Quan tâm của Tòa Thánh về vấn đề Người Di Dân đến và đi ra Các Quốc Gia Hồi Giáo
Những đúc kết sau cuộc họp của Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Dân Hồi Giáo và Người Di Dân Công Giáo trong các Quốc Gia Hồi Giáo
VATICAN - Sau đây là những kết luận và đề nghị được Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Người Di Cư và Lữ Hành, sau phiên họp khoáng đại được diễn ra từ ngày 15 đến 17 tháng 5 vừa qua về chủ đề: “Di Dân và Du Mục từ và đến các Quốc Gia mà Hồi Giáo Chiếm Đa Số”. Và hôm nay Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã cho xuất bản ra văn kiện tóm lược như sau:
Những Kết Luận và Đề Nghị cho những Người Di Dân Hồi Giáo đến các Quốc Gia mà Kitô Giáo Chiếm Đa Số
(1) Về khía di dân, qua việc quan sát cho thấy, hiện đang có một sự gia tăng về những người Hồi Giáo di cư đến các quốc gia thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ, những quốc gia vốn có truyền thống Kitô Giáo lâu đời (xem chỉ thị “Erga Migrantes Caritas Christi” hay EMCC—Số 59 & 65). Họ đến để tìm một công ăn việc làm hay sự dân chủ hoặc đoàn tụ với gia đình.
(2) Từ đó dẫn đến sự khích lệ vào việc hội nhập (chứ không phải sự đồng hóa) của những người di dân Hồi Giáo (xem thêm EMCC 2, 60-61).
(3) Hệ quả cụ thể chính là những người Công Giáo được kêu gọi việc hiện thể tình đoàn kết với những người di dân Hồi Giáo, mở rộng để chia sẽ và tìm hiểu thêm về nền văn hóa và tôn giáo của họ. Cũng đồng thời, đó là cách để làm chứng cho họ về những giá trị Kitô Giáo riêng, vốn cũng được xem như là một cách phúc âm hóa, vốn dĩ nhiên tôn trọng đến sự tự do về lương tâm và tôn giáo (xem thêm EMCC 59 & 69).
(4) Điều này có nghĩa là những người Kitô Giáo phải biết rõ hơn về căn tính của họ (xem thêm EMCC 60) như là vị môn đệ của Chúa Kitô, làm chứng tá cho điều này qua cuộc sống của họ, cũng như tái khám phá về vai trò của họ trong việc phúc âm hóa mới (xem thêm EMCC, 86-88).
(5) Do đó, điều quan trọng để khẳng định về nhu cầu của việc tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết nhân loại, trong bầu khí hòa bình, dựa trên nhân phẩm, quyền lợi và nghĩa vụ của mổi cá nhân con người.
(6) Xét về mặt tự nhuên, nhân quyền và sự tự do của từng người phải đi song hành với nhân quyền và sự tự do của những người khác.
Nhu cầu Đối Thoại
(7) Các tham dự viên trong Phiên Họp Khoáng Đại mạnh mẽ đưa ra sự chú tâm về nhu cầu cần có một cuộc đối thoại đích thực giữa những người có niềm tin từ những tôn giáo khác nhau, đặc biệt là giữa những người Kitô Giáo và Hồi Giáo (xem thêm EMCC 69).
(8) Trong bối cảnh này, các quan hệ được dựa trên “việc hiển thể tâm linh” được xem là rất quan trọng.
(9) Chính vì thế, nếu cuộc đối thoại giữa những người Kitô Giáo và Hồi Giáo là tuyệt đối cần thiết ở khắp mọi nơi, thì nói đặc biệt là tại các xã hội Tây Phương, để cải thiện tri thức và sự hiểu biết dành cho nhau, cũng như nền hòa bình và sự tông trọng hỗ tương.
(10) Trong bất kỳ trường hợp nào, ngoài việc chào đón những người di dân Hồi Giáo với sự tôn trộng về sự tự do tôn giáo của họ, thì điều tuyệt đối quan trọng chính là việc họ cần phải biết tôn trọng căn tính của nền văn hóa và tôn giáo của các quốc gia chủ nhà.
(11) Điều tối quan trọng chính là việc nhận biết ra những gì mà các xã hội đang tiếp nhận có thể và không thể dung thứ trong nền văn hóa Hồi Giáo, những gì có thể được tôn trọng và chia sẽ có liên quan đến những theo các tôn giáo khác (xem thêm EMCC 65-66), để có khả năng đóng góp lại cho các nhà luật pháp, hòng hướng tới việc soạn thảo ra các luật lệ về dân sự, với sự tôn trọng về khẳ năng của người đó.
(12) Điều này cũng có nghĩa là đề nghị ra một mô hình về việc đối thoại tôn giáo vốn không chỉ là cuộc đàm thoại, lẫn chỉ lắng nghe nhau không thôi, mà còn tiến đến một sự khám phá lẫn nhau về những khía cạnh chiều sâu có liên quan đến tâm linh.
(13) Do đó, điều quan trọng chính là cùng với bên đối thoại bước vào tiến trình khám phá về những chiều kích đạo đức thật sự, chứ không chỉ có chiều kích về mặt thần học và tôn giáo không thôi, về những hệ quả của những đòi hỏi áp đặt ra cho xã hội dân sự, và đồng thời tôn trọng về sự khác biệt giữa cuộc đối thoại dân sự và tôn giáo.
(14) Bằng việc tái khẳng định lại tầm quan trọng của nguyên tắc dung hòa (xem thêm EMCC, 64), như đã được Đức Thánh Cha đề cập tới trong cuộc nói chuyện của Ngài với các tham dự viên của Phiên Họp Khoáng Đại, do đó, điều cần thiết cũng chính là việc tiến tới một sự khác biệt giữa các chiều kích về dân sự và tôn giáo nơi các quốc gia Hồi Giáo.
(15) Trong bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa, trong bối cảnh này, tính nền tảng chính là việc biết phân biệt giữa Tây Phương và Kitô Giáo, vì lẽ các giá trị Kitô Giáo ngày nay đã không còn hấp dẫn nữa qua thái độ, vị trí hay những hành động (cũng như với ý kiến quần chúng) trong một thế giới vốn được gọi là Tây Phương (xem thêm EMCC, 60).
(16) Các tham dự viên của phiên họp khoáng đại cũng bày tỏ hy vọng rằng tại những nơi mà Kitô Giáo và Hồi Giáo “cùng sống chung với nhau,” để cả hai cùng đoàn kết mọi nổ lực với nhau, và cùng với các công dân khác, để bảo đảm cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, về đầy đủ mọi quyền hành và sự tự do cá nhân, trong tư cách là một con người riêng lẻ cũng như trong tư cách là một cộng đồng với nhau.
Thực Trạng Tại Các Quốc Gia mà Hồi Giáo Chiếm Đa Số
(17) Mặc khác, tại những quốc gia mà Hồi Giáo chiếm đa số, thì những người Kitô Giáo và những công nhân di cư, hay nói tổng quát, tất cả những người nghèo khổ và không có quyền hành gì cả về hợp đồng, thì gặp phải sự khó khăn trong việc được chính phủ sở tại nhìn nhận về những quyền lợi cá nhân của họ. Hơn nữa, những người này có rất ít cơ may để cho trường hợp của họ được tôn trọng trước luật pháp, vì họ rất dễ bị trừng phạt và trục xuất đi.
(18) Do đó, Giáo Hội kêu gọi sự giúp đỡ dành cho những người di dân Kitô Giáo tại các quốc gia này, cũng như trên toàn thế giới, trong bối cảnh cần phải có sự tôn trọng về tính hợp pháp và sở thích để soạn thảo ra những luật lệ công bằng có liên quan đến việc huy động con người và sự bảo vệ về mặt pháp lý cho tất cả những người trong cuộc. Tuy nhiên, cũng có những tham dự viên nêu ra rằng, ở các quốc gia khác, có tình huống là những người công dân chẳng cần gì phải bỏ ra nước ngoài để có thể tồn tại.
(19) Hơn nữa, để tuân thủ với những chỉ thị của sắc lệnh của Giáo Hội “Christus Dominus” (Số 18), Giáo Hội phải bảo đảm rằng người tín hữu, không được chăm sóc mục vụ một cách đúng mức, hay thiếu vắng hắn việc được chăm sóc mục vụ, thì cần phải có việc chăm sóc mục vụ một cách cụ thể cho họ. Điều này cũng thật sự đúng tại các quốc gia mà Hồi Giáo chiếm đa số.
(20) Tại những quốc gia này, Giáo Hội địa phương phải có nhiệm vụ chào đón những người di dân và du mục, mặc cho việc thiếu hẹp nhân sự và có lẽ không đầy đủ các cơ sở hạ tầng.
(21) Trong khía cạnh này, việc đối thoại và cộng tác là cần thiết giữa Giáo Hội gốc của những người di dân và du mục với Giáo Hội của những quốc gia mà họ đến, để chăm sóc tâm linh cho họ. Đây đúng là một quy luật tổng quát cho tất cả mọi quốc gia (xem thêm EMCC, 70 và 50-55).
(22) Thêm vào đó, những người di dân quốc tế cũng phải được giúp đỡ để họ có thể tự đóng góp vào trong cộng đồng mà họ sinh sống, và cho những người thuộc thành phân dân Chúa ở địa phương.
(23) Đồng thời, cộng đồng đón tiếp phải nên phát triển tình đoàn kết về những người di dân và những người khác cùng trong cảnh ngộ.
Sự Ước Ao Của Giáo Hội Trong Nhiều Khía Cạnh Khác Nhau của việc Huy Động Con Người
Các tham dự viên trong phiên họp khoáng đại cũng còn xem xét đến những khía cạnh khác nhau của việc di dân và du mục. Có liên quan đến những người di dân, các tham dự viên tin rằng:
(24) Giáo Hội phải chăm sóc và lo rằng liệu họ có được hội nhập vào xã hội một cách đúng đắn không, với sự tôn trọng về nền văn hóa và tôn giáo của riêng họ (xem thêm Sứ Điệp Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Năm 2001, Số 8, và Sứ Điệp Nhân Ngày Thế Giới Về Những Người Di Dân và Tị Nạn Năm 2005, Số 3 của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị).
(25) Chính vì thế, Giáo Hội phải khuyến khích cuộc đối thoại đa văn hóa và xã hội cũng như đa tôn giáo với việc tôn trọng về những sự khác biệt (xem thêm Sứ Điệp Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Năm 2001, Số 12).
Liên Quan Đến Những Lãnh Vực Khác Nhau, Một Số Quan Sát Cụ Thể Được Ghi Nhận Như Sau:
(26) Nhu cầu cần tạo ra sự liên kết thân hữu trong bầu khí tôn trọng những dị biệt về văn hóa và tôn giáo, cũng như với những người nghĩ rằng họ sẽ quay trở lại quê hương chốn củ của họ, như những người di dân, hay những sinh viên ngoại gốc, những người sẽ là những vị lãnh đạo tương lai của đất nước họ.
(27) Với những người tị nạn và các sinh viên nước ngoài, thế nhưng không chỉ những người này mà thôi, cần phải thiết lập ra các tuyên uý.
(28) Liên quan đến những người hành hương, nhu cầu được nhấn mạnh nhằm khuyến khích những người hành hương cũng nên kiếm tìm sự khích lệ của Thiên Chúa nơi những có niềm tin từ các tôn giáo khác.
(29) Tại các sân bay, các công lộ với nhiều loại người khác nhau, và tại các trạm xe lửa, hy vọng được bày tỏ chính là việc cần có sự hiện diện một cách cụ thể của các nhà nguyện Công Giáo tại đó, hay những nơi cầu nguyện, thậm chí dành cho rất nhiều tôn giáo, nếu có thể được.
(30) Tại các Trung Tâm Tông Đồ của Tòa Thánh, điều quan trọng là cần phải tiếp tục việc chào đón những người thủy thủ Hồi Giáo, với sự hổ trợ về mặt tâm linh, khi được yêu cầu.
(31) Liên quan đến số dân gipxi, là đối tượng của việc bị xã hội bỏ rơi, của sự bài ngoại và của nạn kỳ thị chủng tộc, cần phải thúc đẩy các xã hội dân chủ chính chắn trong việc hiểu biết và tôn trọng sự đa dạng về xã hội, văn hóa và tôn giáo của dân tộc này (xem thêm Những Chỉ Dẩn Trong Việc Mục Vụ Cho Những Người Gipxi, Số 50).
(32) Liên quan đến “những người phụ nữ đường phố,” xét trong bối cảnh của sự nghèo đói và nạn buôn người thường khiến cho họ phải bán đi thân thể của họ, và nạn đĩ điếm có hay không thì còn tùy thuộc vào những người Kitô Giáo và Hồi Giáo – Cần phải xây dựng nên sự nhận thức này trên bình diện cả xã hội.
(33) Tuy nhiên, một cam kết đổi mới được đưa ra chính là cho những người phụ nữ được tham gia vào việc đưa ra quyết định, đặc biệt có liên quan đến những vấn đề ảnh hưởng đến họ, cũng như trong việc thuyết phục các bậc làm cha-mẹ hãy cung cấp việc giáo dục cho các cô con gái của họ cân bằng như những cậu con trai, vốn dĩ nhiên bao gồm luôn cả việc đào tạo về mặt đạo đức.
Các Trường Học và Việc Giáo Dục
Các tham dự viên trong phiên họp khoáng đại đưa ra những nhấn mạnh về những sự kiện sau:
(34) Điều quan trọng là việc bảo đảm việc giáo dục cho các thế hệ mới, và học đường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục những xung đột về sự thiếu hiểu biết và những thành kiến, cũng như hiểu rõ và hiểu đúng được các tôn giáo khác một cách khách quan, với sự chú trọng đặc biệt vào tự do lương tâm và tôn giáo (xem thêm EMCC, Số 62).
(35) Điều tối quan trọng chính là việc kiểm tra các sách giáo khoa có liên quan đến việc trình bày về lịch sử có liên quan đến các tôn giáo, vốn hình thành nên sự hiểu biết của một ai đó, và chuyển dung mạo của người đó về căn tính tôn giáo đến cho người khác.
(36) Trong bất kỳ trường hợp nào, thậm chí nếu cần để tìm tòi một cách sâu sắc hơn vào những cuộc nghiên cứu, những giảng dạy và tra cứu có liên quan đến nhiều bộ mặt khác nhau của lịch sử và tính đương thời của Hồi Giáo, bao gồm cả những mức độ khác nhau trong việc chấp nhận tính chất hiện đại hóa thích hợp (xem thêm EMCC, Số 66).
(37) Các cha-mẹ Hồi Giáo và những người lãnh đạo tôn giáo phải được giúp đỡ để hiểu được những ý định chân chính của các hệ thống giáo dục Tây Phương và những hệ quả cụ thể của sự từ chối về việc đào tạo được áp đặt lên cho các trường học thuộc hệ thống giáo dục mà các con trẻ học và sống.
Các Quốc Gia và Sự Tự Do Tôn Giáo
(38) Vẫn thường khi, chính quốc gia giúp hình thành nên Đạo Hồi tại một số quốc gia nhất định nào đó mà Hồi Giáo chiếm đa số, tổ chức việc thờ phượng, diển dịch tâm kinh, lan truyền di sản, để từ đó tạo ra một cá tính Hồi Giáo trên tất cả các xã hội khắp toàn cầu, do đó, những người không phải là Hồi Giáo rất thường có cảm giác rằng họ chính là những loại công dân hạng hai. Và đối với những người di dân Kitô Giáo cũng vậy, thì sự khó khăn này lại còn cao hơn!
(39) Do đó cần phải làm việc cật lực tại khắp mọi nơi để phổ biến một nền văn hóa “sống chung với nhau” giữa đám đông dân số gồm những người di dân và những người thuộc nước chủ nhà, trong tinh thần hiểu biết về mặt dân sự và tôn trọng về nhân quyền của mỗi người. Cũng cần thiết để tìm ra những cách thức hòa giải và làm trong sạch hóa các ký ức (xem thêm EMCC, Số 65). Chúng ta cũng phải trở nên những người cổ võ cho việc bảo vệ sự tự do tôn giáo và những lợi ích chung, dành sự tôn trọng cho các cộng đồng gốc thiểu số, vốn là dấu chỉ không thể chối cải được của một nền văn minh thật sự.
(40) Một sự quan sát đáng mừng chính là có rất nhiều quốc gia Hồi Giáo đã thiết lập các quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, do đó họ trở nên nhạy cảm hơn trong việc bảo đảm nhân quyền, khẳng định thiện ý để thiết lập ra cuộc đối thoại đa văn hóa và tôn giáo, trong bối cảnh đa tôn giáo.
(41) Trong bối cảnh này, điều cần thiết là việc bày tỏ lòng xót xa về những giới hạn của nhân quyền, đặc biệt là khi nó dính đến những sự dị biệt về tôn giáo và sự mất tự do trong việc thay đổi tôn giáo, tại một số quốc gia. Tuy nhiên, ai nấy cũng đều hy vọng rằng các chính quyền của các quốc gia nguyên thủy của những người di dân Kitô Giáo này sẽ tìm cách giúp cho các công dân của họ tại những nước Hồi Giáo, đạt được quyền thực hiện về sự tự do tôn giáo của họ.
(42) Vì thế, những quốc gia đó cũng được khuyến khích để tạo ra những khoảng trống trong việc trao đổi với các quốc gia mà Hồi Giáo chiếm đa số, về các chủ đề có liên quan đến lợi ích chung toàn cầu, việc tôn trọng những người gốc thiểu số, nhân quyền và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, vốn là nền tảng của tất cả mọi sự tư do.
(43) Trong bất kỳ trường hợp nào, Giáo Hội phải tiếp tục những sáng kiến của mình về cuộc đối thoại đa văn hóa và tôn giáo tại nhiều cấp bậc kah1c nhau, đặc biệt là khi những cuộc đối thoại đó được điều phối bởi những nhà lãnh đạo chính trị.
(44) Sự hợp tác giữa các thể chế Kitô Giáo và Hồi Giáo mang lại sự trợ giúp cho các cá nhân và dân số khi cần đến, mà không phải kỳ thị về bất kỳ điều gì cả, thí đó chính là một dấu hiệu tích cực để hủy bỏ đi những thành kiến và việc khép kín tiến tới việc cởi mở hợp lý và chính đáng dành cho nhau.
(45) Mức độ gia tăng về việc những người Hồi Giáo và Kitô Giáo “sống chung với nhau” có thể cung cấp cơ hội để cùng nhau hợp tác dưới cái nhìn về một thế giới hòa bình hơn, tôn trọng căn tính của nhau và đoàn kết với nhau để phục vụ vì lợi ích chung, để nhìn thấy được rằng tất cả đều hình thành nên một gia đình nhân loại, vốn cũng là một niềm hy vọng (xem thêm EMCC, Số 101-103).
(46) Trong bối cảnh này, việc hợp tác giữa các bộ khác nhau của Giáo Triều Rôma, các hội đồng giám mục và các Giáo Hội địa phương là điều cực kỳ quan trọng.
(47) Yếu tố về sự hiệp nhất, trong tính đa dạng hợp lý, chính là việc nhìn nhận ra phẩm giá của từng nhân loại con người mặc cho chủng tộc, văn hóa, quốc tịnh và tôn giáo của người đó có là gì đi chăng nữa. Giá trị này ngày càng được khẳng định một cách phổ quát hơn, mặc cho tất cả những trục trặc và sự chối từ thực tiển trong đời sống hằng ngày!
(48) Trong bối cảnh này các tham dự viên của phiên họp khoáng đại đặc biệt chú trọng đến lục địa Châu Phi, là nơi đặc biệt cần đến một sự ổn định về mặt chính trị và sự hợp tác song phương, để tiến tới tiến trình hội nhập và hòa bình.
(49) Cũng liên quan đến khía cạnh này, một số nguyên do gây ra sự căng thẳng và xung đột cũng được xem xét tới, với hy vọng rằng những tình huống này có thể được giải quyết một cách nhanh chóng và công bằng, để ngăn chặn chiến tranh, bạo động và khủng bố. Trong bất kỳ trường hợp nào điều cần thiết là phải nên tránh việc lạm dụng tôn giáo để gieo rắc sự thù hận cho những người có niềm tin của các tôn giáo khác hay vì những lý do có liên quan đến chính trị hay các ý thức hệ.
(50) Chính vì thế, các tham dự viên đều hy vọng rằng những người trí thức Hồi Giáo và Kitô Giáo, nhân danh lợi ích chung của nhân loại và những tín ngưỡng đặc trưng riêng của họ, sẽ đặt chính họ vào những vấn đề kịch tính có dính liếu đến việc sử dụng bạo lực, vốn vẫn hay thường được thực hiện lấy danh nghĩa của tôn giáo họ.
Vai Trò của Truyền Thông Đại Chúng
(51) Cần phải nhận thức được rằng truyền thông đại chúng đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra một bầu khí hiểu biết và tôn trọng đúng khi họ đưa ra những thông tin có liên quan đến các vấn đề tôn giáo. Các nhà báo và những người vận hành việc truyền thông đại chúng, nói chung, cần phải gánh lấy trách nhiệm của họ, đối với những thông tin, không những có liên quan đến việc tự do báo chí, mà còn trong cả một thế giới vốn ngày càng trở nên toàn cầu hóa nhiều hơn.
(52) Truyền thông đại chúng cũng có thể đóng góp quan trọng vào việc “đào tạo” (chứ không phải, chẳng may, gây thêm chia rẽ) những người Kitô Giáo và Hồi Giáo.
Chúng tôi kết thúc văn kiện cuối cùng này, với sự thỏa mãn cao độ của các tham dự viên có liên quan đến nội dung, phương cách làm việc và những thông tin cập nhật nhất của phiên họp khoáng đại lần này, vốn tạo ra một sự thích thú cao độ.
Làm tại Vatican, Ngày 19 Tháng 6 Năm 2006