Theo Ed Langlois của tờ Catholic Sentinel, ngày 7 tháng Mười vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Alexander K. Sample, Tổng Giáo Phận Portland ở Oregon, đã ra một thư mục vụ lên án một số giải thích sai lầm về tông huấn 'Niềm Vui Yêu Thương' (Amoris Laetitia) của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mà giải thích đáng lưu ý nhất cho rằng có thể có ngoại lệ đối với các lệnh cấm tuyệt đối của Thiên Chúa.
Dù ngài không trực tiếp đề cập tới cuộc tranh luận về việc Đức Giáo Hoàng có thực sự mở cửa để người Công Giáo ly dị tái hôn phần đời được rước lễ hay không, nhưng trọng điểm các suy tư của ngài cho thấy câu trả lời là “không”.
Thư mục vụ trên có tựa đề là “A True and Living Icon: Reading of ‘Amoris Laetitia’ in Light of Church Teaching” (Hình Ảnh Đích Thực và Sống Động: Đọc ‘Niềm Vui Yêu Thương’ dưới Ánh Sáng Giáo Huấn Giáo Hội).
Trong thư trên, Đức Tổng Giám Mục Sample cho rằng Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xứng đáng được cả người Công Giáo và không Công Giáo ca ngợi vì phương thức mục vụ của nó.
Vì hình ảnh Giáo Hội như một “bệnh viện Dã Chiến” có nhiều tiềm năng nhắc ta nhớ tới việc phục vụ của các linh mục, phó tế và nhân viên giáo xứ cũng như các người bị chấn thương được họ chăm sóc.
Nhưng, Đức Tổng Giám Mục Sample cho rằng truyền thông đã rút ra nhiều kết luận sai lầm từ tông huấn này. Ngài viết: “trong khi tông huấn không chứa đựng bất cứ thay đổi nào về giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới hôn nhân và cuộc sống gia đình, một số người vẫn dùng ‘Niềm Vui Yêu Thương’ một cách không tương hợp với truyền thống giảng dậy của Giáo Hội”.
Ngài nhấn mạnh điều ngài cho là 3 cách thông thường nhất trong các kết luận sai lầm về tông huấn này.
Thứ nhất, ngài cho rằng truyền thông và nhiều người khác sử dụng ‘Niềm Vui Yêu Thương’ để lý luận rằng lương tâm hợp pháp hóa các hành động đi ngược lại các giới răn của Thiên Chúa. Ngài viết rằng “lương tâm không phải tự nó là một lề luật, mà lương tâm cũng không thể coi thường hay thay thế các mệnh lệnh của Thiên Chúa do Giáo Hội giảng dậy”.
Trong khi Giáo Hội không tìm cách thay thế lương tâm người ta, thì điều quan trọng cần phải biết là lương tâm có thể sai lầm và cần được huấn luyện.
Đức Tổng Giám Mục viết thêm: “khuyến khích hay im lặng chấp nhận một phán đoán sai lầm của lương tâm không hề là thương xót mà cũng không phải là bác ái”.
Thứ hai, Đức Tổng Giám Mục Sample bác bỏ ý niệm cho rằng trong một số điều kiện, có thể có luật trừ đối với các lệnh cấm tuyệt đối của Thiên Chúa. Trong khi Giáo Hội tuân theo gương sáng của Chúa Giêsu và tỏ lòng thương xót cũng như sẵn sàng đồng hành với những người đang rơi vào các hoàn cảnh và các cuộc kết hợp “bất hợp lệ”, Giáo Hội vẫn không phải là trọng tài của các qui luật luân lý do Thiên Chúa thiết lập.
Ngài viết: “tính bất khả tiêu của hôn nhân là giáo huấn quí gía và chủ chốt của Giáo Hội, do Chúa Giêsu mạc khải và được truyền thống liên tục của chúng ta trân quí”. Ngài cho hay: giáo huấn này không phải chỉ là một qui định, mà là “một thực tại đẹp đẽ, có tính bí tích và thiêng liêng”.
Thứ ba, Đức Tổng Giám Mục Sample nói rằng sự mỏng dòn yếu đuối của con người không miễn trừ ta khỏi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa, một ý nghĩ mà ngài cho là một số người đã lầm lẫn rút ra từ ‘Niềm Vui Yêu Thương’.
Ngài viết: “trong khi việc chăm sóc mục vụ chân chính luôn đồng hành với người ta trong nỗi đau khổ và yếu đuối của họ, thì một số người lại lạm dụng việc tông huấn này nhấn mạnh tới luận lý học thương xót để chủ trương rằng các hành vi xấu một cách khách quan có thể được chấp nhận, thậm chí còn được thánh hóa, nếu người ta tin rằng mình không thể làm khác đi”.
Ngài viết thêm: cho rằng các cá nhân không thể nào thay đổi là bác bỏ sức mạnh của ơn thánh.
Thư mục vụ gửi cho giáo dân miền Tây Oregon này trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Tổng Giám Mục Sample cho biết thêm: thư mục vụ này chưa phải là những lời cuối cùng của ngài về Tông Huấn ‘Niềm Vui Yêu Thương’, vì nay mai ngài sẽ ban hành các chỉ dẫn cụ thể để thi hành tông huấn này.
Ngài cho rằng không nên coi giáo huấn luân lý của Giáo Hội về hôn nhân chỉ là những chính sách và qui định, nó luôn nói tới ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô.
Tựa đề của thư mục vụ phát xuất từ niềm tin của ngài rằng gia đình là “hình ảnh hiệp thông và nhân lành của chính Thiên Chúa”.
Ngài kết thúc thư mục vụ bằng cách nhắc tới câu truyện trong Tin Mừng nói tới người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình. Dù Chúa Giêsu không kết án nàng, nhưng rõ ràng Người ra lệnh cho nàng đừng phạm tội nữa. Đức Tổng Giám Mục kết luận: “Lòng thương xót mở cửa dẫn vào sự thật và sự thật về sự sống mới trong Chúa Kitô sẽ giải phóng nàng”.
Theo nhà luật học J.D. Flynn, mặc nhiên trong thư mục vụ này là việc Đức Tổng Giám Mục Sample nhấn mạnh rằng ta phải đọc hiện tại dưới ánh sáng của quá khứ, vì giáo huấn Công Giáo chân chính không thể mâu thuẫn với quá khứ. Cách tiếp cận của Đức Tổng Giám Mục Sample có thể bao hàm việc đình chỉ phán đoán, tức không kết luận gì về ý nghĩa trong đầu óc Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Theo ngài, ở một số chỗ, ‘Niềm Vui Yêu Thương’ cần được minh xác nhiều hơn. Ở những chỗ này, tốt nhất ta đình chỉ phán đoán hơn là dùng Đức Giáo Hoàng để bác bỏ huấn quyền chân chính của Giáo Hội. Trong những hoàn cảnh như thế, đình chỉ phán đoán trở thành một hành vi đức tin.
Nhiệm vụ các nhà thần học là đọc ‘Niềm Vui Yêu Thương’, hiểu nói trong sự liên tục của giáo huấn Giáo Hội, và đưa ra các gợi ý để thi hành nó. Còn nhiệm vụ của các giám mục, mà Đức Tổng Giám Mục Sample nghĩ rất đúng, là hướng dẫn diễn trình này, bằng cách dựa vào giáo huấn có tính lịch sử và huấn quyền của Giáo Hội, vạch rõ các biên giới của tính chính thống.
Theo Flynn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết ‘Niềm Vui Yêu Thương’ như một “lời mời các gia đình Kitô hữu đánh giá các hồng phúc của hôn nhân và gia đình, và kiên vững trong một tình yêu được các nhân đức đại lượng, dấn thân, trung thành và kiên nhẫn củng cố”. Lạm dụng tông huấn không mang lại bao nhiêu ơn ích cho các gia đình đổ vỡ. Khai thác sự hàm hồ của nó chỉ tạo nên đau khổ thực sự mà thôi.
Theo ông, Đức Tổng Giám Mục Sample không được biết đến nhiều, ngoài Portland, nhưng ngài không nên như vậy. Thư mục vụ của ngài quả là lời mời gọi vươn cánh tay thương xót ra, bắt nguồn từ sự thật, để đem Chúa Kitô đến với các cuộc hôn nhân và các gia đình cần đến Người. Nó bước chân theo các công trình trước đây của ngài về chức phó tế và phụng vụ. Cách tiếp cận của ngài biết tự chế, đầy suy tư, và bác ái. Các nhân đức này đang rất cần trong các cuộc trao đổi hiện nay trong Giáo Hội.
Ngày mai: nguyên văn thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Sample.
Dù ngài không trực tiếp đề cập tới cuộc tranh luận về việc Đức Giáo Hoàng có thực sự mở cửa để người Công Giáo ly dị tái hôn phần đời được rước lễ hay không, nhưng trọng điểm các suy tư của ngài cho thấy câu trả lời là “không”.
Thư mục vụ trên có tựa đề là “A True and Living Icon: Reading of ‘Amoris Laetitia’ in Light of Church Teaching” (Hình Ảnh Đích Thực và Sống Động: Đọc ‘Niềm Vui Yêu Thương’ dưới Ánh Sáng Giáo Huấn Giáo Hội).
Trong thư trên, Đức Tổng Giám Mục Sample cho rằng Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xứng đáng được cả người Công Giáo và không Công Giáo ca ngợi vì phương thức mục vụ của nó.
Vì hình ảnh Giáo Hội như một “bệnh viện Dã Chiến” có nhiều tiềm năng nhắc ta nhớ tới việc phục vụ của các linh mục, phó tế và nhân viên giáo xứ cũng như các người bị chấn thương được họ chăm sóc.
Nhưng, Đức Tổng Giám Mục Sample cho rằng truyền thông đã rút ra nhiều kết luận sai lầm từ tông huấn này. Ngài viết: “trong khi tông huấn không chứa đựng bất cứ thay đổi nào về giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới hôn nhân và cuộc sống gia đình, một số người vẫn dùng ‘Niềm Vui Yêu Thương’ một cách không tương hợp với truyền thống giảng dậy của Giáo Hội”.
Ngài nhấn mạnh điều ngài cho là 3 cách thông thường nhất trong các kết luận sai lầm về tông huấn này.
Thứ nhất, ngài cho rằng truyền thông và nhiều người khác sử dụng ‘Niềm Vui Yêu Thương’ để lý luận rằng lương tâm hợp pháp hóa các hành động đi ngược lại các giới răn của Thiên Chúa. Ngài viết rằng “lương tâm không phải tự nó là một lề luật, mà lương tâm cũng không thể coi thường hay thay thế các mệnh lệnh của Thiên Chúa do Giáo Hội giảng dậy”.
Trong khi Giáo Hội không tìm cách thay thế lương tâm người ta, thì điều quan trọng cần phải biết là lương tâm có thể sai lầm và cần được huấn luyện.
Đức Tổng Giám Mục viết thêm: “khuyến khích hay im lặng chấp nhận một phán đoán sai lầm của lương tâm không hề là thương xót mà cũng không phải là bác ái”.
Thứ hai, Đức Tổng Giám Mục Sample bác bỏ ý niệm cho rằng trong một số điều kiện, có thể có luật trừ đối với các lệnh cấm tuyệt đối của Thiên Chúa. Trong khi Giáo Hội tuân theo gương sáng của Chúa Giêsu và tỏ lòng thương xót cũng như sẵn sàng đồng hành với những người đang rơi vào các hoàn cảnh và các cuộc kết hợp “bất hợp lệ”, Giáo Hội vẫn không phải là trọng tài của các qui luật luân lý do Thiên Chúa thiết lập.
Ngài viết: “tính bất khả tiêu của hôn nhân là giáo huấn quí gía và chủ chốt của Giáo Hội, do Chúa Giêsu mạc khải và được truyền thống liên tục của chúng ta trân quí”. Ngài cho hay: giáo huấn này không phải chỉ là một qui định, mà là “một thực tại đẹp đẽ, có tính bí tích và thiêng liêng”.
Thứ ba, Đức Tổng Giám Mục Sample nói rằng sự mỏng dòn yếu đuối của con người không miễn trừ ta khỏi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa, một ý nghĩ mà ngài cho là một số người đã lầm lẫn rút ra từ ‘Niềm Vui Yêu Thương’.
Ngài viết: “trong khi việc chăm sóc mục vụ chân chính luôn đồng hành với người ta trong nỗi đau khổ và yếu đuối của họ, thì một số người lại lạm dụng việc tông huấn này nhấn mạnh tới luận lý học thương xót để chủ trương rằng các hành vi xấu một cách khách quan có thể được chấp nhận, thậm chí còn được thánh hóa, nếu người ta tin rằng mình không thể làm khác đi”.
Ngài viết thêm: cho rằng các cá nhân không thể nào thay đổi là bác bỏ sức mạnh của ơn thánh.
Thư mục vụ gửi cho giáo dân miền Tây Oregon này trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Tổng Giám Mục Sample cho biết thêm: thư mục vụ này chưa phải là những lời cuối cùng của ngài về Tông Huấn ‘Niềm Vui Yêu Thương’, vì nay mai ngài sẽ ban hành các chỉ dẫn cụ thể để thi hành tông huấn này.
Ngài cho rằng không nên coi giáo huấn luân lý của Giáo Hội về hôn nhân chỉ là những chính sách và qui định, nó luôn nói tới ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô.
Tựa đề của thư mục vụ phát xuất từ niềm tin của ngài rằng gia đình là “hình ảnh hiệp thông và nhân lành của chính Thiên Chúa”.
Ngài kết thúc thư mục vụ bằng cách nhắc tới câu truyện trong Tin Mừng nói tới người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình. Dù Chúa Giêsu không kết án nàng, nhưng rõ ràng Người ra lệnh cho nàng đừng phạm tội nữa. Đức Tổng Giám Mục kết luận: “Lòng thương xót mở cửa dẫn vào sự thật và sự thật về sự sống mới trong Chúa Kitô sẽ giải phóng nàng”.
Theo nhà luật học J.D. Flynn, mặc nhiên trong thư mục vụ này là việc Đức Tổng Giám Mục Sample nhấn mạnh rằng ta phải đọc hiện tại dưới ánh sáng của quá khứ, vì giáo huấn Công Giáo chân chính không thể mâu thuẫn với quá khứ. Cách tiếp cận của Đức Tổng Giám Mục Sample có thể bao hàm việc đình chỉ phán đoán, tức không kết luận gì về ý nghĩa trong đầu óc Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Theo ngài, ở một số chỗ, ‘Niềm Vui Yêu Thương’ cần được minh xác nhiều hơn. Ở những chỗ này, tốt nhất ta đình chỉ phán đoán hơn là dùng Đức Giáo Hoàng để bác bỏ huấn quyền chân chính của Giáo Hội. Trong những hoàn cảnh như thế, đình chỉ phán đoán trở thành một hành vi đức tin.
Nhiệm vụ các nhà thần học là đọc ‘Niềm Vui Yêu Thương’, hiểu nói trong sự liên tục của giáo huấn Giáo Hội, và đưa ra các gợi ý để thi hành nó. Còn nhiệm vụ của các giám mục, mà Đức Tổng Giám Mục Sample nghĩ rất đúng, là hướng dẫn diễn trình này, bằng cách dựa vào giáo huấn có tính lịch sử và huấn quyền của Giáo Hội, vạch rõ các biên giới của tính chính thống.
Theo Flynn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết ‘Niềm Vui Yêu Thương’ như một “lời mời các gia đình Kitô hữu đánh giá các hồng phúc của hôn nhân và gia đình, và kiên vững trong một tình yêu được các nhân đức đại lượng, dấn thân, trung thành và kiên nhẫn củng cố”. Lạm dụng tông huấn không mang lại bao nhiêu ơn ích cho các gia đình đổ vỡ. Khai thác sự hàm hồ của nó chỉ tạo nên đau khổ thực sự mà thôi.
Theo ông, Đức Tổng Giám Mục Sample không được biết đến nhiều, ngoài Portland, nhưng ngài không nên như vậy. Thư mục vụ của ngài quả là lời mời gọi vươn cánh tay thương xót ra, bắt nguồn từ sự thật, để đem Chúa Kitô đến với các cuộc hôn nhân và các gia đình cần đến Người. Nó bước chân theo các công trình trước đây của ngài về chức phó tế và phụng vụ. Cách tiếp cận của ngài biết tự chế, đầy suy tư, và bác ái. Các nhân đức này đang rất cần trong các cuộc trao đổi hiện nay trong Giáo Hội.
Ngày mai: nguyên văn thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Sample.