Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm B
Sau khi Nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế. Nhưng để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến, Thiên Chúa đã thiết lập một dân riêng, đó là dân Do thái. Qua các thời kỳ lịch sử, Thiên Chúa đã sai các vị lãnh đạo đến để chăn dắt dân riêng Ngài đã tuyển chọn. Đặc biệt, Ngài sai các vị tiên tri đến để nhắc nhở cho dân thực hiện các điều họ đã cam kết với Thiên Chúa trong giao ước và loan báo ơn cứu độ Thiên Chúa sẽ thực hiện qua Đấng Cứu Thế. Và để lãnh nhận ơn cứu độ qua Đấng Cứu Thế, dân Chúa luôn luôn phải sống trong tư thế sẵn sàng. Trong tinh thần đó, khoảng gần 700 trước khi Đấng Cứu Thế đến, tiên tri Isaia đã mời gọi dân riêng chuẩn bị đón Chúa đến bằng cách: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng.”(Is 40, 3-4).
Lời mời gọi đó được Thánh Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước, lặp lại trong đoạn Tin mừng hôm nay: “Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng.”(Mc 1,3). Gioan Tẩy Giả còn được gọi là Gioan Tiên Hô. Ngài có sứ mạng trực tiếp dọn đường cho Đấng Cứu Thế ngự đến. Ngài đã chu toàn sứ mạng đó bằng lời nói, việc làm và cả cái chết.
Sống trong tâm tình của Mùa vọng, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi tiếp tục sứ mạng của các tiên tri, của Thánh Gioan Tẩy Giả. Chúng ta có thể thực hiện sứ mạng đó bằng cách dọn đường để Chúa đến với chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể thực hiện sứ mạng dọn đường để Chúa đến với tha nhân.
Thứ nhất, dọn đường để Chúa đến với bản thân: Chúa đã đến với chúng ta ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúa lại đến với chúng ta khi chúng ta cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích hay qua Lời Chúa. Nhưng Chúa lại rời khỏi chúng ta khi chúng ta phạm tội mất lòng Chúa. Bởi vì, khi chúng ta phạm tội thì con đường thiêng liêng giữa chúng ta với Chúa và giữa ta với tha nhân sẽ bị ngăn cách: Ngăn cách do lồi lõm bởi tính tham lam ích kỷ, sự giận hờn, chia rẽ, bất hòa, ghen ghét, đố kỵ và danh lợi thú; ngăn cách do quanh co bởi sự giả hình, dối trá; ngăn cách do gồ ghề bởi những lời nói hay thái độ độc ác, tàn nhẫn với tha nhân...Vì thế, để Chúa tiếp tục trở lại, cần phải khai thông những ngăn cách đó bằng việc nhận ra tội lỗi của mình và thành tâm sám hối. Hãy làm như kẻ trộm lành trên thánh giá nhận ra tội lỗi của mình và xin Đức Giêsu tha thứ: “Lạy Ngài, khi nào về Nước trời, xin nhớ đến tôi” (x. Lc 23, 40-43). Hãy làm như Da-kêu, sám hối bằng cách đền bù những sai phạm của mình trong quá khứ: “đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” (Lc 18,9). Thực hành được như thế, Chúa sẽ tiếp tục trở lại với tâm hồn chúng ta. Khi được Chúa trở lại với tâm hồn, chúng ta hãy quyết tâm sống gắn bó với Chúa. Khi chúng ta sống gắn bó với Chúa, Chúa sẽ thúc đẩy chúng ta đến với tha nhân.
Thứ đến, dọn đường để Chúa đến với tha nhân: Sau khi dọn đường để Chúa đến với bản thân, chúng ta còn phải có sứ mạng dọn đường để Chúa đến với tha nhân. Chồng có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với vợ và ngượi lại. Cha mẹ có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với con cái. Cha xứ có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với giáo dân. Người Kitô hữu có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với người lương dân. Dọn đường bằng cách nào? Dọn đường bằng lời nói, bằng chứng tá đời sống.
Dọn đường để Chúa đến với tha nhân bằng lời nói: Về vấn đề này, chúng ta hãy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài đã dọn đường cho Chúa đến với tha nhân bằng cách dùng lời nói để giảng dạy và khuyên bảo mọi tầng lớp trong xã hội thời bấy giờ. Ngài kêu mời họ chịu phép rửa tỏ lòng thống hối để lãnh nhận ơn tha tội (x. Lc 3,3). Ngài mời gọi đám đông: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” (lc 3,11). Ngài mời gọi những người thu thuế: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” (Lc 3,13). Ngài mời gọi các binh lính: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”(Lc 3,14). Để giúp các Biệt phái nhận ra sự giả hình, gian dối của họ, Ngài không ngần ngại gọi họ là “loài rắn độc” và mời gọi họ “hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối.” (x. Ga 3,7-9). Cuối cùng, Ngài đã thà chấp nhận ngồi tù và kể cả cái chết chứ không thể im lặng trước tội loạn luân của vua Hêrôđê (x. Ga 3,19-20). Khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Ngài giới thiệu cho các môn đệ rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29). Ngài còn giới thiệu và để cho các môn đệ của mình đi theo Đức Giêsu (x. Ga 1,35-37). Ngài còn khiêm tốn nói về Đức Giêsu rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” (Ga 1,30).
Chúng ta hãy bắt chước thánh Gioan Tẩy Giả biết dùng lời nói để dọn đường cho Chúa đến với tha nhân. Vì hiện nay vẫn có nhiều người chưa nhận biết Chúa vì họ chưa bao giờ nghe nói về Chúa. Thánh Phaolô đã nói trong thư Rôma rằng: “Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm 10,14). Vì thế, mỗi người chúng ta có trách nhiệm rao giảng về Chúa cho mọi người và trong mọi nơi mọi lúc: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.” (2 Tm 4,2).
Dọn đường để Chúa đến với tha nhân bằng chứng tá đời sống: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã khẳng định: “Con người thời đại này thích nghe những chứng nhân hơn là những nhà giảng thuyết, và nếu họ có nghe những nhà giảng thuyết là chỉ vì những nhà giảng thuyết là những chứng nhân”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã trở thành thầy dạy và chứng nhân. Trước khi công khai rao giảng về sự sám hối, Ngài đã vào sa mạc để tĩnh tâm, sống thân mật với Thiên Chúa bằng cuộc sống khắc khổ: mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ngài nói những gì Ngài đã sống. Ngài khiêm tốn khi nói về Đức Giêsu rằng: “Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” (Ga 1, 27). Ngài nói về sự thật, bênh vực cho sự thật và chết cho sự thật (x. Mc 6,17-29).
Chúng ta hãy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả để giới thiệu Chúa cho tha nhân bằng đời sống đạo của chúng ta. Hãy sống công bằng, thành thật trong một xã hội đầy dẫy bất công và sự dối trá lừa lọc. Hãy sống chung thủy vợ chồng trong một xã hội chủ trương ly dị, phóng khoáng. Hãy sống bác ái, yêu thương trong một xã hội vô cảm, thiếu vắng tình người. Thực hành được như vậy, chúng ta sẽ dọn đường cho Chúa đến với tha nhân. Mẹ Têrêxa kể rằng: “Có một người đàn ông sau khi đã quan sát rất kỹ lượng chị nữ tu băng bó cho người hấp hối một cách trìu mến và vui vẻ đã nói với tôi: ‘ngày hôm nay khi đến đây, tôi không có chút lòng tin vào Thiên Chúa, trái lại tâm hồn tôi đầy căm ghét Người. Nhưng bây giờ sắp rời khỏi nơi đây, tôi đã là người tin Chúa. Tôi đã thấy tình thương của Chúa được biểu lộ bằng những hành động như thế nào. Qua đôi bàn tay của chị nữ tu kia, qua bộ điệu của chị, qua sự trìu mến của chị với người hấp hối cùng cực, tôi đã thấy tình yêu của Thiên Chúa bao phủ người khốn cực này như thế nào, và bây giờ tôi tin.’”
