Kinh doanh Công Giáo?
Bên trong Giáo Hội, người ta vẫn nghi ngờ chuyện kiếm lời và đâu đó vẫn còn duy trì thứ thiên kiến cố hữu chống lại mấy anh chủ tiệm và mấy anh cho vay tiền. Tất cả những chuyện đó khiến người ta có có cảm tưởng như Đạo Công Giáo và việc thương mại giống như dầu với nước.
Ấy thế nhưng hiện nay, đại đa số các cao đẳng và đại học Công Giáo tại Hoa Kỳ đều có các chương trình cử nhân lấy kinh doanh làm môn chính,, và nhiều trường còn có cả chương trình cao học về kinh doanh dẫn tới những cấp bằng chuyên nghiệp. Thành thử ra, hiện đang có cả một cơ phận bác học đang phát triển dành cho việc lên công thức cho sứ mệnh độc đáo của một trường kinh doanh Công Giáo.
Michael Naughton vốn đứng hàng đầu trong phong trào này. Naughton hiện Nắm ghế Moss Endowed Chair về Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo và là giám đốc Viện John A. Ryan nghiên cứu Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo tại Đại Học St Thomas ở St Paul.
Viện Ryan của Naughton đang đồng bảo trợ cuộc hội nghị từ ngày 11 đến ngày 13 tháng Sáu tại Đại Học Notre-Dame tựa là “Vai Trò Của Các Trường Kinh Doanh Có Sứ Mệnh” để thăm dò các vấn đề trên trong chi tiết.
Ngày 2 tháng Sáu vừa qua, Naughton dành cho Annamarie Adkins của Zenit một cuộc phỏng vấn, trong đó ông trình bày một số chủ đề của cuộc hội nghị và thảo luận các thách đố của một trường kinh doanh Công Giáo.
Được hỏi ông nghĩ sao về điều người ta bảo một trường kinh doanh không thể có chỗ đứng trong một đại học Công Giáo vì kinh doanh chỉ cổ vũ các mục tiêu vị kỷ, Naughton cho rằng đó chỉ là một thiên kiến, nhất là trong một số giới thuộc phân khoa nghệ thuật tự do. Thường những giới ấy chịu ảnh hưởng khuynh hướng của Pla-tông và A-rít-tốt luôn chống lại việc thương mại, vì họ chỉ hiểu kinh doanh theo các chiều kích kinh tế và công cụ của nó. Có lần người ta nghe một nhà thần học khoe rằng ông đã thành công thuyết phục được một số sinh viên tránh không chọn môn kinh doanh, vì ông thấy rất ít giá trị cứu rỗi trong thứ công việc ấy.
Tuy nhiên, nếu ta đọc một số những tư tưởng gia lớn của Công Giáo về giáo dục, như Đức Hồng Y John Henry Newman, Jacques Maritain, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II v.v… ta đều thấy các vị nhìn nhận vai trò dành cho giáo dục chuyên nghiệp trong các đại học, vì các ngài thẩy đều bênh vực tầm quan trọng của phẩm giá việc làm.
Ngày nay, kinh doanh là một trong các hình thức làm việc chính đối với các sinh viên của chúng ta; một đại học Công Giáo, trong tư cách một định chế giáo dục, đóng một vài trò quan trọng trong việc đào tạo sinh viên để họ thấy loại công việc này nên như thế nào.
Các nguyên tắc xã hội Công Giáo
Nhưng làm thế nào để các nguyên tắc và cột trụ trong giáo huấn xã hội Công Giáo như phụ đới, liên đới, tôn trọng nhân phẩm và ích chung cũng như ưu tiên chọn người nghèo có thể lên khuôn cho chương trình học và nền văn hóa của một trường kinh doanh Công Giáo? Liệu các trường kinh doanh Công Giáo hiện nay có sống đúng các nguyên tắc ấy không?
Theo Naughton, cần phải nhớ rằng mọi nền giáo dục kinh doanh đều bao hàm một nền giáo dục về nguyên tắc. Vấn đề là ta nên đào tạo các sinh viên của ta về những nguyên tắc nào, các nguyên tắc của Machiavel, các nguyên tắc kinh tế, hay các nguyên tắc xã hội Công Giáo? Tại Đại Học St Thomas, chủ trương của trường kinh doanh là “đào tạo các nhà lãnh đạo kinh doanh hoàn cầu có nguyên tắc cao”. Naughton coi đó là cái nhìn hữu ích vì nó mở ra một con đường để phân khoa của trường có cơ hội thảo luận một cách trung thực các nguyên tắc của nhiều truyền thống luân lý khác nhau.
Còn về phương diện văn hóa, có đến bốn phạm vi để chọn các nguyên tắc nào có thể lên khuôn cho bản sắc một trường kinh doanh Công giáo.
Phạm vi thứ nhất là mướn nhân viên. Khi các trường kinh doanh Công Giáo mướn nhân viên, họ nên yêu cầu các ứng viên đọc một khảo luận nào đó về các nguyên tắc xã hội Công Giáo và yêu cầu họ cho biết họ áp dụng các nguyên tắc ấy ra sao trong các môn họ giảng dạy. Điều ấy sẽ cho họ một cảm thức rất tốt về sứ mệnh thích hợp của một nhân viên mới.
Phát triển nhân viên là phạm vi thứ hai. Một trường kinh doanh Công Giáo muốn coi trọng sứ mệnh của mình, hẳn phải dành thì giờ để (huấn luyện) nhân viên cam kết với truyền thống xã hội Công Giáo.
Phạm vi thứ ba là nghiên cứu. Cha Ted Hesburgh, cựu chủ tịch Đại Học Notre-Dame, có lần nói rằng đại học Công Giáo là nơi Giáo Hội thực hiện việc suy nghĩ của mình. Trong một trường kinh doanh Công Giáo, một số công việc suy nghĩ có liên quan đến các nguyên tắc xã hội của Giáo Hội ấy phải lồng các vấn nạn vào bên trong tài chánh, tiếp thị, tài nguyên nhân sự, doanh nghiệp…
Phạm vi cuối cùng là khóa trình. Phải có những giảng khóa chuyên biệt về tư tưởng xã hội và kinh doanh Công Giáo trong đó các nguyên tắc xã hội Công Giáo và lý thuyết cũng như thực hành kinh doanh phải được đưa vào một cách chuyên biệt.
Nhưng xuyên suốt các giảng khóa kinh doanh của họ, các sinh viên cần giáp mặt với các vấn nạn đạo đức và tâm linh khi họ bàn tới hàng loạt các vấn đề như mục đích của xí nghiệp và tài chánh, lương bổng chính đáng và các tài nguyên nhân bản, hoạch định việc làm hợp nhân đạo và các nghiệp vụ, nói sự thật và tiếp thị, phân phối của cải và kinh tế học, sở hữu và chiến lược tư bản, v.v…
Trường kinh doanh Công Giáo nào nghiêm chỉnh xem sét bốn phạm vi trên đều sẽ sống đúng tầm nhìn của họ. Theo Naughton, hầu hết các trường kinh doanh của Công Giáo đều vẫn còn chỗ để cải tiến trong bốn phạm vi này.
Ex Corde Ecclesiae
Được hỏi, thông điệp “Ex Corde Ecclesiae” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói gì về các trường kinh doanh của Công Giáo, Naughton cho hay: Thông Điệp này thực ra không chuyên biệt nói nhiều lắm về về các trường kinh doanh của Công Giáo, nhưng tầm nhìn của tài liệu này thì lại hết sức liên hệ tới các trường này. Vì trong tài liệu ấy, Đức Gioan Phaolô II đã liệt kê bốn đặc tính của nền giáo dục Công Giáo: (a) tìm kiếm tổng hợp nhận thức, (b) đối thoại giữa đức tin và lý trí, (c) quan tâm đạo đức và (d) viễn tượng thần học.
Bốn tiêu chuẩn ấy đang được cần tới một cách khẩn trương trong ngành giáo dục kinh doanh hiện nay. Warren Bennis và James O’Toole, trong một bài báo có tính phê phán cao về ngành giáo dục kinh doanh tựa là “Các Trường Kinh Doanh Đã Đánh Mất Đường Lối Của Họ Ra Sao” trong Tạp Chí Kinh Doanh Harvard, đã biện luận rằng các trường kinh doanh đang mỗi ngày một trở nên chuyên môn hóa hơn và ít liên khóa trình (interdisciplinary) hơn, và họ đang tiếp nhận mô thức khoa học hơn là mô thức chuyên nghiệp cho nền giáo dục kinh doanh. Naughton nghĩ rằng nếu các trường kinh doanh của Công Giáo chịu học hỏi quan điểm của “Ex Corde Ecclesiae” thì họ có cơ may dẫn đầu trong việc tránh được các lời chỉ trích trên của Bennis và O’Toole.
Đạo đức học kinh doanh
Nhưng còn giảng khóa “Đạo Đức Học Kinh Doanh” thì sao? Phần lớn các trường kinh doanh đều có giảng khóa này, liệu các trường kinh doanh Công Giáo có dạy giảng khóa đó cách khác đi hay không? Naughton trả lời rằng trong quá khứ, các đại học Công Giáo có khuynh hướng coi trọng đạo đức học kinh doanh hơn các đại học khác; tuy nhiên, trong đạo đức học kinh doanh, hiện đang có một cám dỗ muốn cùng nhau đưa cuộc thảo luận xuống những mẫu số chung thấp nhất.
Cái kiểu tiếp cận đạo đức học này mau chóng dẫn người ta một là tới quan điểm duy luật, nghĩa là chủ trương cho rằng điều hợp đạo đức là điều hợp luật lệ. Hai là tới quan điểm cho rằng đạo đức học có lợi, nghĩa là đạo đức học tốt là kinh doanh tốt. Điều phương thức này tránh né là khi đưa ra các quyết định đạo đức, người ta phải nói năng ra sao từ trái tim họ và nhất là từ đức tin họ. Theo Naughton, các khóa giảng về đạo đức học kinh doanh tại các đại học Công Giáo nên mở cho sinh viên một tầm nhìn khỏe khoắn về việc lãnh đạo trong kinh doanh, coi nó vừa như một chuyên nghề vừa như một ơn gọi. Phương thức đạo đức học kinh doanh tại một đại học Công Giáo vốn có một kho lẫm tri thức hết sức độc đáo so với hầu hết các đại học khác.
Tùy theo các đòi hỏi thần học và triết học, một giảng khóa về đạo đức học kinh doanh có thể và phải đòi hỏi các sinh viên tổng hợp cách cao độ cả hai nền đạo đức thần học và triết học ấy. Viễn tượng này phải được rút tỉa từ truyền thống đạo đức của luật tự nhiên, các nhân đức, các nguyên tắc xã hội Công Giáo, quyền lợi và bổn phận v.v… là những điều vừa giảng dạy vừa đào luyện sinh viên về tầm quan trọng của kinh doanh cả về luân lý lẫn tâm linh.
Cách tiếp cận đạo đức học kinh doanh ấy có thể giúp sinh viên giải quyết được các phức tạp của sinh hoạt kinh doanh mà không mất cả “linh hồn” lẫn phá sản. Điều ấy chắc chắn là quá lớn, nhưng nó nằm ngay tại tâm điểm của điều làm cho nền giáo dục kinh doanh tại một đại học Công Giáo ra khác biệt trong bản sắc của nó.
Mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô
Mới đây, trong cuộc tông du ở Mỹ, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng các đại học và cao đẳng Công Giáo phải giúp các sinh viên thâm hậu hóa mối liên hệ của họ với Chúa Giêsu Kitô. Một chương trình giáo dục kinh doanh làm sao thực thi được điều đó? Naughton cho hay: John Henry Newman từng viết “nghề nào có cái nguy hiểm của nghề ấy”, nên kinh doanh cũng thế thôi. Việc mưu cầu và ước muốn thái quá về tiền bạc và quyền lực, việc suy luận lạnh lùng quá thực tiễn và coi mọi người như dụng cụ, coi nhân viên chỉ như phương tiện hơn là mục đích, việc tự cao tự đại hiểu kinh doanh chỉ như một nghề nghiệp v.v… chính là những yếu tố dẫn người ta tới một số mệnh trong đó Thiên Chúa bị loại trừ.
Tài liệu “Vui mừng và hy vọng” của Công đồng Vatican II cảnh cáo chúng ta rằng sự phân xẻ cuộc sống nghề nghiệp của người ta ra khỏi các cam kết tôn giáo của họ là một lầm lỗi nguy hiểm ở thời đại ta. Cuộc sống bị phân xẻ ấy, nhất là đối với các Kitô hữu làm kinh doanh, làm thui chột cách nghiêm trọng mối liên hệ của họ với Chúa Kitô.
Một đại học Công Giáo, nếu biết coi trọng sứ mệnh của mình, cần phải giúp các sinh viên kinh doanh của mình cam kết với các ý niệm về ơn gọi, đức tin và lý trí, linh đạo của việc làm, các nguyên tắc trong truyền thống xã hội Công Giáo, các nhân đức chính và các nhân đức đối thần, trách nhiệm đối với người nghèo và người bị cho ra ngoài lề. Tất cả những điều ấy sẽ dẫn sinh viên tới sự hiểu biết và mối liên hệ phong phú hơn với Thiên Chúa.
Hiệu năng kinh doanh
Mục tiêu chính của kinh doanh là thành công trong việc tạo ra, tìm thị trường và bán một sản phẩm hay một dịch vụ để kiếm lời. Làm thế nào một trường kinh doanh Công Giáo có thể lèo lái giữa áp lực phải dạy sinh viên mình thành các doanh gia có hiệu năng và việc phải làm nản các thực hành vụ lợi chuyên bóc lột người tiêu thụ?
Về câu hỏi này, Naughton cho hay nền giáo dục kinh doanh Công Giáo nhằm đào tạo “đức khôn ngoan thực tiễn”, một nền giáo dục dạy sinh viên cam kết vận dụng các phương tiện có hiệu năng cao để phục vụ các mục tiêu tốt về phương diện luân lý. Đó là một nền giáo dục nhấn mạnh đến cả khía cạnh “how” (làm cách nào) lẫn khía cạnh “why” (tại sao làm) của kinh doanh. Nếu các sinh viên không có hiệu năng trong khía cạnh “how”, họ sẽ phá sản; nhưng nếu họ không lưu tâm đến khía cạnh “why”, họ sẽ trở thành hủ hóa. Một trong những cái nhìn thông sáng mạnh mẽ nhất trong giáo huấn xã hội Công Giáo là của Đức Gioan Phaolô II trong thộng điệp năm 1981 của Ngài về lao động tựa là “Laborem Excercens”. Ngài giải thích rằng lao động không phải chỉ là các thay đổi có hiệu năng đối với các sản phẩm và dịch vụ, nhưng sâu xa hơn nữa còn là sự thay đổi đối với con người. Như John Ruskin đã viết: “Phần thưởng (hay hình phạt) lớn nhất đối với lao công của con người không phải là điều họ nhận được từ nó, nhưng là điều nhờ nó họ trở nên”
Bên trong Giáo Hội, người ta vẫn nghi ngờ chuyện kiếm lời và đâu đó vẫn còn duy trì thứ thiên kiến cố hữu chống lại mấy anh chủ tiệm và mấy anh cho vay tiền. Tất cả những chuyện đó khiến người ta có có cảm tưởng như Đạo Công Giáo và việc thương mại giống như dầu với nước.
Ấy thế nhưng hiện nay, đại đa số các cao đẳng và đại học Công Giáo tại Hoa Kỳ đều có các chương trình cử nhân lấy kinh doanh làm môn chính,, và nhiều trường còn có cả chương trình cao học về kinh doanh dẫn tới những cấp bằng chuyên nghiệp. Thành thử ra, hiện đang có cả một cơ phận bác học đang phát triển dành cho việc lên công thức cho sứ mệnh độc đáo của một trường kinh doanh Công Giáo.
Michael Naughton vốn đứng hàng đầu trong phong trào này. Naughton hiện Nắm ghế Moss Endowed Chair về Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo và là giám đốc Viện John A. Ryan nghiên cứu Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo tại Đại Học St Thomas ở St Paul.
Viện Ryan của Naughton đang đồng bảo trợ cuộc hội nghị từ ngày 11 đến ngày 13 tháng Sáu tại Đại Học Notre-Dame tựa là “Vai Trò Của Các Trường Kinh Doanh Có Sứ Mệnh” để thăm dò các vấn đề trên trong chi tiết.
Ngày 2 tháng Sáu vừa qua, Naughton dành cho Annamarie Adkins của Zenit một cuộc phỏng vấn, trong đó ông trình bày một số chủ đề của cuộc hội nghị và thảo luận các thách đố của một trường kinh doanh Công Giáo.
Được hỏi ông nghĩ sao về điều người ta bảo một trường kinh doanh không thể có chỗ đứng trong một đại học Công Giáo vì kinh doanh chỉ cổ vũ các mục tiêu vị kỷ, Naughton cho rằng đó chỉ là một thiên kiến, nhất là trong một số giới thuộc phân khoa nghệ thuật tự do. Thường những giới ấy chịu ảnh hưởng khuynh hướng của Pla-tông và A-rít-tốt luôn chống lại việc thương mại, vì họ chỉ hiểu kinh doanh theo các chiều kích kinh tế và công cụ của nó. Có lần người ta nghe một nhà thần học khoe rằng ông đã thành công thuyết phục được một số sinh viên tránh không chọn môn kinh doanh, vì ông thấy rất ít giá trị cứu rỗi trong thứ công việc ấy.
Tuy nhiên, nếu ta đọc một số những tư tưởng gia lớn của Công Giáo về giáo dục, như Đức Hồng Y John Henry Newman, Jacques Maritain, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II v.v… ta đều thấy các vị nhìn nhận vai trò dành cho giáo dục chuyên nghiệp trong các đại học, vì các ngài thẩy đều bênh vực tầm quan trọng của phẩm giá việc làm.
Ngày nay, kinh doanh là một trong các hình thức làm việc chính đối với các sinh viên của chúng ta; một đại học Công Giáo, trong tư cách một định chế giáo dục, đóng một vài trò quan trọng trong việc đào tạo sinh viên để họ thấy loại công việc này nên như thế nào.
Các nguyên tắc xã hội Công Giáo
Nhưng làm thế nào để các nguyên tắc và cột trụ trong giáo huấn xã hội Công Giáo như phụ đới, liên đới, tôn trọng nhân phẩm và ích chung cũng như ưu tiên chọn người nghèo có thể lên khuôn cho chương trình học và nền văn hóa của một trường kinh doanh Công Giáo? Liệu các trường kinh doanh Công Giáo hiện nay có sống đúng các nguyên tắc ấy không?
Theo Naughton, cần phải nhớ rằng mọi nền giáo dục kinh doanh đều bao hàm một nền giáo dục về nguyên tắc. Vấn đề là ta nên đào tạo các sinh viên của ta về những nguyên tắc nào, các nguyên tắc của Machiavel, các nguyên tắc kinh tế, hay các nguyên tắc xã hội Công Giáo? Tại Đại Học St Thomas, chủ trương của trường kinh doanh là “đào tạo các nhà lãnh đạo kinh doanh hoàn cầu có nguyên tắc cao”. Naughton coi đó là cái nhìn hữu ích vì nó mở ra một con đường để phân khoa của trường có cơ hội thảo luận một cách trung thực các nguyên tắc của nhiều truyền thống luân lý khác nhau.
Còn về phương diện văn hóa, có đến bốn phạm vi để chọn các nguyên tắc nào có thể lên khuôn cho bản sắc một trường kinh doanh Công giáo.
Phạm vi thứ nhất là mướn nhân viên. Khi các trường kinh doanh Công Giáo mướn nhân viên, họ nên yêu cầu các ứng viên đọc một khảo luận nào đó về các nguyên tắc xã hội Công Giáo và yêu cầu họ cho biết họ áp dụng các nguyên tắc ấy ra sao trong các môn họ giảng dạy. Điều ấy sẽ cho họ một cảm thức rất tốt về sứ mệnh thích hợp của một nhân viên mới.
Phát triển nhân viên là phạm vi thứ hai. Một trường kinh doanh Công Giáo muốn coi trọng sứ mệnh của mình, hẳn phải dành thì giờ để (huấn luyện) nhân viên cam kết với truyền thống xã hội Công Giáo.
Phạm vi thứ ba là nghiên cứu. Cha Ted Hesburgh, cựu chủ tịch Đại Học Notre-Dame, có lần nói rằng đại học Công Giáo là nơi Giáo Hội thực hiện việc suy nghĩ của mình. Trong một trường kinh doanh Công Giáo, một số công việc suy nghĩ có liên quan đến các nguyên tắc xã hội của Giáo Hội ấy phải lồng các vấn nạn vào bên trong tài chánh, tiếp thị, tài nguyên nhân sự, doanh nghiệp…
Phạm vi cuối cùng là khóa trình. Phải có những giảng khóa chuyên biệt về tư tưởng xã hội và kinh doanh Công Giáo trong đó các nguyên tắc xã hội Công Giáo và lý thuyết cũng như thực hành kinh doanh phải được đưa vào một cách chuyên biệt.
Nhưng xuyên suốt các giảng khóa kinh doanh của họ, các sinh viên cần giáp mặt với các vấn nạn đạo đức và tâm linh khi họ bàn tới hàng loạt các vấn đề như mục đích của xí nghiệp và tài chánh, lương bổng chính đáng và các tài nguyên nhân bản, hoạch định việc làm hợp nhân đạo và các nghiệp vụ, nói sự thật và tiếp thị, phân phối của cải và kinh tế học, sở hữu và chiến lược tư bản, v.v…
Trường kinh doanh Công Giáo nào nghiêm chỉnh xem sét bốn phạm vi trên đều sẽ sống đúng tầm nhìn của họ. Theo Naughton, hầu hết các trường kinh doanh của Công Giáo đều vẫn còn chỗ để cải tiến trong bốn phạm vi này.
Ex Corde Ecclesiae
Được hỏi, thông điệp “Ex Corde Ecclesiae” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói gì về các trường kinh doanh của Công Giáo, Naughton cho hay: Thông Điệp này thực ra không chuyên biệt nói nhiều lắm về về các trường kinh doanh của Công Giáo, nhưng tầm nhìn của tài liệu này thì lại hết sức liên hệ tới các trường này. Vì trong tài liệu ấy, Đức Gioan Phaolô II đã liệt kê bốn đặc tính của nền giáo dục Công Giáo: (a) tìm kiếm tổng hợp nhận thức, (b) đối thoại giữa đức tin và lý trí, (c) quan tâm đạo đức và (d) viễn tượng thần học.
Bốn tiêu chuẩn ấy đang được cần tới một cách khẩn trương trong ngành giáo dục kinh doanh hiện nay. Warren Bennis và James O’Toole, trong một bài báo có tính phê phán cao về ngành giáo dục kinh doanh tựa là “Các Trường Kinh Doanh Đã Đánh Mất Đường Lối Của Họ Ra Sao” trong Tạp Chí Kinh Doanh Harvard, đã biện luận rằng các trường kinh doanh đang mỗi ngày một trở nên chuyên môn hóa hơn và ít liên khóa trình (interdisciplinary) hơn, và họ đang tiếp nhận mô thức khoa học hơn là mô thức chuyên nghiệp cho nền giáo dục kinh doanh. Naughton nghĩ rằng nếu các trường kinh doanh của Công Giáo chịu học hỏi quan điểm của “Ex Corde Ecclesiae” thì họ có cơ may dẫn đầu trong việc tránh được các lời chỉ trích trên của Bennis và O’Toole.
Đạo đức học kinh doanh
Nhưng còn giảng khóa “Đạo Đức Học Kinh Doanh” thì sao? Phần lớn các trường kinh doanh đều có giảng khóa này, liệu các trường kinh doanh Công Giáo có dạy giảng khóa đó cách khác đi hay không? Naughton trả lời rằng trong quá khứ, các đại học Công Giáo có khuynh hướng coi trọng đạo đức học kinh doanh hơn các đại học khác; tuy nhiên, trong đạo đức học kinh doanh, hiện đang có một cám dỗ muốn cùng nhau đưa cuộc thảo luận xuống những mẫu số chung thấp nhất.
Cái kiểu tiếp cận đạo đức học này mau chóng dẫn người ta một là tới quan điểm duy luật, nghĩa là chủ trương cho rằng điều hợp đạo đức là điều hợp luật lệ. Hai là tới quan điểm cho rằng đạo đức học có lợi, nghĩa là đạo đức học tốt là kinh doanh tốt. Điều phương thức này tránh né là khi đưa ra các quyết định đạo đức, người ta phải nói năng ra sao từ trái tim họ và nhất là từ đức tin họ. Theo Naughton, các khóa giảng về đạo đức học kinh doanh tại các đại học Công Giáo nên mở cho sinh viên một tầm nhìn khỏe khoắn về việc lãnh đạo trong kinh doanh, coi nó vừa như một chuyên nghề vừa như một ơn gọi. Phương thức đạo đức học kinh doanh tại một đại học Công Giáo vốn có một kho lẫm tri thức hết sức độc đáo so với hầu hết các đại học khác.
Tùy theo các đòi hỏi thần học và triết học, một giảng khóa về đạo đức học kinh doanh có thể và phải đòi hỏi các sinh viên tổng hợp cách cao độ cả hai nền đạo đức thần học và triết học ấy. Viễn tượng này phải được rút tỉa từ truyền thống đạo đức của luật tự nhiên, các nhân đức, các nguyên tắc xã hội Công Giáo, quyền lợi và bổn phận v.v… là những điều vừa giảng dạy vừa đào luyện sinh viên về tầm quan trọng của kinh doanh cả về luân lý lẫn tâm linh.
Cách tiếp cận đạo đức học kinh doanh ấy có thể giúp sinh viên giải quyết được các phức tạp của sinh hoạt kinh doanh mà không mất cả “linh hồn” lẫn phá sản. Điều ấy chắc chắn là quá lớn, nhưng nó nằm ngay tại tâm điểm của điều làm cho nền giáo dục kinh doanh tại một đại học Công Giáo ra khác biệt trong bản sắc của nó.
Mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô
Mới đây, trong cuộc tông du ở Mỹ, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng các đại học và cao đẳng Công Giáo phải giúp các sinh viên thâm hậu hóa mối liên hệ của họ với Chúa Giêsu Kitô. Một chương trình giáo dục kinh doanh làm sao thực thi được điều đó? Naughton cho hay: John Henry Newman từng viết “nghề nào có cái nguy hiểm của nghề ấy”, nên kinh doanh cũng thế thôi. Việc mưu cầu và ước muốn thái quá về tiền bạc và quyền lực, việc suy luận lạnh lùng quá thực tiễn và coi mọi người như dụng cụ, coi nhân viên chỉ như phương tiện hơn là mục đích, việc tự cao tự đại hiểu kinh doanh chỉ như một nghề nghiệp v.v… chính là những yếu tố dẫn người ta tới một số mệnh trong đó Thiên Chúa bị loại trừ.
Tài liệu “Vui mừng và hy vọng” của Công đồng Vatican II cảnh cáo chúng ta rằng sự phân xẻ cuộc sống nghề nghiệp của người ta ra khỏi các cam kết tôn giáo của họ là một lầm lỗi nguy hiểm ở thời đại ta. Cuộc sống bị phân xẻ ấy, nhất là đối với các Kitô hữu làm kinh doanh, làm thui chột cách nghiêm trọng mối liên hệ của họ với Chúa Kitô.
Một đại học Công Giáo, nếu biết coi trọng sứ mệnh của mình, cần phải giúp các sinh viên kinh doanh của mình cam kết với các ý niệm về ơn gọi, đức tin và lý trí, linh đạo của việc làm, các nguyên tắc trong truyền thống xã hội Công Giáo, các nhân đức chính và các nhân đức đối thần, trách nhiệm đối với người nghèo và người bị cho ra ngoài lề. Tất cả những điều ấy sẽ dẫn sinh viên tới sự hiểu biết và mối liên hệ phong phú hơn với Thiên Chúa.
Hiệu năng kinh doanh
Mục tiêu chính của kinh doanh là thành công trong việc tạo ra, tìm thị trường và bán một sản phẩm hay một dịch vụ để kiếm lời. Làm thế nào một trường kinh doanh Công Giáo có thể lèo lái giữa áp lực phải dạy sinh viên mình thành các doanh gia có hiệu năng và việc phải làm nản các thực hành vụ lợi chuyên bóc lột người tiêu thụ?
Về câu hỏi này, Naughton cho hay nền giáo dục kinh doanh Công Giáo nhằm đào tạo “đức khôn ngoan thực tiễn”, một nền giáo dục dạy sinh viên cam kết vận dụng các phương tiện có hiệu năng cao để phục vụ các mục tiêu tốt về phương diện luân lý. Đó là một nền giáo dục nhấn mạnh đến cả khía cạnh “how” (làm cách nào) lẫn khía cạnh “why” (tại sao làm) của kinh doanh. Nếu các sinh viên không có hiệu năng trong khía cạnh “how”, họ sẽ phá sản; nhưng nếu họ không lưu tâm đến khía cạnh “why”, họ sẽ trở thành hủ hóa. Một trong những cái nhìn thông sáng mạnh mẽ nhất trong giáo huấn xã hội Công Giáo là của Đức Gioan Phaolô II trong thộng điệp năm 1981 của Ngài về lao động tựa là “Laborem Excercens”. Ngài giải thích rằng lao động không phải chỉ là các thay đổi có hiệu năng đối với các sản phẩm và dịch vụ, nhưng sâu xa hơn nữa còn là sự thay đổi đối với con người. Như John Ruskin đã viết: “Phần thưởng (hay hình phạt) lớn nhất đối với lao công của con người không phải là điều họ nhận được từ nó, nhưng là điều nhờ nó họ trở nên”