(Hà Nội - VNN) -- Theo Ngân hàng thế giới (WB), trong năm qua CSVN đã thực hiện cải cách luật kinh doanh, nhưng môi trường kinh tế vẫn bị xếp vào nhóm cuối cùng trong 145 quốc gia được khảo sát.
Theo báo cáo Hoạt động kinh doanh 2005 của Ngân hàng thế giới (WB), trong năm qua CSVN, Nam Hàn, Lào, Mông Cổ, Phi Luật Tân, Đài Loan là 6 quốc gia Đông Á nằm trong số 58 quốc gia đã thực hiện cải cách luật kinh doanh hoặc tăng cường bảo vệ các quyền sở hữu. Tuy nhiên môi trường kinh doanh của CSVN lại bị xếp vào nhóm cuối cùng trên tổng số 145 quốc gia.
Các bên vay và cho vay ở Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore được hưởng toàn bộ 10 quyền cơ bản về tiếp cận các nguồn tín dụng, trong khi các doanh nghiệp ở Trung Quốc và CSVN chỉ có chưa được một nửa số quyền đó.
Báo cáo Hoạt động kinh doanh 2005 do Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế thực hiện, cập nhật số liệu và phân tích trong báo cáo năm ngoái theo 5 nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh gồm: khởi đầu một doanh nghiệp, thuê và sa thải công nhân, thực hiện hợp đồng, gây dựng uy tín, và đóng cửa doanh nghiệp. Báo cáo mở rộng nghiên cứu tại 145 nước và thêm hai chỉ số mới là đăng bộ tài sản và bảo vệ chủ đầu tư.
Công trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh này là sản phẩm của hơn 3000 chuyên gia - bao gồm tư vấn kinh doanh, luật sư, kế toán và các nhân viên Chính phủ - và các học giả hàng đầu đóng vai trò những người hỗ trợ về mặt phương pháp và đánh giá. Số liệu, phương pháp, tên của những người đóng góp cho báo cáo này được cung cấp rộng rãi trực tuyến trên địa chỉ http://media.worldbank.org
Ông Simeon Djankov, một tác giả của báo cáo nói: "Năm nay, báo cáo Hoạt động kinh doanh mang đến cho các nhà hoạch định chính sách một công cụ mạnh mẽ để đánh giá tình hình thực hiện so với các nước khác, học hỏi các kinh nghiệm thành công toàn cầu, và xác định các cải cách ưu tiên".
Báo cáo sau khi xác định tình hình hoạt động và cải cách ở 145 quốc gia đã phát hiện ra rằng, "doanh nghiệp tại các nước nghèo phải chịu gánh nặng về thủ tục lớn hơn so với doanh nghiệp ở các nước giàu. Những nước nghèo bắt các doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí lớn hơn để sa thải công nhân, thực hiện hợp đồng, hoặc nộp giấy tờ đăng ký thành lập; phải chịu sự trì hoãn kéo dài hơn khi làm các thủ tục vỡ nợ, đăng ký tài sản và khởi đầu DN; lại chỉ có thể bảo vệ ít hơn các quyền lợi về pháp lý đối với người vay và người cho vay, về hiệu lực hợp đồng và các yêu cầu tiết lộ thông tin. Chỉ nói riêng về chi phí hành chính, sự khác biệt giữa các nước giàu và nước nghèo là 300%."
Trung bình, để khởi sự doanh nghiệp ở các nước OECD (tổ chức các nước phát triển) phải thực hiện 6 thủ tục, mất 8% thu nhập theo đầu người và 27 ngày, trong khi đó ở các nước Đông Á, qui trình này đòi hỏi thực hiện 9 thủ tục, mất 60% thu nhập theo đầu người và 61 ngày. Các nước thực hiện yếu kém nhất việc đăng ký kinh doanh là Cam Bốt (94 ngày), Nam Dương (151 ngày), và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (198 ngày). Các quốc gia Đông Á cũng có chi phí thực hiện hợp đồng kinh tế cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới, chiếm trung bình 45% thu nhập theo đầu người. Các quốc gia này còn có chi phí sa thải nhân công vào loại cao nhất, trung bình là 79 tuần tiền công để chi trả trợ cấp thôi việc, bồi thường và thông báo cho thôi việc.
Theo báo cáo Hoạt động kinh doanh 2005 của Ngân hàng thế giới (WB), trong năm qua CSVN, Nam Hàn, Lào, Mông Cổ, Phi Luật Tân, Đài Loan là 6 quốc gia Đông Á nằm trong số 58 quốc gia đã thực hiện cải cách luật kinh doanh hoặc tăng cường bảo vệ các quyền sở hữu. Tuy nhiên môi trường kinh doanh của CSVN lại bị xếp vào nhóm cuối cùng trên tổng số 145 quốc gia.
Các bên vay và cho vay ở Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore được hưởng toàn bộ 10 quyền cơ bản về tiếp cận các nguồn tín dụng, trong khi các doanh nghiệp ở Trung Quốc và CSVN chỉ có chưa được một nửa số quyền đó.
Báo cáo Hoạt động kinh doanh 2005 do Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế thực hiện, cập nhật số liệu và phân tích trong báo cáo năm ngoái theo 5 nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh gồm: khởi đầu một doanh nghiệp, thuê và sa thải công nhân, thực hiện hợp đồng, gây dựng uy tín, và đóng cửa doanh nghiệp. Báo cáo mở rộng nghiên cứu tại 145 nước và thêm hai chỉ số mới là đăng bộ tài sản và bảo vệ chủ đầu tư.
Công trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh này là sản phẩm của hơn 3000 chuyên gia - bao gồm tư vấn kinh doanh, luật sư, kế toán và các nhân viên Chính phủ - và các học giả hàng đầu đóng vai trò những người hỗ trợ về mặt phương pháp và đánh giá. Số liệu, phương pháp, tên của những người đóng góp cho báo cáo này được cung cấp rộng rãi trực tuyến trên địa chỉ http://media.worldbank.org
Ông Simeon Djankov, một tác giả của báo cáo nói: "Năm nay, báo cáo Hoạt động kinh doanh mang đến cho các nhà hoạch định chính sách một công cụ mạnh mẽ để đánh giá tình hình thực hiện so với các nước khác, học hỏi các kinh nghiệm thành công toàn cầu, và xác định các cải cách ưu tiên".
Báo cáo sau khi xác định tình hình hoạt động và cải cách ở 145 quốc gia đã phát hiện ra rằng, "doanh nghiệp tại các nước nghèo phải chịu gánh nặng về thủ tục lớn hơn so với doanh nghiệp ở các nước giàu. Những nước nghèo bắt các doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí lớn hơn để sa thải công nhân, thực hiện hợp đồng, hoặc nộp giấy tờ đăng ký thành lập; phải chịu sự trì hoãn kéo dài hơn khi làm các thủ tục vỡ nợ, đăng ký tài sản và khởi đầu DN; lại chỉ có thể bảo vệ ít hơn các quyền lợi về pháp lý đối với người vay và người cho vay, về hiệu lực hợp đồng và các yêu cầu tiết lộ thông tin. Chỉ nói riêng về chi phí hành chính, sự khác biệt giữa các nước giàu và nước nghèo là 300%."
Trung bình, để khởi sự doanh nghiệp ở các nước OECD (tổ chức các nước phát triển) phải thực hiện 6 thủ tục, mất 8% thu nhập theo đầu người và 27 ngày, trong khi đó ở các nước Đông Á, qui trình này đòi hỏi thực hiện 9 thủ tục, mất 60% thu nhập theo đầu người và 61 ngày. Các nước thực hiện yếu kém nhất việc đăng ký kinh doanh là Cam Bốt (94 ngày), Nam Dương (151 ngày), và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (198 ngày). Các quốc gia Đông Á cũng có chi phí thực hiện hợp đồng kinh tế cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới, chiếm trung bình 45% thu nhập theo đầu người. Các quốc gia này còn có chi phí sa thải nhân công vào loại cao nhất, trung bình là 79 tuần tiền công để chi trả trợ cấp thôi việc, bồi thường và thông báo cho thôi việc.