Suy niệm Chúa Nhật I MÙA VỌNG A
Mùa vọng là mùa trông chờ, là mùa hy vọng. Tiếng La tinh là “Adventus”. Adventus có nghĩa là “đến”. Người đến đó chính là Đức Giêsu. Đức Giêsu đã đến thế gian cách đây hơn 2000, đó là lần đến thứ nhất. Mùa vọng là mùa chuẩn bị để kỷ niệm lần đến thứ nhất này của Ngài trong ngày lễ Giáng Sinh. Nhưng, Mùa vọng cũng nhắc nhở chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đón chờ Đức Giêsu đến lần thứ hai: Đến với mỗi người trong giờ chết và đến với toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.
Ngày chết của mỗi người chúng ta và ngày tận thế không ai biết trước được, nó luôn mang tính bất ngờ. Bất ngờ như thời ông Noe: “Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy” (x. Mt 24, 38-39). Bất ngờ như kẻ trộm: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu” (x. Mt 24,43). Vì tính cách bất ngờ như vậy, cho nên Đức Giêsu mời gọi: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (x. Mt 24,44). Nhưng phải tỉnh thức và sẵn sàng như thế nào? Dựa vào thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ hai, xin được gợi ý mấy điểm sau đây:
1. Hãy từ bỏ những hành vi ám muội
Thực tế, trong cuộc sống những hành vi ám muội thì rất nhiều, nhưng chúng ta chỉ nói tới ba hành vi mà Thánh Phaolô đề cập đến, đó là: “Không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị” (Rm 13,13).
Thứ nhất, “không ăn uống say sưa”: Ăn uống là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người. Nhưng người ta thường nói: ăn uống để sống chứ không phải sống để ăn uống. Trong Bảy mối tội đầu có tội “mê ăn uống”. Người mê ăn uống không những mắc tội mà còn sinh ra nhiều hậu quả khác nữa: Ăn nhiều quá, sinh ra nhiều thứ bệnh tật, có khi bội thực mà chết. Người say rượu thường gây gỗ với người khác nhất là hay gây ra tai nạn giao thông, chết bất đức kỳ tử. Người nghiện rượu thường mắc nhiều chứng mệnh hiểm nghèo. Báo sức khỏe và đời sống còn cho biết người nghiện rượu thường mắc 5 chứng bệnh sau đây: viêm gan, sảng run, bệnh gút, bệnh tim mạch, bệnh viêm loát dạ dày tá tràng. Người mê ăn uống thường bị hạ thấp phẩm giá, bị người ta coi thường, ghét bỏ. Thử hỏi các bà vợ và những người con trong gia đình có lễ 99,9 % trong số họ sẽ trả lời là không muốn người chồng người cha của họ say xỉn.
Thứ hai, “không chơi bời dâm đảng": Đây là tội thứ ba trong Bảy mối tội đầu, cũng là những tội phạm đến điều răn thứ sáu và thứ chín. Tội phạm đến điều răn thứ sáu là những hành vi dâm ô bề ngoài như: ăn nói tục tĩu, xem sách báo xấu, tranh ảnh khiêu dâm, làm điều dâm ô nơi thân xác mình hay nơi thân xác kẻ khác, hưởng thụ bất chính những khoái cám sinh lý. Còn tội phạm đến điều răng thứ chín là những tội liên quan đến ước muốn những điều dâm ô. Đức Giêsu nói: “ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,28). Ngoài ra còn có các tội nghịch đến đời sống hôn nhân như: ngoại tình, ly dị, đa phu đa thê, loạn luân, đồng tính luyến ái, tự do sống chung như vợ chồng ngoài hôn nhân.
Thời đại chúng ta đang sống, do ảnh hưởng những trang mạng xấu nên dễ dẫn con người đến việc “chơi bời dâm đảng.” Vì vậy, để tỉnh thức sẵn sàng chúng ta cố gắng xa tránh những tội thứ tội trên bề trong lẫn bề ngoài và quyết tâm sống trong sạch. Bởi vì, Thánh Phaolô nói những ai phạm những thứ tội do tính xác thịt gây ra, trong đó có tội dâm đãng thì “sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (x. Gl 5,19-21). Ngược lại, Đức Giêsu đề cao đức tính trong sạch: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8).
Thứ ba, không tranh chấp ghen tị: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu vụ tranh chấp: Giữa cá nhân với cá nhân; giữa gia đình này với gia đình khác; giữa nhóm này với nhóm nọ; thậm chí có khi xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong một gia đình, như giữa cha mẹ và con cái, anh chị em ruột thịt với nhau; giữa nước này với nước khác; giữa nhiều nước với nhau...Lý do xảy ra tranh chấp có thể là do tiền bạc, của cải, đất đai, lãnh thổ…Khi có tranh chấp, sẽ có xung đột, chiến tranh…nên thường dẫn đến những thiệt hại về người và của cải. Chính vì vậy, Lời Chúa mời gọi chúng ta “không được tranh chấp” nhưng phải cố gắng sống chung hòa bình. Muốn sống chung hòa bình cần để Chúa làm trọng tài phân xử mọi sự, như nội dung bài đọc I mời gọi: “Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc.” Như vậy, mọi người sẽ được sống chung trong hòa bình: “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến” (Is 2,4).
Còn về tính ghen tỵ: Ghen tị là một tính xấu. Thấy người khác tốt hơn mình nên ghen. Thấy người khác giỏi hơn mình, đẹp hơn mình nên ghen…Bắt đầu sinh ghen, dẫn đến làm hại, thậm chí gây ra những hậu quả khôn lường. Câu chuyện về ổ khóa và chìa khóa sau đây giúp chúng ta hiểu điều đó:
Một đêm nọ, ổ khóa thức chìa khóa dậy rồi trách móc: “Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!” Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!”
Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: “Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa.” Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác.
Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: “Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau.”
Quan hệ giữa con người với nhau là mối quan hệ tương tác, chỉ có hòa hợp vào nhau, tin tưởng lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, quý trọng lẫn nhau thì cuộc sống của chúng ta mới tươi đẹp. Để được như vậy, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy loại trừ khỏi chúng ta sự “tranh chấp và tính ghen tỵ.”
2. Mang khí giới ánh sáng
Khí giới ở đây là: Lời Chúa, các Bí tích, đời sống cầu nguyện.
Thứ nhất, đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa: Khi Satan cám dỗ, Đức Giêsu biến đá thành bánh mà ăn, Ngài trả lời rằng: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Bởi vì, Lời Chúa là chân lý (x. Lc 1, 2-4); Lời Chúa là Lời hằng sống (Ga 6,68); Lời Chúa là ánh sáng (Ga 8,12); Lời Chúa là bánh hằng sống (x. Ga 6,48). “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước; Là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 118,105). Vì vậy, đọc và suy niệm Lời Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời mỗi người chúng ta, giúp chúng ta sống tỉnh thức và sẵn sàng luôn. Đức Giêsu nói: “Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 8,51).
Thứ hai, lãnh nhận các Bí tích: Bí tích là dấu bên ngoài Chúa Giêsu đã lập để chỉ ý nghĩa và chuyển thông ơn bên trong cho ta được nên thánh. Vì thể, để tỉnh thức và sẵn sàng người kitô hữu cần năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể. Bí tích Giao hòa giúp chúng ta làm hòa với Chúa và anh chị em mình, nhất là khi chúng ta mắc tội nặng hay tội nhẹ cố tình. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta luôn kết hợp chặt chẽ với Đức Giêsu, bồi dưỡng chúng ta về đời sống thiêng liêng. Ngoài ra, khi đau yếu, chúng ta cần lãnh nhận Bí tích xức dầu. Bởi vì, khi lãnh nhận Bí tích Xức Dầu, Chúa Thánh Thần sẽ ban sức mạnh, bình an, can đảm để chúng ta lướt thắng cám dỗ, chữa lành linh hồn và nếu Chúa muốn thì thể xác cũng được chữa lành. Nếu bệnh nhân phạm tội thì cũng đuợc tha (Gc 5:15; Cđ Trentô DS 1717). Việc xức dầu lần cuối giúp chúng ta an toàn trong cuộc chiến đấu cuối cùng để tiến về Nhà Cha (Cđ Trentô: DS 1694).
Thứ ba, chuyên cần cầu nguyện: Cầu nguyện không chỉ để kết hợp với Chúa mà còn là vũ khí để chống lại ba thù: thế gian, ma quỷ và xác thịt. Đức Giêsu đã mời gọi chúng ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38). Ngài cũng dặn chúng ta: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người" (Lc 21,36).
Thứ tư, “Hãy mặc lấy Đức Giêsu”: Mặc lấy Đức Giêsu là trở nên đồng hình đồng dạng với Người. Mặc lấy Đức Giêsu là mặc lấy những tâm tình, cử chỉ, lời nói, việc làm. Nghĩa là cuộc sống của chúng ta phải phản ánh cuộc sống của Đức Giêsu, nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Tóm lại, để tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Đức Giêsu đến, cần phải từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Xin cho mỗi người chúng ta ý thức và thực hiện những điều đó, để khi Chúa đến chúng ta sẵn sàng ra đón Người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Mùa vọng là mùa trông chờ, là mùa hy vọng. Tiếng La tinh là “Adventus”. Adventus có nghĩa là “đến”. Người đến đó chính là Đức Giêsu. Đức Giêsu đã đến thế gian cách đây hơn 2000, đó là lần đến thứ nhất. Mùa vọng là mùa chuẩn bị để kỷ niệm lần đến thứ nhất này của Ngài trong ngày lễ Giáng Sinh. Nhưng, Mùa vọng cũng nhắc nhở chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đón chờ Đức Giêsu đến lần thứ hai: Đến với mỗi người trong giờ chết và đến với toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.
Ngày chết của mỗi người chúng ta và ngày tận thế không ai biết trước được, nó luôn mang tính bất ngờ. Bất ngờ như thời ông Noe: “Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy” (x. Mt 24, 38-39). Bất ngờ như kẻ trộm: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu” (x. Mt 24,43). Vì tính cách bất ngờ như vậy, cho nên Đức Giêsu mời gọi: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (x. Mt 24,44). Nhưng phải tỉnh thức và sẵn sàng như thế nào? Dựa vào thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ hai, xin được gợi ý mấy điểm sau đây:
1. Hãy từ bỏ những hành vi ám muội
Thực tế, trong cuộc sống những hành vi ám muội thì rất nhiều, nhưng chúng ta chỉ nói tới ba hành vi mà Thánh Phaolô đề cập đến, đó là: “Không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị” (Rm 13,13).
Thứ nhất, “không ăn uống say sưa”: Ăn uống là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người. Nhưng người ta thường nói: ăn uống để sống chứ không phải sống để ăn uống. Trong Bảy mối tội đầu có tội “mê ăn uống”. Người mê ăn uống không những mắc tội mà còn sinh ra nhiều hậu quả khác nữa: Ăn nhiều quá, sinh ra nhiều thứ bệnh tật, có khi bội thực mà chết. Người say rượu thường gây gỗ với người khác nhất là hay gây ra tai nạn giao thông, chết bất đức kỳ tử. Người nghiện rượu thường mắc nhiều chứng mệnh hiểm nghèo. Báo sức khỏe và đời sống còn cho biết người nghiện rượu thường mắc 5 chứng bệnh sau đây: viêm gan, sảng run, bệnh gút, bệnh tim mạch, bệnh viêm loát dạ dày tá tràng. Người mê ăn uống thường bị hạ thấp phẩm giá, bị người ta coi thường, ghét bỏ. Thử hỏi các bà vợ và những người con trong gia đình có lễ 99,9 % trong số họ sẽ trả lời là không muốn người chồng người cha của họ say xỉn.
Thứ hai, “không chơi bời dâm đảng": Đây là tội thứ ba trong Bảy mối tội đầu, cũng là những tội phạm đến điều răn thứ sáu và thứ chín. Tội phạm đến điều răn thứ sáu là những hành vi dâm ô bề ngoài như: ăn nói tục tĩu, xem sách báo xấu, tranh ảnh khiêu dâm, làm điều dâm ô nơi thân xác mình hay nơi thân xác kẻ khác, hưởng thụ bất chính những khoái cám sinh lý. Còn tội phạm đến điều răng thứ chín là những tội liên quan đến ước muốn những điều dâm ô. Đức Giêsu nói: “ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,28). Ngoài ra còn có các tội nghịch đến đời sống hôn nhân như: ngoại tình, ly dị, đa phu đa thê, loạn luân, đồng tính luyến ái, tự do sống chung như vợ chồng ngoài hôn nhân.
Thời đại chúng ta đang sống, do ảnh hưởng những trang mạng xấu nên dễ dẫn con người đến việc “chơi bời dâm đảng.” Vì vậy, để tỉnh thức sẵn sàng chúng ta cố gắng xa tránh những tội thứ tội trên bề trong lẫn bề ngoài và quyết tâm sống trong sạch. Bởi vì, Thánh Phaolô nói những ai phạm những thứ tội do tính xác thịt gây ra, trong đó có tội dâm đãng thì “sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (x. Gl 5,19-21). Ngược lại, Đức Giêsu đề cao đức tính trong sạch: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8).
