Một ủy ban mới của các chuyên gia đã được thiết lập để đề xuất cách thức các phương tiện truyền thông của Vatican có thể tiếp cận với nhiều người hơn với những chi phí hoạt động thấp hơn.
Vatican Radio, với đội ngũ nhân viên hơn 400 nhân viên, là đối tượng được nhắm đến trước hết.
Trong cuộc họp báo hôm 9 tháng 7, Đức Hồng Y George Pell, Tổng Trưởng Kinh Tế nói:
"Tình hình bây giờ rất khác với năm 1931 khi Đài phát thanh Vatican được thiết lập. Ngày nay, ở hầu hết các nơi trên thế giới, người ta rất ít nghe đài phát thanh."
Vatican có một đội ngũ hùng hậu các phương tiện truyền thông, từ đài phát thanh Vatican, đến báo Quan Sát Viên Rôma, đài truyền hình trung ương Vatican, và trang web Vatican.
Trong số tất cả các phương tiện truyền thông này, trang web của Vatican, news.va, tài khoản Twitter và chương trình điện thoại ứng dụng của Đức Giáo Hoàng, được xem là có hiệu quả nhất vì tiếp cận được nhiều người và chi phí quản lý là quá rẻ chưa đến năm phần trăm của ngân sách. Chi phí cao hơn rất nhiều được trang trải cho Vatican Radio và tờ Quan Sát Viên Rôma, nhưng lại tiếp cận ít hơn với độc giả và khán thính giả.
Đức Hồng Y George Pell nói:
"Các mô hình chi tiêu của Vatican không tương thích với số lượng người được đạt tới. Mục tiêu của chúng tôi là với sự nhạy cảm và bền bỉ, chúng ta sẽ có cách tiết kiệm kinh phí rất đáng kể."
Ủy ban sẽ được dẫn dắt bởi Lord Christopher Patten, một Chưởng Nghi của Đại học Oxford và là cựu Chủ tịch BBC Trust. Lord Christopher Patten cũng là một chính trị gia và đã từng là toàn quyền Hồng Kông từ 1992 đến 1997.
Ủy ban cũng sẽ bao gồm các chuyên gia từ Đức, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha và Singapore. Năm nhân viên Vatican cũng được mời tham gia.
Đức Hồng Y George Pell nói:
"Trước hết, chúng ta cố gắng duy trì số người Công Giáo đang tiếp cận được với các phương tiện truyền thông Vatican. Ước tính là khoảng mười phần trăm của người Công Giáo trên khắp thế giới đang tiếp cận được một cách nào đó với các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh."
Các khuyến nghị của Ủy ban được dự kiến đưa ra trong vòng 12 tháng tới. Tuy nhiên, một số những thay đổi, có thể được thực hiện ngay trong năm nay.
Vatican Radio, với đội ngũ nhân viên hơn 400 nhân viên, là đối tượng được nhắm đến trước hết.
Trong cuộc họp báo hôm 9 tháng 7, Đức Hồng Y George Pell, Tổng Trưởng Kinh Tế nói:
"Tình hình bây giờ rất khác với năm 1931 khi Đài phát thanh Vatican được thiết lập. Ngày nay, ở hầu hết các nơi trên thế giới, người ta rất ít nghe đài phát thanh."
Vatican có một đội ngũ hùng hậu các phương tiện truyền thông, từ đài phát thanh Vatican, đến báo Quan Sát Viên Rôma, đài truyền hình trung ương Vatican, và trang web Vatican.
Trong số tất cả các phương tiện truyền thông này, trang web của Vatican, news.va, tài khoản Twitter và chương trình điện thoại ứng dụng của Đức Giáo Hoàng, được xem là có hiệu quả nhất vì tiếp cận được nhiều người và chi phí quản lý là quá rẻ chưa đến năm phần trăm của ngân sách. Chi phí cao hơn rất nhiều được trang trải cho Vatican Radio và tờ Quan Sát Viên Rôma, nhưng lại tiếp cận ít hơn với độc giả và khán thính giả.
Đức Hồng Y George Pell nói:
"Các mô hình chi tiêu của Vatican không tương thích với số lượng người được đạt tới. Mục tiêu của chúng tôi là với sự nhạy cảm và bền bỉ, chúng ta sẽ có cách tiết kiệm kinh phí rất đáng kể."
Ủy ban sẽ được dẫn dắt bởi Lord Christopher Patten, một Chưởng Nghi của Đại học Oxford và là cựu Chủ tịch BBC Trust. Lord Christopher Patten cũng là một chính trị gia và đã từng là toàn quyền Hồng Kông từ 1992 đến 1997.
Ủy ban cũng sẽ bao gồm các chuyên gia từ Đức, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha và Singapore. Năm nhân viên Vatican cũng được mời tham gia.
Đức Hồng Y George Pell nói:
"Trước hết, chúng ta cố gắng duy trì số người Công Giáo đang tiếp cận được với các phương tiện truyền thông Vatican. Ước tính là khoảng mười phần trăm của người Công Giáo trên khắp thế giới đang tiếp cận được một cách nào đó với các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh."
Các khuyến nghị của Ủy ban được dự kiến đưa ra trong vòng 12 tháng tới. Tuy nhiên, một số những thay đổi, có thể được thực hiện ngay trong năm nay.