Vào ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ 5 ngày của ngài, sau khi viếng Trung Tâm Điều Chỉnh Xã Hội Số Ba, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo giới kinh doanh và đại diện Phòng Thương Mãi tại Viện Cao Đẳng Giáo Dục Colegio de Bachilleres của tiểu bang Chihuahua.
Ngài kêu gọi họ đầu tư vào tương lai bằng cách tạo các cơ hội làm việc lâu dài và có nhiều lợi nhuận cho giới trẻ.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài:
Anh chị em thân mến,
Tôi muốn gặp gỡ anh chị em ở đây tại mảnh đất Juárez này vì mối liên hệ đặc biệt của thành phố này với thế giới lao động. Tôi biết ơn không những vì những lời nghinh đón và các chứng từ của anh chị em, các chứng từ nói lên các nỗi lo âu, các niềm vui và hy vọng của đời sống anh chị em, mà cả vì dịp may được chia sẻ và suy nghĩ với nhau này. Bất cứ điều gì ta có thể làm để phát huy đối thoại, gặp gỡ, và tìm các giải pháp và cơ hội tốt hơn đều đã là một thành tựu cần được đánh giá và đề cao. Hiển nhiên, vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa, và hôm nay, chúng ta không được để lỡ cơ may gặp gỡ, thảo luận, đối chất hay tìm kiếm nào. Đây là cách duy nhất ta có thể xây dựng cho ngày mai, tạo ra các mối liên hệ lâu dài có khả năng cung cấp một khuôn khổ cần thiết để, từ từ, ta có thể tái thiết các mối liên kết xã hội vốn bị hư hại quá nhiều bởi thiếu thông đạt và thiếu lòng tôn trọng tối thiểu đối với việc chung sống xã hội. Thành thử, tôi yêu cầu anh chị em, và tôi hy vọng rằng dịp này có thể giúp xây dựng tương lai. Ước chi đây là cơ may tốt để rèn đúc Mễ Tây Cơ, một việc mà nhân dân và con cái Mễ Tây Cơ xứng đáng được hưởng.
Tôi muốn bàn thêm điểm cuối cùng vừa nói. Hôm nay, ở đây, có những tổ chức công nhân khác nhau và đại diện Phòng Thương Mãi và các hiệp hội kinh doanh. Thoạt nhìn, có thể coi họ như các địch thủ với nhau, nhưng họ hợp nhất với nhau bởi cùng một trách nhiệm: tìm cách tạo cơ hội nhân dụng xứng đáng và có lợi cho xã hội và nhất là cho giới trẻ của lãnh thổ này. Một trong các đại họa lớn nhất đối với giới trẻ là thiếu cơ hội học hành và việc làm lâu dài và có lợi nhuận, một việc làm cho phép họ làm việc cho tương lai. Trong nhiều trường hợp, việc thiếu cơ hội này dẫn tới các tình huống nghèo đói. Rồi sự nghèo đói này trở thành thửa đất phát sinh khiến người trẻ sa vào vòng buôn bán ma túy và bạo lực. Đó là một xa xỉ phẩm mà không ai đủ sức mua; chúng ta không thể để hiện tại và tương lai Mễ Tây Cơ cô đơn và bị bỏ rơi.
Bất hạnh thay, thời ta đang sống đã áp đặt nhiều khuôn mẫu tiện ích kinh tế làm khởi điểm cho các liên hệ bản thân. Não trạng đương thịnh cổ vũ các lợi nhuận lớn nhất bao nhiêu có thể, ngay tức khắc, bằng bất cứ giá nào. Điều này không những khiến chiều kích đạo đức của kinh doanh bị mất đi, mà còn quên rằng đầu tư tốt nhất ta có thể làm là đầu tư vào con người, vào những con người cá thể và vào các gia đình. Đầu tư tốt hơn cả là đầu tư tạo cơ hội. Não trạng đương thịnh đặt lưu lượng người phục vụ lưu lượng vốn, trong nhiều trường hợp, kết cục là bóc lột công nhân như thể họ là các đồ vật để sử dụng rồi liệng bỏ (xem Laudato Si’, 123). Thiên Chúa muốn ta chịu trách nhiệm đối với các nô lệ ngày nay, và chúng ta phải làm mọi điều để bảo đảm rằng các tình huống này không diễn ra nữa. Lưu lượng vốn không thề quyết định lưu lượng và đời sống người ta.
Khi đối diện với các chủ trương của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, người ta thường phản đối rằng: “các giáo huấn này biến chúng ta thành các tổ chức bác ái hay biến các kinh doanh của chúng ta thành các định chế nhân đạo”. Khát vọng duy nhất của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo là trông coi sự toàn vẹn của con người và các cơ cấu xã hội. Lần nào, vì bất cứ lý do nào, sự toàn vẹn này bị đe dọa hay bị rút gọn thành hàng hóa tiêu dùng, Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội đều sẽ là tiếng nói tiên tri để che chở mọi người chúng ta khỏi mất hút trong biển tham vọng đầy quyến rũ. Lần nào, sự toàn vẹn của con người bị vi phạm, xã hội sẽ bắt đầu xuống dốc, theo một nghĩa nào đó. Học thuyết này không chống bất cứ ai, nhưng mang lợi lại cho mọi người. Mọi giới có nghĩa vụ quan tâm tới lợi ích của mọi người; tất cả chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền. Tất cả chúng ta đều phải tranh đấu để bảo đảm rằng việc làm là những giây phút nhân bản hóa luôn nhìn về tương lai; đó là một không gian để xây dựng xã hội và để mọi người tham dự vào đó. Thái độ này không những cung cấp một sự cải thiện lập tức , nhưng về lâu về dài, nó cũng sẽ biến đổi xã hội thành một nền văn hóa có khả năng phát huy một không gian xứng đáng cho mọi người. Nền văn hóa, nhiều lần phát sinh từ sự căng thẳng này, đang tạo ra một kiểu liên hệ mới, một loại liên hệ mới, một loại quốc gia mới.
Chúng ta muốn để lại cho con cháu chúng ta loại thế giới nào? Tôi tin rằng đại đa số chúng ta có thể đồng ý với nhau. Đây chính là chân trời, là mục đích của chúng ta, và chúng ta phải đến với nhau và làm việc cho mục đích này. Điều luôn luôn tốt là nghĩ về điều tôi muốn để lại cho con cháu tôi; nó cũng là cách tốt để nghĩ tới con cháu người khác. Anh chị em muốn để lại cho con cháu anh chị em loại Mễ Tây Cơ nào? Anh chị em có muốn để lại cho chúng ký ức bóc lột, trả lương không đủ, sách nhiễu ở chỗ làm việc không? Hay anh chị em muốn để lại cho chúng một nền văn hóa nhắc tới việc làm xứng đáng, một mái nhà riêng, và một mảnh đất để cày cấy? Chúng ta muốn thứ văn hóa nào cho những người sẽ đến sau chúng ta? Họ sẽ thở được bầu khí nào? Bầu khí nặc mùi thối nát, bạo lực, bất an và ngờ vực, hay, trái lại, một bầu khí có khả năng sản sinh các phương thức thay thế, canh tân và thay đổi?
Tôi biết rằng các vấn đề nêu trên không dễ dàng, nhưng sẽ tệ hơn nếu ta trao tương lai vào tay thối nát, tàn bạo và thiếu công bằng. Tôi biết không dễ đem mọi bên lại với nhau để thương thuyết, nhưng sẽ tệ hơn, và kết cục sẽ tạo ra nhiều thiệt hại hơn, nếu thiếu các cuộc thương thuyết và lượng giá. Tôi biết không dễ đi với nhau trong một thế giới càng ngày càng cạnh tranh với nhau, nhưng sẽ tệ hơn nếu cho phép cái thế giới cạnh tranh này phá hủy số phận con người. Lợi lộc và tư bản không phải là một điều tốt vượt quá và vượt trên con người nhân bản; chúng phải phục vụ ích chung. Khi ích chung chỉ được dùng để phục vụ lợi lộc và tư bản, điều duy nhất giành được có tên là loại trừ.
Tôi bắt đầu bằng việc cám ơn anh chị em vì dịp may được hiện diện với nhau này. Bây giờ, tôi muốn mời anh chị em mơ ước về Mễ Tây Cơ, xây dựng Mễ Tây Cơ mà con cháu chúng ta đáng được; một Mễ Tây Cơ trong đó không ai là nhất, nhì hay tư; một Mễ Tây Cơ trong đó, mỗi người nhìn thấy nơi người khác phẩm giá của con cái Thiên Chúa. Xin Đức Mẹ Guadalupe của chúng ta, đấng đã hiện ra với Juan Diego, và tỏ lộ cho thấy những người bề ngoài xem ra bị bỏ rơi đều là các chứng nhân ưu việt của ngài ra sao, giúp và đồng hành với chúng ta trong việc làm của chúng ta.
Ngài kêu gọi họ đầu tư vào tương lai bằng cách tạo các cơ hội làm việc lâu dài và có nhiều lợi nhuận cho giới trẻ.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài:
Anh chị em thân mến,
Tôi muốn gặp gỡ anh chị em ở đây tại mảnh đất Juárez này vì mối liên hệ đặc biệt của thành phố này với thế giới lao động. Tôi biết ơn không những vì những lời nghinh đón và các chứng từ của anh chị em, các chứng từ nói lên các nỗi lo âu, các niềm vui và hy vọng của đời sống anh chị em, mà cả vì dịp may được chia sẻ và suy nghĩ với nhau này. Bất cứ điều gì ta có thể làm để phát huy đối thoại, gặp gỡ, và tìm các giải pháp và cơ hội tốt hơn đều đã là một thành tựu cần được đánh giá và đề cao. Hiển nhiên, vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa, và hôm nay, chúng ta không được để lỡ cơ may gặp gỡ, thảo luận, đối chất hay tìm kiếm nào. Đây là cách duy nhất ta có thể xây dựng cho ngày mai, tạo ra các mối liên hệ lâu dài có khả năng cung cấp một khuôn khổ cần thiết để, từ từ, ta có thể tái thiết các mối liên kết xã hội vốn bị hư hại quá nhiều bởi thiếu thông đạt và thiếu lòng tôn trọng tối thiểu đối với việc chung sống xã hội. Thành thử, tôi yêu cầu anh chị em, và tôi hy vọng rằng dịp này có thể giúp xây dựng tương lai. Ước chi đây là cơ may tốt để rèn đúc Mễ Tây Cơ, một việc mà nhân dân và con cái Mễ Tây Cơ xứng đáng được hưởng.
Tôi muốn bàn thêm điểm cuối cùng vừa nói. Hôm nay, ở đây, có những tổ chức công nhân khác nhau và đại diện Phòng Thương Mãi và các hiệp hội kinh doanh. Thoạt nhìn, có thể coi họ như các địch thủ với nhau, nhưng họ hợp nhất với nhau bởi cùng một trách nhiệm: tìm cách tạo cơ hội nhân dụng xứng đáng và có lợi cho xã hội và nhất là cho giới trẻ của lãnh thổ này. Một trong các đại họa lớn nhất đối với giới trẻ là thiếu cơ hội học hành và việc làm lâu dài và có lợi nhuận, một việc làm cho phép họ làm việc cho tương lai. Trong nhiều trường hợp, việc thiếu cơ hội này dẫn tới các tình huống nghèo đói. Rồi sự nghèo đói này trở thành thửa đất phát sinh khiến người trẻ sa vào vòng buôn bán ma túy và bạo lực. Đó là một xa xỉ phẩm mà không ai đủ sức mua; chúng ta không thể để hiện tại và tương lai Mễ Tây Cơ cô đơn và bị bỏ rơi.
Bất hạnh thay, thời ta đang sống đã áp đặt nhiều khuôn mẫu tiện ích kinh tế làm khởi điểm cho các liên hệ bản thân. Não trạng đương thịnh cổ vũ các lợi nhuận lớn nhất bao nhiêu có thể, ngay tức khắc, bằng bất cứ giá nào. Điều này không những khiến chiều kích đạo đức của kinh doanh bị mất đi, mà còn quên rằng đầu tư tốt nhất ta có thể làm là đầu tư vào con người, vào những con người cá thể và vào các gia đình. Đầu tư tốt hơn cả là đầu tư tạo cơ hội. Não trạng đương thịnh đặt lưu lượng người phục vụ lưu lượng vốn, trong nhiều trường hợp, kết cục là bóc lột công nhân như thể họ là các đồ vật để sử dụng rồi liệng bỏ (xem Laudato Si’, 123). Thiên Chúa muốn ta chịu trách nhiệm đối với các nô lệ ngày nay, và chúng ta phải làm mọi điều để bảo đảm rằng các tình huống này không diễn ra nữa. Lưu lượng vốn không thề quyết định lưu lượng và đời sống người ta.
Khi đối diện với các chủ trương của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, người ta thường phản đối rằng: “các giáo huấn này biến chúng ta thành các tổ chức bác ái hay biến các kinh doanh của chúng ta thành các định chế nhân đạo”. Khát vọng duy nhất của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo là trông coi sự toàn vẹn của con người và các cơ cấu xã hội. Lần nào, vì bất cứ lý do nào, sự toàn vẹn này bị đe dọa hay bị rút gọn thành hàng hóa tiêu dùng, Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội đều sẽ là tiếng nói tiên tri để che chở mọi người chúng ta khỏi mất hút trong biển tham vọng đầy quyến rũ. Lần nào, sự toàn vẹn của con người bị vi phạm, xã hội sẽ bắt đầu xuống dốc, theo một nghĩa nào đó. Học thuyết này không chống bất cứ ai, nhưng mang lợi lại cho mọi người. Mọi giới có nghĩa vụ quan tâm tới lợi ích của mọi người; tất cả chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền. Tất cả chúng ta đều phải tranh đấu để bảo đảm rằng việc làm là những giây phút nhân bản hóa luôn nhìn về tương lai; đó là một không gian để xây dựng xã hội và để mọi người tham dự vào đó. Thái độ này không những cung cấp một sự cải thiện lập tức , nhưng về lâu về dài, nó cũng sẽ biến đổi xã hội thành một nền văn hóa có khả năng phát huy một không gian xứng đáng cho mọi người. Nền văn hóa, nhiều lần phát sinh từ sự căng thẳng này, đang tạo ra một kiểu liên hệ mới, một loại liên hệ mới, một loại quốc gia mới.
Chúng ta muốn để lại cho con cháu chúng ta loại thế giới nào? Tôi tin rằng đại đa số chúng ta có thể đồng ý với nhau. Đây chính là chân trời, là mục đích của chúng ta, và chúng ta phải đến với nhau và làm việc cho mục đích này. Điều luôn luôn tốt là nghĩ về điều tôi muốn để lại cho con cháu tôi; nó cũng là cách tốt để nghĩ tới con cháu người khác. Anh chị em muốn để lại cho con cháu anh chị em loại Mễ Tây Cơ nào? Anh chị em có muốn để lại cho chúng ký ức bóc lột, trả lương không đủ, sách nhiễu ở chỗ làm việc không? Hay anh chị em muốn để lại cho chúng một nền văn hóa nhắc tới việc làm xứng đáng, một mái nhà riêng, và một mảnh đất để cày cấy? Chúng ta muốn thứ văn hóa nào cho những người sẽ đến sau chúng ta? Họ sẽ thở được bầu khí nào? Bầu khí nặc mùi thối nát, bạo lực, bất an và ngờ vực, hay, trái lại, một bầu khí có khả năng sản sinh các phương thức thay thế, canh tân và thay đổi?
Tôi biết rằng các vấn đề nêu trên không dễ dàng, nhưng sẽ tệ hơn nếu ta trao tương lai vào tay thối nát, tàn bạo và thiếu công bằng. Tôi biết không dễ đem mọi bên lại với nhau để thương thuyết, nhưng sẽ tệ hơn, và kết cục sẽ tạo ra nhiều thiệt hại hơn, nếu thiếu các cuộc thương thuyết và lượng giá. Tôi biết không dễ đi với nhau trong một thế giới càng ngày càng cạnh tranh với nhau, nhưng sẽ tệ hơn nếu cho phép cái thế giới cạnh tranh này phá hủy số phận con người. Lợi lộc và tư bản không phải là một điều tốt vượt quá và vượt trên con người nhân bản; chúng phải phục vụ ích chung. Khi ích chung chỉ được dùng để phục vụ lợi lộc và tư bản, điều duy nhất giành được có tên là loại trừ.
Tôi bắt đầu bằng việc cám ơn anh chị em vì dịp may được hiện diện với nhau này. Bây giờ, tôi muốn mời anh chị em mơ ước về Mễ Tây Cơ, xây dựng Mễ Tây Cơ mà con cháu chúng ta đáng được; một Mễ Tây Cơ trong đó không ai là nhất, nhì hay tư; một Mễ Tây Cơ trong đó, mỗi người nhìn thấy nơi người khác phẩm giá của con cái Thiên Chúa. Xin Đức Mẹ Guadalupe của chúng ta, đấng đã hiện ra với Juan Diego, và tỏ lộ cho thấy những người bề ngoài xem ra bị bỏ rơi đều là các chứng nhân ưu việt của ngài ra sao, giúp và đồng hành với chúng ta trong việc làm của chúng ta.