Chúng ta bắt đầu bước vào Năm Phụng Vụ mới, khởi đi từ Chúa Nhật I Mùa Vọng. Mùa Vọng có hai đặc tính: Đặc tính thứ nhất, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; Đặc tính thứ hai, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày Tận thế (x. AC 39).
Thật vậy, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đã đến với loài người cách đây hơn hai ngàn năm. Ngài đến trong đêm Giáng Sinh, có các Thiên thần ca hát, có các mục đồng thờ lạy và loan tin (x. Lc 2,1-20). Đối với chúng ta, biến cố này chỉ mang tính kỷ niệm. Nhưng đây là một kỷ niệm hết sức quan trọng. Bởi vì, biến cố này đêm ơn cứu độ đến cho loài người, làm thay đổi lịch sử cứu độ và lịch sử nhân loại. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị chu đáo để mừng biến cố này một cách trang trọng và sốt sắng. Thiết nghĩ, cách chuẩn bị tốt nhất là chúng ta sống tinh thần chờ đợi của dân Do thái ngày xưa. Tinh thần đó được diễn tả qua phụng vụ của 4 Chúa Nhật Mùa Vọng. Đó là chúng ta sống đặc tính thứ nhất của Mùa Vọng.
Với đặc tính thứ hai của Mùa Vọng, chúng ta sống tinh thần chờ đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày Tận Thế: Ngày Tận Thế là ngày tận cùng của Vũ trụ và con người. Ngày đó sẽ đến, nhưng đến lúc nào thì không ai biết trước được. Tin mừng hôm nay cho biết ngày đó đến một cách bất ngờ, như chủ nhà đi xa, không biết lúc nào trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng... Vì tính chất bất ngờ như vậy, nên đòi hỏi các đầy tớ phải luôn sống trong tinh thần tỉnh thức để ông chủ khỏi bắt gặp các đầy tớ đang ngủ. Đó cũng là tinh thần mà Đức Giêsu muốn nhắn gửi tất cả mọi người chúng ta: Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức! (x. Mc 13,33-37).
Vậy, chúng ta phải tỉnh thức như thế nào? Xin được đề nghị tỉnh thức bằng một số thực hành sau đây:
Thứ nhất, tỉnh thức bằng cách thú nhận tội lỗi và xin Chúa thứ tha: Nếu những ai đang sống trong ân nghĩa với Chúa, hãy tạ ơn Chúa và cố gắng giữ mình sống trong tình trạng đó. Còn những ai đang sống trong tội, hãy sám hối và lãnh nhận Bí tích Giao hòa. Việc thực hành này mang tính cá vị. Nghĩa là giữa cá nhân mỗi người với Chúa qua trung gian linh mục. Nhưng trong thực tế, có những tội liên quan đến người khác. Chẳng hạn, tội của con cái liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ; tội của vợ hoặc chồng liên quan đến nhau; tội của giáo dân liên quan đến trách nhiệm của cha xứ; tội của cộng đoàn liên quan đến bề trên…Vì vậy, cần phải có sự sám hối tập thể hoặc một người thay cho tất cả để xin ơn tha thứ thay cho tập thể: Cha xứ phải sám hối và xin ơn tha thứ thay cho giáo dân; cha mẹ sám hối và xin ơn tha thứ thay cho con cái; vợ chồng sám hối và xin ơn tha thứ thay cho nhau; bề trên sám hối và xin ơn tha thứ thay cho cộng đoàn…Đó là điều mà tiên tri Isaia đã làm trong bài đọc I hôm nay, ông đã thay mặt cho toàn dân thú nhận tội lỗi và xin Chúa thứ tha: Chúng tôi đã luôn ở trong tình trạng tội lỗi. Tất cả chúng tôi đều đầy vết nhơ. Xin Chúa hãy đến thứ tha tội lỗi cho chúng tôi (x. Is 63, 16b-17; 64, 1. 3b-8).
Thứ hai, tỉnh thức bằng cách sống xứng đáng với những ân huệ Chúa ban: Chúa ban cho chúng ta ơn làm người, ơn làm con Chúa, ơn được ở trong Giáo Hội, ơn có đủ điều kiện thuận lợi để lo phần rỗi linh hồn. Ngoài ra, Chúa còn ban cho chúng ta những khả năng khác nhau: người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén… tùy hoàn cảnh và địa vị của từng người. Chúng ta hãy khiêm tốn dùng những khả năng đó để chu toàn bổn phận hằng ngày: phụng sự Chúa, phục vụ Giáo hội và giúp đỡ tha nhân. Khi chúng ta làm như vậy, chính là lúc chúng ta đang sống tỉnh thức để chờ đợi Chúa đến. Đó cũng là sứ điệp mà Thánh Phaolô nói tới trong Bài đọc II hôm nay (x. 1Cr 1,3-9). Ngài nhắc nhở cộng đoàn Corintô hãy nhớ đến bao ân sủng mà Thiên Chúa ban cho họ: “Vì chưng, trong Ngài, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ, ơn hiểu biết,…” Khi nhớ tới những ơn Chúa ban, thì hãy tỏ ra xứng đáng với ân huệ đó bằng cách hướng tới ngày Ngài đến trong “bền vững” và “không có gì đáng trách”.
Thứ ba, tỉnh thức bằng cách siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích và thực thi bác ái.
Tỉnh thức trong cầu nguyện: Vì tỉnh thức đi liền với cầu nguyện. Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu mời gọi: “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào” (Mc 13,33). Mặt khác, khi cầu nguyện chúng ta sống với Chúa, hướng tâm trí về Ngài. Ngoài ra, cầu nguyện để xin ơn Chúa trợ giúp: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38). Như vậy, khi chúng ta siêng năng cầu nguyện là chúng ta đang sống tỉnh thức.
Tỉnh thức trong việc siêng năng lãnh nhận các Bí tích: Để lãnh nhận các Bí tích, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng. Nếu muốn lãnh nhận các Bí tích kẻ chết (Bí tích Giao hòa và Bí tích Rửa tội), chúng ta phải có lòng sám hối ăn năn. Nếu muốn lãnh nhận các Bí tích kẻ sống (5 Bí tích còn lại), chúng ta phải sống trong ơn thánh hóa, nghĩa là phải sạch tội trọng. Như vậy, khi sẵn sàng để lãnh nhận các Bí tích là chúng ta đang sống trong tinh thần tỉnh thức.
Tỉnh thức trong việc thực thi bác ái yêu thương: Khi chúng ta thực thi bác ái là chúng ta đang chu toàn bổn phận Chúa trao phó, đang thực hành Kinh “thương người có mười bốn mối”. Nếu chúng ta giúp đỡ những kẻ hèn mọn là chúng ta đang giúp đỡ Chúa (x. Mt 25, 31-46). Cho nên, khi chúng ta thực thi bác ái yêu thương là chúng ta đang sống trong tinh thần tỉnh thức. Đúng như lời khẳng định của Thánh Phaolô: “yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,10).
Lạy Chúa, chúng con bắt đầu bước vào Mùa Vọng, xin cho mỗi chúng con biết chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để kỷ niệm ngày Chúa đến lần thứ nhất qua lễ Giáng sinh. Đồng thời, xin giúp chúng con luôn sống tinh thần tỉnh thức bằng việc siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích và thực hành bác ái, để xứng đáng đón chờ Chúa đến trong ngày Tận thế và ngày Chúa đến gặp gỡ mỗi người chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thật vậy, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đã đến với loài người cách đây hơn hai ngàn năm. Ngài đến trong đêm Giáng Sinh, có các Thiên thần ca hát, có các mục đồng thờ lạy và loan tin (x. Lc 2,1-20). Đối với chúng ta, biến cố này chỉ mang tính kỷ niệm. Nhưng đây là một kỷ niệm hết sức quan trọng. Bởi vì, biến cố này đêm ơn cứu độ đến cho loài người, làm thay đổi lịch sử cứu độ và lịch sử nhân loại. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị chu đáo để mừng biến cố này một cách trang trọng và sốt sắng. Thiết nghĩ, cách chuẩn bị tốt nhất là chúng ta sống tinh thần chờ đợi của dân Do thái ngày xưa. Tinh thần đó được diễn tả qua phụng vụ của 4 Chúa Nhật Mùa Vọng. Đó là chúng ta sống đặc tính thứ nhất của Mùa Vọng.
Với đặc tính thứ hai của Mùa Vọng, chúng ta sống tinh thần chờ đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày Tận Thế: Ngày Tận Thế là ngày tận cùng của Vũ trụ và con người. Ngày đó sẽ đến, nhưng đến lúc nào thì không ai biết trước được. Tin mừng hôm nay cho biết ngày đó đến một cách bất ngờ, như chủ nhà đi xa, không biết lúc nào trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng... Vì tính chất bất ngờ như vậy, nên đòi hỏi các đầy tớ phải luôn sống trong tinh thần tỉnh thức để ông chủ khỏi bắt gặp các đầy tớ đang ngủ. Đó cũng là tinh thần mà Đức Giêsu muốn nhắn gửi tất cả mọi người chúng ta: Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức! (x. Mc 13,33-37).
Vậy, chúng ta phải tỉnh thức như thế nào? Xin được đề nghị tỉnh thức bằng một số thực hành sau đây:
Thứ nhất, tỉnh thức bằng cách thú nhận tội lỗi và xin Chúa thứ tha: Nếu những ai đang sống trong ân nghĩa với Chúa, hãy tạ ơn Chúa và cố gắng giữ mình sống trong tình trạng đó. Còn những ai đang sống trong tội, hãy sám hối và lãnh nhận Bí tích Giao hòa. Việc thực hành này mang tính cá vị. Nghĩa là giữa cá nhân mỗi người với Chúa qua trung gian linh mục. Nhưng trong thực tế, có những tội liên quan đến người khác. Chẳng hạn, tội của con cái liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ; tội của vợ hoặc chồng liên quan đến nhau; tội của giáo dân liên quan đến trách nhiệm của cha xứ; tội của cộng đoàn liên quan đến bề trên…Vì vậy, cần phải có sự sám hối tập thể hoặc một người thay cho tất cả để xin ơn tha thứ thay cho tập thể: Cha xứ phải sám hối và xin ơn tha thứ thay cho giáo dân; cha mẹ sám hối và xin ơn tha thứ thay cho con cái; vợ chồng sám hối và xin ơn tha thứ thay cho nhau; bề trên sám hối và xin ơn tha thứ thay cho cộng đoàn…Đó là điều mà tiên tri Isaia đã làm trong bài đọc I hôm nay, ông đã thay mặt cho toàn dân thú nhận tội lỗi và xin Chúa thứ tha: Chúng tôi đã luôn ở trong tình trạng tội lỗi. Tất cả chúng tôi đều đầy vết nhơ. Xin Chúa hãy đến thứ tha tội lỗi cho chúng tôi (x. Is 63, 16b-17; 64, 1. 3b-8).
Thứ hai, tỉnh thức bằng cách sống xứng đáng với những ân huệ Chúa ban: Chúa ban cho chúng ta ơn làm người, ơn làm con Chúa, ơn được ở trong Giáo Hội, ơn có đủ điều kiện thuận lợi để lo phần rỗi linh hồn. Ngoài ra, Chúa còn ban cho chúng ta những khả năng khác nhau: người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén… tùy hoàn cảnh và địa vị của từng người. Chúng ta hãy khiêm tốn dùng những khả năng đó để chu toàn bổn phận hằng ngày: phụng sự Chúa, phục vụ Giáo hội và giúp đỡ tha nhân. Khi chúng ta làm như vậy, chính là lúc chúng ta đang sống tỉnh thức để chờ đợi Chúa đến. Đó cũng là sứ điệp mà Thánh Phaolô nói tới trong Bài đọc II hôm nay (x. 1Cr 1,3-9). Ngài nhắc nhở cộng đoàn Corintô hãy nhớ đến bao ân sủng mà Thiên Chúa ban cho họ: “Vì chưng, trong Ngài, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ, ơn hiểu biết,…” Khi nhớ tới những ơn Chúa ban, thì hãy tỏ ra xứng đáng với ân huệ đó bằng cách hướng tới ngày Ngài đến trong “bền vững” và “không có gì đáng trách”.
Thứ ba, tỉnh thức bằng cách siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích và thực thi bác ái.
Tỉnh thức trong cầu nguyện: Vì tỉnh thức đi liền với cầu nguyện. Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu mời gọi: “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào” (Mc 13,33). Mặt khác, khi cầu nguyện chúng ta sống với Chúa, hướng tâm trí về Ngài. Ngoài ra, cầu nguyện để xin ơn Chúa trợ giúp: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38). Như vậy, khi chúng ta siêng năng cầu nguyện là chúng ta đang sống tỉnh thức.
Tỉnh thức trong việc siêng năng lãnh nhận các Bí tích: Để lãnh nhận các Bí tích, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng. Nếu muốn lãnh nhận các Bí tích kẻ chết (Bí tích Giao hòa và Bí tích Rửa tội), chúng ta phải có lòng sám hối ăn năn. Nếu muốn lãnh nhận các Bí tích kẻ sống (5 Bí tích còn lại), chúng ta phải sống trong ơn thánh hóa, nghĩa là phải sạch tội trọng. Như vậy, khi sẵn sàng để lãnh nhận các Bí tích là chúng ta đang sống trong tinh thần tỉnh thức.
Tỉnh thức trong việc thực thi bác ái yêu thương: Khi chúng ta thực thi bác ái là chúng ta đang chu toàn bổn phận Chúa trao phó, đang thực hành Kinh “thương người có mười bốn mối”. Nếu chúng ta giúp đỡ những kẻ hèn mọn là chúng ta đang giúp đỡ Chúa (x. Mt 25, 31-46). Cho nên, khi chúng ta thực thi bác ái yêu thương là chúng ta đang sống trong tinh thần tỉnh thức. Đúng như lời khẳng định của Thánh Phaolô: “yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,10).
Lạy Chúa, chúng con bắt đầu bước vào Mùa Vọng, xin cho mỗi chúng con biết chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để kỷ niệm ngày Chúa đến lần thứ nhất qua lễ Giáng sinh. Đồng thời, xin giúp chúng con luôn sống tinh thần tỉnh thức bằng việc siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích và thực hành bác ái, để xứng đáng đón chờ Chúa đến trong ngày Tận thế và ngày Chúa đến gặp gỡ mỗi người chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành