Trong một bản tuyên bố đăng tải trên Internet hôm 30.6.2014, Abu Muhammad al-Adnani, phát ngôn viên của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) thông báo một Nhà Nước Hồi Giáo đã được thành lập trên lãnh thổ kéo dài từ thành phố Aleppo ở miền tây bắc Syria đến tỉnh Diyala ở đông bắc Iraq, và Abu Bakr al-Baghdadi, lãnh tụ của nhóm, sẽ trở thành “Caliph Ibrahim”, tức “Giáo Chủ Hồi Giáo”. Kể từ nay, ISIL sẽ có tên chính thức là Nhà Nước Hồi Giáo (Islamic State), bỏ đi chữ Iraq và Cận Đông. Ông yêu cầu các tín đồ Hồi Giáo trên khắp thế giới thần phục.
Abu Muhammad al-Adnani xác định: “Sự tồn tại hợp pháp của tất cả các tiểu vương quốc, nhà nước và tổ chức sẽ bị xóa bỏ với quyền cai trị ngày càng mở rộng của Giáo Chủ Hồi giáo.” Nói cách khác, tổ chức ISIL quyết định thành lập một đế chế Hồi Giáo bao gồm tất cả các nước và tổ chức Hồi Giáo trên thế giới gióng như một vài lãnh tụ Hồi Giáo đã làm trong lịch sử.
Trước hết, chúng tôi sẽ trình bày qua về Nhà Nước Hồi Giáo và trong quá khứ các nhà nước này đã hình thành và hoạt động như thế nào, sau đó chúng tôi sẽ nói về tham vọng điên cuồng của nhóm ISIL và đường lối mà Hoa Kỳ cũng như các nước Tây phương đang thực hiện để kiềm chế sức mạnh và tham vọng điên cuồng của một số lãnh tụ và tổ chức Hồi Giáo.
VÀI NÉT VỀ NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO
Nhà nước Hồi giáo, tiếng Anh gọi là “Islamic caliphate”, là một khối Hồi Giáo được lãnh đạo bởi người kế vị của tiên tri Muhammad. Người kế vị này được gọi là “Caliph”, thường được dịch là “Giáo Chủ Hồi Giáo”, có quyền lãnh đạo cả về tôn giáo lẫn chính trị trên toàn thế giới, bất chấp biên giới hay lãnh thổ. Nhà Nước Hồi Giáo được cai trị bằng luật Sharia nghiêm nhặt. Quyền lực và thẩm quyền của Caliph là tuyệt đối.
Sau khi tiên tri Muhammad qua đời năm 632 tại Mecca, tiên tri Abu Bakr (632-634) kế vị. Tiếp theo, tiên tri Umar I (634-644) đã được bầu làm Caliph để thay thế ông. Trong thời kỳ này Hồi Giáo đã chinh phục được Syria, Palestine, Ai Cập, một phần của Bắc Phi và bắt đầu tấn công vào Iran. Sau đó, chức giáo chủ được truyền cho Ali, người anh em họ và là con rễ của Muhammad, nhưng với những điều kiện mà ông không thể chấp nhận, nên chức Caliph được truyền qua cho Uthman (644-656), người đã hoàn tất cuộc lật đổ triều đại Sassanids ở Iran vào năm 651. Nhưng rồi Uthman đã bị phe ủng hộ Ali ám sát. Nội chiến xảy ra sau đó, Ali và con trai cả của ông là Hassan cũng đã bị sát hại sau một thời gian ngắn giữ chức Caliph. Mu'awaiya, anh rễ của Muhammad lên cầm quyền tuyên bố mình là Caliph đầu tiên (661-680) của thế hệ Đế chế Umayyad (661-750). Ông dời thủ đô từ Mecca đến Damascus.
Sau đế chế Umayyad, Abu l'Abbas, hậu duệ của Abbas, một người chú của Muhammad, trở thành Caliph đầu tiên của hệ thống Abbasid, kéo dài cho đến năm 1258. Nhưng đế chế lớn nhất của Hồi Giáo là Đế chế Ottoman, lấy tên từ Osman, thủ lĩnh của một vùng đất nhỏ ở Anatolia. Đế chế này đã phát triển thành một trong những đế quốc lớn nhất trên thế giới. Vào thời đỉnh cao của nó, đế chế Ottoman kiểm soát hầu hết Bắc Phi, Iraq và một vùng rộng lớn lãnh thổ Đông Âu. Nhưng từ thế kỷ 17 về sau, đế chế Ottoman rơi vào tình trạng trì trệ và đến năm 1918, khi Thế Chiến thứ I kết thúc, thì bị suy tàn và bị phe dân tộc chủ nghiã của Thổ Nhĩ Kỳ, đứng đầu là Mustafa Kamal Ataturk, xóa bỏ vào năm 1924. Đế chế Ottoman đã tồn tại trong suốt 623 năm (1299-1922) và là Nhà Nước Hồi Giáo cuối cùng.
THAM VỌNG ĐIÊN RỒ
Như chúng tôi đã nói, Abu Bakr al-Baghdadi, người muốn làm kẻ kế vị (Caliph) tiên tri Muhammad, sinh năm 1971 tại Dyala, Samarra, phía bắc Baghdad, đậu Tiến Sĩ thần học tại Đại Học Baghdad. Khi Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq năm 2003 ông đang là giáo sĩ trong một giáo đường Hồi Giáo ở Baghdad. Ông bị bắt năm 2005 và được trả tự do năm 2009.
Trước tiên, ông đã phối hợp với một lãnh tụ al-Qaeda có bí danh Abu Hamza al- Mujaher, thành lập tổ chức AQI (al-Qaeda of Iraq). Đến tháng 4 năm 2010 al-Mujaher bị oanh kích chết, al-Baghdadi biến AQI thành Nhà Nước Hồi Giáo Iraq (ISI) để chống Mỹ và chính quyền Shiite theo Mỹ. Sau đó ông đồi ISI thành Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Syria (ISIS) để mở rộng chiến tranh qua Syria, thâu tóm một phần lực lượng Quân Đội Syria Tự Do được Tây phương yểm trợ và Mặt trận Al Nostra của al-Qaeda tại Syria, rồi biến ISIS thành Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) và quay trở lại tấn công ở Iraq. Sau khi chiếm được một phần lãnh thổ Syria và Iraq, al-Baghdadi tự xưng là người kế vị tiên tri Muhammad, tuyên bố thành lập Nhà Nước Hồi Giáo, và yêu cầu các quốc gia và tổ chức Hồi Giáo trên thế giới, không phân biệt lãnh tổ hay ranh giới, thần phục ông. Một câu hỏi được đặt ra là mộng ước của al-Baghdadi rồi sẽ đi tới đâu?
1.- Nhiều tổ chức Hồi Giáo bất đồng với ISIL
Phát ngôn viên của ISIL là Abu Muhammad al-Adnani gọi vương quốc Hồi giáo của ông̣ là “giấc mơ biến thành hiện thực trong mọi trái tim người Hồi giáo” và là “hy vọng cho mọi chiến binh Hồi giáo jihadist”. Ông yêu cầu “tất cả người Hồi giáo tuyên thệ trung thành với vị Caliph”. Đối với nhóm thánh chiến Hồi Giáo, lời tuyên bố này có thể đúng, vì ước vọng của họ là tiêu diệt nền văn minh Tây phương và thiết lập một đế chế Hồi Giáo lãnh đạo toàn thế giới về cả tôn giáo lẫn chính trị. Nhưng với các thành phần Hồi Giáo khác, ước vọng của họ không phải như vậy.
Với đa số người Iraq theo giáo phái Sunni, họ theo tổ chức ISIL không phải là để thành lập Nhà Nước Hồi Giáo, mà để giành lại chính quyền nơi tay người Shiite. Với al-Qaeda, mục tiêu của họ khi cộng tác với al-Baghdadi không phải là để thành lập Nhà Nước Hồi Giáo và đưa al-Baghdadi lên làm kẻ kế vị tiên tri Muhammad. Mục tiêu của al-Qaeda là chống là sự thống trị của Mỹ và các quốc gia Tây phương đã coi Hồi Giáo như một công cụ.
Ông Charlie Cooper, một nhà nghiên cứu tại viện Quilliam nói:
“Điều ISIS làm đang tạo ra vấn đề hết sức phức tạp về ý thức hệ và tôn giáo, và cũng là một thách thức lớn cho al-Qaeda, và tổ chức này có thể sẽ tìm cách giành lại tính chính danh.”
“Ông ta (al-Baghdadi) rất nổi tiếng và có thể gây ra chuyện nhóm al-Qaeda hay các nhóm khác đặt câu hỏi họ có muốn chiến đấu cho ông ta hay không.”
2.- Khó được LHQ và các quốc gia chấp nhận
Nhà Nước Hồi Giáo của al-Baghdadi được thành lập trên một phần đất của Syria và một phần đất của Iraq nên chắc chắn sẽ không được Liên Hiệp Quốc hay các quốc gia trên thế giới công nhận. Nhà phân tích địa chính trị Riad Kahwaji, đứng đầu Viện Phân tích Quân sự Cận đông và vùng Vịnh, đã nói với đài VOA:
“Một tác nhân phi quốc gia không thể tự tuyên bố là một quốc gia. Phải có sự thừa nhận của Liên Hiệp Quốc, của cộng đồng quốc tế đối với các đường biên giới này để quốc đó có thể sống còn như một quốc gia và được đối xử đúng cách. Trừ phi có một hội nghị được triệu tập bởi các siêu cường để bàn về việc vạch lại các đường biên giới, chúng ta không thể trông đợi sự khai sinh của một thực thể mới.”
ISIL đã nại Hiệp Ước Sykes-Picot 1916 phân chia lãnh thổ của Đế Quốc Ottoman giữa Anh và Pháp trong Thế Chiến I và tuyên bố không chấp nhận sự phân chia lãnh thổ này. Nhưng ai nghe họ?
3.- Một đế chế Hồi Giáo không còn thích hợp.
Vào năm 1918, đế quốc Ottoman, một đế quốc cuối cùng của các đế quốc Hồi giáo hùng mạnh bị đánh bại, thủ đô Constantinople bị chiếm đóng, quốc vương bị bắt giữ và phần lớn lãnh thổ bị hai đế quốc thắng trận là Anh và Pháp phân tán... Từ đó, không ai còn nghĩ rằng trong thế giới ngày nay, một đến quốc như thế có thể được tái lập, vì tương quan giữa các quốc gia trên thế giới đã thay đổi và những tác hại mà nó đã đem lại trong lịch sử. ISIL cũng không đủ khả năng và hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện mưu đồ của mình. Kinh tế gia David Pryce-Jones còn cho rằng thế giới Ả rập đang mắc bên trong một "vòng tròn lạc hậu" mà văn hóa (nhất là tôn giáo) của họ chính là trở ngại không cho họ thoát ra.
CON ĐƯỜNG HOA KỲ ĐANG ĐI
Như chúng tôi đã nói nhiều lần, có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng để đối phó với những biến loạn mà khối Hồi Giáo có thể gây ra, Hoa Kỳ đã áp dụng hai biện pháp sau đây:
Giai đoạn một: Thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương thành lập một khối Hồi Giáo thống nhất để tạo quyền lực chính trị như Saddam Hussein của Iraq, Hosni Mubarak của Ai-cập, Muammar Gaddafi của Libya hay Bashar al-Assad của Syria. Ba người đầu đã bị thanh toán, còn Assad đang bị vô hiệu hóa.
Giai đoạn hai: Không tái lập một chính quyền mạnh có thể thống nhất một quốc gia Hồi Giáo mà để cho tình trạng phân hóa thực tế biến dần lãnh thổ tquốc gia thành nhưng khu tự trị. Tình trạng này đang xảy ra ở Libya, Iraq, Syria và rồi cũng sẽ áp dụng cho Afghanistan. Riêng tại Ai Cập, vì có sự vùng dậy của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đòi tự do dân chủ, Hoa Kỳ phải áp dụng giải pháp khác là thay thế Mubarak đã ngả gục bằng một Mubarak khác là Tướng Abdel Fattah el-Sisi.
Tại Iraq, rõ ràng Hoa Kỳ đã không huấn luyện và viện trợ cho chính quyền Shiite có thể xây dựng một chính quyền mạnh có khả năng thống nhất đất nước. Nhờ vậy phái Sunni mới có thể chiếm một phần lãnh thổ Iraq để lập vùng của họ.
Trong tuần qua, ông Massoud Barzani, nhà lãnh đạo của người Kurd ở Iraq, đã nói với kênh truyền hình Mỹ CNN rằng “đã đến lúc người Kurd quyết định tương lai của mình”. Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã kêu gọi thành lập một nhà nước độc lập của người Kurd để cản lại đà tiến quân của quân Hồi giáo ở Iraq. Với ISIL, có lẽ Hoa Kỳ phải thanh toán Abu Bakr al-Baghdadi vì ông này có chủ trương quá cực đoan, nhưng vẫn dành lại vùng giữa Iraq và Syria cho người Sunni.
KHÔNG CÁI DẠI NÀO BẰNG CÁI DẠI NÀY
Nhiều nhà quan sát cho rằng Abu Bakr al-Baghdadi tàn bạo hơn cả Osama Bin Laden. Nhưng chúng tôi thấy Bin Laden hành động có phương pháp hơn al-Baghdadi vì Bin Laden đã được CIA huấn luyện về cả tình báo lẫn kỹ thuật chiến đấu khi đưa ông vào Afghanistan năm 1982 để chống lại Nga, nên Bin Laden nắm rất vững phương pháp thực hiện các cuộc nổi dậy. Do đó, khi thành lập al-Quaeda để chống lại Mỹ, Bin Laden không hình thành một tổ chức được lãnh đạo từ trên xuống dưới, mà tổ chức thành những đơn vị tự lập nhỏ có khả năng đơn phương hành động khiến CIA không thể phát hiện toàn bộ hệ thống al-Qaeda và phá vỡ được.
Trái lại, ISIL tuyên bố thành lập Nhà Nước Hồi Giáo, có giáo chủ, có lãnh thổ và tổng hành dinh, lực lượng được tổ chức và lãnh đạo từ trên xuống dưới, nên sớm muộn cũng sẽ bị thanh toán. Bây giờ CIA chưa hành động vì chưa nắm được cơ cấu tổ chức và kế hoạch hành động của ISIL. Khi nắm được rồi, al-Baghdadi cũng sẽ chung số phận như Abu Hamza al-Mujaher.
Cái dại của ISIL phát xuất từ lòng cuồng tín tôn giáo và tham vọng điên rồ. Tháng 5 năm 2005, một lực lượng Hồi Giáo gồm khoảng 5.000 người do Bakhtiyor Rakhimov lãnh đạo, đã nổi dậy ở thị trấn Korasuv thuộc miền đông Uzbekistan, tuyên bố thành lập Nhà Nước Hồi Giáo tại vùng này. Ngay lập tức, ngày 19.5.2005, chính phủ Uzbekistan đã mở cuộc hành quân giải tán nhóm này và bắt giam Bakhtiyor Rakhimov. al-Baghdadi cũng khó thoát được.
Ngày 3.7.2014
Abu Muhammad al-Adnani xác định: “Sự tồn tại hợp pháp của tất cả các tiểu vương quốc, nhà nước và tổ chức sẽ bị xóa bỏ với quyền cai trị ngày càng mở rộng của Giáo Chủ Hồi giáo.” Nói cách khác, tổ chức ISIL quyết định thành lập một đế chế Hồi Giáo bao gồm tất cả các nước và tổ chức Hồi Giáo trên thế giới gióng như một vài lãnh tụ Hồi Giáo đã làm trong lịch sử.
Trước hết, chúng tôi sẽ trình bày qua về Nhà Nước Hồi Giáo và trong quá khứ các nhà nước này đã hình thành và hoạt động như thế nào, sau đó chúng tôi sẽ nói về tham vọng điên cuồng của nhóm ISIL và đường lối mà Hoa Kỳ cũng như các nước Tây phương đang thực hiện để kiềm chế sức mạnh và tham vọng điên cuồng của một số lãnh tụ và tổ chức Hồi Giáo.
VÀI NÉT VỀ NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO
Nhà nước Hồi giáo, tiếng Anh gọi là “Islamic caliphate”, là một khối Hồi Giáo được lãnh đạo bởi người kế vị của tiên tri Muhammad. Người kế vị này được gọi là “Caliph”, thường được dịch là “Giáo Chủ Hồi Giáo”, có quyền lãnh đạo cả về tôn giáo lẫn chính trị trên toàn thế giới, bất chấp biên giới hay lãnh thổ. Nhà Nước Hồi Giáo được cai trị bằng luật Sharia nghiêm nhặt. Quyền lực và thẩm quyền của Caliph là tuyệt đối.
Sau khi tiên tri Muhammad qua đời năm 632 tại Mecca, tiên tri Abu Bakr (632-634) kế vị. Tiếp theo, tiên tri Umar I (634-644) đã được bầu làm Caliph để thay thế ông. Trong thời kỳ này Hồi Giáo đã chinh phục được Syria, Palestine, Ai Cập, một phần của Bắc Phi và bắt đầu tấn công vào Iran. Sau đó, chức giáo chủ được truyền cho Ali, người anh em họ và là con rễ của Muhammad, nhưng với những điều kiện mà ông không thể chấp nhận, nên chức Caliph được truyền qua cho Uthman (644-656), người đã hoàn tất cuộc lật đổ triều đại Sassanids ở Iran vào năm 651. Nhưng rồi Uthman đã bị phe ủng hộ Ali ám sát. Nội chiến xảy ra sau đó, Ali và con trai cả của ông là Hassan cũng đã bị sát hại sau một thời gian ngắn giữ chức Caliph. Mu'awaiya, anh rễ của Muhammad lên cầm quyền tuyên bố mình là Caliph đầu tiên (661-680) của thế hệ Đế chế Umayyad (661-750). Ông dời thủ đô từ Mecca đến Damascus.
Sau đế chế Umayyad, Abu l'Abbas, hậu duệ của Abbas, một người chú của Muhammad, trở thành Caliph đầu tiên của hệ thống Abbasid, kéo dài cho đến năm 1258. Nhưng đế chế lớn nhất của Hồi Giáo là Đế chế Ottoman, lấy tên từ Osman, thủ lĩnh của một vùng đất nhỏ ở Anatolia. Đế chế này đã phát triển thành một trong những đế quốc lớn nhất trên thế giới. Vào thời đỉnh cao của nó, đế chế Ottoman kiểm soát hầu hết Bắc Phi, Iraq và một vùng rộng lớn lãnh thổ Đông Âu. Nhưng từ thế kỷ 17 về sau, đế chế Ottoman rơi vào tình trạng trì trệ và đến năm 1918, khi Thế Chiến thứ I kết thúc, thì bị suy tàn và bị phe dân tộc chủ nghiã của Thổ Nhĩ Kỳ, đứng đầu là Mustafa Kamal Ataturk, xóa bỏ vào năm 1924. Đế chế Ottoman đã tồn tại trong suốt 623 năm (1299-1922) và là Nhà Nước Hồi Giáo cuối cùng.
THAM VỌNG ĐIÊN RỒ
Như chúng tôi đã nói, Abu Bakr al-Baghdadi, người muốn làm kẻ kế vị (Caliph) tiên tri Muhammad, sinh năm 1971 tại Dyala, Samarra, phía bắc Baghdad, đậu Tiến Sĩ thần học tại Đại Học Baghdad. Khi Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq năm 2003 ông đang là giáo sĩ trong một giáo đường Hồi Giáo ở Baghdad. Ông bị bắt năm 2005 và được trả tự do năm 2009.
Trước tiên, ông đã phối hợp với một lãnh tụ al-Qaeda có bí danh Abu Hamza al- Mujaher, thành lập tổ chức AQI (al-Qaeda of Iraq). Đến tháng 4 năm 2010 al-Mujaher bị oanh kích chết, al-Baghdadi biến AQI thành Nhà Nước Hồi Giáo Iraq (ISI) để chống Mỹ và chính quyền Shiite theo Mỹ. Sau đó ông đồi ISI thành Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Syria (ISIS) để mở rộng chiến tranh qua Syria, thâu tóm một phần lực lượng Quân Đội Syria Tự Do được Tây phương yểm trợ và Mặt trận Al Nostra của al-Qaeda tại Syria, rồi biến ISIS thành Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) và quay trở lại tấn công ở Iraq. Sau khi chiếm được một phần lãnh thổ Syria và Iraq, al-Baghdadi tự xưng là người kế vị tiên tri Muhammad, tuyên bố thành lập Nhà Nước Hồi Giáo, và yêu cầu các quốc gia và tổ chức Hồi Giáo trên thế giới, không phân biệt lãnh tổ hay ranh giới, thần phục ông. Một câu hỏi được đặt ra là mộng ước của al-Baghdadi rồi sẽ đi tới đâu?
1.- Nhiều tổ chức Hồi Giáo bất đồng với ISIL
Phát ngôn viên của ISIL là Abu Muhammad al-Adnani gọi vương quốc Hồi giáo của ông̣ là “giấc mơ biến thành hiện thực trong mọi trái tim người Hồi giáo” và là “hy vọng cho mọi chiến binh Hồi giáo jihadist”. Ông yêu cầu “tất cả người Hồi giáo tuyên thệ trung thành với vị Caliph”. Đối với nhóm thánh chiến Hồi Giáo, lời tuyên bố này có thể đúng, vì ước vọng của họ là tiêu diệt nền văn minh Tây phương và thiết lập một đế chế Hồi Giáo lãnh đạo toàn thế giới về cả tôn giáo lẫn chính trị. Nhưng với các thành phần Hồi Giáo khác, ước vọng của họ không phải như vậy.
Với đa số người Iraq theo giáo phái Sunni, họ theo tổ chức ISIL không phải là để thành lập Nhà Nước Hồi Giáo, mà để giành lại chính quyền nơi tay người Shiite. Với al-Qaeda, mục tiêu của họ khi cộng tác với al-Baghdadi không phải là để thành lập Nhà Nước Hồi Giáo và đưa al-Baghdadi lên làm kẻ kế vị tiên tri Muhammad. Mục tiêu của al-Qaeda là chống là sự thống trị của Mỹ và các quốc gia Tây phương đã coi Hồi Giáo như một công cụ.
Ông Charlie Cooper, một nhà nghiên cứu tại viện Quilliam nói:
“Điều ISIS làm đang tạo ra vấn đề hết sức phức tạp về ý thức hệ và tôn giáo, và cũng là một thách thức lớn cho al-Qaeda, và tổ chức này có thể sẽ tìm cách giành lại tính chính danh.”
“Ông ta (al-Baghdadi) rất nổi tiếng và có thể gây ra chuyện nhóm al-Qaeda hay các nhóm khác đặt câu hỏi họ có muốn chiến đấu cho ông ta hay không.”
2.- Khó được LHQ và các quốc gia chấp nhận
Nhà Nước Hồi Giáo của al-Baghdadi được thành lập trên một phần đất của Syria và một phần đất của Iraq nên chắc chắn sẽ không được Liên Hiệp Quốc hay các quốc gia trên thế giới công nhận. Nhà phân tích địa chính trị Riad Kahwaji, đứng đầu Viện Phân tích Quân sự Cận đông và vùng Vịnh, đã nói với đài VOA:
“Một tác nhân phi quốc gia không thể tự tuyên bố là một quốc gia. Phải có sự thừa nhận của Liên Hiệp Quốc, của cộng đồng quốc tế đối với các đường biên giới này để quốc đó có thể sống còn như một quốc gia và được đối xử đúng cách. Trừ phi có một hội nghị được triệu tập bởi các siêu cường để bàn về việc vạch lại các đường biên giới, chúng ta không thể trông đợi sự khai sinh của một thực thể mới.”
ISIL đã nại Hiệp Ước Sykes-Picot 1916 phân chia lãnh thổ của Đế Quốc Ottoman giữa Anh và Pháp trong Thế Chiến I và tuyên bố không chấp nhận sự phân chia lãnh thổ này. Nhưng ai nghe họ?
3.- Một đế chế Hồi Giáo không còn thích hợp.
Vào năm 1918, đế quốc Ottoman, một đế quốc cuối cùng của các đế quốc Hồi giáo hùng mạnh bị đánh bại, thủ đô Constantinople bị chiếm đóng, quốc vương bị bắt giữ và phần lớn lãnh thổ bị hai đế quốc thắng trận là Anh và Pháp phân tán... Từ đó, không ai còn nghĩ rằng trong thế giới ngày nay, một đến quốc như thế có thể được tái lập, vì tương quan giữa các quốc gia trên thế giới đã thay đổi và những tác hại mà nó đã đem lại trong lịch sử. ISIL cũng không đủ khả năng và hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện mưu đồ của mình. Kinh tế gia David Pryce-Jones còn cho rằng thế giới Ả rập đang mắc bên trong một "vòng tròn lạc hậu" mà văn hóa (nhất là tôn giáo) của họ chính là trở ngại không cho họ thoát ra.
CON ĐƯỜNG HOA KỲ ĐANG ĐI
Như chúng tôi đã nói nhiều lần, có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng để đối phó với những biến loạn mà khối Hồi Giáo có thể gây ra, Hoa Kỳ đã áp dụng hai biện pháp sau đây:
Giai đoạn một: Thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương thành lập một khối Hồi Giáo thống nhất để tạo quyền lực chính trị như Saddam Hussein của Iraq, Hosni Mubarak của Ai-cập, Muammar Gaddafi của Libya hay Bashar al-Assad của Syria. Ba người đầu đã bị thanh toán, còn Assad đang bị vô hiệu hóa.
Giai đoạn hai: Không tái lập một chính quyền mạnh có thể thống nhất một quốc gia Hồi Giáo mà để cho tình trạng phân hóa thực tế biến dần lãnh thổ tquốc gia thành nhưng khu tự trị. Tình trạng này đang xảy ra ở Libya, Iraq, Syria và rồi cũng sẽ áp dụng cho Afghanistan. Riêng tại Ai Cập, vì có sự vùng dậy của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đòi tự do dân chủ, Hoa Kỳ phải áp dụng giải pháp khác là thay thế Mubarak đã ngả gục bằng một Mubarak khác là Tướng Abdel Fattah el-Sisi.
Tại Iraq, rõ ràng Hoa Kỳ đã không huấn luyện và viện trợ cho chính quyền Shiite có thể xây dựng một chính quyền mạnh có khả năng thống nhất đất nước. Nhờ vậy phái Sunni mới có thể chiếm một phần lãnh thổ Iraq để lập vùng của họ.
Trong tuần qua, ông Massoud Barzani, nhà lãnh đạo của người Kurd ở Iraq, đã nói với kênh truyền hình Mỹ CNN rằng “đã đến lúc người Kurd quyết định tương lai của mình”. Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã kêu gọi thành lập một nhà nước độc lập của người Kurd để cản lại đà tiến quân của quân Hồi giáo ở Iraq. Với ISIL, có lẽ Hoa Kỳ phải thanh toán Abu Bakr al-Baghdadi vì ông này có chủ trương quá cực đoan, nhưng vẫn dành lại vùng giữa Iraq và Syria cho người Sunni.
KHÔNG CÁI DẠI NÀO BẰNG CÁI DẠI NÀY
Nhiều nhà quan sát cho rằng Abu Bakr al-Baghdadi tàn bạo hơn cả Osama Bin Laden. Nhưng chúng tôi thấy Bin Laden hành động có phương pháp hơn al-Baghdadi vì Bin Laden đã được CIA huấn luyện về cả tình báo lẫn kỹ thuật chiến đấu khi đưa ông vào Afghanistan năm 1982 để chống lại Nga, nên Bin Laden nắm rất vững phương pháp thực hiện các cuộc nổi dậy. Do đó, khi thành lập al-Quaeda để chống lại Mỹ, Bin Laden không hình thành một tổ chức được lãnh đạo từ trên xuống dưới, mà tổ chức thành những đơn vị tự lập nhỏ có khả năng đơn phương hành động khiến CIA không thể phát hiện toàn bộ hệ thống al-Qaeda và phá vỡ được.
Trái lại, ISIL tuyên bố thành lập Nhà Nước Hồi Giáo, có giáo chủ, có lãnh thổ và tổng hành dinh, lực lượng được tổ chức và lãnh đạo từ trên xuống dưới, nên sớm muộn cũng sẽ bị thanh toán. Bây giờ CIA chưa hành động vì chưa nắm được cơ cấu tổ chức và kế hoạch hành động của ISIL. Khi nắm được rồi, al-Baghdadi cũng sẽ chung số phận như Abu Hamza al-Mujaher.
Cái dại của ISIL phát xuất từ lòng cuồng tín tôn giáo và tham vọng điên rồ. Tháng 5 năm 2005, một lực lượng Hồi Giáo gồm khoảng 5.000 người do Bakhtiyor Rakhimov lãnh đạo, đã nổi dậy ở thị trấn Korasuv thuộc miền đông Uzbekistan, tuyên bố thành lập Nhà Nước Hồi Giáo tại vùng này. Ngay lập tức, ngày 19.5.2005, chính phủ Uzbekistan đã mở cuộc hành quân giải tán nhóm này và bắt giam Bakhtiyor Rakhimov. al-Baghdadi cũng khó thoát được.
Ngày 3.7.2014