Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, tức quãng năm 1959, ai cũng công nhận câu gán ghép của Đức Athenagoras, Thượng Phụ chính thống giáo Constantinople là chí lý, là rất đạt, là cực kỳ hay, khi vị thượng phụ này gán một câu Phúc Âm thời xưa để ghép cho một người thời nay, là vị giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo Roma: “Có một người được Chúa sai đến, tên là Gioan” : Đây là câu Phúc âm chúng ta vừa nghe, được Đức Thượng Phụ Athenagoras Đông Phương ghép cho Đức Gioan 23, một Giáo Hoàng Roma Tây Phương.
Câu ghép này rất ý vị vì Đức Roncalli khi lên ngôi Giáo hoàng, lấy hiệu là Gioan (chứ nếu lấy Piô, Phaolô, Benedicto, thì sao gán ghép được); và câu ghép này thật chí lý vì quả Đức Gioan 23, nay đã được phong thánh, là người “được Chúa sai đến” thật, một vị đến làm đảo lộn, canh tân lại bộ mặt của Hội thánh, để Hội Thánh không tì ố, không vết nhăn, mặc dầu đức Gioan lúc đó đã ngót nghét 80 tuổi, khuôn mặt đã nhiều nếp gấp, khoé mắt nhiều dấu chân chim, nhưng đúng là người được Chúa sai đến, đến để làm chứng cho con người thế kỷ 20 và 21 này.
Hôm nay ta chỉ mở đề với thánh Gioan 23 để vào đề với thánh Gioan Tẩy giả. Đề tài bài suy niệm Tin Mừng hôm nay là : Gioan, Kẻ Làm Chứng. “Có một người được Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng.”
Vậy làm chứng là gì và làm chứng cái gì ? Đó là 2 điểm ta sẽ trả lời.
1. Làm chứng là gì ?
- Từ Điển tiếng Việt cho ta biết: Làm chứng là đứng ra xác nhận những gì mình đã thấy, đã nghe… Td : Làm chứng một tai nạn giao thông ; hai người làm chứng trong Hôn phối nghe và thấy rằng đôi bạn đã bày tỏ sự ưng thuận.
Người làm chứng thì không phải là đương sự. Như hai người làm chứng trong Hôn phối phải khác hai người ưng thuận lấy nhau. Ra toà, người làm chứng không thể là bị cáo hay nguyên đơn. Cũng vậy, Gioan được Chúa sai đến để làm chứng, thì cũng là để làm chứng về một điều gì, về một ai đó chứ không phải để làm chứng chính mình. Nếu có phải nói về mình là cũng chỉ nhằm làm chứng về người kia, như Gioan nói thẳng: tôi không phải là Êlia, không phải Kitô, không phải Ngôn sứ người ta trông đợi… “Tôi chỉ là tiếng kêu…” Gioan nói vậy để làm chứng cho những người đến dò hỏi Gioan, là hãy đi tìm Đấng Kitô nơi người khác đi.
- Nghĩa thứ hai của làm chứng mới đáng giá. Có một người được Chúa sai đến tên là Gioan, ông đến để làm chứng. Phải mở chính nguyên bản Sách Thánh Hilạp xem tác giả Tin Mừng dùng chữ gì để khi nói đến làm chứng ? Thưa : từ Marturios, cũng “từ” này còn có nghĩa tử đạo. Làm chứng tương đương với tử vì đạo, chết vì nghĩa. Kinh các thánh tử đạo : Lạy các thánh tử đạo là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô. Tiếng Anh, người tử vì Đạo là Martyr. Do đó, làm chứng không chỉ có nghĩa trả lời “có,” “không.” Tôi thấy cái này, tôi nghe cái kia, đưa ra bằng chứng, thế là xong, mà còn là bảo đảm cho điều mình làm chứng đi đến kết cuộc, dẫu có phải chết. Từ ngữ Việt phần nào nói được điều đó: LÀM chứng (chứ không phải “nói chứng,” “giơ chứng” : có một tích cực chứ không thụ động. Từ Hi lạp thì nói rõ : làm chứng là chết vì nghĩa. Quả Gioan đã chết vì làm chứng.
