Chúa Nhật III Mùa Vọng C
Sám Hối: Công Bình Bác Ái
Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18
Một người bán gỗ cho xưởng mộc. Anh thường thủ lợi bằng cách đo gỗ thiếu. Ngày kia, có tin đồn đến xưởng là anh ta nhập đạo. Nghe thấy thế, mọi người bán tín bán nghi rồi bàn thảo mỗi người mỗi ý. Có một người lặng lẽ ra kho gỗ, một lúc sau trở vào dõng dạc tuyên bố:
- Đúng, anh ta nhập đạo thật.
- Sao anh biết ?
- Tôi vừa xem lại số gỗ anh ta chở tới hôm qua. Tôi thấy là đúng với qui cách ta đặt, không thiếu nữa.
Người nào tiếp nhận đức Kitô cũng phải thay đổi cuộc đời và sống ngay chính...
Gioan – vị sứ giả niềm vui và hy vọng khi loan báo Đấng Cứu Thế sắp đến, hãy chuẩn bị con đường tâm linh bằng sự sửa chữa tâm hồn, khi nhấn mạnh sự thống hối Gioan giải thích cho dân chúng biết rằng sự hoán cải cần được cụ thể hóa bằng những hoa trái xứng đáng; công bình bác ái (x. Lc 3,7-9), đó là việc đón Đấng đang đến một cách thiết thực nhất. Ông giới thiệu nguyện vọng duy nhất của ông là chuẩn bị cho dân đón nhận ơn cứu độ, ơn này đang hiện diện nơi Đức Giêsu Kitô.Thật thế, bác ái và đức công bình, đó là những hoa trái biểu lộ lòng sám hối đích thực trong lúc chờ đợi Đấng Cứu Thế. Giáo huấn của Gioan vì thế có tính cách chuẩn bị cho những đòi hỏi quyết liệt hơn của Đức Giêsu. (x. Lc 6,29.32-36; Mt 5,39-48).
Khi ngỏ lời với dân chúng về sự thống hối thay đổi đời sống, Gioan không mời họ thực hành một việc đạo đức hình thức hay tham dự một nghi lễ sám hối nào; ông yêu cầu họ làm một việc cụ thể và triệt để: sống trong công bình bác ái liên hệ đến cách xử sự với người đồng loại. Sự hoán cải, nghĩa là việc quay về với Thiên Chúa, phải được diển tả ra thực sự qua cách thức xử sự với anh chị em mình. Sự hoán cải đòi hỏi sự chia sẻ huynh đệ và từ khước mọi thứ bất công. “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11), lời yêu cầu này được đề nghị không những cho tất cả những ai đang sống trong sự sung túc, để họ sớt bớt phần dư thừa, nhưng còn được gửi đến tất cả những ai có thứ gì hơn mức thực sự cần thiết. Ngay người chỉ có hai áo cũng phải cho một cái và bằng lòng chỉ còn một cái, nếu người thân cận không có cái nào. Đứng trước nhu cầu của người khác, người ta chỉ được giữ lại điều gì mình cần thiết mà thôi.
Ngay cả những Người thu thuế và lính tráng cũng đến với Gioan. Đây là hai hạng người bị khinh bỉ và căm ghét bị coi là tội lỗi nhất, người thu thuế thường lợi dụng địa vị mà thủ lợi như đòi mức thuế cao hơn mức đã quy định để làm giàu. Còn người lính thì lợi dụng quyền thế của Đế Quốc Roma đang cai trị mà ức hiếp đồng bào hay dùng vũ lực để ép người khác làm theo ý mình. Gioan không buộc họ bỏ nghề, nhưng nhưng chỉ cần có cung cách sống mới khi loại trừ những hình thức xử sự bất công khi làm nhiệm vụ của mình: Tôn trọng công lý, không lạm dụng sức mạnh mình có trong tay, bằng lòng với những gì mà quyền lợi và luật pháp đã quy định. Tất cả những lời khuyên trên đây thuộc lãnh vực nghề nghiệp.
