Vận dụng học thuyết xã hội cách nghiêm túc nghĩa là dấn thân vào những địa hạt mới
ROME, ngày 17 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói rằng các nhà lãnh đạo kinh doanh có đạo đức ngày hôm nay phải đối diện với những thách đố lớn lao trong việc nhắm tới một mục đích cao hơn lợi nhuận, trong khi vẫn không chối từ lợi nhuận.
“Các nhà lãnh đạo kinh doanh thực thi điều này,” đức Hồng Y Bertone nói, là những người “xem hoạt động của họ là một nhiệm vụ và là một ơn gọi.”
Ngài đã nói điều này vào hôm thứ 5 khi ngài mở một hội nghị ba ngày bàn về đạo đức kinh doanh, được hội đồng Giáo Hoàng về công lý và hòa bình hỗ trợ.
Đức Hồng Y nói: “Ngày nay, các nhà lãnh đạo kinh doanh muốn vận dụng giáo huấn xã hội của giáo hội cách nghiêm túc sẽ cần phải phiêu lưu hơn, không giới hạn chính mình vào những thực hành có trách nhiệm với xã hội và/hoặc là những hành vi nhân ái – dù những điều này có thể tích cực và đáng khen – nhưng mạnh mẽ dấn thân vào những địa hạt mới.”
Ngài tiếp tục đề cập hai địa hạt ấy.
Địa hạt thứ nhất bàn đến nhu cầu việc làm ngày càng lớn .
Ngài nhìn nhận: “Công cuộc canh tân và có sáng kiến mới là điều cần thiết nếu việc kinh doanh, nền kinh tế và thị trường phải tính đến những người bị loại trừ vào lúc này. Hôm nay cũng như hôm qua, nền kinh tế và khu vực kinh doanh thực thi trách nhiệm của họ để phục vụ công ích khi họ xoay xở cách hợp tác với những khu vực rộng lớn của những người bị gạt ra bên lề xã hội – người ta chỉ cần nghĩ tới những công nhân nhà máy trong thế kỷ trước – và để đảm bảo rằng những người này trở nên, không phải là những vấn đề, nhưng là những nguồn lực và những cơ hội: cho chính họ, cho việc kinh doanh và cho toàn thể xã hội.”
Sự quản lý đúng mực
Thứ hai, đức Hồng Y nói về những thách đố về “những ích chung,”chẳng hạn như nước và năng lượng.
Ngài đề xuất: “Việc kinh doanh ngày hôm nay phải ngày càng tính đến những ích chung này, vì trong một nền kinh tế toàn cầu phức tạp thì chúng không còn dành riêng cho nhà nước hoặc cho khu vực quốc doanh quản lý: người ta cũng cần đến nhân tài của khu vực kinh doanh nếu chúng cần được quản lý cách thích hợp. Nơi nào có dính líu đến ích chung, chúng tôi vô cùng cần đến các nhà lãnh đạo kinh doanh vốn xem lợi nhuận không phải là mục đích duy nhất. Chúng tôi ngày càng cần các nhà lãnh đạo kinh doanh có lương tâm xã hội, là những lãnh đạo mà việc cải cách, óc sáng tạo và tính hiệu quả của họ được thúc đẩy bởi điều cao hơn cả lợi nhuận, là người xem công việc của là một phần của một khế ước xã hội mới với dân chúng và với xã hội dân sự.”
Ngài quốc vụ khanh nói về hai loại các nhà lãnh đạo kinh doanh. Họ hoặc là có tính dân sự theo nghĩa hoạt động thương mại của họ nhằm xây dựng ích chung, là lợi ích của tất cả mọi người và của mọi cá nhân; hoặc nếu không, họ là điều trái nghịch, nghĩa là khi họ không sản xuất những sản phẩm chất lượng, không cần đổi mới, không sáng tạo của cải và công việc, và không trả thuế.
Đức Hồng Y khẳng định rằng Giáo Hội, xét như một “chuyên gia về con người,” biết rằng “cũng giống như những chiều kích khác của đời sống con người và có lẽ còn hơn thế nữa, thì khu vực kinh tế học và lao động thường dễ rơi và cám dỗ ích kỷ và tư lợi hẹp hòi.”
Ngài nói: “Đồng thời, Giáo Hội nhận thấy thế giới của nền kinh tế, của lao động và kinh doanh, dưới ánh sáng tích cực, là một khối cầu quan trọng đối với tính sáng tạo và việc phục vụ cho xã hội, một yếu tố tích cực trong các vấn đề của con người. Giống như bất kỳ thành tố nào khác của nhân dân, thế giới ấy có thể đôi khi phát triển khoa bệnh lý học, tuy nhiên chức năng của nó thì luôn luôn sáng sủa, có tính dân sự và nhân đạo.”
ROME, ngày 17 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói rằng các nhà lãnh đạo kinh doanh có đạo đức ngày hôm nay phải đối diện với những thách đố lớn lao trong việc nhắm tới một mục đích cao hơn lợi nhuận, trong khi vẫn không chối từ lợi nhuận.
“Các nhà lãnh đạo kinh doanh thực thi điều này,” đức Hồng Y Bertone nói, là những người “xem hoạt động của họ là một nhiệm vụ và là một ơn gọi.”
Ngài đã nói điều này vào hôm thứ 5 khi ngài mở một hội nghị ba ngày bàn về đạo đức kinh doanh, được hội đồng Giáo Hoàng về công lý và hòa bình hỗ trợ.
Đức Hồng Y nói: “Ngày nay, các nhà lãnh đạo kinh doanh muốn vận dụng giáo huấn xã hội của giáo hội cách nghiêm túc sẽ cần phải phiêu lưu hơn, không giới hạn chính mình vào những thực hành có trách nhiệm với xã hội và/hoặc là những hành vi nhân ái – dù những điều này có thể tích cực và đáng khen – nhưng mạnh mẽ dấn thân vào những địa hạt mới.”
Ngài tiếp tục đề cập hai địa hạt ấy.
Địa hạt thứ nhất bàn đến nhu cầu việc làm ngày càng lớn .
Ngài nhìn nhận: “Công cuộc canh tân và có sáng kiến mới là điều cần thiết nếu việc kinh doanh, nền kinh tế và thị trường phải tính đến những người bị loại trừ vào lúc này. Hôm nay cũng như hôm qua, nền kinh tế và khu vực kinh doanh thực thi trách nhiệm của họ để phục vụ công ích khi họ xoay xở cách hợp tác với những khu vực rộng lớn của những người bị gạt ra bên lề xã hội – người ta chỉ cần nghĩ tới những công nhân nhà máy trong thế kỷ trước – và để đảm bảo rằng những người này trở nên, không phải là những vấn đề, nhưng là những nguồn lực và những cơ hội: cho chính họ, cho việc kinh doanh và cho toàn thể xã hội.”
Sự quản lý đúng mực
Thứ hai, đức Hồng Y nói về những thách đố về “những ích chung,”chẳng hạn như nước và năng lượng.
Ngài đề xuất: “Việc kinh doanh ngày hôm nay phải ngày càng tính đến những ích chung này, vì trong một nền kinh tế toàn cầu phức tạp thì chúng không còn dành riêng cho nhà nước hoặc cho khu vực quốc doanh quản lý: người ta cũng cần đến nhân tài của khu vực kinh doanh nếu chúng cần được quản lý cách thích hợp. Nơi nào có dính líu đến ích chung, chúng tôi vô cùng cần đến các nhà lãnh đạo kinh doanh vốn xem lợi nhuận không phải là mục đích duy nhất. Chúng tôi ngày càng cần các nhà lãnh đạo kinh doanh có lương tâm xã hội, là những lãnh đạo mà việc cải cách, óc sáng tạo và tính hiệu quả của họ được thúc đẩy bởi điều cao hơn cả lợi nhuận, là người xem công việc của là một phần của một khế ước xã hội mới với dân chúng và với xã hội dân sự.”
Ngài quốc vụ khanh nói về hai loại các nhà lãnh đạo kinh doanh. Họ hoặc là có tính dân sự theo nghĩa hoạt động thương mại của họ nhằm xây dựng ích chung, là lợi ích của tất cả mọi người và của mọi cá nhân; hoặc nếu không, họ là điều trái nghịch, nghĩa là khi họ không sản xuất những sản phẩm chất lượng, không cần đổi mới, không sáng tạo của cải và công việc, và không trả thuế.
Đức Hồng Y khẳng định rằng Giáo Hội, xét như một “chuyên gia về con người,” biết rằng “cũng giống như những chiều kích khác của đời sống con người và có lẽ còn hơn thế nữa, thì khu vực kinh tế học và lao động thường dễ rơi và cám dỗ ích kỷ và tư lợi hẹp hòi.”
Ngài nói: “Đồng thời, Giáo Hội nhận thấy thế giới của nền kinh tế, của lao động và kinh doanh, dưới ánh sáng tích cực, là một khối cầu quan trọng đối với tính sáng tạo và việc phục vụ cho xã hội, một yếu tố tích cực trong các vấn đề của con người. Giống như bất kỳ thành tố nào khác của nhân dân, thế giới ấy có thể đôi khi phát triển khoa bệnh lý học, tuy nhiên chức năng của nó thì luôn luôn sáng sủa, có tính dân sự và nhân đạo.”