Madrid, Tây Ban Nha, ngày 3, tháng 12, 2010 (CNA).- Tổ chức Hiệp Hội Hồi Giáo đã bảo trợ bản nháp của một quyết nghị tại Liên Hiệp Quốc lên án việc “xúc phạm đến tôn giáo” và thúc đẩy việc áp dụng một đạo luật hoàn vũ “chống phạm thượng.”
Theo đài ABC của Tây Ban Nha: bản nháp quyết nghị này được Pakistan trình bầy trên danh nghĩa của Hiệp Hội Hồi Giáo, đang chiếm đa số các ghế trong Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Tổ chức Hồi giáo hy vọng đạt được việc thông qua quyết nghị này tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, quyết nghị này đã gặp phải rất nhiều sự chống đối, nhất là vì quyết nghị này lên án những phê bình của giới truyền thông về nhóm Hồi giáo quá khích.
Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu đã lưu ý rằng một quyết định như vậy là một sự tấn công đối với quyền tự do phát biểu ý kiến và có thể đưa dẫn tới những sự đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số mạnh mẽ hơn. Các chuyên gia nói “việc phạm thượng” chỉ có thể bị luật pháp trừng trị khi có liên quan đến các cá nhận thay vì các quan điểm hay cảm xúc.
Theo đài ABC Tây Ban Nha, nhiều quốc gia Hồi giáo có một hệ thống pháp luật dựa trên bộ luật Sharia (Luật Hồi Giáo) và đã thiết lập các đạo luật chống phạm thượng, nhưng trên phương diện thực hành chỉ lên án các việc xúc phạm đến tiên tri Mohammed, nhưng không áp dụng cho việc chống đối các tôn giáo khác.
Theo đài ABC của Tây Ban Nha: bản nháp quyết nghị này được Pakistan trình bầy trên danh nghĩa của Hiệp Hội Hồi Giáo, đang chiếm đa số các ghế trong Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Tổ chức Hồi giáo hy vọng đạt được việc thông qua quyết nghị này tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, quyết nghị này đã gặp phải rất nhiều sự chống đối, nhất là vì quyết nghị này lên án những phê bình của giới truyền thông về nhóm Hồi giáo quá khích.
Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu đã lưu ý rằng một quyết định như vậy là một sự tấn công đối với quyền tự do phát biểu ý kiến và có thể đưa dẫn tới những sự đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số mạnh mẽ hơn. Các chuyên gia nói “việc phạm thượng” chỉ có thể bị luật pháp trừng trị khi có liên quan đến các cá nhận thay vì các quan điểm hay cảm xúc.
Theo đài ABC Tây Ban Nha, nhiều quốc gia Hồi giáo có một hệ thống pháp luật dựa trên bộ luật Sharia (Luật Hồi Giáo) và đã thiết lập các đạo luật chống phạm thượng, nhưng trên phương diện thực hành chỉ lên án các việc xúc phạm đến tiên tri Mohammed, nhưng không áp dụng cho việc chống đối các tôn giáo khác.