Dân chúng ấn tượng về cách sống và lời giảng dạy của Gioan, họ tung hô ông là Đấng Cứu Thế - Đấng Mêsia. Trước những lời xưng tụng, ông đánh giá đúng đắn vị trí của ông trong tương quan với Đấng Cứu Thế: Ông được Thiên Chúa sai đến dọn đường, và hướng mọi người đến Đấng Cứu Thế, sẽ đến sau ông. Ngài cao cả hơn ông, và ông không thể sánh ví được với Ngài. Ông nhấn mạnh mối tương quan giữa ông và Đấng ấy không thể mô tả cách nào cho xứng hợp, cho dù là bằng hình ảnh “nô lệ-chủ nhân”: “Tôi không đáng cởi dây giày cho Ngài”. Gioan khẳng định ông không xứng đáng làm một việc phục vụ thấp hèn nhất cho Đấng đang đến. Bằng hình ảnh khiêm tốn của vị Tẩy giả, vị ngôn sứ cao cả này cho chúng ta một ý tưởng về sự cao trọng của Đức Giêsu – Đấng Cứu Thế, mà ông có sứ vụ tiền hô, chuẩn bị cho Ngài. Cho nên, Thánh Augustino đã giảng về ông trong tương quan với Đấng Cứu Thế:
“Gioan cao trọng đến nỗi người ta đã có thể coi ông là Đức Kitô. Chẳng cần ông phải nói ra; người ta đã nghĩ như thế rồi… Nhưng người bạn khiêm tốn ấy của chàng rể, nhiệt thành phục vụ danh dự của chàng rể, không muốn chiếm lấy chỗ của chàng rể, như một chuyện ngoại tình. Ông làm chứng cho bạn mình, ông đưa chàng rể đích thực đến với cô dâu, ông kinh tởm chuyện mình được yêu thương thay thế Người bởi vì ông chỉ muốn được yêu thương trong Người mà thôi…
Người môn đệ nghe tiếng thầy; người ấy đúng bởi vì đang lắng nghe thầy, bởi vì nếu người ấy từ chối nghe thầy, chắc chắn người ấy sẽ té ngã. Điều làm nổi bật sự cao trọng của Gioan trước mắt chúng ta, đó là ông đã có thể được coi là Đấng Kitô, tuy thế, ông đã chọn làm chứng cho Đức Giêsu Kitô, công bố sự cao cả của Người và hạ mình xuống, chứ không coi mình là Đấng Mêsia và tự lừa dối mình khi lừa dối kẻ khác. Do đó, Đức Giêsu có lý khi nói về ông rằng ông còn hơn là một ngôn sứ… Gioan đã tự hạ trước sự cao cả của Chúa, để sự khiêm nhường của ông đáng được sự cao cả ấy nâng lên” (Bài Giảng thứ hai lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, số 288, 2; PL 38-39, 1302-1304).
Gioan rao giảng hướng tâm hồn về Đấng Cứu Thế, còn “Nước Thiên Chúa”, chính Đức Giêsu mới rao giảng trực tiếp.
Giữa hoang địa của cuộc đời hôm nay, đang chờ đợi biến cố Giáng sinh – mùa Noel hằng năm, chúng ta nghe lời kêu gọi của Đấng Tiền hô: Hãy sám hối, ai trong chúng ta cũng đều có tội và có nhu cầu sám hối vì như thánh Gioan Tông đồ đã khẳng định: “Nếu chúng ta chối tội là chúng ta tự lừa dối, và không chịu nhìn nhận sự thật. Nếu chúng ta bảo mình vô tội là cho Chúa nói dối” (1Ga 1,8.10). Trong tâm tình sám hối, chúng ta khẩn nguyện và đợi trông trong suốt Mùa Vọng: Thiên Chúa sẽ trở lại với chúng ta; tội lụy của chúng ta sẽ được rửa sạch; tinh thần chuẩn bị và những thực hành đạo đức không ngừng sẽ mang lại một đời sống mới.
Sự hoán cải sám hối chân thật không bao giờ chỉ dừng lại với những lời nói, những tâm tình tốt đẹp lưu lại ở trong trái tim, nhưng phải được thúc đẩy bằng diễn tả qua một cuộc sống tương hợp cụ thể với giáo huấn của Đức Kitô: Một sự hối cải sinh hoa trái công bình và bác ái.
Chính trong tâm tình sám hối sinh hoa trái, chúng ta sống lại tâm tình của thánh Phaolô dù đang sống trong những ngày tăm tối của tù ngục, Ngài bày tỏ niềm vui Chúa đang đến trong thư gửi giáo đoàn Philíphê:
“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên anh em! Chúa đã gần kề!”(Pl 4,4)
Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn 12/12/2015
Sám Hối: Công Bình Bác Ái
Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18
Một người bán gỗ cho xưởng mộc. Anh thường thủ lợi bằng cách đo gỗ thiếu. Ngày kia, có tin đồn đến xưởng là anh ta nhập đạo. Nghe thấy thế, mọi người bán tín bán nghi rồi bàn thảo mỗi người mỗi ý. Có một người lặng lẽ ra kho gỗ, một lúc sau trở vào dõng dạc tuyên bố:
- Đúng, anh ta nhập đạo thật.
- Sao anh biết ?
- Tôi vừa xem lại số gỗ anh ta chở tới hôm qua. Tôi thấy là đúng với qui cách ta đặt, không thiếu nữa.
Người nào tiếp nhận đức Kitô cũng phải thay đổi cuộc đời và sống ngay chính...
Gioan – vị sứ giả niềm vui và hy vọng khi loan báo Đấng Cứu Thế sắp đến, hãy chuẩn bị con đường tâm linh bằng sự sửa chữa tâm hồn, khi nhấn mạnh sự thống hối Gioan giải thích cho dân chúng biết rằng sự hoán cải cần được cụ thể hóa bằng những hoa trái xứng đáng; công bình bác ái (x. Lc 3,7-9), đó là việc đón Đấng đang đến một cách thiết thực nhất. Ông giới thiệu nguyện vọng duy nhất của ông là chuẩn bị cho dân đón nhận ơn cứu độ, ơn này đang hiện diện nơi Đức Giêsu Kitô.Thật thế, bác ái và đức công bình, đó là những hoa trái biểu lộ lòng sám hối đích thực trong lúc chờ đợi Đấng Cứu Thế. Giáo huấn của Gioan vì thế có tính cách chuẩn bị cho những đòi hỏi quyết liệt hơn của Đức Giêsu. (x. Lc 6,29.32-36; Mt 5,39-48).
Khi ngỏ lời với dân chúng về sự thống hối thay đổi đời sống, Gioan không mời họ thực hành một việc đạo đức hình thức hay tham dự một nghi lễ sám hối nào; ông yêu cầu họ làm một việc cụ thể và triệt để: sống trong công bình bác ái liên hệ đến cách xử sự với người đồng loại. Sự hoán cải, nghĩa là việc quay về với Thiên Chúa, phải được diển tả ra thực sự qua cách thức xử sự với anh chị em mình. Sự hoán cải đòi hỏi sự chia sẻ huynh đệ và từ khước mọi thứ bất công. “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11), lời yêu cầu này được đề nghị không những cho tất cả những ai đang sống trong sự sung túc, để họ sớt bớt phần dư thừa, nhưng còn được gửi đến tất cả những ai có thứ gì hơn mức thực sự cần thiết. Ngay người chỉ có hai áo cũng phải cho một cái và bằng lòng chỉ còn một cái, nếu người thân cận không có cái nào. Đứng trước nhu cầu của người khác, người ta chỉ được giữ lại điều gì mình cần thiết mà thôi.
Ngay cả những Người thu thuế và lính tráng cũng đến với Gioan. Đây là hai hạng người bị khinh bỉ và căm ghét bị coi là tội lỗi nhất, người thu thuế thường lợi dụng địa vị mà thủ lợi như đòi mức thuế cao hơn mức đã quy định để làm giàu. Còn người lính thì lợi dụng quyền thế của Đế Quốc Roma đang cai trị mà ức hiếp đồng bào hay dùng vũ lực để ép người khác làm theo ý mình. Gioan không buộc họ bỏ nghề, nhưng nhưng chỉ cần có cung cách sống mới khi loại trừ những hình thức xử sự bất công khi làm nhiệm vụ của mình: Tôn trọng công lý, không lạm dụng sức mạnh mình có trong tay, bằng lòng với những gì mà quyền lợi và luật pháp đã quy định. Tất cả những lời khuyên trên đây thuộc lãnh vực nghề nghiệp.
Dân chúng ấn tượng về cách sống và lời giảng dạy của Gioan, họ tung hô ông là Đấng Cứu Thế - Đấng Mêsia. Trước những lời xưng tụng, ông đánh giá đúng đắn vị trí của ông trong tương quan với Đấng Cứu Thế: Ông được Thiên Chúa sai đến dọn đường, và hướng mọi người đến Đấng Cứu Thế, sẽ đến sau ông. Ngài cao cả hơn ông, và ông không thể sánh ví được với Ngài. Ông nhấn mạnh mối tương quan giữa ông và Đấng ấy không thể mô tả cách nào cho xứng hợp, cho dù là bằng hình ảnh “nô lệ-chủ nhân”: “Tôi không đáng cởi dây giày cho Ngài”. Gioan khẳng định ông không xứng đáng làm một việc phục vụ thấp hèn nhất cho Đấng đang đến. Bằng hình ảnh khiêm tốn của vị Tẩy giả, vị ngôn sứ cao cả này cho chúng ta một ý tưởng về sự cao trọng của Đức Giêsu – Đấng Cứu Thế, mà ông có sứ vụ tiền hô, chuẩn bị cho Ngài. Cho nên, Thánh Augustino đã giảng về ông trong tương quan với Đấng Cứu Thế:
“Gioan cao trọng đến nỗi người ta đã có thể coi ông là Đức Kitô. Chẳng cần ông phải nói ra; người ta đã nghĩ như thế rồi… Nhưng người bạn khiêm tốn ấy của chàng rể, nhiệt thành phục vụ danh dự của chàng rể, không muốn chiếm lấy chỗ của chàng rể, như một chuyện ngoại tình. Ông làm chứng cho bạn mình, ông đưa chàng rể đích thực đến với cô dâu, ông kinh tởm chuyện mình được yêu thương thay thế Người bởi vì ông chỉ muốn được yêu thương trong Người mà thôi…
Người môn đệ nghe tiếng thầy; người ấy đúng bởi vì đang lắng nghe thầy, bởi vì nếu người ấy từ chối nghe thầy, chắc chắn người ấy sẽ té ngã. Điều làm nổi bật sự cao trọng của Gioan trước mắt chúng ta, đó là ông đã có thể được coi là Đấng Kitô, tuy thế, ông đã chọn làm chứng cho Đức Giêsu Kitô, công bố sự cao cả của Người và hạ mình xuống, chứ không coi mình là Đấng Mêsia và tự lừa dối mình khi lừa dối kẻ khác. Do đó, Đức Giêsu có lý khi nói về ông rằng ông còn hơn là một ngôn sứ… Gioan đã tự hạ trước sự cao cả của Chúa, để sự khiêm nhường của ông đáng được sự cao cả ấy nâng lên” (Bài Giảng thứ hai lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, số 288, 2; PL 38-39, 1302-1304).
Gioan rao giảng hướng tâm hồn về Đấng Cứu Thế, còn “Nước Thiên Chúa”, chính Đức Giêsu mới rao giảng trực tiếp.
Giữa hoang địa của cuộc đời hôm nay, đang chờ đợi biến cố Giáng sinh – mùa Noel hằng năm, chúng ta nghe lời kêu gọi của Đấng Tiền hô: Hãy sám hối, ai trong chúng ta cũng đều có tội và có nhu cầu sám hối vì như thánh Gioan Tông đồ đã khẳng định: “Nếu chúng ta chối tội là chúng ta tự lừa dối, và không chịu nhìn nhận sự thật. Nếu chúng ta bảo mình vô tội là cho Chúa nói dối” (1Ga 1,8.10). Trong tâm tình sám hối, chúng ta khẩn nguyện và đợi trông trong suốt Mùa Vọng: Thiên Chúa sẽ trở lại với chúng ta; tội lụy của chúng ta sẽ được rửa sạch; tinh thần chuẩn bị và những thực hành đạo đức không ngừng sẽ mang lại một đời sống mới.
Sự hoán cải sám hối chân thật không bao giờ chỉ dừng lại với những lời nói, những tâm tình tốt đẹp lưu lại ở trong trái tim, nhưng phải được thúc đẩy bằng diễn tả qua một cuộc sống tương hợp cụ thể với giáo huấn của Đức Kitô: Một sự hối cải sinh hoa trái công bình và bác ái.
Chính trong tâm tình sám hối sinh hoa trái, chúng ta sống lại tâm tình của thánh Phaolô dù đang sống trong những ngày tăm tối của tù ngục, Ngài bày tỏ niềm vui Chúa đang đến trong thư gửi giáo đoàn Philíphê:
“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên anh em! Chúa đã gần kề!”(Pl 4,4)
Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn 12/12/2015