Vài phản ứng liên quan đến cuộc gặp gỡ của ĐTC với Quý Vị Ðại Sứ và Ðại Biện của Các Quốc Gia Hồi Giáo.
(Radio Veritas Asia 27/09/2006) - Trước hết, chúng tôi xin nói về thời gian của cuộc gặp gỡ. Tuy thời gian Ðức Thánh Cha dành cho cuộc gặp gỡ kéo dài khoảng 30 phút, nhưng trước khi ÐTC xuất hiện, quý vị Ðại Sứ, -- hoặc vị Ðại Biện thay thế cho vị Ðại Sứ không thể đến tham dự được --- đã có cuộc gặp nhau và trao đổi với Ðức Hồng Y Paul Poupard, Chủ Tịch Hội Ðồng Toà Thánh về Ðối Thoại Liên Tôn, và với những viên chức cao cấp của Hội Ðồng, đặc biệt là với Ðức Ông Khaled Akasheh, vị đứng đầu phân vụ đặc trách về Hồi Giáo của Hội Ðồng Toà Thánh về Ðối Thoại Liên Tôn. Vì thế, cuộc gặp gỡ hôm trưa thứ Hai (25/09/2006), thật ra đã kéo dài hơn 30 phút, và không chỉ là một cuộc "độc thoại", để nghe Ðức Thánh Cha nói, -- mà là một cuộc đối thoại thật sự hai chiều. Ngoài ra, cũng hiện diện trong những trao đổi trước khi Ðức Thánh Cha xuất hiện, còn có Ðức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngọai giao của Toà Thánh, thuộc phủ Quốc Vụ Khanh phân bộ đặc trách liên lạc với các quốc gia.
Hơn nữa chính Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI, sau khi đọc diễn văn, cũng đã dành thời gian đi một vòng bắt tay và đích thân lắng nghe từng vị đại diện ngoại giao bộc lộ ý nghĩ và tâm tình của họ. Cử chỉ gặp gỡ trực tiếp này, --- dù mỗi vị chỉ trực tiếp gặp ÐTC được vài giây --- có giá trị hơn ngàn lời nói!
Chi tiết thứ hai, chúng tôi muốn nhắc đến là mặc dù cuộc gặp gỡ được gọi là "cuộc gặp gỡ của Ðức Thánh Cha với các vị Ðại Sứ và Ðại Biện của các quốc gia Hồi Giáo cạnh Toà Thánh", nhưng cũng có những nhân vật hồi giáo khác nữa tham dự; đó là những vị thành viên của Hội Ðồng Hồi Giáo tại Italia, trong đó có vị Ðại Sứ Italia, Ông Mario Scialoja và nhà văn người Iraq nhưng cư trú tại Italia, Văn Sĩ Younis Tawfik. Thêm vào con số những vị trên, còn có Giáo Sĩ Hồi Giáo Ali Salem Mohammed Salem, vị quản đốc Ðền Thờ Hồi Giáo tại Roma, và Ông Abdellah Redouane, tổng thư ký Trung Tâm Văn Hoá Hồi Giáo tại Italia.
Bài diễn văn của Ðức Thánh Cha đã được mọi người hiện diện tiếp nhận với những tràng vỗ tay kéo dài thật lâu.
Văn Sĩ Younis Tawfik, người Iraq, đã nhìn nhận rằng bài diễn văn của ÐTC đã đánh động tâm trí ông, vì ÐTC đã không nhắc lại cuộc tranh luận trong những ngày qua, nhưng hướng đến một điều mới, dường như thể ÐTC muốn mở ra một trang mới, cho thấy con đường tiến mới của Giáo Hội Công Giáo, con đường của đối thọai và luận bàn với nhau. Văn Sĩ Younis Tawfik còn nói lên cảm tưởng của mình trong chương trình phát thanh của Ðài Vatican như sau: "Ðức Thánh Cha đã xác nhận lại lòng tôn trọng của ngài đối với Hồi Giáo, và đối với các tín đồ hồi giáo. Ngài đã trình bày cho chúng tôi về sự bao dung tôn giáo, nhất là khi ngài đến chào từng người một; ngài dành cho mỗi người thời gian khá đủ để lắng nghe điều chúng tôi cần nói, và để cám ơn chúng tôi vì đã đến tham dự cuộc gặp gỡ."
Ðối với văn sĩ Younis Tawfik, bài diễn văn của ÐTC là thật quan trọng trong thời điểm này, trong đó "nhiều người đang cố gắng chơi trò của mình, để hưởng lợi cho riêng cá nhân, hoặc làm lợi cho người thứ ba, để gieo rắc hận thù và sự đối nghịch. Bài diễn văn của Ðức Thánh Cha đã giúp tránh đi sự đối nghịch, và mời gọi tất cả mọi người hãy suy nghĩ về tầm quan trọng của hoà bình và về những giá trị của nhân tính. ÐTC đã nói rằng những niềm tin của chúng ta làm cho chúng ta hiệp nhất với nhau trong lời tuyên xưng lòng tin vào Một Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Hoà Bình và Tình Thương."
Một phản ứng khác nữa đáng lưu ý là phản ứng của ông Albert Edward Ismail Yelda, Ðại Sứ Iraq cạnh Toà Thánh. Ðây là nhà ngọai giao duy nhất đã cho phổ biến một tuyên ngôn liền sau cuộc gặp gỡ với ÐTC vào sáng thứ Hai (25/09/2006). Vị Ðại Sứ này đã quả quyết rằng bài diễn văn của Vị Giám Mục Roma, tức của Ðức Thánh Cha, nhấn mạnh đến việc đối thọai giữa tín đồ hồi giáo và nguời kitô, như là điều cần thiết để có tương lai hoà bình. Như thế, bài diễn văn này nên kết thúc những tranh chấp đã nẩy sinh từ những lời ÐTC đã nói tại Ðại Học Regensburg vào ngày 12 tháng 9 năm 2006. Ðức Thánh Cha đã nói lên sự tôn trọng sâu xa đối với Hồi Giáo. Và đó là điều mà chúng tôi đã kỳ vọng. Ðã đến lúc bỏ lại sau, những gì đã xảy ra, và bắt lên những chiếc cầu mới."
Cuối cùng, chúng tôi muốn ghi nhận thêm chi tiết này: đó là toàn bộ cuộc gặp gỡ của Ðức Thánh Cha với quý nhà ngoại giao hồi giáo cạnh toà thánh và với quý vị lãnh đạo hồi giáo tại Italia, vào sáng thứ Hai 25 tháng 9 năm 2006, đã được đài Truyền Hình AL Jazeera, trực tiếp phát hình đến các quốc gia Á Rập.
(Radio Veritas Asia 27/09/2006) - Trước hết, chúng tôi xin nói về thời gian của cuộc gặp gỡ. Tuy thời gian Ðức Thánh Cha dành cho cuộc gặp gỡ kéo dài khoảng 30 phút, nhưng trước khi ÐTC xuất hiện, quý vị Ðại Sứ, -- hoặc vị Ðại Biện thay thế cho vị Ðại Sứ không thể đến tham dự được --- đã có cuộc gặp nhau và trao đổi với Ðức Hồng Y Paul Poupard, Chủ Tịch Hội Ðồng Toà Thánh về Ðối Thoại Liên Tôn, và với những viên chức cao cấp của Hội Ðồng, đặc biệt là với Ðức Ông Khaled Akasheh, vị đứng đầu phân vụ đặc trách về Hồi Giáo của Hội Ðồng Toà Thánh về Ðối Thoại Liên Tôn. Vì thế, cuộc gặp gỡ hôm trưa thứ Hai (25/09/2006), thật ra đã kéo dài hơn 30 phút, và không chỉ là một cuộc "độc thoại", để nghe Ðức Thánh Cha nói, -- mà là một cuộc đối thoại thật sự hai chiều. Ngoài ra, cũng hiện diện trong những trao đổi trước khi Ðức Thánh Cha xuất hiện, còn có Ðức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngọai giao của Toà Thánh, thuộc phủ Quốc Vụ Khanh phân bộ đặc trách liên lạc với các quốc gia.
Hơn nữa chính Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI, sau khi đọc diễn văn, cũng đã dành thời gian đi một vòng bắt tay và đích thân lắng nghe từng vị đại diện ngoại giao bộc lộ ý nghĩ và tâm tình của họ. Cử chỉ gặp gỡ trực tiếp này, --- dù mỗi vị chỉ trực tiếp gặp ÐTC được vài giây --- có giá trị hơn ngàn lời nói!
Chi tiết thứ hai, chúng tôi muốn nhắc đến là mặc dù cuộc gặp gỡ được gọi là "cuộc gặp gỡ của Ðức Thánh Cha với các vị Ðại Sứ và Ðại Biện của các quốc gia Hồi Giáo cạnh Toà Thánh", nhưng cũng có những nhân vật hồi giáo khác nữa tham dự; đó là những vị thành viên của Hội Ðồng Hồi Giáo tại Italia, trong đó có vị Ðại Sứ Italia, Ông Mario Scialoja và nhà văn người Iraq nhưng cư trú tại Italia, Văn Sĩ Younis Tawfik. Thêm vào con số những vị trên, còn có Giáo Sĩ Hồi Giáo Ali Salem Mohammed Salem, vị quản đốc Ðền Thờ Hồi Giáo tại Roma, và Ông Abdellah Redouane, tổng thư ký Trung Tâm Văn Hoá Hồi Giáo tại Italia.
Bài diễn văn của Ðức Thánh Cha đã được mọi người hiện diện tiếp nhận với những tràng vỗ tay kéo dài thật lâu.
Văn Sĩ Younis Tawfik, người Iraq, đã nhìn nhận rằng bài diễn văn của ÐTC đã đánh động tâm trí ông, vì ÐTC đã không nhắc lại cuộc tranh luận trong những ngày qua, nhưng hướng đến một điều mới, dường như thể ÐTC muốn mở ra một trang mới, cho thấy con đường tiến mới của Giáo Hội Công Giáo, con đường của đối thọai và luận bàn với nhau. Văn Sĩ Younis Tawfik còn nói lên cảm tưởng của mình trong chương trình phát thanh của Ðài Vatican như sau: "Ðức Thánh Cha đã xác nhận lại lòng tôn trọng của ngài đối với Hồi Giáo, và đối với các tín đồ hồi giáo. Ngài đã trình bày cho chúng tôi về sự bao dung tôn giáo, nhất là khi ngài đến chào từng người một; ngài dành cho mỗi người thời gian khá đủ để lắng nghe điều chúng tôi cần nói, và để cám ơn chúng tôi vì đã đến tham dự cuộc gặp gỡ."
Ðối với văn sĩ Younis Tawfik, bài diễn văn của ÐTC là thật quan trọng trong thời điểm này, trong đó "nhiều người đang cố gắng chơi trò của mình, để hưởng lợi cho riêng cá nhân, hoặc làm lợi cho người thứ ba, để gieo rắc hận thù và sự đối nghịch. Bài diễn văn của Ðức Thánh Cha đã giúp tránh đi sự đối nghịch, và mời gọi tất cả mọi người hãy suy nghĩ về tầm quan trọng của hoà bình và về những giá trị của nhân tính. ÐTC đã nói rằng những niềm tin của chúng ta làm cho chúng ta hiệp nhất với nhau trong lời tuyên xưng lòng tin vào Một Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Hoà Bình và Tình Thương."
Một phản ứng khác nữa đáng lưu ý là phản ứng của ông Albert Edward Ismail Yelda, Ðại Sứ Iraq cạnh Toà Thánh. Ðây là nhà ngọai giao duy nhất đã cho phổ biến một tuyên ngôn liền sau cuộc gặp gỡ với ÐTC vào sáng thứ Hai (25/09/2006). Vị Ðại Sứ này đã quả quyết rằng bài diễn văn của Vị Giám Mục Roma, tức của Ðức Thánh Cha, nhấn mạnh đến việc đối thọai giữa tín đồ hồi giáo và nguời kitô, như là điều cần thiết để có tương lai hoà bình. Như thế, bài diễn văn này nên kết thúc những tranh chấp đã nẩy sinh từ những lời ÐTC đã nói tại Ðại Học Regensburg vào ngày 12 tháng 9 năm 2006. Ðức Thánh Cha đã nói lên sự tôn trọng sâu xa đối với Hồi Giáo. Và đó là điều mà chúng tôi đã kỳ vọng. Ðã đến lúc bỏ lại sau, những gì đã xảy ra, và bắt lên những chiếc cầu mới."
Cuối cùng, chúng tôi muốn ghi nhận thêm chi tiết này: đó là toàn bộ cuộc gặp gỡ của Ðức Thánh Cha với quý nhà ngoại giao hồi giáo cạnh toà thánh và với quý vị lãnh đạo hồi giáo tại Italia, vào sáng thứ Hai 25 tháng 9 năm 2006, đã được đài Truyền Hình AL Jazeera, trực tiếp phát hình đến các quốc gia Á Rập.