilary Towers, ngày 29 tháng Giêng, đã đặt câu hỏi: Tại sao những người Công Giáo không thoải mái với Niềm Vui Yêu Thương không phải là những người bất thuận (dissenter)? Tác giả bài viết có học vị tiến sĩ và là một nhà tâm lý học về phát triển, có gia đình và 5 đứa con. Bà thực hiện cuộc tìm tòi để viết luận án tiến sĩ của mình tại Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Đình của Đại Học George Washington ở Washington D.C., nơi bà chú trọng tới việc phân tích tác phong di truyền trong các nhân tố thích ứng cá nhân và các liên hệ hôn nhân và làm cha mẹ.
Trích dẫn Giêrêmia 31:31-32, tác giả này cho hay ẩn dụ hôn nhân đã được sử dụng khắp trong bộ Thánh Kinh để mô tả tấm tình của Thiên Chúa đối với con người, và tấm tình của Đức Kitô đối với Giáo Hội: luôn trung trinh với người yêu dù người yêu bất tín.
Vì là một chuyên gia về tác phong di truyền, Towers cho rằng ẩn dụ trên là một dụng cụ bẩm sinh (built-in) để cha mẹ truyền giảng Tin Mừng cho con cái, bất luận cuộc hôn nhân của họ có bất toàn bao nhiêu đi chăng nữa. Và bà tự hỏi chuyện gì sẽ xẩy ra nếu càng ngày càng ít các cha mẹ làm gương về Tin Mừng Gia Đình này cho con cái?
Và bà tự trả lời: điều chắc là thế hệ kế tiếp sẽ hoài nghi về vị Thiên Chúa trung trinh. Hôn nhân trở thành phương tiện để thỏa mãn tính dục và xúc cảm. Làm tình bị tách biệt khỏi sinh sản. Đàn ông dùng đàn bà. Đàn bà dùng đàn ông. Đàn bà vứt bỏ con chưa sinh và con sơ sinh. Phần lớn người ta sẽ hồ đồ về phái tính và sau đó là vai trò giới tính.
Giáo Hội dường như cũng đang chới với việc liệu có còn là một chủ trương đầy yêu thương hay không khi đòi mọi cặp vợ chồng, chứ không phải chỉ là đa số các cặp vô chồng, phải trung thành với nhau suốt đời. Không phải chỉ trong những lúc an vui, mà còn cả trong các cơn giông bão. Và có lẽ quan trọng hơn cả là sau các cơn giông bão.
Khi một hay cả hai người phối ngẫu chuyển tới sống với người bạn đời hay cuộc hôn nhân mới, điều còn lại là cuộc hôn nhân thứ nhất tuy vẫn hiện hữu ở thời vĩnh cửu nhưng đã bị tuyên phán là chết bởi chính các chứng tá của lời thề kết hôn, những người được ủy thác việc bảo vệ nó ở trần gian này.
Các người trưởng thành trong nền văn hóa hiện nay của ta thường xuyên nói tới nỗi đau đớn của ly dị; nỗi đau khổ của con cái những người ly dị thì ít khi là tập chú minh nhiên trong các quan ngại của chúng ta. Các biên bản Thượng Hội Đồng Giám Mục và Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương cũng thế thôi.
Và liều thuốc giả hiệu xuất hiện rất nhanh với viễn ảnh một khởi đầu mới: bằng cả tâm trí, thể lực, xúc cảm và tài chánh, việc bước ra khỏi cơn thống khổ của cuộc đấu tranh hay phản bội hôn nhân dường như sẽ đem lại cho chúng ta hy vọng, do đó, ta nên tự hướng về những mơ tưởng của một tình yêu mới, không còn đau khổ, trái lại đầy thơ mộng tươi mát. Điều này xem ra giúp người thân yêu của ta cảm thấy như tìm lại được hạnh phúc, vậy, nên khuyến khích họ bước ra khỏi cuộc hôn nhân đầu.