2. Làm chứng cho cái gì ?
Bài Tin Mừng trả lời rõ ràng cho chúng ta: “Có một người được Chúa sai đến tên là Gioan, ông đến để làm chứng. Và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.” Chỉ một câu ngắn mà đã có ba chữ “ánh sáng.”
Ánh sáng rất cần để thấy. Mắt không mù, nhưng không có ánh sáng thì cũng không thấy gì. Như trong đêm tối, đêm ba mươi, không có một tí ánh sáng gì, ta mở mắt mà đâu có thấy, phải vận dụng đôi tay sờ soạng dò đường.
Gioan đến là để làm chứng cho Ánh Sáng. Người Do Thái mở mắt mà nhìn không ra. “Ở giữa các ông có một vị mà các ông không biết”… “Người đến sau tôi, nhưng tôi không đáng cởi dép cho Người.” Sau này chính Chúa Giêsu đã gọi Gioan Tẩy Gỉả là chiếc đèn (Ga 5,33-36). Đêm mà không có lửa thì không có ánh sáng, Ánh sáng dùng đèn như một phương thế để chiếu soi. ĐGH Gioan 23 khi trả lời cho câu hỏi của một phóng viên rằng ĐGH chờ đợi gì ở Công đồng Vatican này (ta nên nhớ ĐGH Gioan 23 là vị có sáng kiến triệu tập CĐ Vaticano 2). Bằng một hành động tượng trưng, đức Gioan đi về phía cửa sổ vừa mở ra vừa nói : “Chờ đợi gì ư ? Một chút gió.” Mở cửa thì gió thổi vào được : Gió là Thần Khí. Mở cửa thì ánh sáng mới vào được. Ánh sáng là Đức Kitô.
Khi tiếp vị đại sứ, ĐGH Gioan (người được Chúa sai đến) nói : Phải rũ hết bụi đế quốc đã chồng chất lên toà thánh Phêrô kể từ thời vua Constantin ! Bụi phủ nhiều làm sao ánh sáng lọt vào. Phải phủi bụi đi thì mới thấy rõ ràng được. ĐGH Gioan cũng nói về Giáo Hội, sau bao thế kỷ bị phủ lên mình một lớp bụi dày: bụi cơ cấu, bụi tuyệt thông, bụi tiên báo sự dữ và tai họa… Hãy phủi đi thì anh em ly khai sẽ về, thế giới người đời sẽ tới với Giáo Hội. Hãy phủi, hãy cất những màn che để Ánh sáng Chúa Kitô lọt vào.
Có một người được Chúa sai đến, tên là Gioan, ông tới để làm chứng và làm chứng cho ánh sáng.
Người có tên là Gioan: chính là Gioan Tẩy giả; và người có tên là Gioan là thánh Gioan 23 giáo hoàng. Cả hai đều muốn làm chứng cho ánh sáng.
Người có tên là Gioan còn là mỗi chúng ta. Khi lãnh nhận 2 bí tích Thánh tẩy và Thêm sức là chúng ta được Chúa sai đến. Trong bí tích Thánh tẩy, ta cầm nến trong tay. Trong bí tích Thêm sức, nến cũng ở trong tay ta. Điều đó muốn nói chúng ta hãy là ánh sáng, và chúng ta hãy để Ánh Sáng là Chúa Kitô đậu vào chiếu soi. Phải làm sao đích thực ta là bạn hữu của Kitô, bởi ta là Kitô hữu.
Ánh nến có 2 công dụng : sưởi ấm nhờ sức nóng và chiếu soi nhờ ánh sáng. Hãy an ủi sưởi ấm người cùng cực, đói khổ, rét mướt… Và hãy toả sáng đức tin bằng cách sống Đạo của mình trong niềm vui không ngơi (CN III Gaudete, hãy vui lên, màu hồng). ĐGH Phanxicô với tông huấn Niềm Vui Tin Mừng nhắc mãi điểm này. ĐGM giáo phận Nhatrang thì có sẵn mấy cái gương trong phòng, để soi gương và nở nụ cười với mình để đem vui cho người. Có lần đang mỉm cười trong gương, thì có cha muốn gặp. Mở cửa ra, linh mục đó nói ngay : hôm nay con xin điều này chắc thế nào cũng được, vì thấy đức cha đang mỉm cười.
Ánh nến có 2 công dụng : sưởi ấm nhờ sức nóng và chiếu soi nhờ ánh sáng. Cả 2 việc đó đều nhắm làm chứng cho Ánh Sáng. Chúng ta xin Đấng là Ánh sáng giúp chúng ta. Và chúng ta tuyên xưng Đấng là “Ánh sáng bởi Ánh sáng” trong kinh Tin Kính đây.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Câu ghép này rất ý vị vì Đức Roncalli khi lên ngôi Giáo hoàng, lấy hiệu là Gioan (chứ nếu lấy Piô, Phaolô, Benedicto, thì sao gán ghép được); và câu ghép này thật chí lý vì quả Đức Gioan 23, nay đã được phong thánh, là người “được Chúa sai đến” thật, một vị đến làm đảo lộn, canh tân lại bộ mặt của Hội thánh, để Hội Thánh không tì ố, không vết nhăn, mặc dầu đức Gioan lúc đó đã ngót nghét 80 tuổi, khuôn mặt đã nhiều nếp gấp, khoé mắt nhiều dấu chân chim, nhưng đúng là người được Chúa sai đến, đến để làm chứng cho con người thế kỷ 20 và 21 này.
Hôm nay ta chỉ mở đề với thánh Gioan 23 để vào đề với thánh Gioan Tẩy giả. Đề tài bài suy niệm Tin Mừng hôm nay là : Gioan, Kẻ Làm Chứng. “Có một người được Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng.”
Vậy làm chứng là gì và làm chứng cái gì ? Đó là 2 điểm ta sẽ trả lời.
1. Làm chứng là gì ?
- Từ Điển tiếng Việt cho ta biết: Làm chứng là đứng ra xác nhận những gì mình đã thấy, đã nghe… Td : Làm chứng một tai nạn giao thông ; hai người làm chứng trong Hôn phối nghe và thấy rằng đôi bạn đã bày tỏ sự ưng thuận.
Người làm chứng thì không phải là đương sự. Như hai người làm chứng trong Hôn phối phải khác hai người ưng thuận lấy nhau. Ra toà, người làm chứng không thể là bị cáo hay nguyên đơn. Cũng vậy, Gioan được Chúa sai đến để làm chứng, thì cũng là để làm chứng về một điều gì, về một ai đó chứ không phải để làm chứng chính mình. Nếu có phải nói về mình là cũng chỉ nhằm làm chứng về người kia, như Gioan nói thẳng: tôi không phải là Êlia, không phải Kitô, không phải Ngôn sứ người ta trông đợi… “Tôi chỉ là tiếng kêu…” Gioan nói vậy để làm chứng cho những người đến dò hỏi Gioan, là hãy đi tìm Đấng Kitô nơi người khác đi.
- Nghĩa thứ hai của làm chứng mới đáng giá. Có một người được Chúa sai đến tên là Gioan, ông đến để làm chứng. Phải mở chính nguyên bản Sách Thánh Hilạp xem tác giả Tin Mừng dùng chữ gì để khi nói đến làm chứng ? Thưa : từ Marturios, cũng “từ” này còn có nghĩa tử đạo. Làm chứng tương đương với tử vì đạo, chết vì nghĩa. Kinh các thánh tử đạo : Lạy các thánh tử đạo là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô. Tiếng Anh, người tử vì Đạo là Martyr. Do đó, làm chứng không chỉ có nghĩa trả lời “có,” “không.” Tôi thấy cái này, tôi nghe cái kia, đưa ra bằng chứng, thế là xong, mà còn là bảo đảm cho điều mình làm chứng đi đến kết cuộc, dẫu có phải chết. Từ ngữ Việt phần nào nói được điều đó: LÀM chứng (chứ không phải “nói chứng,” “giơ chứng” : có một tích cực chứ không thụ động. Từ Hi lạp thì nói rõ : làm chứng là chết vì nghĩa. Quả Gioan đã chết vì làm chứng.
2. Làm chứng cho cái gì ?
Bài Tin Mừng trả lời rõ ràng cho chúng ta: “Có một người được Chúa sai đến tên là Gioan, ông đến để làm chứng. Và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.” Chỉ một câu ngắn mà đã có ba chữ “ánh sáng.”
