DOHA 15/03/08 - Thông tấn xã AFP loan tin ngôi thánh đường Công Giáo đầu tiên tại nước Qatar theo Hồi Giáo đã được xây cất xong và thánh lễ cung hiến đã được long trọng cử hành vào ngày thứ Bảy 15/03/08, mặc dù có những lời đe dọa của nhóm người Hồi Giáo quá khích.
Vị đặc sứ của Tòa Thánh Vatican là ĐHY Ivan Dias đã chủ tọa lễ khánh thành cùng với khoảng 15,000 tín hữu tham dự thánh lễ tại nhà thờ mới được đặt tên là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi ở thủ đô Doha. Mọi người dâng lên Chúa và quốc gia Qatar lời tạ ơn vì hồng ân đặc biệt này.
Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi ở Qatar giống như các nhà thờ khác ở vùng Vịnh Ả Rập phải tuân theo quy định của các xứ Hồi Giáo là bên ngoài không được đặt Thánh Giá và treo các quả chuông và đây là nhà thờ đầu tiên trong số 5 nhà thờ Công Giáo sẽ được xây cất trong tương lai tại quốc gia Hồi Giáo Qatar. Kinh phí xây cất thánh đường Đức Mẹ Mân Côi vào khoảng 20 triệu Mỹ Kim.
Vào ngày khánh thành các người Công Giáo đã lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ rất sớm. Nhà thờ chỉ chứa được 5000 người do vậy các màn truyền hình lớn đã được dựng bên ngoải khuôn viên thánh đường để hơn 10,000 tín hữu khác theo dõi buổi lễ.
Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Anh, nhưng các kinh được đọc bằng tiếng Ả Rập, Urdu, Hindi, Tagalog, Tây Ban Nha và tiếng Pháp vì hầu hết người Công Giáo ở Qatar là những người ngoại quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Phi Luật Tân đến Qatar đển làm việc trong kỹ nghệ dầu mỏ.
Chung quanh khu vực nhà thờ, một lực lượng cảnh sát đã được bố trí để bảo đảm vấn đề an ninh. Các nữ cảnh sát viên đã khám xét các bóp xách tay của phụ nữ. Các xe cộ đã được cảnh sát hướng dẫn đậu vào chỗ nhật định.
Các tòa đại sứ Mỹ, Anh đã cảnh giác công dân của mình phải cẩn trọng vấn đề an ninh khi tham dự thánh lễ ờ nhà thờ này vì có những lời đe dọa trên các mạng lưới toàn cầu bằng tiếng Ả Rập chống lại sự hiện diện Kitô Giáo trong một nước Hồi Giáo. Tuy nhiên các người Công Giáo tỏ ra đã không mấy quan tâm về vấn đề an ninh, mà còn sung sướng được công khai tham dự thánh lễ tại một nhà thờ đầu tiên của quốc gia Qatar theo Hồi Giáo.
Một giáo dân người Phi Luật Tân ông Shato Mawude nới với thông tín viên AFP: “Trước đây không thể có như thế này, tôi rất sung sướng. Dù có những lời đe dọa, nhưng tôi không quan tâm. Tôi tin nhà cầm quyền”
Rồi ông phát biểu thêm: “ Thánh đường này là dấu chỉ của việc đối thoại giữa các tôn giáo ”
Phó Thủ Tướng Qatar là ông Abdullah bin Hamad al-Attiyah tham dự thánh lễ cung hiến tuyên bố: “Thánh đường là một sứ điệp tích cực gửi thế giới. Nếu chúng tôi đã được hưởng quyền xây dựng các đền thờ Hồi Giáo tại các trung tâm ở Tây Phương thì chúng tôi cũng phải xử công bình với người Kitô Giáo, cho phép họ xây nhà thờ ở đây”
Tưởng cũng nên nói thêm Qatar là quốc gia theo Hồi Giáo nhưng thân Tây Phương. Bộ Chỉ Huy quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Vịnh được đặt ở thủ đô Qatar.
Tại nước Ả Rập Thống Nhất, thông tấn xã AFP cũng cho biết cảnh sát canh gác kỹ lưỡng các nhà thờ ở Dubai đề phòng những người Hồi Giáo quá khích chống lại lại người Kitô giáo tham dự Tuần Thánh bắt đầu từ ngày Lễ Lá 16 tháng 3 năm 2008.
Riêng Saudi Arabia là nơi có những thánh địa của Hồi Giáo, chính quyền nước này nghiêm cấm mọi hoạt động thờ tự của các tôn giáo khác. Saudi Arabia có khoảng 3 đến 4 triệu người Kitô Giáo và Đức TGM Khâm Sứ Tòa Thánh là Paul-Munjed al-Hashem, tuyên bố đang có những cuộc thương thảo để Công Giáo được xây nhà thờ trong vương quốc này.
Vị đặc sứ của Tòa Thánh Vatican là ĐHY Ivan Dias đã chủ tọa lễ khánh thành cùng với khoảng 15,000 tín hữu tham dự thánh lễ tại nhà thờ mới được đặt tên là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi ở thủ đô Doha. Mọi người dâng lên Chúa và quốc gia Qatar lời tạ ơn vì hồng ân đặc biệt này.
Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi ở Qatar giống như các nhà thờ khác ở vùng Vịnh Ả Rập phải tuân theo quy định của các xứ Hồi Giáo là bên ngoài không được đặt Thánh Giá và treo các quả chuông và đây là nhà thờ đầu tiên trong số 5 nhà thờ Công Giáo sẽ được xây cất trong tương lai tại quốc gia Hồi Giáo Qatar. Kinh phí xây cất thánh đường Đức Mẹ Mân Côi vào khoảng 20 triệu Mỹ Kim.
Vào ngày khánh thành các người Công Giáo đã lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ rất sớm. Nhà thờ chỉ chứa được 5000 người do vậy các màn truyền hình lớn đã được dựng bên ngoải khuôn viên thánh đường để hơn 10,000 tín hữu khác theo dõi buổi lễ.
Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Anh, nhưng các kinh được đọc bằng tiếng Ả Rập, Urdu, Hindi, Tagalog, Tây Ban Nha và tiếng Pháp vì hầu hết người Công Giáo ở Qatar là những người ngoại quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Phi Luật Tân đến Qatar đển làm việc trong kỹ nghệ dầu mỏ.
Chung quanh khu vực nhà thờ, một lực lượng cảnh sát đã được bố trí để bảo đảm vấn đề an ninh. Các nữ cảnh sát viên đã khám xét các bóp xách tay của phụ nữ. Các xe cộ đã được cảnh sát hướng dẫn đậu vào chỗ nhật định.
Các tòa đại sứ Mỹ, Anh đã cảnh giác công dân của mình phải cẩn trọng vấn đề an ninh khi tham dự thánh lễ ờ nhà thờ này vì có những lời đe dọa trên các mạng lưới toàn cầu bằng tiếng Ả Rập chống lại sự hiện diện Kitô Giáo trong một nước Hồi Giáo. Tuy nhiên các người Công Giáo tỏ ra đã không mấy quan tâm về vấn đề an ninh, mà còn sung sướng được công khai tham dự thánh lễ tại một nhà thờ đầu tiên của quốc gia Qatar theo Hồi Giáo.
Cảnh sát bảo vệ an ninh cho nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi tại Doha |
Rồi ông phát biểu thêm: “ Thánh đường này là dấu chỉ của việc đối thoại giữa các tôn giáo ”
Phó Thủ Tướng Qatar là ông Abdullah bin Hamad al-Attiyah tham dự thánh lễ cung hiến tuyên bố: “Thánh đường là một sứ điệp tích cực gửi thế giới. Nếu chúng tôi đã được hưởng quyền xây dựng các đền thờ Hồi Giáo tại các trung tâm ở Tây Phương thì chúng tôi cũng phải xử công bình với người Kitô Giáo, cho phép họ xây nhà thờ ở đây”
Tưởng cũng nên nói thêm Qatar là quốc gia theo Hồi Giáo nhưng thân Tây Phương. Bộ Chỉ Huy quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Vịnh được đặt ở thủ đô Qatar.
Tại nước Ả Rập Thống Nhất, thông tấn xã AFP cũng cho biết cảnh sát canh gác kỹ lưỡng các nhà thờ ở Dubai đề phòng những người Hồi Giáo quá khích chống lại lại người Kitô giáo tham dự Tuần Thánh bắt đầu từ ngày Lễ Lá 16 tháng 3 năm 2008.
Riêng Saudi Arabia là nơi có những thánh địa của Hồi Giáo, chính quyền nước này nghiêm cấm mọi hoạt động thờ tự của các tôn giáo khác. Saudi Arabia có khoảng 3 đến 4 triệu người Kitô Giáo và Đức TGM Khâm Sứ Tòa Thánh là Paul-Munjed al-Hashem, tuyên bố đang có những cuộc thương thảo để Công Giáo được xây nhà thờ trong vương quốc này.