Thứ ba, không tranh chấp ghen tị: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu vụ tranh chấp: Giữa cá nhân với cá nhân; giữa gia đình này với gia đình khác; giữa nhóm này với nhóm nọ; thậm chí có khi xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong một gia đình, như giữa cha mẹ và con cái, anh chị em ruột thịt với nhau; giữa nước này với nước khác; giữa nhiều nước với nhau...Lý do xảy ra tranh chấp có thể là do tiền bạc, của cải, đất đai, lãnh thổ…Khi có tranh chấp, sẽ có xung đột, chiến tranh…nên thường dẫn đến những thiệt hại về người và của cải. Chính vì vậy, Lời Chúa mời gọi chúng ta “không được tranh chấp” nhưng phải cố gắng sống chung hòa bình. Muốn sống chung hòa bình cần để Chúa làm trọng tài phân xử mọi sự, như nội dung bài đọc I mời gọi: “Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc.” Như vậy, mọi người sẽ được sống chung trong hòa bình: “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến” (Is 2,4).
Còn về tính ghen tỵ: Ghen tị là một tính xấu. Thấy người khác tốt hơn mình nên ghen. Thấy người khác giỏi hơn mình, đẹp hơn mình nên ghen…Bắt đầu sinh ghen, dẫn đến làm hại, thậm chí gây ra những hậu quả khôn lường. Câu chuyện về ổ khóa và chìa khóa sau đây giúp chúng ta hiểu điều đó:
Một đêm nọ, ổ khóa thức chìa khóa dậy rồi trách móc: “Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!” Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!”
Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: “Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa.” Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác.
Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: “Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau.”
Quan hệ giữa con người với nhau là mối quan hệ tương tác, chỉ có hòa hợp vào nhau, tin tưởng lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, quý trọng lẫn nhau thì cuộc sống của chúng ta mới tươi đẹp. Để được như vậy, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy loại trừ khỏi chúng ta sự “tranh chấp và tính ghen tỵ.”
2. Mang khí giới ánh sáng
Khí giới ở đây là: Lời Chúa, các Bí tích, đời sống cầu nguyện.
Thứ nhất, đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa: Khi Satan cám dỗ, Đức Giêsu biến đá thành bánh mà ăn, Ngài trả lời rằng: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Bởi vì, Lời Chúa là chân lý (x. Lc 1, 2-4); Lời Chúa là Lời hằng sống (Ga 6,68); Lời Chúa là ánh sáng (Ga 8,12); Lời Chúa là bánh hằng sống (x. Ga 6,48). “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước; Là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 118,105). Vì vậy, đọc và suy niệm Lời Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời mỗi người chúng ta, giúp chúng ta sống tỉnh thức và sẵn sàng luôn. Đức Giêsu nói: “Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 8,51).
Thứ hai, lãnh nhận các Bí tích: Bí tích là dấu bên ngoài Chúa Giêsu đã lập để chỉ ý nghĩa và chuyển thông ơn bên trong cho ta được nên thánh. Vì thể, để tỉnh thức và sẵn sàng người kitô hữu cần năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể. Bí tích Giao hòa giúp chúng ta làm hòa với Chúa và anh chị em mình, nhất là khi chúng ta mắc tội nặng hay tội nhẹ cố tình. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta luôn kết hợp chặt chẽ với Đức Giêsu, bồi dưỡng chúng ta về đời sống thiêng liêng. Ngoài ra, khi đau yếu, chúng ta cần lãnh nhận Bí tích xức dầu. Bởi vì, khi lãnh nhận Bí tích Xức Dầu, Chúa Thánh Thần sẽ ban sức mạnh, bình an, can đảm để chúng ta lướt thắng cám dỗ, chữa lành linh hồn và nếu Chúa muốn thì thể xác cũng được chữa lành. Nếu bệnh nhân phạm tội thì cũng đuợc tha (Gc 5:15; Cđ Trentô DS 1717). Việc xức dầu lần cuối giúp chúng ta an toàn trong cuộc chiến đấu cuối cùng để tiến về Nhà Cha (Cđ Trentô: DS 1694).
Thứ ba, chuyên cần cầu nguyện: Cầu nguyện không chỉ để kết hợp với Chúa mà còn là vũ khí để chống lại ba thù: thế gian, ma quỷ và xác thịt. Đức Giêsu đã mời gọi chúng ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38). Ngài cũng dặn chúng ta: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người" (Lc 21,36).
Thứ tư, “Hãy mặc lấy Đức Giêsu”: Mặc lấy Đức Giêsu là trở nên đồng hình đồng dạng với Người. Mặc lấy Đức Giêsu là mặc lấy những tâm tình, cử chỉ, lời nói, việc làm. Nghĩa là cuộc sống của chúng ta phải phản ánh cuộc sống của Đức Giêsu, nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Tóm lại, để tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Đức Giêsu đến, cần phải từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Xin cho mỗi người chúng ta ý thức và thực hiện những điều đó, để khi Chúa đến chúng ta sẵn sàng ra đón Người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành