Chúa Nhật I Mùa Vọng C
Tỉnh Thức Chờ Đợi Chúa Đến
Mùa Vọng là mùa chờ đợi Chúa đến. Chờ đợi Chúa đến trong ngày lễ Giáng Sinh. Đây là ngày kỷ niệm, vì Chúa đã đến cách đây 2015 năm. Nhưng quan trọng hơn, Mùa Vọng mời gọi mỗi người kitô hữu chúng ta chờ đợi Chúa đến với từng người trong giờ chết và với toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.
Thật vậy, chết là có thật. Ngày tận thế cũng có thật. Nhưng giờ chết và ngày tận thế sẽ đến một cách thình lình như chiếc lưới chụp xuống trên mặt đất (x. Lc 21,34-35). Ngày đó lại quyết định số phận đời đời của con người. Cho nên, con người muốn được hạnh phúc vĩnh cửu cần phải chờ đợi trong “Tỉnh thức”.
1. Tỉnh thức là biết sống yêu thương (x. 1Tx. 3,12):
Thánh Phaolô mời gọi: Mọi người phải thể hiện tình thương đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết (x. 1Tx 3,12). Thông thường khi biết mình sắp chết, con người sẽ nói những lời yêu thương đối với người thân của mình: Cám ơn, xin lỗi, yêu mến…Nhưng vì cái chết thường xảy đến quá đột ngột nên con người ít có cơ hội để thực hiện điều đó. Chính vì vậy, hãy thể hiện tình yêu thương nhau khi còn có thể. Vợ chồng hãy yêu thương nhau, cha mẹ hãy yêu thương con cái. Con cái hãy yêu mến cha mẹ. Mọi người hãy thể hiện tình yêu thương nhau. Hãy cám ơn, hãy bỏ qua những bất bình, hãy xin lỗi nhau“Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).
2. Tỉnh thức là giữ mình không chè chén say sưa (x. Lc. 21,34):
Các chất có men như bia, rượu tự nó không xấu. Xấu tốt là do con người sử dụng nó. Khi dùng bia rượu quá liều lượng sẽ gây ra biết bao hậu quả khôn lường. Do bia rượu nên gây ra tai nạn giao thông, chính mình chết, người khác thiệt mạng (Khoảng 15% người chết tai nạn giao thông là do bia rượu). Do bia rượu nên nhiều gia đình tan nát: Vợ chồng ly tán; Anh em từ nhau; Làng xóm mất lòng nhau. Do bia rượu người ta chém giét lẫn nhau và biết bao nhiêu tội lỗi khác. Chính vì vậy, tỉnh thức là không chè chén say sưa.
Ngày xưa có một thanh niên tính tình hiền lành, luôn ăn ở hiếu thảo với cha mẹ, và rất yêu thương vợ mình. Một hôm, một con quỷ đã hiện ra và cám dỗ anh ta phạm tội. Quỷ cho anh được quyền chọn làm một trong ba điều xấu: Một là chửi mắng cha mẹ. Hai là giết chết cô vợ thân yêu. Ba là uống rượu. Bấy giờ chàng thanh niên liền suy nghĩ như sau: “Chửi mắng cha mẹ là bất hiếu, nên ta quyết không làm. Giết chết người vợ thân ỵêu là bất nghĩa, ta cũng không thể làm được. Chỉ có uống rượu là ta có thể làm được thôi, vì uống rượu đâu phải là điều quá xấu xa!” Thế là anh ta chọn uống rượu. Quỷ liền sai người cung cấp cho anh ta đủ các thứ rượu ngon trên đời. Lúc đầu chàng thanh niên còn uống hạn chế mỗi bữa một ly nhỏ, nên không có điều gì xảy ra. Nhưng dần dần việc uống rượu trở thành thói quen, mỗi bữa anh ta phải tăng "đô" lên và uống gấp nhiều lần mới thấy "phê". Cuối cùng, anh đã trở thành một tên bợm nhậu: lúc nào cũng say xỉn! Một hôm, anh ta say đến nỗi không biết trời trăng gì nữa. Trong cơn say, anh ta đập bể tất cả chén bát và vứt mọi thứ đồ đạc trong nhà ra đường. Bị cha mẹ ngăn cản rầy la, anh ta liền to tiếng cãi lại và buông ra những lời thô tục xúc phạm đến cha mẹ. Cô vợ thấy chồng vô lễ và bất hiếu như vậy liền chạy tới khuyên can liền bị anh đâm một nhát dao khiến cô ngã lăn ra chết. Thế là từ việc uống rượu tưởng chừng vô hại lúc đầu, về sau đã trở nên nguyên nhân dẫn đến hai tội ác lớn lao là bất hiếu xúc phạm cha mẹ, và bất nghĩa giết người vợ thân yêu của mình.
3. Tỉnh thức là giữ mình, không lo lắng việc đời(x. Lc 21,34):
Dự tiệc Nước trời là công việc quan trọng hàng đầu, nhưng con người vẫn vịn lý do này khác để từ chối. Dụ ngôn khách được mời xin kiếu (x. Lc 14, 15,24) nói lên điều đó. Người thì bảo: "Tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; cho tôi xin kiếu”. Người khác thì nói: "Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử đây; cho tôi xin kiếu”. Kẻ khác nữa lại vịn lý do: "Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được”. Ngày nay con người vẫn vịn vào những lý do đó và các lý do khác tương tự để từ chối việc giữ đạo, sống đạo. Chẳng hạn: Vì ngày Chúa Nhật tôi phải đi làm, phải đi học nên không thể tham dự thánh lễ. Vì bận công việc tối ngày nên tôi không còn thời gian để đọc kinh, cầu nguyện. Vì để thăng quan tiến chức nên tôi phải kết nạp Đảng, phải chấp nhận “Xa Chúa” một thời gian, sau này sẽ tiếp tục trở lại đạo. Vì chuyện gia đình, vì chuyện nghề nghiệp, vì chuyện nọ kia nên chưa có thể xưng tội rước lễ được, khi nào giải quyết xong việc tôi sẽ đi xưng tội…Đó là những hạng người quá lo lắng việc đời.
Nhưng lời Chúa hôm nay lại mời gọi chúng ta “không lo lắng việc đời”. Vì “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?” (Mt 6,27). Nghĩa là đừng tìm bảo đảm nơi của cải vật chất mà phải tìm điều chính yếu của cuộc đời đã rồi mọi sự khác Ngài sẽ ban cho. “Trước tiên, hãy tìm kiếm nước Chúa, mọi thứ khác Ngài sẽ ban cho sau”(x. Mt 6, 33). Vậy, hãy chọn Chúa và những gì thuộc về Chúa, chọn sự sống đời đời hơn sự sống tạm bợ chóng qua, đừng quá lo lắng việc đời.
4. Tỉnh thức là luôn nghĩ về sự chết, sự phán xét (x. Gr. 33,15):
Ngày đó, “Chúa sẽ xét xử và thi hành công lý”(Gr. 33,15). Cho nên luôn nghĩ về sự chết, sự phán xét sẽ giúp con người biết tránh xa tội lỗi, chu toàn bổn phận và sống tỉnh thức hơn. Thánh Louis Gonzaga luôn “Nhìn mọi sự và đánh giá mọi sự dưới khía cạnh đời đời”. Cho nên, Ngài không hề sợ chết, cho dù giờ chết sắp đến.
Một hôm, ban giáo sư trường muốn trắc nghiệm các thiếu niên đang chơi ở sân, bèn đặt một câu hỏi: "Nếu anh được biết anh sắp chết trong một giờ nữa thì anh sẽ làm gì?
Có nhiều câu trả lời khác nhau:
- Tôi sẽ vào nhà thờ cầu nguyện.
- Tôi sẽ dọn mình xưng tội.
- Tôi sẽ tìm gặp cha mẹ và người thân lần cuối cùng.
- Còn tôi, nếu tôi biết tôi sắp chết, tôi vẫn tiếp tục chơi!.
Câu trả lời ấy của cậu Louis Gonzaga làm ban giáo sư vô cùng bỡ ngỡ.
- Tại sao trước giờ phút nghiêm trọng như vậy mà anh cả gan tiếp tục chơi?
- Vì Chúa dạy phải luôn luôn sẵn sàng, mà bổn phận hiện giờ của tôi là chơi nên tôi cứ tiếp tục chơi. Thánh ý Chúa trong giây phút hiện tại này đối với tôi là chơi, nên tôi chơi là làm đẹp lòng Ngài vậy!