Ánh sáng rất cần để thấy. Mắt không mù, nhưng không có ánh sáng thì cũng không thấy gì. Như trong đêm tối, đêm ba mươi, không có một tí ánh sáng gì, ta mở mắt mà đâu có thấy, phải vận dụng đôi tay sờ soạng dò đường.
Gioan đến là để làm chứng cho Ánh Sáng. Người Do Thái mở mắt mà nhìn không ra. “Ở giữa các ông có một vị mà các ông không biết”… “Người đến sau tôi, nhưng tôi không đáng cởi dép cho Người.” Sau này chính Chúa Giêsu đã gọi Gioan Tẩy Gỉả là chiếc đèn (Ga 5,33-36). Đêm mà không có lửa thì không có ánh sáng, Ánh sáng dùng đèn như một phương thế để chiếu soi. ĐGH Gioan 23 khi trả lời cho câu hỏi của một phóng viên rằng ĐGH chờ đợi gì ở Công đồng Vatican này (ta nên nhớ ĐGH Gioan 23 là vị có sáng kiến triệu tập CĐ Vaticano 2). Bằng một hành động tượng trưng, đức Gioan đi về phía cửa sổ vừa mở ra vừa nói : “Chờ đợi gì ư ? Một chút gió.” Mở cửa thì gió thổi vào được : Gió là Thần Khí. Mở cửa thì ánh sáng mới vào được. Ánh sáng là Đức Kitô.
Khi tiếp vị đại sứ, ĐGH Gioan (người được Chúa sai đến) nói : Phải rũ hết bụi đế quốc đã chồng chất lên toà thánh Phêrô kể từ thời vua Constantin ! Bụi phủ nhiều làm sao ánh sáng lọt vào. Phải phủi bụi đi thì mới thấy rõ ràng được. ĐGH Gioan cũng nói về Giáo Hội, sau bao thế kỷ bị phủ lên mình một lớp bụi dày: bụi cơ cấu, bụi tuyệt thông, bụi tiên báo sự dữ và tai họa… Hãy phủi đi thì anh em ly khai sẽ về, thế giới người đời sẽ tới với Giáo Hội. Hãy phủi, hãy cất những màn che để Ánh sáng Chúa Kitô lọt vào.
Có một người được Chúa sai đến, tên là Gioan, ông tới để làm chứng và làm chứng cho ánh sáng.
Người có tên là Gioan: chính là Gioan Tẩy giả; và người có tên là Gioan là thánh Gioan 23 giáo hoàng. Cả hai đều muốn làm chứng cho ánh sáng.
Người có tên là Gioan còn là mỗi chúng ta. Khi lãnh nhận 2 bí tích Thánh tẩy và Thêm sức là chúng ta được Chúa sai đến. Trong bí tích Thánh tẩy, ta cầm nến trong tay. Trong bí tích Thêm sức, nến cũng ở trong tay ta. Điều đó muốn nói chúng ta hãy là ánh sáng, và chúng ta hãy để Ánh Sáng là Chúa Kitô đậu vào chiếu soi. Phải làm sao đích thực ta là bạn hữu của Kitô, bởi ta là Kitô hữu.
Ánh nến có 2 công dụng : sưởi ấm nhờ sức nóng và chiếu soi nhờ ánh sáng. Hãy an ủi sưởi ấm người cùng cực, đói khổ, rét mướt… Và hãy toả sáng đức tin bằng cách sống Đạo của mình trong niềm vui không ngơi (CN III Gaudete, hãy vui lên, màu hồng). ĐGH Phanxicô với tông huấn Niềm Vui Tin Mừng nhắc mãi điểm này. ĐGM giáo phận Nhatrang thì có sẵn mấy cái gương trong phòng, để soi gương và nở nụ cười với mình để đem vui cho người. Có lần đang mỉm cười trong gương, thì có cha muốn gặp. Mở cửa ra, linh mục đó nói ngay : hôm nay con xin điều này chắc thế nào cũng được, vì thấy đức cha đang mỉm cười.
Ánh nến có 2 công dụng : sưởi ấm nhờ sức nóng và chiếu soi nhờ ánh sáng. Cả 2 việc đó đều nhắm làm chứng cho Ánh Sáng. Chúng ta xin Đấng là Ánh sáng giúp chúng ta. Và chúng ta tuyên xưng Đấng là “Ánh sáng bởi Ánh sáng” trong kinh Tin Kính đây.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm