Việc mua, bán và kinh doanh các trẻ em - một não trạng đen tối, và bệnh hoạn của người tiêu dùng
LONDON (Zenit.org). - Những người ủng hộ phá thai từ rất nhiều thập kỷ nay đã cố tìm cách chối bỏ hoặc xem nhẹ khía cạnh con người của những trẻ chưa được sinh ra, nhưng giờ đây vấn đề đã quá rõ. Những trẻ em chưa được sinh ra ngày càng đang bị đối xử như là những món hàng tiêu dùng, khi mọi sự việc được vạch ra trong những mẩu chuyện ngắn mới đây.
Vào thứ Bảy ngày 10 tháng 9 năm 2005, nhật báo Times có trụ sở tại Luân Đôn đã cho đăng một bài báo mô tả cách thức mà Học Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề có liên quan tới Tác Dụng của Nhiệt Độ Thấp Tới Các Hệ Sinh Học (Cryobiology) trực thuộc Hàn Lâm Viện Quốc Gia Ukraine ở thành phố Kharlov, buôn bán các bộ phận của trẻ em. Trang trang web của Hàn Lâm Viện có liệt kê đầy đủ rất nhiều loại tế bào và các mô khác nhau từ các trẻ em.
Học Viện cố cải tránh rằng các vật liệu trên đến từ các bào thai bị phá ngay từ giai đoạn khởi đầu của sự sống. Thế nhưng, theo tờ Times, lập luận này gây ra nhiều sự ngờ vực sau khi có nhiều nguồn tin tiết lộ rằng những trẻ em mới được sinh ra vốn hãy còn đỏ hồng đã tự dưng biến mất từ các bệnh viện dành cho các sản phụ ở thành phố Kharkov.
Bài báo nêu tên một cựu nhân viên của Học Viện là Cô Juliya Kopeika, người đã cho biết rằng các nhà khoa học gia người Ukraine đã từ lâu trục lợi từ một cách tiếp cận lơi lõng đối với những vấn đề mang tính đạo đức học. Vả lại, luật pháp của Ukraine xem các trẻ nào được sinh ra trước tuần lễ thứ 27 hay chỉ cân nặng chưa đến 1 kg (tức khoảng 2.2 pounds), tự động được xem như là đã bị phá thai. Và cũng vì lý do đó mà các trẻ em không cần phải đăng ký chính thức gì cả, và thỉnh thoảng được lấy đi khỏi các bà mẹ của bé mà không hề được trao trả lại, đó cũng là những gì mà các nhà hoạt động nhân quyền tỏ bày cho tờ Times.
Vào ngày 17 tháng 4 vừa qua, có một bài báo khác xuất hiện trên tờ báo của Anh Quốc, tờ Người Quan Sát (Observer), đã vạch trần ra rằng những người phụ nữ Ukraine đã được trả tiền để bán đi các bào thai của họ cho các bệnh viện. Các mô sau đó được sử dụng cho những việc chữa trị có liên quan tới sắc đẹp, với lập luận là để tái tạo và làm trẻ hóa lại làn da, cũng như để chữa các bệnh tật. Tờ Người Quan Sát cho hay: những người phụ nữ này được trả 100 pounds (tức khoảng $182 theo tỉ giá hối đoái của ngày 17 tháng 4) cho mỗi một bào thai, và sau đó, bào thai được đem đi bán cho Nga Sô với giá là 5,000 pounds (tức khoảng $9,000).
Các Phôi Thai Mới (Fresh Embryos)
Cũng trong tuần qua, theo như tường thuật của tờ báo Thông Tín Quốc Gia (National Post), mối quan ngại trên cũng được đưa ra tại đất nước Gia Nã Đại (Canada) về việc sử dụng các phôi thai “mới” cho việc nghiên cứu các tế bào gốc. Một bài báo xuất bản trên tờ Nguyệt San của Hiệp Hội Y Khoa Gia Nã Đại, đã cảnh cáo những người phụ nữ đang bị xúi giục để hiến các phôi thai mới, thay vì phải dùng các phôi thai “thặng dư,” hay các phôi thai đã được làm cho đông lạnh còn xót lại từ việc cấy trong ống nghiệm, để tạo ra các tế bào gốc.
Hai tác giả của bài báo là Bác Sĩ Jeffrey Nisker thuộc trường Đại Học Western Ontario và Bác Sĩ Francoise Baylis của trường Đại Học Dalhousie ở thành phố Halifax, cũng đã lên tiếng cảnh cáo rằng, nếu làm như vậy, những người phụ nữ sẽ mất đi cơ may để còn có thể mang thai trong tương lai. Thêm vào đó, Bác Sĩ Baylis đã than phiền về cách thức lừa dối mà các Học Viện Nghiên Cứu về Sức Khỏe của Canada, một tổ chức của chính phủ liên bang Gia Nã Đại, đã âm thầm làm thay đổi các luật lệ vào ngày 7 tháng 6 qua để ngang nhiên cho phép những nhà nghiên cứu về tế bào gốc dùng các phôi thai mới của con người.
Chỉ hai ngày sau đó, một nhóm nghiên cứu của Toronto do Bác Sĩ Andras Nagy đứng đầu đã công bố rằng, họ không những đang dùng các phôi thai mới, mà đã từng dùng nó để tạo ra phôi thai của những tế bào gốc đầu tiên của con người tại đất nước Canada này.
Bác Sĩ Jeffrey Nisker, đồng chủ tịch của Ban Cố Vấn Sức Khỏe của Canada về kỷ thuật sinh sản và di truyền, vốn đã được bãi bỏ vào năm ngoái khi chính phủ liên bang thông qua một luật lệ mới nhằm giám sát các kỷ thuật tái sinh sản, nói với tờ báo Thông Tín Quốc Gia rằng: “Đã chưa từng có, thậm chí là một giây đồng hồ nào mà Ủy Ban cố hình dung ra cách khuyên một người phụ nữ hãy đừng cho đi phôi thai mới nữa.” Bác Sĩ Nisker cho hay vấn đề này đòi hỏi phải có một giải đáp rõ ràng và thấu đáo, và nói thêm rằng theo Bác Sĩ, những vị Bác Sĩ nào yêu cầu những người phụ nữ hiến tặng các phôi thai mới của họ, thì chắc chắn là họ đã không tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức của một thầy thuốc chân chính.
Trong lúc này thì, nhà khoa học vốn tạo ra con cừu có tên là Dolly, Ian Wilmut tranh cải rằng các tế bào gốc từ phôi thai con người phải nên được sử dụng, để cứu các động vật, để chúng không bị dùng như là những mục tiêu thí nghiệm. Tờ báo của nước Tô Cách Lan, tờ Herald đã tường thuật vào ngày 9 tháng 8 rằng Wilmust tìm cách để biện chứng cho nghiên cứu của Ông là “hợp với đạo đức.”
Trong một bài diễn văn đọc tại trường Đại Học Thú Y Glasgow, Wilmut nói rằng để nghiên cứu những căn bệnh không thể chữa được của con người, thì việc tạo ra các phôi thai và nhân chúng thành những tuyến tế bào, sẽ cứu được việc phải “giết chết hàng ngàn các con động vật.” Ông ta cũng vừa mới nộp đơn xin giấy phép để sử dụng các tế bào gốc của phôi thai hòng tìm ra cách chữa trị cho căn bệnh teo và xơ cứng cơ (amyotrophic), bệnh Lou Gehrig, và bệnh rối loạn các nơron chuyển động.
Việc Loại Bỏ Các Phôi Thai “Kém Phẩm Chất” (Eliminating the “Unfit”)
Theo tường thuật đầy đủ chi tiết của tờ Bưu Điện Washington (Washington Post) trong một bài báo số ra ngày 29 tháng 4, cho biết rằng: những trẻ em bị chứng rối loạn gien di truyền ngày càng được bị loại bỏ đi. Bài báo giải thích rằng, theo một cuộc nghiên cứu trên gần 3,000 phụ huynh của những trẻ bị Hội Chứng Down, vốn cũng được xuất bản trong Tập San chuyên về Sản Phụ của Hoa Kỳ, thì những bác sĩ sản khoa khi tiến hành việc kiểm nghiệm trước khi sinh, vẫn thường cố đưa ra những lời chuẩn đoán tiêu cực, sai lầm cho các bà mẹ đang mang thai, để khuyến khích họ bỏ các bào thai được cho là “tật bệnh” đó đi.
Brian Skotko, sinh viên khoa Y của trường Đại Học Harvard, người có một người chị 24 tuổi bị Hội Chứng Down, và cũng đồng thời là tác giả của cuộc nghiên cứu, đã nói rằng: “Trong hầu hết mọi trường hợp, các bác sĩ đã thẳng thừng, và thiếu sự tế nhị, hay chỉ đơn thuần là quá thô lổ với các sản phụ.”
Bài báo giải thích rằng những thay đổi trong quá khứ, đã và đang cải thiện một cách đáng kể, hoàn cảnh của những ai đang phải gánh chịu Hội Chứng Down. Thay vì phải loại bỏ các tế bào sống động đó, giờ đây những người bị Hội Chứng Down có khuynh hướng sống cùng chung với mọi người, và các tiến bộ y học gần đây đã giúp kéo dài tuổi thọ của họ. Theo Tổ Chức Quốc Gia về Hội Chứng Down cho biết, các em bé còn sống sót, vẫn hãy còn sống mãi cho đến hơn 50 tuổi.
Thế nhưng, theo một bài báo của tác giả George Neumayr, số ra tháng Sáu trên tờ Khán Giả Hoa Kỳ (American Spectator) thì, những nhà nghiên cứu ước tính rằng có trên 80% các bé hiện đang được chuẩn đoán bị Hội Chứng Down trong những cuộc thử nghiệm trước sinh sản, đã bị phá bỏ đi. Cũng tương tự như thế đối với các bào thai với chứng xơ nang, cũng đã bị phá hủy đi rất cao.
Sự thật là, kể từ năm 1960 cho đến giờ, con số những người Mỹ được sinh ra thiếu một phần não (anencephaly) và bị tật nứt đốt sống (spina bifida) đã giảm xuống một cách đáng kể. Sự giảm xuống này cũng tương đồng với sự gia tăng về việc khám nghiệm trước khi sinh sản, như Neumayr đã giải thích như vậy.
Và những bác sĩ nào không cảnh cáo các bà mẹ về những dị tật của phôi thai, sẽ gặp nguy hiểm là họ có thể bị thưa kiện. Bài báo trích dẫn luật lệ có liên quan đến Việc Chữa Trị Sai Lầm (Malpractice) rằng: “Những phán quyết của Tòa Án trên khắp quốc gia đang cho thấy rằng việc khám nghiệm gien ngày càng đang tăng cao hiện nay đã khiến cho các bác sĩ phải chịu trách nhiệm về những lời tư vấn sai lầm cho các bệnh nhân về các dị tật bẩm sinh của bao thai.”
Người Dùng Thân Thiện (Consumer-Friendly)
Không chỉ có những trẻ chưa được sinh ra là gặp phải sự rủi ro. Đó là theo ý kiến bình luận của Brenda Power, trong bài báo số ra ngày 17 tháng 4 vừa qua trên tờ Times ngày Chủ Nhật có trụ sở tại Luân Đôn, liên quan đến trường hợp của bé Tristan Dowse, một bé 3 tuổi được cặp vợ chồng Joe và Lala Dowse nhận về làm con nuôi khi họ sống tại đất nước Indonesia.
Cặp vợ chồng này đã nhận bé về làm con nuôi khi họ không thể mang thai được. Thế nhưng sau hai năm, Lala đã tự mình có con. Khi cặp vợ chồng quyết định trở về nước, họ cũng đã để bé Tristan ở lại Indonesia. Họ đã bỏ bé Tristan vào một trại mồ côi, mà theo Cô Power mô tả là “có một chính sách trả hàng lại một cách thân thiện” (a consumer-friendly returns policy). Chiếu theo các luật lệ của Ái Nhĩ Lan, những gì mà cặp vợ chồng này làm là hợp pháp.
Tuy nhiên, không phải tin tức nào cũng đều tiêu cực cả. Những mẫu chuyện cứ tiếp tục được các bà mẹ kể ra, những người đã hy sinh mạng sống của họ, để cho đứa trẻ chưa được sinh ra, có một cơ hội để sống trên cõi đời. Đó là trường hợp của một bà mẹ người Ý, Bà Rita Fontana, được tường thuật lại trong tờ báo hằng ngày của quốc gia, đó là tờ La Repubblica (Cộng Hòa) vào ngày 26 tháng 1 vừa qua.
Đã là bà mẹ với 2 con, Bà Rita hy vọng là sẽ có đứa thứ ba khi bé được bác sĩ chuẩn đoán là bị khối u ác tính (melanoma). Bà đã từ chối mọi chữa trị có ảnh hưởng nguy hại đến mạng sống của đứa trẻ. Ba tháng sau khi Federico chào đời, mẹ của cậu bé đã từ trần.
Chồng của Bà là Enrico giải thích rằng như Rita đã nói bằng mọi cách Bà sẽ không làm nguy hại đến mạng sống của đứa trẻ chưa được sinh ra, và nếu có làm điều đó, thì chẳng khác nào việc phải giết chết đi hai đứa con của Bà để mạng sống của Bà được bảo toàn.
Ông còn nói thêm rằng Rita đã thấy được đứa trẻ, và xem bé như là một phép lạ cũng như một món quà của Thiên Chúa, chứ không phải là một sự lên án hay kết tội. Và dĩ nhiên, con của Bà không phải là một sản phẩm hay một thứ hàng hóa tiêu dùng như những kẻ đội lốt khoa học, nhưng lại có tâm tưởng bệnh hoạn và vô đạo đức, đã dùng để mua bán, kinh doanh và trục lợi.
LONDON (Zenit.org). - Những người ủng hộ phá thai từ rất nhiều thập kỷ nay đã cố tìm cách chối bỏ hoặc xem nhẹ khía cạnh con người của những trẻ chưa được sinh ra, nhưng giờ đây vấn đề đã quá rõ. Những trẻ em chưa được sinh ra ngày càng đang bị đối xử như là những món hàng tiêu dùng, khi mọi sự việc được vạch ra trong những mẩu chuyện ngắn mới đây.
Vào thứ Bảy ngày 10 tháng 9 năm 2005, nhật báo Times có trụ sở tại Luân Đôn đã cho đăng một bài báo mô tả cách thức mà Học Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề có liên quan tới Tác Dụng của Nhiệt Độ Thấp Tới Các Hệ Sinh Học (Cryobiology) trực thuộc Hàn Lâm Viện Quốc Gia Ukraine ở thành phố Kharlov, buôn bán các bộ phận của trẻ em. Trang trang web của Hàn Lâm Viện có liệt kê đầy đủ rất nhiều loại tế bào và các mô khác nhau từ các trẻ em.
Học Viện cố cải tránh rằng các vật liệu trên đến từ các bào thai bị phá ngay từ giai đoạn khởi đầu của sự sống. Thế nhưng, theo tờ Times, lập luận này gây ra nhiều sự ngờ vực sau khi có nhiều nguồn tin tiết lộ rằng những trẻ em mới được sinh ra vốn hãy còn đỏ hồng đã tự dưng biến mất từ các bệnh viện dành cho các sản phụ ở thành phố Kharkov.
Bài báo nêu tên một cựu nhân viên của Học Viện là Cô Juliya Kopeika, người đã cho biết rằng các nhà khoa học gia người Ukraine đã từ lâu trục lợi từ một cách tiếp cận lơi lõng đối với những vấn đề mang tính đạo đức học. Vả lại, luật pháp của Ukraine xem các trẻ nào được sinh ra trước tuần lễ thứ 27 hay chỉ cân nặng chưa đến 1 kg (tức khoảng 2.2 pounds), tự động được xem như là đã bị phá thai. Và cũng vì lý do đó mà các trẻ em không cần phải đăng ký chính thức gì cả, và thỉnh thoảng được lấy đi khỏi các bà mẹ của bé mà không hề được trao trả lại, đó cũng là những gì mà các nhà hoạt động nhân quyền tỏ bày cho tờ Times.
Vào ngày 17 tháng 4 vừa qua, có một bài báo khác xuất hiện trên tờ báo của Anh Quốc, tờ Người Quan Sát (Observer), đã vạch trần ra rằng những người phụ nữ Ukraine đã được trả tiền để bán đi các bào thai của họ cho các bệnh viện. Các mô sau đó được sử dụng cho những việc chữa trị có liên quan tới sắc đẹp, với lập luận là để tái tạo và làm trẻ hóa lại làn da, cũng như để chữa các bệnh tật. Tờ Người Quan Sát cho hay: những người phụ nữ này được trả 100 pounds (tức khoảng $182 theo tỉ giá hối đoái của ngày 17 tháng 4) cho mỗi một bào thai, và sau đó, bào thai được đem đi bán cho Nga Sô với giá là 5,000 pounds (tức khoảng $9,000).
Các Phôi Thai Mới (Fresh Embryos)
Cũng trong tuần qua, theo như tường thuật của tờ báo Thông Tín Quốc Gia (National Post), mối quan ngại trên cũng được đưa ra tại đất nước Gia Nã Đại (Canada) về việc sử dụng các phôi thai “mới” cho việc nghiên cứu các tế bào gốc. Một bài báo xuất bản trên tờ Nguyệt San của Hiệp Hội Y Khoa Gia Nã Đại, đã cảnh cáo những người phụ nữ đang bị xúi giục để hiến các phôi thai mới, thay vì phải dùng các phôi thai “thặng dư,” hay các phôi thai đã được làm cho đông lạnh còn xót lại từ việc cấy trong ống nghiệm, để tạo ra các tế bào gốc.
Hai tác giả của bài báo là Bác Sĩ Jeffrey Nisker thuộc trường Đại Học Western Ontario và Bác Sĩ Francoise Baylis của trường Đại Học Dalhousie ở thành phố Halifax, cũng đã lên tiếng cảnh cáo rằng, nếu làm như vậy, những người phụ nữ sẽ mất đi cơ may để còn có thể mang thai trong tương lai. Thêm vào đó, Bác Sĩ Baylis đã than phiền về cách thức lừa dối mà các Học Viện Nghiên Cứu về Sức Khỏe của Canada, một tổ chức của chính phủ liên bang Gia Nã Đại, đã âm thầm làm thay đổi các luật lệ vào ngày 7 tháng 6 qua để ngang nhiên cho phép những nhà nghiên cứu về tế bào gốc dùng các phôi thai mới của con người.
Chỉ hai ngày sau đó, một nhóm nghiên cứu của Toronto do Bác Sĩ Andras Nagy đứng đầu đã công bố rằng, họ không những đang dùng các phôi thai mới, mà đã từng dùng nó để tạo ra phôi thai của những tế bào gốc đầu tiên của con người tại đất nước Canada này.
Bác Sĩ Jeffrey Nisker, đồng chủ tịch của Ban Cố Vấn Sức Khỏe của Canada về kỷ thuật sinh sản và di truyền, vốn đã được bãi bỏ vào năm ngoái khi chính phủ liên bang thông qua một luật lệ mới nhằm giám sát các kỷ thuật tái sinh sản, nói với tờ báo Thông Tín Quốc Gia rằng: “Đã chưa từng có, thậm chí là một giây đồng hồ nào mà Ủy Ban cố hình dung ra cách khuyên một người phụ nữ hãy đừng cho đi phôi thai mới nữa.” Bác Sĩ Nisker cho hay vấn đề này đòi hỏi phải có một giải đáp rõ ràng và thấu đáo, và nói thêm rằng theo Bác Sĩ, những vị Bác Sĩ nào yêu cầu những người phụ nữ hiến tặng các phôi thai mới của họ, thì chắc chắn là họ đã không tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức của một thầy thuốc chân chính.
Ian Wilmut - Tác Giả Của Con Cừu Dolly - Một Nghiên Cứu Ngược Với Đạo Đức |
Trong một bài diễn văn đọc tại trường Đại Học Thú Y Glasgow, Wilmut nói rằng để nghiên cứu những căn bệnh không thể chữa được của con người, thì việc tạo ra các phôi thai và nhân chúng thành những tuyến tế bào, sẽ cứu được việc phải “giết chết hàng ngàn các con động vật.” Ông ta cũng vừa mới nộp đơn xin giấy phép để sử dụng các tế bào gốc của phôi thai hòng tìm ra cách chữa trị cho căn bệnh teo và xơ cứng cơ (amyotrophic), bệnh Lou Gehrig, và bệnh rối loạn các nơron chuyển động.
Việc Loại Bỏ Các Phôi Thai “Kém Phẩm Chất” (Eliminating the “Unfit”)
Theo tường thuật đầy đủ chi tiết của tờ Bưu Điện Washington (Washington Post) trong một bài báo số ra ngày 29 tháng 4, cho biết rằng: những trẻ em bị chứng rối loạn gien di truyền ngày càng được bị loại bỏ đi. Bài báo giải thích rằng, theo một cuộc nghiên cứu trên gần 3,000 phụ huynh của những trẻ bị Hội Chứng Down, vốn cũng được xuất bản trong Tập San chuyên về Sản Phụ của Hoa Kỳ, thì những bác sĩ sản khoa khi tiến hành việc kiểm nghiệm trước khi sinh, vẫn thường cố đưa ra những lời chuẩn đoán tiêu cực, sai lầm cho các bà mẹ đang mang thai, để khuyến khích họ bỏ các bào thai được cho là “tật bệnh” đó đi.
Brian Skotko, sinh viên khoa Y của trường Đại Học Harvard, người có một người chị 24 tuổi bị Hội Chứng Down, và cũng đồng thời là tác giả của cuộc nghiên cứu, đã nói rằng: “Trong hầu hết mọi trường hợp, các bác sĩ đã thẳng thừng, và thiếu sự tế nhị, hay chỉ đơn thuần là quá thô lổ với các sản phụ.”
Bài báo giải thích rằng những thay đổi trong quá khứ, đã và đang cải thiện một cách đáng kể, hoàn cảnh của những ai đang phải gánh chịu Hội Chứng Down. Thay vì phải loại bỏ các tế bào sống động đó, giờ đây những người bị Hội Chứng Down có khuynh hướng sống cùng chung với mọi người, và các tiến bộ y học gần đây đã giúp kéo dài tuổi thọ của họ. Theo Tổ Chức Quốc Gia về Hội Chứng Down cho biết, các em bé còn sống sót, vẫn hãy còn sống mãi cho đến hơn 50 tuổi.
Thế nhưng, theo một bài báo của tác giả George Neumayr, số ra tháng Sáu trên tờ Khán Giả Hoa Kỳ (American Spectator) thì, những nhà nghiên cứu ước tính rằng có trên 80% các bé hiện đang được chuẩn đoán bị Hội Chứng Down trong những cuộc thử nghiệm trước sinh sản, đã bị phá bỏ đi. Cũng tương tự như thế đối với các bào thai với chứng xơ nang, cũng đã bị phá hủy đi rất cao.
Sự thật là, kể từ năm 1960 cho đến giờ, con số những người Mỹ được sinh ra thiếu một phần não (anencephaly) và bị tật nứt đốt sống (spina bifida) đã giảm xuống một cách đáng kể. Sự giảm xuống này cũng tương đồng với sự gia tăng về việc khám nghiệm trước khi sinh sản, như Neumayr đã giải thích như vậy.
Và những bác sĩ nào không cảnh cáo các bà mẹ về những dị tật của phôi thai, sẽ gặp nguy hiểm là họ có thể bị thưa kiện. Bài báo trích dẫn luật lệ có liên quan đến Việc Chữa Trị Sai Lầm (Malpractice) rằng: “Những phán quyết của Tòa Án trên khắp quốc gia đang cho thấy rằng việc khám nghiệm gien ngày càng đang tăng cao hiện nay đã khiến cho các bác sĩ phải chịu trách nhiệm về những lời tư vấn sai lầm cho các bệnh nhân về các dị tật bẩm sinh của bao thai.”
Người Dùng Thân Thiện (Consumer-Friendly)
Không chỉ có những trẻ chưa được sinh ra là gặp phải sự rủi ro. Đó là theo ý kiến bình luận của Brenda Power, trong bài báo số ra ngày 17 tháng 4 vừa qua trên tờ Times ngày Chủ Nhật có trụ sở tại Luân Đôn, liên quan đến trường hợp của bé Tristan Dowse, một bé 3 tuổi được cặp vợ chồng Joe và Lala Dowse nhận về làm con nuôi khi họ sống tại đất nước Indonesia.
Cặp vợ chồng này đã nhận bé về làm con nuôi khi họ không thể mang thai được. Thế nhưng sau hai năm, Lala đã tự mình có con. Khi cặp vợ chồng quyết định trở về nước, họ cũng đã để bé Tristan ở lại Indonesia. Họ đã bỏ bé Tristan vào một trại mồ côi, mà theo Cô Power mô tả là “có một chính sách trả hàng lại một cách thân thiện” (a consumer-friendly returns policy). Chiếu theo các luật lệ của Ái Nhĩ Lan, những gì mà cặp vợ chồng này làm là hợp pháp.
Tuy nhiên, không phải tin tức nào cũng đều tiêu cực cả. Những mẫu chuyện cứ tiếp tục được các bà mẹ kể ra, những người đã hy sinh mạng sống của họ, để cho đứa trẻ chưa được sinh ra, có một cơ hội để sống trên cõi đời. Đó là trường hợp của một bà mẹ người Ý, Bà Rita Fontana, được tường thuật lại trong tờ báo hằng ngày của quốc gia, đó là tờ La Repubblica (Cộng Hòa) vào ngày 26 tháng 1 vừa qua.
Đã là bà mẹ với 2 con, Bà Rita hy vọng là sẽ có đứa thứ ba khi bé được bác sĩ chuẩn đoán là bị khối u ác tính (melanoma). Bà đã từ chối mọi chữa trị có ảnh hưởng nguy hại đến mạng sống của đứa trẻ. Ba tháng sau khi Federico chào đời, mẹ của cậu bé đã từ trần.
Chồng của Bà là Enrico giải thích rằng như Rita đã nói bằng mọi cách Bà sẽ không làm nguy hại đến mạng sống của đứa trẻ chưa được sinh ra, và nếu có làm điều đó, thì chẳng khác nào việc phải giết chết đi hai đứa con của Bà để mạng sống của Bà được bảo toàn.
Ông còn nói thêm rằng Rita đã thấy được đứa trẻ, và xem bé như là một phép lạ cũng như một món quà của Thiên Chúa, chứ không phải là một sự lên án hay kết tội. Và dĩ nhiên, con của Bà không phải là một sản phẩm hay một thứ hàng hóa tiêu dùng như những kẻ đội lốt khoa học, nhưng lại có tâm tưởng bệnh hoạn và vô đạo đức, đã dùng để mua bán, kinh doanh và trục lợi.