5. Tỉnh thức là luôn cầu nguyện (x. Lc 21,36):
Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không có Ta, các con không thể làm được gì”(Ga 15,5). Vì vậy, để sống tỉnh thức cần phải cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Bao lâu con người không còn cầu nguyện thì giống như linh hồn đã chết. Thánh Phaolô mời gọi: “Anh em hãy cầu nguyện không ngừng”(1 Tx 5,17. Lúc nào ta cũng có thể cầu nguyện: Cầu nguyện hôm sớm; Cầu nguyện trước và sau khi dùng cơm; Cầu nguyện trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy; Cầu nguyện trong khi làm việc; Cầu nguyện khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như khi thất bại. Chúng ta có thể cầu nguyện khắp mọi nơi: Cầu nguyện ở nhà thờ; Cầu nguyện trong gia đình; Cầu nguyện trên đường đi làm việc. Chúng ta có thể biến tất cả mọi thời gian trong ngày thành thời gian cầu nguyện. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Dù ở ngoài chợ hay đang đi dạo một mình, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng. Ngồi trong tiệm của bạn, hoặc khi mua khi bán, cả khi làm bếp, bạn cũng có thể cầu nguyện”. Làm được như vậy, tức là chúng ta đang tỉnh thức trong cầu nguyện.
Để đón mừng Chúa Giáng Sinh sắp tới, để chờ đợi Chúa đến với chúng ta trong giờ chết và trong ngày tận thế, chúng ta phải luôn sống tỉnh thức: Tỉnh thức là biết sống yêu thương; Tỉnh thức là không chè chén say sưa; Tỉnh thức là không lo lắng việc đời; Tỉnh thức là luôn nghĩ về sự chết và phán xét; Tỉnh thức là luôn biết cầu nguyện. Làm được như vậy, chúng ta sẽ “Không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta trong ngày Ngài ngự đến viếng thăm” (1Tx 3, 13). Nhờ vậy, chúng ta sẽ được Ngài đón nhận vào hưởng hạnh phúc với Ngài trên Thiên đàng. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Tỉnh Thức Chờ Đợi Chúa Đến
Mùa Vọng là mùa chờ đợi Chúa đến. Chờ đợi Chúa đến trong ngày lễ Giáng Sinh. Đây là ngày kỷ niệm, vì Chúa đã đến cách đây 2015 năm. Nhưng quan trọng hơn, Mùa Vọng mời gọi mỗi người kitô hữu chúng ta chờ đợi Chúa đến với từng người trong giờ chết và với toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.
Thật vậy, chết là có thật. Ngày tận thế cũng có thật. Nhưng giờ chết và ngày tận thế sẽ đến một cách thình lình như chiếc lưới chụp xuống trên mặt đất (x. Lc 21,34-35). Ngày đó lại quyết định số phận đời đời của con người. Cho nên, con người muốn được hạnh phúc vĩnh cửu cần phải chờ đợi trong “Tỉnh thức”.
1. Tỉnh thức là biết sống yêu thương (x. 1Tx. 3,12):
Thánh Phaolô mời gọi: Mọi người phải thể hiện tình thương đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết (x. 1Tx 3,12). Thông thường khi biết mình sắp chết, con người sẽ nói những lời yêu thương đối với người thân của mình: Cám ơn, xin lỗi, yêu mến…Nhưng vì cái chết thường xảy đến quá đột ngột nên con người ít có cơ hội để thực hiện điều đó. Chính vì vậy, hãy thể hiện tình yêu thương nhau khi còn có thể. Vợ chồng hãy yêu thương nhau, cha mẹ hãy yêu thương con cái. Con cái hãy yêu mến cha mẹ. Mọi người hãy thể hiện tình yêu thương nhau. Hãy cám ơn, hãy bỏ qua những bất bình, hãy xin lỗi nhau“Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).
2. Tỉnh thức là giữ mình không chè chén say sưa (x. Lc. 21,34):
Các chất có men như bia, rượu tự nó không xấu. Xấu tốt là do con người sử dụng nó. Khi dùng bia rượu quá liều lượng sẽ gây ra biết bao hậu quả khôn lường. Do bia rượu nên gây ra tai nạn giao thông, chính mình chết, người khác thiệt mạng (Khoảng 15% người chết tai nạn giao thông là do bia rượu). Do bia rượu nên nhiều gia đình tan nát: Vợ chồng ly tán; Anh em từ nhau; Làng xóm mất lòng nhau. Do bia rượu người ta chém giét lẫn nhau và biết bao nhiêu tội lỗi khác. Chính vì vậy, tỉnh thức là không chè chén say sưa.
Ngày xưa có một thanh niên tính tình hiền lành, luôn ăn ở hiếu thảo với cha mẹ, và rất yêu thương vợ mình. Một hôm, một con quỷ đã hiện ra và cám dỗ anh ta phạm tội. Quỷ cho anh được quyền chọn làm một trong ba điều xấu: Một là chửi mắng cha mẹ. Hai là giết chết cô vợ thân yêu. Ba là uống rượu. Bấy giờ chàng thanh niên liền suy nghĩ như sau: “Chửi mắng cha mẹ là bất hiếu, nên ta quyết không làm. Giết chết người vợ thân ỵêu là bất nghĩa, ta cũng không thể làm được. Chỉ có uống rượu là ta có thể làm được thôi, vì uống rượu đâu phải là điều quá xấu xa!” Thế là anh ta chọn uống rượu. Quỷ liền sai người cung cấp cho anh ta đủ các thứ rượu ngon trên đời. Lúc đầu chàng thanh niên còn uống hạn chế mỗi bữa một ly nhỏ, nên không có điều gì xảy ra. Nhưng dần dần việc uống rượu trở thành thói quen, mỗi bữa anh ta phải tăng "đô" lên và uống gấp nhiều lần mới thấy "phê". Cuối cùng, anh đã trở thành một tên bợm nhậu: lúc nào cũng say xỉn! Một hôm, anh ta say đến nỗi không biết trời trăng gì nữa. Trong cơn say, anh ta đập bể tất cả chén bát và vứt mọi thứ đồ đạc trong nhà ra đường. Bị cha mẹ ngăn cản rầy la, anh ta liền to tiếng cãi lại và buông ra những lời thô tục xúc phạm đến cha mẹ. Cô vợ thấy chồng vô lễ và bất hiếu như vậy liền chạy tới khuyên can liền bị anh đâm một nhát dao khiến cô ngã lăn ra chết. Thế là từ việc uống rượu tưởng chừng vô hại lúc đầu, về sau đã trở nên nguyên nhân dẫn đến hai tội ác lớn lao là bất hiếu xúc phạm cha mẹ, và bất nghĩa giết người vợ thân yêu của mình.
3. Tỉnh thức là giữ mình, không lo lắng việc đời(x. Lc 21,34):
Dự tiệc Nước trời là công việc quan trọng hàng đầu, nhưng con người vẫn vịn lý do này khác để từ chối. Dụ ngôn khách được mời xin kiếu (x. Lc 14, 15,24) nói lên điều đó. Người thì bảo: "Tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; cho tôi xin kiếu”. Người khác thì nói: "Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử đây; cho tôi xin kiếu”. Kẻ khác nữa lại vịn lý do: "Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được”. Ngày nay con người vẫn vịn vào những lý do đó và các lý do khác tương tự để từ chối việc giữ đạo, sống đạo. Chẳng hạn: Vì ngày Chúa Nhật tôi phải đi làm, phải đi học nên không thể tham dự thánh lễ. Vì bận công việc tối ngày nên tôi không còn thời gian để đọc kinh, cầu nguyện. Vì để thăng quan tiến chức nên tôi phải kết nạp Đảng, phải chấp nhận “Xa Chúa” một thời gian, sau này sẽ tiếp tục trở lại đạo. Vì chuyện gia đình, vì chuyện nghề nghiệp, vì chuyện nọ kia nên chưa có thể xưng tội rước lễ được, khi nào giải quyết xong việc tôi sẽ đi xưng tội…Đó là những hạng người quá lo lắng việc đời.
Nhưng lời Chúa hôm nay lại mời gọi chúng ta “không lo lắng việc đời”. Vì “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?” (Mt 6,27). Nghĩa là đừng tìm bảo đảm nơi của cải vật chất mà phải tìm điều chính yếu của cuộc đời đã rồi mọi sự khác Ngài sẽ ban cho. “Trước tiên, hãy tìm kiếm nước Chúa, mọi thứ khác Ngài sẽ ban cho sau”(x. Mt 6, 33). Vậy, hãy chọn Chúa và những gì thuộc về Chúa, chọn sự sống đời đời hơn sự sống tạm bợ chóng qua, đừng quá lo lắng việc đời.
4. Tỉnh thức là luôn nghĩ về sự chết, sự phán xét (x. Gr. 33,15):
Ngày đó, “Chúa sẽ xét xử và thi hành công lý”(Gr. 33,15). Cho nên luôn nghĩ về sự chết, sự phán xét sẽ giúp con người biết tránh xa tội lỗi, chu toàn bổn phận và sống tỉnh thức hơn. Thánh Louis Gonzaga luôn “Nhìn mọi sự và đánh giá mọi sự dưới khía cạnh đời đời”. Cho nên, Ngài không hề sợ chết, cho dù giờ chết sắp đến.
Một hôm, ban giáo sư trường muốn trắc nghiệm các thiếu niên đang chơi ở sân, bèn đặt một câu hỏi: "Nếu anh được biết anh sắp chết trong một giờ nữa thì anh sẽ làm gì?
Có nhiều câu trả lời khác nhau:
- Tôi sẽ vào nhà thờ cầu nguyện.
- Tôi sẽ dọn mình xưng tội.
- Tôi sẽ tìm gặp cha mẹ và người thân lần cuối cùng.
- Còn tôi, nếu tôi biết tôi sắp chết, tôi vẫn tiếp tục chơi!.
Câu trả lời ấy của cậu Louis Gonzaga làm ban giáo sư vô cùng bỡ ngỡ.
- Tại sao trước giờ phút nghiêm trọng như vậy mà anh cả gan tiếp tục chơi?
- Vì Chúa dạy phải luôn luôn sẵn sàng, mà bổn phận hiện giờ của tôi là chơi nên tôi cứ tiếp tục chơi. Thánh ý Chúa trong giây phút hiện tại này đối với tôi là chơi, nên tôi chơi là làm đẹp lòng Ngài vậy!
5. Tỉnh thức là luôn cầu nguyện (x. Lc 21,36):
Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không có Ta, các con không thể làm được gì”(Ga 15,5). Vì vậy, để sống tỉnh thức cần phải cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Bao lâu con người không còn cầu nguyện thì giống như linh hồn đã chết. Thánh Phaolô mời gọi: “Anh em hãy cầu nguyện không ngừng”(1 Tx 5,17. Lúc nào ta cũng có thể cầu nguyện: Cầu nguyện hôm sớm; Cầu nguyện trước và sau khi dùng cơm; Cầu nguyện trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy; Cầu nguyện trong khi làm việc; Cầu nguyện khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như khi thất bại. Chúng ta có thể cầu nguyện khắp mọi nơi: Cầu nguyện ở nhà thờ; Cầu nguyện trong gia đình; Cầu nguyện trên đường đi làm việc. Chúng ta có thể biến tất cả mọi thời gian trong ngày thành thời gian cầu nguyện. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Dù ở ngoài chợ hay đang đi dạo một mình, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng. Ngồi trong tiệm của bạn, hoặc khi mua khi bán, cả khi làm bếp, bạn cũng có thể cầu nguyện”. Làm được như vậy, tức là chúng ta đang tỉnh thức trong cầu nguyện.
Để đón mừng Chúa Giáng Sinh sắp tới, để chờ đợi Chúa đến với chúng ta trong giờ chết và trong ngày tận thế, chúng ta phải luôn sống tỉnh thức: Tỉnh thức là biết sống yêu thương; Tỉnh thức là không chè chén say sưa; Tỉnh thức là không lo lắng việc đời; Tỉnh thức là luôn nghĩ về sự chết và phán xét; Tỉnh thức là luôn biết cầu nguyện. Làm được như vậy, chúng ta sẽ “Không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta trong ngày Ngài ngự đến viếng thăm” (1Tx 3, 13). Nhờ vậy, chúng ta sẽ được Ngài đón nhận vào hưởng hạnh phúc với Ngài trên Thiên đàng. Amen
Lm. Anthony Trung Thành