Trong ngữ cảnh ấy, cuộc hôn nhân suốt đời xem ra như một gánh nặng, chứ không phải một hồng phúc, chỉ được một số ít những người háo hức mới đạt tới. Không còn nữa câu hỏi mục vụ: làm thế nào ta có thể phục hồi và giúp hòa giải một liên hệ hôn nhân đã đổ vỡ? Thay vào đó, là câu hỏi: làm thế nào để tình thế của cặp này miễn chước họ khỏi phải tuân theo sự khôn ngoan của Giáo Hội trong vấn đề này, một sự khôn ngoan chỉ nhằm phục vụ hạnh phúc và phúc lợi của họ ở đời này và ở đời sau?
Trước tình thế trên, Towers cho rằng vì ưu thế của các “tình huống bất hợp lệ” trong thế giới ngày nay, điều dễ hiểu và khôn ngoan cho các Kitô hữu là tái khảo sát các giáo huấn xưa dưới ánh sáng các yếu tố mới của nhân khẩu học (demographics).
Một trong các chỉ trích đối với những người quan tâm tới hậu quả của Niềm Vui Yêu Thương là những người này không hiểu những vấn đề thực chất của những con người có thực.
Vì Giáo Hội vốn có một lịch sử lâu dài luôn quan tâm tới người nghèo, người không ai bênh vực và những người sống bên lề, nên, có lẽ ta nên tự vấn: việc Giáo Hội chờ mong người ta trung thành về tính dục trong hôn nhân có còn là điều tốt đẹp nữa hay không? Nó có còn hữu lý và đạt được trong mọi tình huống hay không?
Một số nhà bình luận đã liệt kê nhiều điển hình trong đó câu trả lời dường như là “không”, như trường hợp không thể có án tuyên bố vô hiệu (annulment), hay cuộc hôn nhân không thể cứu vãn được, hoặc cặp kết hợp mới có con, hoặc ý niệm “ngoại tình” đơn giản không còn thích đáng đối với thực tại của tình thế.
Towers ngầm cho thấy phần lớn các điển hình trên là do những người ly dị tái hôn chủ quan đưa ra. Nhưng quan điểm của bà không hạn hẹp như thế. Vấn đề đối với Giáo Hội là thế này: làm thế nào ta có thể đem thương xót và yêu thương thực sự đến mọi con người liên hệ tới các điển hình trên, cả người lớn lẫn trẻ em, cả những người làm hại gia đình họ lẫn các nạn nhân bị bỏ rơi, và tất cả những ai kẹt ở giữa?
Bà cho rằng những người ly dị ngày nay, nhất là những ai bị bỏ rơi một cách bất công, có một sứ mệnh độc đáo và sinh tử, mà Giáo Hội cần phải hỗ trợ vô điều kiện. Thiên Chúa đang mời gọi nhiều cặp vợ chồng ly dị tiếp tục duy trì lời hứa lúc kết hôn của họ; để chứng minh cho con cái họ và cho cả thế giới thấy dân của Người không phải chỉ là căn tính tính dục; và tình yêu chỉ khả hữu khi ta chọn sống trong sạch, bao lâu tình yêu còn đòi hỏi.
Điều trên có thể là một hành vi anh hùng mà cũng có thể không, nhưng, ngoài Đức HY Kasper ra, ta tin là “người Kitô hữu trung bình” có thể thực hiện được. Để được hạnh phúc đích thực và đem hạnh phúc đến cho những người ta yêu thương, ta phải trước hết kiểm soát được trọn vẹn tính dục của ta, bất luận là người kết hôn, người ly dị, người độc thân, linh mục, tu sĩ, hay người đồng tính.
Ngoài câu hỏi liệu việc tuân giữ các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và tính dục có còn là việc khả hữu nữa hay không, ta cũng nên đặt câu hỏi: ai là người được hưởng lợi ích nhiều nhất từ các giáo huấn này.
Towers không trả lời câu hỏi trên, nhưng bà cho rằng “trong khi có những bà mẹ lăng nhăng vụng trộm ái tính và áp đặt cuộc ly dị lên gia đình mà bà đã góp tay dựng nên, thì cũng có những bà mẹ làm mọi cách có thể để cứu vãn cuộc hôn nhân với người chồng bất trung của mình. Liệu Giáo Hội có thương xót các người phối ngẫu, các đứa con và các cộng đồng của họ hay không nếu xử sự với các người đàn bà trong hai tình huống này như nhau?
Theo bà, “phần lớn những người Công Giáo không thoải mái với Niềm Vui Yêu Thương rất buồn và bất an trước ý nghĩ cho rằng mình chống đối hàng giáo phẩm của Giáo Hội về bất cứ vấn đề nào, huống hồ là vấn đề gây nhiều hậu quả đến thế. Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Đức Thánh Cha của họ, là Đại Diện của Chúa Kitô, nên phần lớn hết sức kinh dị khi bị coi là ‘những kẻ bất thuận’.
“Nhiều người đơn thuần đang trực tiếp hay gián tiếp trải nghiệm các hậu quả tai hại của chính ý niệm bất hợp lệ được nhắc đến trong suốt văn kiện.
“Những người trên có nhiều điều lo âu. Họ không tìm cách áp đặt các luật lệ và qui định thần học. Họ chỉ muốn cho con cái họ cảm nghiệm được điều chính họ không được hay không thể cảm nghiệm được: biết và chạy theo trọn vẹn vẻ đẹp của lời Giáo Hội mời gọi đạt tới sự toàn vẹn tính dục và tình chung thủy vợ chồng”.
Nổi bật trong diễn trình trên là ý niệm đối thoại cởi mở dựa vào tính thượng hội đồng (synodality) đã có từ ngàn xưa trong lịch sử Giáo Hội. Nhưng nếu đã gọi là đối thoại cởi mở, thì cuộc đối thoại này khó lòng có thể bị giới hạn vào thời gian nhất là khi những vị như linh mục Sparado hay ký giả Loughlin cho rằng Đức Phanxicô không dùng GPS để tìm đường mà là theo lối cũ “mò mẫm” từng bước để tìm đường và đã gọi là một diễn trình có thực chất thì khó có thể có kết thúc.
Thành thử, sau Niềm Vui Yêu Thương, nhiều người vẫn tiếp tục cuộc đối thoại chứ không theo lề lối cũ là Rôma đã nói, thì không ai còn nói gì được nữa, một lề lối mà các vị bênh vực Đức Phanxicô triệt để đả kích.
Trong tinh thần ấy, Hilary Towers, ngày 29 tháng Giêng, đã đặt câu hỏi: Tại sao những người Công Giáo không thoải mái với Niềm Vui Yêu Thương không phải là những người bất thuận (dissenter)? Tác giả bài viết có học vị tiến sĩ và là một nhà tâm lý học về phát triển, có gia đình và 5 đứa con. Bà thực hiện cuộc tìm tòi để viết luận án tiến sĩ của mình tại Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Đình của Đại Học George Washington ở Washington D.C., nơi bà chú trọng tới việc phân tích tác phong di truyền trong các nhân tố thích ứng cá nhân và các liên hệ hôn nhân và làm cha mẹ.
Trích dẫn Giêrêmia 31:31-32, tác giả này cho hay ẩn dụ hôn nhân đã được sử dụng khắp trong bộ Thánh Kinh để mô tả tấm tình của Thiên Chúa đối với con người, và tấm tình của Đức Kitô đối với Giáo Hội: luôn trung trinh với người yêu dù người yêu bất tín.
Vì là một chuyên gia về tác phong di truyền, Towers cho rằng ẩn dụ trên là một dụng cụ bẩm sinh (built-in) để cha mẹ truyền giảng Tin Mừng cho con cái, bất luận cuộc hôn nhân của họ có bất toàn bao nhiêu đi chăng nữa. Và bà tự hỏi chuyện gì sẽ xẩy ra nếu càng ngày càng ít các cha mẹ làm gương về Tin Mừng Gia Đình này cho con cái?
Và bà tự trả lời: điều chắc là thế hệ kế tiếp sẽ hoài nghi về vị Thiên Chúa trung trinh. Hôn nhân trở thành phương tiện để thỏa mãn tính dục và xúc cảm. Làm tình bị tách biệt khỏi sinh sản. Đàn ông dùng đàn bà. Đàn bà dùng đàn ông. Đàn bà vứt bỏ con chưa sinh và con sơ sinh. Phần lớn người ta sẽ hồ đồ về phái tính và sau đó là vai trò giới tính.
Giáo Hội dường như cũng đang chới với việc liệu có còn là một chủ trương đầy yêu thương hay không khi đòi mọi cặp vợ chồng, chứ không phải chỉ là đa số các cặp vô chồng, phải trung thành với nhau suốt đời. Không phải chỉ trong những lúc an vui, mà còn cả trong các cơn giông bão. Và có lẽ quan trọng hơn cả là sau các cơn giông bão.
Khi một hay cả hai người phối ngẫu chuyển tới sống với người bạn đời hay cuộc hôn nhân mới, điều còn lại là cuộc hôn nhân thứ nhất tuy vẫn hiện hữu ở thời vĩnh cửu nhưng đã bị tuyên phán là chết bởi chính các chứng tá của lời thề kết hôn, những người được ủy thác việc bảo vệ nó ở trần gian này.
Các người trưởng thành trong nền văn hóa hiện nay của ta thường xuyên nói tới nỗi đau đớn của ly dị; nỗi đau khổ của con cái những người ly dị thì ít khi là tập chú minh nhiên trong các quan ngại của chúng ta. Các biên bản Thượng Hội Đồng Giám Mục và Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương cũng thế thôi.
Và liều thuốc giả hiệu xuất hiện rất nhanh với viễn ảnh một khởi đầu mới: bằng cả tâm trí, thể lực, xúc cảm và tài chánh, việc bước ra khỏi cơn thống khổ của cuộc đấu tranh hay phản bội hôn nhân dường như sẽ đem lại cho chúng ta hy vọng, do đó, ta nên tự hướng về những mơ tưởng của một tình yêu mới, không còn đau khổ, trái lại đầy thơ mộng tươi mát. Điều này xem ra giúp người thân yêu của ta cảm thấy như tìm lại được hạnh phúc, vậy, nên khuyến khích họ bước ra khỏi cuộc hôn nhân đầu.
Trong ngữ cảnh ấy, cuộc hôn nhân suốt đời xem ra như một gánh nặng, chứ không phải một hồng phúc, chỉ được một số ít những người háo hức mới đạt tới. Không còn nữa câu hỏi mục vụ: làm thế nào ta có thể phục hồi và giúp hòa giải một liên hệ hôn nhân đã đổ vỡ? Thay vào đó, là câu hỏi: làm thế nào để tình thế của cặp này miễn chước họ khỏi phải tuân theo sự khôn ngoan của Giáo Hội trong vấn đề này, một sự khôn ngoan chỉ nhằm phục vụ hạnh phúc và phúc lợi của họ ở đời này và ở đời sau?
Trước tình thế trên, Towers cho rằng vì ưu thế của các “tình huống bất hợp lệ” trong thế giới ngày nay, điều dễ hiểu và khôn ngoan cho các Kitô hữu là tái khảo sát các giáo huấn xưa dưới ánh sáng các yếu tố mới của nhân khẩu học (demographics).
Một trong các chỉ trích đối với những người quan tâm tới hậu quả của Niềm Vui Yêu Thương là những người này không hiểu những vấn đề thực chất của những con người có thực.
Vì Giáo Hội vốn có một lịch sử lâu dài luôn quan tâm tới người nghèo, người không ai bênh vực và những người sống bên lề, nên, có lẽ ta nên tự vấn: việc Giáo Hội chờ mong người ta trung thành về tính dục trong hôn nhân có còn là điều tốt đẹp nữa hay không? Nó có còn hữu lý và đạt được trong mọi tình huống hay không?
Một số nhà bình luận đã liệt kê nhiều điển hình trong đó câu trả lời dường như là “không”, như trường hợp không thể có án tuyên bố vô hiệu (annulment), hay cuộc hôn nhân không thể cứu vãn được, hoặc cặp kết hợp mới có con, hoặc ý niệm “ngoại tình” đơn giản không còn thích đáng đối với thực tại của tình thế.
Towers ngầm cho thấy phần lớn các điển hình trên là do những người ly dị tái hôn chủ quan đưa ra. Nhưng quan điểm của bà không hạn hẹp như thế. Vấn đề đối với Giáo Hội là thế này: làm thế nào ta có thể đem thương xót và yêu thương thực sự đến mọi con người liên hệ tới các điển hình trên, cả người lớn lẫn trẻ em, cả những người làm hại gia đình họ lẫn các nạn nhân bị bỏ rơi, và tất cả những ai kẹt ở giữa?
Bà cho rằng những người ly dị ngày nay, nhất là những ai bị bỏ rơi một cách bất công, có một sứ mệnh độc đáo và sinh tử, mà Giáo Hội cần phải hỗ trợ vô điều kiện. Thiên Chúa đang mời gọi nhiều cặp vợ chồng ly dị tiếp tục duy trì lời hứa lúc kết hôn của họ; để chứng minh cho con cái họ và cho cả thế giới thấy dân của Người không phải chỉ là căn tính tính dục; và tình yêu chỉ khả hữu khi ta chọn sống trong sạch, bao lâu tình yêu còn đòi hỏi.
Điều trên có thể là một hành vi anh hùng mà cũng có thể không, nhưng, ngoài Đức HY Kasper ra, ta tin là “người Kitô hữu trung bình” có thể thực hiện được. Để được hạnh phúc đích thực và đem hạnh phúc đến cho những người ta yêu thương, ta phải trước hết kiểm soát được trọn vẹn tính dục của ta, bất luận là người kết hôn, người ly dị, người độc thân, linh mục, tu sĩ, hay người đồng tính.
Ngoài câu hỏi liệu việc tuân giữ các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và tính dục có còn là việc khả hữu nữa hay không, ta cũng nên đặt câu hỏi: ai là người được hưởng lợi ích nhiều nhất từ các giáo huấn này.
Towers không trả lời câu hỏi trên, nhưng bà cho rằng “trong khi có những bà mẹ lăng nhăng vụng trộm ái tính và áp đặt cuộc ly dị lên gia đình mà bà đã góp tay dựng nên, thì cũng có những bà mẹ làm mọi cách có thể để cứu vãn cuộc hôn nhân với người chồng bất trung của mình. Liệu Giáo Hội có thương xót các người phối ngẫu, các đứa con và các cộng đồng của họ hay không nếu xử sự với các người đàn bà trong hai tình huống này như nhau?
Theo bà, “phần lớn những người Công Giáo không thoải mái với Niềm Vui Yêu Thương rất buồn và bất an trước ý nghĩ cho rằng mình chống đối hàng giáo phẩm của Giáo Hội về bất cứ vấn đề nào, huống hồ là vấn đề gây nhiều hậu quả đến thế. Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Đức Thánh Cha của họ, là Đại Diện của Chúa Kitô, nên phần lớn hết sức kinh dị khi bị coi là ‘những kẻ bất thuận’.
“Nhiều người đơn thuần đang trực tiếp hay gián tiếp trải nghiệm các hậu quả tai hại của chính ý niệm bất hợp lệ được nhắc đến trong suốt văn kiện.
“Những người trên có nhiều điều lo âu. Họ không tìm cách áp đặt các luật lệ và qui định thần học. Họ chỉ muốn cho con cái họ cảm nghiệm được điều chính họ không được hay không thể cảm nghiệm được: biết và chạy theo trọn vẹn vẻ đẹp của lời Giáo Hội mời gọi đạt tới sự toàn vẹn tính dục và tình chung thủy vợ chồng”.