Chúa Nhật 3 mùa Vọng A (Mt 11, 2-11) :VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ GIÊSU
Ở thành phố có nhiều vị quốc khách đến thăm như Saigon chẳng hạn, chắc hẳn đã có người có lần thấy từng đoàn xe cảnh sát đi trước, thổi còi, dẹp đường… để xe của vị quốc khách chạy nhanh mà không cần dừng lại nơi đèn xanh đèn đỏ. Họ là những kẻ tiền hô, họ là kẻ dọn đường, họ là kẻ mở lối. Chắc hẳn họ phải biết họ mở lối, họ dọn đường, họ tiền hô cho ai. Chí ít, không biết tên thì cũng biết địa vị của người mà mình tiền hô, dọn đường.
Ấy vậy mà trong bài Tin Mừng hôm nay, kẻ dọn đường, kẻ tiền hô có tên là Gioan Tiền Hô lại hô lên rằng: không biết đấng mình dọn đường cho có đúng là đấng phải đến hay lại phải dọn đường, tiền hô cho một đấng khác với ông Giêsu. Câu đầu tiên của bài Tin Mừng hôm nay nói cho ta điều đó: “Đang ngồi trong tù, Gioan nghe biết những việc Đức Kitô làm, thì sai môn đệ đến hỏi Người rằng: ‘Thầy có thât là đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác’.”
Đã có những giải thích để bênh vực cho Gioan, rằng Gioan Tiền Hô quá biết Giêsu là Đấng phải đến, người mà Gioan cởi quai dép cho, cũng không xứng cơ mà ! (x. Ga 1, 29tt). Lại còn giới thiệu rõ ràng về Giêsu : đó là Đấng xoá bỏ tội trần gian nữa … Vậy những giải thích bênh vực này nói: Gioan sai môn đệ tới hỏi Đức Giêsu : Thầy có thât là đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác, là vì lợi ích cho các môn đệ của mình thôi, tức là những kẻ đến hỏi, cho họ tin hơn khi nghe được từ chính miệng Đức Giêsu nói ra.
Xem ra cách bênh vực cho Gioan như thế cũng hay, cũng có vẻ chính xác. Nhưng đâu có gì ngăn cản chúng ta không suy nghĩ khác. Suy nghĩ khác đó là: chính Gioan, kẻ tiền hô, nghi ngờ thật về đấng mà mình loan báo. Ngay cả Đức Giêsu khi được các đồ đệ của Gioan đặt câu hỏi như thế, thì, nếu Đức Giêsu biết là Gioan đã biết chắc rồi, sẽ không trả lời như thế này: Hãy về nói cho Gioan biết. Cần gì về nói cho Gioan biết nữa! Gioan biết chắc ai là đấng phải đến rồi mà! Chỉ cần trả lời thẳng cho các môn đồ của Gioan là được rồi: Các con không phải chờ một ai khác nữa đâu. Vậy chính bản thân Gioan Tẩy Giả nghi ngờ thật về sự thật, giả của Giêsu không biết ngài có thật là đấng phải đến, hay chỉ là đấng giả đến, nghi ngờ đó là có căn cơ. Ta thử tìm hiểu xem do căn cơ nào mà Gioan nghi ngờ như thế. Hôm nay, chỉ xin nêu lên hai.
1. Căn cơ thứ nhất: Đức Giêsu có hành vi cử chỉ khác với lời Gioan loan báo.
-Gioan Tiền hô đã loan báo một Đấng Cứu Thế uy nghiêm, đến để trừng phạt nhân loại. Trong Phúc Âm tuần trước, thánh nhân đã răn đe người Do Thái : Búa rìu đã để sẵn ở gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị đốn cho vào lò lửa. Gioan cũng nói rõ, "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.” (Lc 3:15-17)
Sứ điệp quả thật là dữ dội, bởi sứ điệp ấy đã gây xôn xao sợ hãi khiến dân hối cải ăn năn. Thế mà khi Đức Giêsu đến, Người đã hành động khác hẳn. Không oai phong, quyền lực, lại tỏ ra rất mực nhân từ : "Người không bẻ gẫy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn khói".