Ước gì, tâm hồn của chúng ta luôn có Chúa ở cùng để từ đó lời nói và việc làm của chúng ta dọn đường để Chúa đến với tha nhân. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Sau khi Nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế. Nhưng để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến, Thiên Chúa đã thiết lập một dân riêng, đó là dân Do thái. Qua các thời kỳ lịch sử, Thiên Chúa đã sai các vị lãnh đạo đến để chăn dắt dân riêng Ngài đã tuyển chọn. Đặc biệt, Ngài sai các vị tiên tri đến để nhắc nhở cho dân thực hiện các điều họ đã cam kết với Thiên Chúa trong giao ước và loan báo ơn cứu độ Thiên Chúa sẽ thực hiện qua Đấng Cứu Thế. Và để lãnh nhận ơn cứu độ qua Đấng Cứu Thế, dân Chúa luôn luôn phải sống trong tư thế sẵn sàng. Trong tinh thần đó, khoảng gần 700 trước khi Đấng Cứu Thế đến, tiên tri Isaia đã mời gọi dân riêng chuẩn bị đón Chúa đến bằng cách: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng.”(Is 40, 3-4).
Lời mời gọi đó được Thánh Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước, lặp lại trong đoạn Tin mừng hôm nay: “Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng.”(Mc 1,3). Gioan Tẩy Giả còn được gọi là Gioan Tiên Hô. Ngài có sứ mạng trực tiếp dọn đường cho Đấng Cứu Thế ngự đến. Ngài đã chu toàn sứ mạng đó bằng lời nói, việc làm và cả cái chết.
Sống trong tâm tình của Mùa vọng, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi tiếp tục sứ mạng của các tiên tri, của Thánh Gioan Tẩy Giả. Chúng ta có thể thực hiện sứ mạng đó bằng cách dọn đường để Chúa đến với chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể thực hiện sứ mạng dọn đường để Chúa đến với tha nhân.
Thứ nhất, dọn đường để Chúa đến với bản thân: Chúa đã đến với chúng ta ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúa lại đến với chúng ta khi chúng ta cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích hay qua Lời Chúa. Nhưng Chúa lại rời khỏi chúng ta khi chúng ta phạm tội mất lòng Chúa. Bởi vì, khi chúng ta phạm tội thì con đường thiêng liêng giữa chúng ta với Chúa và giữa ta với tha nhân sẽ bị ngăn cách: Ngăn cách do lồi lõm bởi tính tham lam ích kỷ, sự giận hờn, chia rẽ, bất hòa, ghen ghét, đố kỵ và danh lợi thú; ngăn cách do quanh co bởi sự giả hình, dối trá; ngăn cách do gồ ghề bởi những lời nói hay thái độ độc ác, tàn nhẫn với tha nhân...Vì thế, để Chúa tiếp tục trở lại, cần phải khai thông những ngăn cách đó bằng việc nhận ra tội lỗi của mình và thành tâm sám hối. Hãy làm như kẻ trộm lành trên thánh giá nhận ra tội lỗi của mình và xin Đức Giêsu tha thứ: “Lạy Ngài, khi nào về Nước trời, xin nhớ đến tôi” (x. Lc 23, 40-43). Hãy làm như Da-kêu, sám hối bằng cách đền bù những sai phạm của mình trong quá khứ: “đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” (Lc 18,9). Thực hành được như thế, Chúa sẽ tiếp tục trở lại với tâm hồn chúng ta. Khi được Chúa trở lại với tâm hồn, chúng ta hãy quyết tâm sống gắn bó với Chúa. Khi chúng ta sống gắn bó với Chúa, Chúa sẽ thúc đẩy chúng ta đến với tha nhân.
Thứ đến, dọn đường để Chúa đến với tha nhân: Sau khi dọn đường để Chúa đến với bản thân, chúng ta còn phải có sứ mạng dọn đường để Chúa đến với tha nhân. Chồng có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với vợ và ngượi lại. Cha mẹ có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với con cái. Cha xứ có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với giáo dân. Người Kitô hữu có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với người lương dân. Dọn đường bằng cách nào? Dọn đường bằng lời nói, bằng chứng tá đời sống.
Dọn đường để Chúa đến với tha nhân bằng lời nói: Về vấn đề này, chúng ta hãy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài đã dọn đường cho Chúa đến với tha nhân bằng cách dùng lời nói để giảng dạy và khuyên bảo mọi tầng lớp trong xã hội thời bấy giờ. Ngài kêu mời họ chịu phép rửa tỏ lòng thống hối để lãnh nhận ơn tha tội (x. Lc 3,3). Ngài mời gọi đám đông: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” (lc 3,11). Ngài mời gọi những người thu thuế: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” (Lc 3,13). Ngài mời gọi các binh lính: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”(Lc 3,14). Để giúp các Biệt phái nhận ra sự giả hình, gian dối của họ, Ngài không ngần ngại gọi họ là “loài rắn độc” và mời gọi họ “hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối.” (x. Ga 3,7-9). Cuối cùng, Ngài đã thà chấp nhận ngồi tù và kể cả cái chết chứ không thể im lặng trước tội loạn luân của vua Hêrôđê (x. Ga 3,19-20). Khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Ngài giới thiệu cho các môn đệ rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29). Ngài còn giới thiệu và để cho các môn đệ của mình đi theo Đức Giêsu (x. Ga 1,35-37). Ngài còn khiêm tốn nói về Đức Giêsu rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” (Ga 1,30).
Chúng ta hãy bắt chước thánh Gioan Tẩy Giả biết dùng lời nói để dọn đường cho Chúa đến với tha nhân. Vì hiện nay vẫn có nhiều người chưa nhận biết Chúa vì họ chưa bao giờ nghe nói về Chúa. Thánh Phaolô đã nói trong thư Rôma rằng: “Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm 10,14). Vì thế, mỗi người chúng ta có trách nhiệm rao giảng về Chúa cho mọi người và trong mọi nơi mọi lúc: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.” (2 Tm 4,2).
Dọn đường để Chúa đến với tha nhân bằng chứng tá đời sống: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã khẳng định: “Con người thời đại này thích nghe những chứng nhân hơn là những nhà giảng thuyết, và nếu họ có nghe những nhà giảng thuyết là chỉ vì những nhà giảng thuyết là những chứng nhân”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã trở thành thầy dạy và chứng nhân. Trước khi công khai rao giảng về sự sám hối, Ngài đã vào sa mạc để tĩnh tâm, sống thân mật với Thiên Chúa bằng cuộc sống khắc khổ: mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ngài nói những gì Ngài đã sống. Ngài khiêm tốn khi nói về Đức Giêsu rằng: “Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” (Ga 1, 27). Ngài nói về sự thật, bênh vực cho sự thật và chết cho sự thật (x. Mc 6,17-29).
Chúng ta hãy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả để giới thiệu Chúa cho tha nhân bằng đời sống đạo của chúng ta. Hãy sống công bằng, thành thật trong một xã hội đầy dẫy bất công và sự dối trá lừa lọc. Hãy sống chung thủy vợ chồng trong một xã hội chủ trương ly dị, phóng khoáng. Hãy sống bác ái, yêu thương trong một xã hội vô cảm, thiếu vắng tình người. Thực hành được như vậy, chúng ta sẽ dọn đường cho Chúa đến với tha nhân. Mẹ Têrêxa kể rằng: “Có một người đàn ông sau khi đã quan sát rất kỹ lượng chị nữ tu băng bó cho người hấp hối một cách trìu mến và vui vẻ đã nói với tôi: ‘ngày hôm nay khi đến đây, tôi không có chút lòng tin vào Thiên Chúa, trái lại tâm hồn tôi đầy căm ghét Người. Nhưng bây giờ sắp rời khỏi nơi đây, tôi đã là người tin Chúa. Tôi đã thấy tình thương của Chúa được biểu lộ bằng những hành động như thế nào. Qua đôi bàn tay của chị nữ tu kia, qua bộ điệu của chị, qua sự trìu mến của chị với người hấp hối cùng cực, tôi đã thấy tình yêu của Thiên Chúa bao phủ người khốn cực này như thế nào, và bây giờ tôi tin.’”
Ước gì, tâm hồn của chúng ta luôn có Chúa ở cùng để từ đó lời nói và việc làm của chúng ta dọn đường để Chúa đến với tha nhân. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành