Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một báo cáo thường niên về tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới và nhấn mạnh mối quan hệ giữa luật báng bổ và những vi phạm nhân quyền trong các “xã hội Hồi giáo bảo thủ sâu sắc.”
Báo cáo nhận xét rằng “Sự cuồng nhiệt của xã hội đối với luật phạm thượng – chính sự cuồng nhiệt đó tự nó đã là một vấn đề - lại được tiếp tay bởi một bộ luật với những hình phạt nghiêm trọng dành cho những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Những lời vu cáo, thường được đưa ra xuất phát từ sự theo đuổi những lợi ích cá nhân hoặc cho các mục đích cá nhân của người tố cáo, không phải là hiếm. Bạo lực dữ dội nổ ra ngay sau những lời buộc tội như thế là rất đáng lo ngại”.
Báo cáo nói tiếp rằng “Ngoài các nguy cơ bạo lực của đám đông phát sinh ra bởi những lời buộc tội báng bổ, tòa án ở nhiều nước vẫn tiếp tục đưa ra các bản án khắc nghiệt đối với những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Đây được coi là một sách lược nhằm hạn chế nghiêm trọng tự do tôn giáo của dân chúng.”
David Saperstein, Đại sứ thiện chí cho tự do tôn giáo quốc tế, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 10 tháng 8 rằng “76% các quốc gia trên thế giới cung cấp các điều kiện cơ bản để mọi người tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, éo le là có đến gần ba phần tư dân số thế giới sống trong 24% các nước còn lại nơi mà tự do tôn giáo bị hạn chế nghiêm trọng.”
Báo cáo nhận xét rằng “Sự cuồng nhiệt của xã hội đối với luật phạm thượng – chính sự cuồng nhiệt đó tự nó đã là một vấn đề - lại được tiếp tay bởi một bộ luật với những hình phạt nghiêm trọng dành cho những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Những lời vu cáo, thường được đưa ra xuất phát từ sự theo đuổi những lợi ích cá nhân hoặc cho các mục đích cá nhân của người tố cáo, không phải là hiếm. Bạo lực dữ dội nổ ra ngay sau những lời buộc tội như thế là rất đáng lo ngại”.
Báo cáo nói tiếp rằng “Ngoài các nguy cơ bạo lực của đám đông phát sinh ra bởi những lời buộc tội báng bổ, tòa án ở nhiều nước vẫn tiếp tục đưa ra các bản án khắc nghiệt đối với những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Đây được coi là một sách lược nhằm hạn chế nghiêm trọng tự do tôn giáo của dân chúng.”
David Saperstein, Đại sứ thiện chí cho tự do tôn giáo quốc tế, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 10 tháng 8 rằng “76% các quốc gia trên thế giới cung cấp các điều kiện cơ bản để mọi người tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, éo le là có đến gần ba phần tư dân số thế giới sống trong 24% các nước còn lại nơi mà tự do tôn giáo bị hạn chế nghiêm trọng.”