-Gioan Tiền hô loan báo sự trừng phạt: Những người biệt phái kéo đến với Gioan để “được” nghe những lời này: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các ngươi cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống.” Nhưng Đức Giêsu lại đến để cứu chữa, tha thứ. Đức Giêsu nói : "Con người đến không phải để lên án, nhưng để cứu chữa". "Chỉ những người bệnh mới cần đến thầy thuốc". Thật là trái ngược. Trách nào Gioan chẳng hoang mang, nghi ngờ.
Nhưng chính căn cơ thứ hai mới làm cho Gioan vốn chớm thấy nghi, thì ngờ thật sự, vì căn cơ này gắn chặt với chính con người Gioan Tẩy Giả.
2. Căn cơ thứ hai : Gioan đang bị giam trong tù.
Chắc chúng ta còn nhớ Gioan bị giam là do ông dám tố cáo tội loạn luân của vua Herode Antipas, vua này đã ngang nhiên lấy chị dâu là bà Herodia, vợ của Herođê Philip I, anh ruột của vua. Cưới vợ của anh ruột mình. Không phải lén lút, vụng trộm, mà là công khai, không coi ai ra gì. [Cũng chẳng phải là chỉ mình Herode chủ động, mà chính nàng (bà) Herodia cũng muốn như thế, khi thấy chồng mình, tuy là con đầu của Herode Cả, mà chả được tí đất nào để cai trị, làm giàu, bèn muốn làm bà hoàng hậu, hơn là vợ hiền hậu.]
Rõ ràng Gioan bị giam là do nàng Herodia là chính. Ta thấy rõ hơn điều đó nếu biết cái chết của Gioan là do bà quyết định. [Con gái của bà là Salomê nhảy múa trong ngày mừng sinh nhật vua, vua vui quá hứa trong men rượu làm quà cho Salomê, con xin gì ta cũng cho, dẫu nửa nước, OK luôn. Herodia đâu cần cắt nửa nước, nàng muốn cắt lưỡi của Gioan kìa, để Gioan không còn thốt nên lời tố cáo tội loạn luân của bà nữa. Còn lưỡi đâu nữa mà tố với cáo. Thế là cái đầu của Gioan bị cắt đặt trên đĩa làm quà cho Salomê để Salomê đưa ngay vào cho mẹ là Herodia, người lấy em chồng làm chồng khi chồng còn sống. Kinh Thánh ghi, khi sai thị vệ đi lấy đầu Gioan, vua Herode buồn, buồn lắm.
Nhưng ta đang ở chỗ phân tích Gioan bị giam chứ chưa bị giết.]
Phạm tội buôn lậu, bán thuốc phiện, hay tham nhũng, làm điều ác, bị giam, là đích đáng. Gioan không phải vậy. Can gián, nên bị giam.
Bị giam do ý của vua, thì có oan cũng cứ vui lòng. Vì đó là thánh chỉ (như lời các bộ phim Trung Quốc hay trình chiếu: hãy quì xuống tiếp thánh chỉ). Gioan thì khác. Bị tù do thù oán của một mụ đàn bà mà ông cảnh cáo tội lỗi của y thị. Như thế chẳng những oan mà ức đến chết đi được. Bị tù oan, tù ức trong hoàn cảnh đó, làm sao Gioan không nghi ngờ về người mà ông tiền hô, rằng Đấng đó sẽ đến xét xử công bằng, sẽ giải thoát những ai bị tù tội. Tù vì tội còn được tha huống là tù bị oan và nhất là tù bị ức như Gioan, sao chẳng được thả.
Bị giam cầm, bị ngược đãi, bị hành hạ chắc Gioan dư sức chịu được. Nhưng nghi ngờ về người mà mình là kẻ tiền hô thì gặm nhấm, thiêu đốt tâm hồn ông. Ông e sợ mình đã lầm đường, lầm người. Không nén lòng được, ông đã sai môn đệ đến hỏi thẳng Đức Giêsu : "Ngài có phải là Đấng Cứu thế, hay chúng tôi phải chờ đợi một Đấng khác ?" Gioan đã hình dung một đấng Kitô Cứu Thế phải thế này: uy nghiêm, xét xử, trừng trị, giải thoát… điều mà Gioan không gặp thấy nơi ông em Giêsu của mình. Vậy đâu mới là dung mạo của Đấng Cứu Thế?
3. Dung mạo Đấng Cứu Thế (Đấng Phải Đến)
Trước câu hỏi ấy của người được Gioan phái đi hỏi, Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Nhưng chỉ yêu cầu các sứ giả về thuật cho Gioan những việc Ngài làm : "Cho kẻ mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi lành lặn, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng". Với câu trả lời ấy, Đức Giêsu nhắc Gioan nhớ lại lời sấm của I-sa-i-a về Đấng Cứu Thế. Đồng thời cũng thanh luyện cái nhìn của ông về dung mạo Đấng Cứu Thế.
Chắc nhiều người đã từng câu chuyện người ăn xin mà thi hào Tagore đã kể. Kẻ ăn xin kia đang trên đường khất thực, nghe thây tiếng chuông kêu của xa giá nhà vua đi tới, liền mừng thầm là sẽ được vua giàu có cho gì đây. Quả xa giá có dừng lại, nhà vua có bước xuống, nhưng thay vì cho người ăn mày cái gì thì lại xin người ăn xin : ngươi có gì cho ta không? Người ăn xin buồn quá, mở bị gạo xin được từ sáng tới giờ, lấy đúng 1 hột cho nhà vua, rồi cất bước đi xin tiếp. Chiều về, dốc túi gạo ra, thấy lấp lánh 1 hạt vàng, chỉ 1 hạt thôi. Bấy giờ người ăn xin mới chợt hiểu và hối tiếc, phải chi ta trao cả túi gạo cho Người.
Ta đang chờ đón Chúa đến. Hãy cảnh giác. Chúa không đến trong một biến cố kinh thiên động địa. Chúa không có những pha biểu diễn ngoạn mục. Chúa không đến trong những thành công rực rỡ. Chúa không đến trong uy tín hay quyền lực. Chúa sẽ chỉ đến rất âm thầm, bé nhỏ nhưng đầm ấm tình người. Chúa sẽ đến trong một bàn tay kín đáo nâng đỡ. Chúa sẽ đến trong một ánh mắt cảm thông. Chúa sẽ đến trong một nụ cười khích lệ. Chúa sẽ đến trong một cái bắt tay thân ái. Chúa đến chỉ thoáng qua. Nơi nào có dấu hiệu của tình thương, nơi đó đang vẽ nên dung mạo của Chúa. Lạy Chúa Giêsu, xin cho con nhận ra dung mạo đích thực của Chúa, để con biết đón tiếp Chúa trong Mùa Giáng sinh năm nay. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Ở thành phố có nhiều vị quốc khách đến thăm như Saigon chẳng hạn, chắc hẳn đã có người có lần thấy từng đoàn xe cảnh sát đi trước, thổi còi, dẹp đường… để xe của vị quốc khách chạy nhanh mà không cần dừng lại nơi đèn xanh đèn đỏ. Họ là những kẻ tiền hô, họ là kẻ dọn đường, họ là kẻ mở lối. Chắc hẳn họ phải biết họ mở lối, họ dọn đường, họ tiền hô cho ai. Chí ít, không biết tên thì cũng biết địa vị của người mà mình tiền hô, dọn đường.
Ấy vậy mà trong bài Tin Mừng hôm nay, kẻ dọn đường, kẻ tiền hô có tên là Gioan Tiền Hô lại hô lên rằng: không biết đấng mình dọn đường cho có đúng là đấng phải đến hay lại phải dọn đường, tiền hô cho một đấng khác với ông Giêsu. Câu đầu tiên của bài Tin Mừng hôm nay nói cho ta điều đó: “Đang ngồi trong tù, Gioan nghe biết những việc Đức Kitô làm, thì sai môn đệ đến hỏi Người rằng: ‘Thầy có thât là đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác’.”
Đã có những giải thích để bênh vực cho Gioan, rằng Gioan Tiền Hô quá biết Giêsu là Đấng phải đến, người mà Gioan cởi quai dép cho, cũng không xứng cơ mà ! (x. Ga 1, 29tt). Lại còn giới thiệu rõ ràng về Giêsu : đó là Đấng xoá bỏ tội trần gian nữa … Vậy những giải thích bênh vực này nói: Gioan sai môn đệ tới hỏi Đức Giêsu : Thầy có thât là đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác, là vì lợi ích cho các môn đệ của mình thôi, tức là những kẻ đến hỏi, cho họ tin hơn khi nghe được từ chính miệng Đức Giêsu nói ra.
Xem ra cách bênh vực cho Gioan như thế cũng hay, cũng có vẻ chính xác. Nhưng đâu có gì ngăn cản chúng ta không suy nghĩ khác. Suy nghĩ khác đó là: chính Gioan, kẻ tiền hô, nghi ngờ thật về đấng mà mình loan báo. Ngay cả Đức Giêsu khi được các đồ đệ của Gioan đặt câu hỏi như thế, thì, nếu Đức Giêsu biết là Gioan đã biết chắc rồi, sẽ không trả lời như thế này: Hãy về nói cho Gioan biết. Cần gì về nói cho Gioan biết nữa! Gioan biết chắc ai là đấng phải đến rồi mà! Chỉ cần trả lời thẳng cho các môn đồ của Gioan là được rồi: Các con không phải chờ một ai khác nữa đâu. Vậy chính bản thân Gioan Tẩy Giả nghi ngờ thật về sự thật, giả của Giêsu không biết ngài có thật là đấng phải đến, hay chỉ là đấng giả đến, nghi ngờ đó là có căn cơ. Ta thử tìm hiểu xem do căn cơ nào mà Gioan nghi ngờ như thế. Hôm nay, chỉ xin nêu lên hai.
1. Căn cơ thứ nhất: Đức Giêsu có hành vi cử chỉ khác với lời Gioan loan báo.
-Gioan Tiền hô đã loan báo một Đấng Cứu Thế uy nghiêm, đến để trừng phạt nhân loại. Trong Phúc Âm tuần trước, thánh nhân đã răn đe người Do Thái : Búa rìu đã để sẵn ở gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị đốn cho vào lò lửa. Gioan cũng nói rõ, "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.” (Lc 3:15-17)
Sứ điệp quả thật là dữ dội, bởi sứ điệp ấy đã gây xôn xao sợ hãi khiến dân hối cải ăn năn. Thế mà khi Đức Giêsu đến, Người đã hành động khác hẳn. Không oai phong, quyền lực, lại tỏ ra rất mực nhân từ : "Người không bẻ gẫy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn khói".
-Gioan Tiền hô loan báo sự trừng phạt: Những người biệt phái kéo đến với Gioan để “được” nghe những lời này: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các ngươi cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống.” Nhưng Đức Giêsu lại đến để cứu chữa, tha thứ. Đức Giêsu nói : "Con người đến không phải để lên án, nhưng để cứu chữa". "Chỉ những người bệnh mới cần đến thầy thuốc". Thật là trái ngược. Trách nào Gioan chẳng hoang mang, nghi ngờ.
Nhưng chính căn cơ thứ hai mới làm cho Gioan vốn chớm thấy nghi, thì ngờ thật sự, vì căn cơ này gắn chặt với chính con người Gioan Tẩy Giả.
2. Căn cơ thứ hai : Gioan đang bị giam trong tù.
Chắc chúng ta còn nhớ Gioan bị giam là do ông dám tố cáo tội loạn luân của vua Herode Antipas, vua này đã ngang nhiên lấy chị dâu là bà Herodia, vợ của Herođê Philip I, anh ruột của vua. Cưới vợ của anh ruột mình. Không phải lén lút, vụng trộm, mà là công khai, không coi ai ra gì. [Cũng chẳng phải là chỉ mình Herode chủ động, mà chính nàng (bà) Herodia cũng muốn như thế, khi thấy chồng mình, tuy là con đầu của Herode Cả, mà chả được tí đất nào để cai trị, làm giàu, bèn muốn làm bà hoàng hậu, hơn là vợ hiền hậu.]
Rõ ràng Gioan bị giam là do nàng Herodia là chính. Ta thấy rõ hơn điều đó nếu biết cái chết của Gioan là do bà quyết định. [Con gái của bà là Salomê nhảy múa trong ngày mừng sinh nhật vua, vua vui quá hứa trong men rượu làm quà cho Salomê, con xin gì ta cũng cho, dẫu nửa nước, OK luôn. Herodia đâu cần cắt nửa nước, nàng muốn cắt lưỡi của Gioan kìa, để Gioan không còn thốt nên lời tố cáo tội loạn luân của bà nữa. Còn lưỡi đâu nữa mà tố với cáo. Thế là cái đầu của Gioan bị cắt đặt trên đĩa làm quà cho Salomê để Salomê đưa ngay vào cho mẹ là Herodia, người lấy em chồng làm chồng khi chồng còn sống. Kinh Thánh ghi, khi sai thị vệ đi lấy đầu Gioan, vua Herode buồn, buồn lắm.
Nhưng ta đang ở chỗ phân tích Gioan bị giam chứ chưa bị giết.]
Phạm tội buôn lậu, bán thuốc phiện, hay tham nhũng, làm điều ác, bị giam, là đích đáng. Gioan không phải vậy. Can gián, nên bị giam.
Bị giam do ý của vua, thì có oan cũng cứ vui lòng. Vì đó là thánh chỉ (như lời các bộ phim Trung Quốc hay trình chiếu: hãy quì xuống tiếp thánh chỉ). Gioan thì khác. Bị tù do thù oán của một mụ đàn bà mà ông cảnh cáo tội lỗi của y thị. Như thế chẳng những oan mà ức đến chết đi được. Bị tù oan, tù ức trong hoàn cảnh đó, làm sao Gioan không nghi ngờ về người mà ông tiền hô, rằng Đấng đó sẽ đến xét xử công bằng, sẽ giải thoát những ai bị tù tội. Tù vì tội còn được tha huống là tù bị oan và nhất là tù bị ức như Gioan, sao chẳng được thả.
Bị giam cầm, bị ngược đãi, bị hành hạ chắc Gioan dư sức chịu được. Nhưng nghi ngờ về người mà mình là kẻ tiền hô thì gặm nhấm, thiêu đốt tâm hồn ông. Ông e sợ mình đã lầm đường, lầm người. Không nén lòng được, ông đã sai môn đệ đến hỏi thẳng Đức Giêsu : "Ngài có phải là Đấng Cứu thế, hay chúng tôi phải chờ đợi một Đấng khác ?" Gioan đã hình dung một đấng Kitô Cứu Thế phải thế này: uy nghiêm, xét xử, trừng trị, giải thoát… điều mà Gioan không gặp thấy nơi ông em Giêsu của mình. Vậy đâu mới là dung mạo của Đấng Cứu Thế?
3. Dung mạo Đấng Cứu Thế (Đấng Phải Đến)
Trước câu hỏi ấy của người được Gioan phái đi hỏi, Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Nhưng chỉ yêu cầu các sứ giả về thuật cho Gioan những việc Ngài làm : "Cho kẻ mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi lành lặn, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng". Với câu trả lời ấy, Đức Giêsu nhắc Gioan nhớ lại lời sấm của I-sa-i-a về Đấng Cứu Thế. Đồng thời cũng thanh luyện cái nhìn của ông về dung mạo Đấng Cứu Thế.
Chắc nhiều người đã từng câu chuyện người ăn xin mà thi hào Tagore đã kể. Kẻ ăn xin kia đang trên đường khất thực, nghe thây tiếng chuông kêu của xa giá nhà vua đi tới, liền mừng thầm là sẽ được vua giàu có cho gì đây. Quả xa giá có dừng lại, nhà vua có bước xuống, nhưng thay vì cho người ăn mày cái gì thì lại xin người ăn xin : ngươi có gì cho ta không? Người ăn xin buồn quá, mở bị gạo xin được từ sáng tới giờ, lấy đúng 1 hột cho nhà vua, rồi cất bước đi xin tiếp. Chiều về, dốc túi gạo ra, thấy lấp lánh 1 hạt vàng, chỉ 1 hạt thôi. Bấy giờ người ăn xin mới chợt hiểu và hối tiếc, phải chi ta trao cả túi gạo cho Người.
Ta đang chờ đón Chúa đến. Hãy cảnh giác. Chúa không đến trong một biến cố kinh thiên động địa. Chúa không có những pha biểu diễn ngoạn mục. Chúa không đến trong những thành công rực rỡ. Chúa không đến trong uy tín hay quyền lực. Chúa sẽ chỉ đến rất âm thầm, bé nhỏ nhưng đầm ấm tình người. Chúa sẽ đến trong một bàn tay kín đáo nâng đỡ. Chúa sẽ đến trong một ánh mắt cảm thông. Chúa sẽ đến trong một nụ cười khích lệ. Chúa sẽ đến trong một cái bắt tay thân ái. Chúa đến chỉ thoáng qua. Nơi nào có dấu hiệu của tình thương, nơi đó đang vẽ nên dung mạo của Chúa. Lạy Chúa Giêsu, xin cho con nhận ra dung mạo đích thực của Chúa, để con biết đón tiếp Chúa trong Mùa Giáng sinh năm nay. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm