Một trong những nhân vật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phụng vụ Mùa vọng, đó là Thánh Gioan Tẩy Giả. Sở dĩ Ngài được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phụng vụ Mùa vọng như vậy, bởi vì Ngài có sứ mạng Tiền hô, là người đi trước để làm chứng và dọn đường cho Chúa Cứu Thế ngự đến.
Tin mừng Chúa Nhật tuần trước nhắc lại lời kêu gọi của Ngài về việc hô hào dân chúng dọn đường cho Chúa ngự đến. Lời mời gọi của Ngài đã thu hút sự đáp trả của rất nhiều thành phần trong xã hội Do thái thời bấy giờ. Tin mừng cho biết, người ta tuôn đến với Ngài rất đông. Họ thán phục về đời sống khắc khổ của Ngài. Họ chấp nhận giáo huấn của Ngài. Rồi họ thắc mắc về bản thân Ngài? Vì thế, Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết: Các vị tư tế, các thầy Lêvi và các Biệt phái lần lượt đặt ra những câu hỏi và mong muốn Ngài trả lời: Ông là ai? Ông có phải là Êlia không? Ông có phải là tiên tri không? Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không phải là Êlia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa? (x. Ga 1, 19-25).
Thánh Gioan Tẩy Giả không úp mở, Ngài đã trả lời một cách thẳng thắn và rõ ràng các câu hỏi mà họ đặt ra:
Với câu hỏi của các vị Tư tế và các thầy Lêvi, Ngài trả lời rằng: Tôi không phải là Đấng Kitô. Tôi không phải là Êlia. Tôi cũng không phải là một tiên tri nào khác. Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo (x. Ga 1, 19-25).
Với câu hỏi của các Biệt phái, Ngài trả lời rằng :“Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.27 Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.”(Ga 1,26-27).
Các câu trả lời của Thánh Gioan Tẩy Giả cũng rất ăn hợp với lời mở đầu trong bài Tin mừng hôm nay của Thánh sử Gioan: “Có một người được Thiên Chúa sai đến,tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.”(Ga 1,6-8).
Như vậy, qua lời chứng của Thánh Gioan Tông đồ và của chính bản thân Thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta biết, Ngài không phải là tiên tri Êlia hay một tiên tri nào khác. Ngài càng không phải là Đấng Kitô mà chỉ là người làm chứng về ánh sáng và là người dọn đường cho Đức Giêsu Kitô ngự đến.
1. Thánh Gioan Tẩy Giả là người làm chứng cho Đức Giêsu
Đức Giêsu là Ngôi Lời : “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.”(Ga 1,9). Đức Giêsu cũng chính là ánh sáng của trần gian, chính Ngài đã tuyên bố : “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”(Ga 8,12). Vì thế, Thánh Gioan làm chứng về ánh sáng, tức là làm chứng về Đức Giêsu. Ngài làm chứng về Đức Giêsu như thế nào ? Khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu cho dân chúng rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” (x. Ga 1,29-30). Ngài còn cho biết : “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”(Ga 1,32). Khi được Gioan giới thiệu, dân chúng đến với Chúa Giêsu thay vì đến với Gioan (Ga 3,26). Gioan còn giới thiệu Chúa Giêsu cho hai môn đệ của mình, và họ đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu (Ga 1,35-42).
Thánh Gioan Tẩy Giả còn làm chứng cho sự thật. Vì sự thật, Ngài đã tố cáo tội loạn luân của vua Hêrôđê nên bị Hêrôđê ra lệnh chặt đầu đầu Ngài (x. Mc 6,21-29). Đức Giêsu là sự thật. Ngài đã từng khẳng định rằng : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14,6). Như vậy, Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho sự thật thì cũng làm chứng cho Đức Giêsu.
Tóm lại, Thánh Gioan Tẩy Giả là người làm chứng cho ánh sáng, cho sự thật tức là làm chứng cho Đức Giêsu.
2. Người Kitô hữu có sứ mạng làm chứng cho Đức Giêsu
Qua bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi làm chứng cho Đức Giêsu. Cũng như Gioan Tẩy Giả, chúng ta có thể làm chứng cho Đức Giêsu bằng lời nói và bằng chứng tá đời sống: Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội thực hành việc sám hối; bênh vực cho công lý và sự thật; sống công bằng bác ái yêu thương,…Để làm chứng cho sự sáng, chúng ta phải sống trong sự sáng. Nhờ đó, chúng ta có thể giới thiệu Chúa cho anh chị em mình.
Để sứ mạng làm chứng của chúng ta đem lại hiệu quả tốt, cần sự soi sáng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Bài đọc I, tiên tri Isaia đã tiên báo về vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong sứ mạng của Đức Giêsu : “Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của ĐỨC CHÚA, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta; Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than.” (Is 61, 1-2). Chúa Thánh Thần cũng đóng vai trò quan trong trong sứ mạng của các tín hữu qua mọi thời đại. Vì thế, trong bài đọc II hôm nay, thánh Phaolô lưu ý các tín hữu Thessalonica và cũng là lưu ý chúng ta rằng :“đừng dập tắt Thần Khí”. “Dập tắt Thần Khí” có thể được hiểu là không nghe theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Đó là nhiều khi Thánh Thần thúc giục, nhắc nhở nhưng bị sự ươn lười hay khô khan nơi con người dập tắt đi. Chúng ta không được “Dập tắt Thần Khí”, nhất là trong việc làm chứng cho Chúa. Đức Giêsu đã từng nói : “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói.”(Mc 13,11). Khi rao giảng Tin mừng và xây dựng Hội thánh, các Tông Đồ cũng luôn khẳng định rằng: “Thánh Thần và chúng tôi làm chứng” (Cv 5, 32). Cho nên, hãy để Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, hãy lắng nghe tiếng thục giục của Ngài, nhất là những khi chúng ta làm chứng cho Đức Kitô. Nhờ đó, mọi hoạt động làm chứng của chúng ta sẽ đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp.
Lạy Chúa Giêsua, xin cho mỗi người chúng con biết chu toàn bổn phận làm chứng cho Chúa như Thánh Gioan Tẩy Giả. Xin cho chúng con đừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức. Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hoá chúng con toàn diện, để thần trí, linh hồn và thể xác chúng con được gìn giữ toàn vẹn trong ngày Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến (x. 1 Tx 5, 19-23). Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin mừng Chúa Nhật tuần trước nhắc lại lời kêu gọi của Ngài về việc hô hào dân chúng dọn đường cho Chúa ngự đến. Lời mời gọi của Ngài đã thu hút sự đáp trả của rất nhiều thành phần trong xã hội Do thái thời bấy giờ. Tin mừng cho biết, người ta tuôn đến với Ngài rất đông. Họ thán phục về đời sống khắc khổ của Ngài. Họ chấp nhận giáo huấn của Ngài. Rồi họ thắc mắc về bản thân Ngài? Vì thế, Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết: Các vị tư tế, các thầy Lêvi và các Biệt phái lần lượt đặt ra những câu hỏi và mong muốn Ngài trả lời: Ông là ai? Ông có phải là Êlia không? Ông có phải là tiên tri không? Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không phải là Êlia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa? (x. Ga 1, 19-25).
Thánh Gioan Tẩy Giả không úp mở, Ngài đã trả lời một cách thẳng thắn và rõ ràng các câu hỏi mà họ đặt ra:
Với câu hỏi của các vị Tư tế và các thầy Lêvi, Ngài trả lời rằng: Tôi không phải là Đấng Kitô. Tôi không phải là Êlia. Tôi cũng không phải là một tiên tri nào khác. Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo (x. Ga 1, 19-25).
Với câu hỏi của các Biệt phái, Ngài trả lời rằng :“Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.27 Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.”(Ga 1,26-27).
Các câu trả lời của Thánh Gioan Tẩy Giả cũng rất ăn hợp với lời mở đầu trong bài Tin mừng hôm nay của Thánh sử Gioan: “Có một người được Thiên Chúa sai đến,tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.”(Ga 1,6-8).
Như vậy, qua lời chứng của Thánh Gioan Tông đồ và của chính bản thân Thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta biết, Ngài không phải là tiên tri Êlia hay một tiên tri nào khác. Ngài càng không phải là Đấng Kitô mà chỉ là người làm chứng về ánh sáng và là người dọn đường cho Đức Giêsu Kitô ngự đến.
1. Thánh Gioan Tẩy Giả là người làm chứng cho Đức Giêsu
Đức Giêsu là Ngôi Lời : “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.”(Ga 1,9). Đức Giêsu cũng chính là ánh sáng của trần gian, chính Ngài đã tuyên bố : “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”(Ga 8,12). Vì thế, Thánh Gioan làm chứng về ánh sáng, tức là làm chứng về Đức Giêsu. Ngài làm chứng về Đức Giêsu như thế nào ? Khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu cho dân chúng rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” (x. Ga 1,29-30). Ngài còn cho biết : “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”(Ga 1,32). Khi được Gioan giới thiệu, dân chúng đến với Chúa Giêsu thay vì đến với Gioan (Ga 3,26). Gioan còn giới thiệu Chúa Giêsu cho hai môn đệ của mình, và họ đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu (Ga 1,35-42).
Thánh Gioan Tẩy Giả còn làm chứng cho sự thật. Vì sự thật, Ngài đã tố cáo tội loạn luân của vua Hêrôđê nên bị Hêrôđê ra lệnh chặt đầu đầu Ngài (x. Mc 6,21-29). Đức Giêsu là sự thật. Ngài đã từng khẳng định rằng : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14,6). Như vậy, Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho sự thật thì cũng làm chứng cho Đức Giêsu.
Tóm lại, Thánh Gioan Tẩy Giả là người làm chứng cho ánh sáng, cho sự thật tức là làm chứng cho Đức Giêsu.
2. Người Kitô hữu có sứ mạng làm chứng cho Đức Giêsu
Qua bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi làm chứng cho Đức Giêsu. Cũng như Gioan Tẩy Giả, chúng ta có thể làm chứng cho Đức Giêsu bằng lời nói và bằng chứng tá đời sống: Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội thực hành việc sám hối; bênh vực cho công lý và sự thật; sống công bằng bác ái yêu thương,…Để làm chứng cho sự sáng, chúng ta phải sống trong sự sáng. Nhờ đó, chúng ta có thể giới thiệu Chúa cho anh chị em mình.
Để sứ mạng làm chứng của chúng ta đem lại hiệu quả tốt, cần sự soi sáng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Bài đọc I, tiên tri Isaia đã tiên báo về vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong sứ mạng của Đức Giêsu : “Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của ĐỨC CHÚA, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta; Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than.” (Is 61, 1-2). Chúa Thánh Thần cũng đóng vai trò quan trong trong sứ mạng của các tín hữu qua mọi thời đại. Vì thế, trong bài đọc II hôm nay, thánh Phaolô lưu ý các tín hữu Thessalonica và cũng là lưu ý chúng ta rằng :“đừng dập tắt Thần Khí”. “Dập tắt Thần Khí” có thể được hiểu là không nghe theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Đó là nhiều khi Thánh Thần thúc giục, nhắc nhở nhưng bị sự ươn lười hay khô khan nơi con người dập tắt đi. Chúng ta không được “Dập tắt Thần Khí”, nhất là trong việc làm chứng cho Chúa. Đức Giêsu đã từng nói : “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói.”(Mc 13,11). Khi rao giảng Tin mừng và xây dựng Hội thánh, các Tông Đồ cũng luôn khẳng định rằng: “Thánh Thần và chúng tôi làm chứng” (Cv 5, 32). Cho nên, hãy để Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, hãy lắng nghe tiếng thục giục của Ngài, nhất là những khi chúng ta làm chứng cho Đức Kitô. Nhờ đó, mọi hoạt động làm chứng của chúng ta sẽ đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp.
Lạy Chúa Giêsua, xin cho mỗi người chúng con biết chu toàn bổn phận làm chứng cho Chúa như Thánh Gioan Tẩy Giả. Xin cho chúng con đừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức. Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hoá chúng con toàn diện, để thần trí, linh hồn và thể xác chúng con được gìn giữ toàn vẹn trong ngày Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến (x. 1 Tx 5, 19-23). Amen.
Lm. Anthony Trung Thành