Có một người tên Monty Robert, hiện là chủ nhân một trại nuôi ngựa ở San Ysidro. Monty Robert đã cho phép một người bạn dùng nhà của anh để tổ chức những buổi gây quĩ nhằm tài trợ các dự án đầu tư có tính rủi ro cao do thanh niên thực hiện.
Một hôm, Monty Robert đã nói với người bạn của anh:
- “Tôi muốn kể cho anh biết tại sao tôi để anh sử dụng nhà của tôi để làm nơi tổ chức gây quỹ. Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài “Lớn lên em muốn làm nghề gì?”.
Đêm đó cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả một sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng hai trăm mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt chuồng trại và chỗ nào làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.Vài ngày sau cậu bé nhận lại bài của mình với điểm một to tướng và một vòng bút phê đỏ chói của thầy: “Đến gặp tôi sau giờ học”.
Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy tại sao em bị điểm một?
- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền và lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không có một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn, nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chứ ?
Hôm đó cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.
- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con - Cha cậu bé trả lời.
Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của em”.
Kể đến đây, Monty dừng lại hỏi:
- Anh có biết bạn đang ngồi trong một trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé trong câu chuyện mà tôi vừa kể không?
Ngừng một chút, anh nói tiếp:
- Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 đứa học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói:
- Monty này, khi em còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của em, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm như thế với bao đứa trẻ khác. Tôi rất ân hận về điều đó.
Nghe thầy nói thế, tôi vội đáp:
- Không, thưa thầy. Thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.
Mỗi người đều có khát vọng của riêng mình. Monty đã có khát vọng và khát vọng của anh đã thành hiện thực.
Là con người, đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, con người được tự do lựa chọn cũng như được tự do để khát vọng cho lựa chọn ấy thành hiện thực của đời mình.
Khát vọng của Monty dưới con mắt của ông thầy quả là quá khó và không thể nào thực hiện được nhưng cuối cùng vẫn thực hiện được. Chuyện quan trọng là ta có cố gắng cũng như ta tin cái khát vọng đang có trong mỗi người chúng ta hay không mà thôi. Niềm tin rất quan trọng để thực thi, để chờ đợi cái khát vọng đó thành hiện thực.
Vẫn còn đó những điều khát vọng hết sức kỳ lạ trong cuộc đời. Dưới con mắt của người khác thì kỳ lạ nhưng với người khát vọng đó là chuyện bình thường.
Hết sức thực tế, hết sức hiện thực mà qua trang sách Macabê mà chúng ta vừa nghe. Dưới con mắt của nhiều người, dưới con mắt của những người không tin thì mẹ con nhà Macabê là những người vớ vẩn và vô duyên. Bỗng dưng chẳng hiểu sao lại cãi lại lệnh của nhà vua để lãnh cái án tử trong cuộc đời của mình. Mọi người thấy vớ vẩn, mọi người thấy vô duyên nhưng mẹ con nhà Macabê khát vọng, tin tưởng rằng sau cái chết ở cõi đời này mẹ con bà sẽ được hưởng nhan Thánh Chúa.
Không phải đơn giản để chọn cái chết như mẹ con nhà Macabê bởi lẽ con người vốn dĩ mang trong mình cái “chất” ham sống sợ chết. Thật vậy, Thiên Chúa không ai thấy bao giờ để rồi can đảm chết cho Đấng mà mình không thấy mới là chuyện quan trọng.
Thiên Chúa vẫn có đó, Thiên Chúa vẫn hiện diện đó trong cuộc đời con người nhưng con người đã đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa. Để chứng minh quyền năng, chứng minh cho sự hiện hữu của mình, Thiên Chúa đã sai Con Một của mình xuống trần gian để cứu độ cái trần gian đam mê tội lỗi này nhưng đáng tiếc thay con người vẫn lầm lũi đi trong bóng đêm, đi trong sự cứng lòng.
Lòng của con người hình như bị chai đá trước tình thương, trước ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa bằng cách này hay cách khác mời gọi con người tin. Hôm nay, một con người đã hơn một lần bắt Chúa, một lần bách hại Chúa đã tuyên bố cho mọi người về Chúa Giêsu, về ơn cứu độ của Ngài: Vậy còn phải nói gì thêm nữa? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Xác tín một cách mạnh mẽ và cũng sống hết sức mạnh mẽ. Với con người yếu đuối nhưng Phaolô tin rằng sau cõi tạm này Phaolô cũng sinh viên được chính Thiên Chúa giải thoát khỏi xích xiềng của tội lỗi. Phaolô đã coi mọi sự là rơm rác để đạt được cùng đích là Đức Kitô.
Hôm nay, Chúa Giêsu nhắc khéo cho mỗi người chúng ta về thân phận, về cùng đích của mình. Chúa Giêsu nói một cách hết sức rõ ràng, hết sức thẳng thắn chứ không úp mở. Mất mạng ở đời này thì sẽ cứu được mạng sống ấy ở đời sau.
Thật sự mà nói thì quả thật lời nhắc khéo hay lời mời gọi của Chúa Giêsu hết sức vớ vẩn với những con người không tin. Với những ai tin đó là sự thật. Bằng chứng hết sức rõ ràng là trong dòng chảy của lịch sử Giáo Hội, biết bao nhiêu con người hay nói đúng hơn biết bao nhiêu vị thánh đã dám mất mạng mình ở đời này để đạt được mạng sống ở đời sau.
Rõ ràng là khát vọng của người kitô hữu không phải là khát vọng vu vơ, vớ vẩn. Niềm tin của kitô hữu vào Chúa Giêsu vào Thiên Chúa không phải là hão huyền. Khát vọng, niềm tin của người kitô hữu có gốc, có nền tảng nơi chính Đức Giêsu Kitô Đấng cứu độ trần gian như Thánh Phaolô đã khẳng định.
Có thể khát vọng, có thể niềm tin của chúng ta bị chao đảo bởi lý do này lý do khác của cuộc đời nhưng chúng ta kiên tâm và vững chí rằng Thiên Chúa luôn luôn ở bên cạnh cuộc đời của ta.
Hôm nay, dừng chân lại mừng lễ các thánh tử đạo, một lần nữa chúng ta được mời gọi, được củng cố niềm tin vào Thiên Chúa. Có thể vì Tin Mừng, vì Chúa Giêsu mà ở đời này ta có thể bị thua thiệt hay bị chà đạp như Thánh Phaolô hay bị mất mạng như bảy mẹ con nhà Macabê đi chăng nữa nhưng ngày sau ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại và bảo toàn mạng sống của chúng ta.
Xin Chúa qua lời chuyển cầu của các bậc cha ông, của các đấng tử đạo ban thêm niềm tin cho mỗi người chúng ta để mỗi người chúng ta ngày mỗi ngày bước đi trong tin yêu vào Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất của cuộc đời chúng ta.
Một hôm, Monty Robert đã nói với người bạn của anh:
- “Tôi muốn kể cho anh biết tại sao tôi để anh sử dụng nhà của tôi để làm nơi tổ chức gây quỹ. Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài “Lớn lên em muốn làm nghề gì?”.
Đêm đó cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả một sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng hai trăm mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt chuồng trại và chỗ nào làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.Vài ngày sau cậu bé nhận lại bài của mình với điểm một to tướng và một vòng bút phê đỏ chói của thầy: “Đến gặp tôi sau giờ học”.
Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy tại sao em bị điểm một?
- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền và lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không có một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn, nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chứ ?
Hôm đó cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.
- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con - Cha cậu bé trả lời.
Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của em”.
Kể đến đây, Monty dừng lại hỏi:
- Anh có biết bạn đang ngồi trong một trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé trong câu chuyện mà tôi vừa kể không?
Ngừng một chút, anh nói tiếp:
- Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 đứa học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói:
- Monty này, khi em còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của em, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm như thế với bao đứa trẻ khác. Tôi rất ân hận về điều đó.
Nghe thầy nói thế, tôi vội đáp:
- Không, thưa thầy. Thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.
Mỗi người đều có khát vọng của riêng mình. Monty đã có khát vọng và khát vọng của anh đã thành hiện thực.
Là con người, đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, con người được tự do lựa chọn cũng như được tự do để khát vọng cho lựa chọn ấy thành hiện thực của đời mình.
Khát vọng của Monty dưới con mắt của ông thầy quả là quá khó và không thể nào thực hiện được nhưng cuối cùng vẫn thực hiện được. Chuyện quan trọng là ta có cố gắng cũng như ta tin cái khát vọng đang có trong mỗi người chúng ta hay không mà thôi. Niềm tin rất quan trọng để thực thi, để chờ đợi cái khát vọng đó thành hiện thực.
Vẫn còn đó những điều khát vọng hết sức kỳ lạ trong cuộc đời. Dưới con mắt của người khác thì kỳ lạ nhưng với người khát vọng đó là chuyện bình thường.
Hết sức thực tế, hết sức hiện thực mà qua trang sách Macabê mà chúng ta vừa nghe. Dưới con mắt của nhiều người, dưới con mắt của những người không tin thì mẹ con nhà Macabê là những người vớ vẩn và vô duyên. Bỗng dưng chẳng hiểu sao lại cãi lại lệnh của nhà vua để lãnh cái án tử trong cuộc đời của mình. Mọi người thấy vớ vẩn, mọi người thấy vô duyên nhưng mẹ con nhà Macabê khát vọng, tin tưởng rằng sau cái chết ở cõi đời này mẹ con bà sẽ được hưởng nhan Thánh Chúa.
Không phải đơn giản để chọn cái chết như mẹ con nhà Macabê bởi lẽ con người vốn dĩ mang trong mình cái “chất” ham sống sợ chết. Thật vậy, Thiên Chúa không ai thấy bao giờ để rồi can đảm chết cho Đấng mà mình không thấy mới là chuyện quan trọng.
Thiên Chúa vẫn có đó, Thiên Chúa vẫn hiện diện đó trong cuộc đời con người nhưng con người đã đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa. Để chứng minh quyền năng, chứng minh cho sự hiện hữu của mình, Thiên Chúa đã sai Con Một của mình xuống trần gian để cứu độ cái trần gian đam mê tội lỗi này nhưng đáng tiếc thay con người vẫn lầm lũi đi trong bóng đêm, đi trong sự cứng lòng.
Lòng của con người hình như bị chai đá trước tình thương, trước ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa bằng cách này hay cách khác mời gọi con người tin. Hôm nay, một con người đã hơn một lần bắt Chúa, một lần bách hại Chúa đã tuyên bố cho mọi người về Chúa Giêsu, về ơn cứu độ của Ngài: Vậy còn phải nói gì thêm nữa? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Xác tín một cách mạnh mẽ và cũng sống hết sức mạnh mẽ. Với con người yếu đuối nhưng Phaolô tin rằng sau cõi tạm này Phaolô cũng sinh viên được chính Thiên Chúa giải thoát khỏi xích xiềng của tội lỗi. Phaolô đã coi mọi sự là rơm rác để đạt được cùng đích là Đức Kitô.
Hôm nay, Chúa Giêsu nhắc khéo cho mỗi người chúng ta về thân phận, về cùng đích của mình. Chúa Giêsu nói một cách hết sức rõ ràng, hết sức thẳng thắn chứ không úp mở. Mất mạng ở đời này thì sẽ cứu được mạng sống ấy ở đời sau.
Thật sự mà nói thì quả thật lời nhắc khéo hay lời mời gọi của Chúa Giêsu hết sức vớ vẩn với những con người không tin. Với những ai tin đó là sự thật. Bằng chứng hết sức rõ ràng là trong dòng chảy của lịch sử Giáo Hội, biết bao nhiêu con người hay nói đúng hơn biết bao nhiêu vị thánh đã dám mất mạng mình ở đời này để đạt được mạng sống ở đời sau.
Rõ ràng là khát vọng của người kitô hữu không phải là khát vọng vu vơ, vớ vẩn. Niềm tin của kitô hữu vào Chúa Giêsu vào Thiên Chúa không phải là hão huyền. Khát vọng, niềm tin của người kitô hữu có gốc, có nền tảng nơi chính Đức Giêsu Kitô Đấng cứu độ trần gian như Thánh Phaolô đã khẳng định.
Có thể khát vọng, có thể niềm tin của chúng ta bị chao đảo bởi lý do này lý do khác của cuộc đời nhưng chúng ta kiên tâm và vững chí rằng Thiên Chúa luôn luôn ở bên cạnh cuộc đời của ta.
Hôm nay, dừng chân lại mừng lễ các thánh tử đạo, một lần nữa chúng ta được mời gọi, được củng cố niềm tin vào Thiên Chúa. Có thể vì Tin Mừng, vì Chúa Giêsu mà ở đời này ta có thể bị thua thiệt hay bị chà đạp như Thánh Phaolô hay bị mất mạng như bảy mẹ con nhà Macabê đi chăng nữa nhưng ngày sau ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại và bảo toàn mạng sống của chúng ta.
Xin Chúa qua lời chuyển cầu của các bậc cha ông, của các đấng tử đạo ban thêm niềm tin cho mỗi người chúng ta để mỗi người chúng ta ngày mỗi ngày bước đi trong tin yêu vào Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất của cuộc đời chúng ta.