CÔNG GIÁO KHÔNG THAM GIA CHÁNH TRỊ ? (3)
(Tiếp theo và hết)
VI. ĐỐI THOẠI.
1.- Định nghĩa.
Về từ ngữ, ‘đối’ có nghĩa là ‘qua lại’ hoặc ‘ngược nhau’. Thí dụ: đối đầu, đối thủ hay câu đối… và ‘thoại’ có nghĩa là ‘nói’. Do đó, ‘đối thoại’ là nói qua lại hay nói ngược nhau. Chỉ đề cập đến ‘đối thoại’ khi có sự đối lập hay, ít ra là sự khác biệt. Như vậy, sự ‘đối thoại’ gồm có 3 phần liên quan với nhau và hỗ trợ cho nhau: nói (cần có người nghe); nghe (khi người khác nói) để hiểu nhau và thông cảm.
Chỉ có thể đối thoại khi người ta có thể hiểu nhau và thông cảm nhau. Do đó, muốn đối thoại thì hai bên phải hiểu tiếng nói của nhau. Thí dụ: những chữ ‘chủ nghĩa cộng sản’ không có cùng nghĩa với nhau giữa một đảng viên cộng sản, cụm từ đó mang lại sự cao đẹp, và một người ‘chống cộng’ thì những chữ đó bao gồm các điều xấu xa (chúng ta gọi đây là phần truyền cảm). Khi cụm từ đó được nghĩ chỉ là danh xưng của một chủ nghĩa như bao chủ nghĩa khác (chúng ta gọi đây là phần truyền tin). ‘Phần truyền tin’ không có vấn đề trong việc đối thoại, nhưng ‘Phần truyền cảm’ thì gây nhiều rắc rối vì, có thể, hai bên không hiểu như nhau về một từ ngữ.
Những từ ngữ để đối thoại được gợi lên trong tim óc người đối thoại những hình ảnh giống nhau hay, ít ra, biết và hiểu những tình cảm mà từ (hay ‘cụm từ’) ấy gợi lên trong tim óc của người mình đối thoại và tôn trọng những tình cảm đó.
Chúng ta đừng lộn ‘đối thoại’ với ‘sự thỏa hiệp’ vì ‘sự thỏa hiệp’ là mỗi bên nhượng bộ một phần cái lý của mình để những bên cùng có lợi. Còn được gọi là ‘sự mặc cả’ hay ‘sự thương lượng’.
2.- Đối thoại theo quan điểm của Giáo hội Công giáo.
Đối thoại là để đi đến một Sự thật có thể khác hơn là điều mình tưởng. Do đó, muốn có đối thoại, các người tham gia phải sẳn sàng để thay đổi cách nhìn hầu đi đến một Sự thật cao hơn. Ai không chấp nhận thay đổi, người ấy không thể nào đối thoại, mà chỉ dùng đối thoại như một chiến thuật để áp đặt ý kiến của mình. Tông huấn ‘Giáo hội tại Á châu’ (Ecclesia in Asia), nơi đoạn số 29, chúng ta có thể đọc: « Kể từ Công đồng (Vaticanô II), Giáo hội luôn tỏ ra rằng mình muốn theo đuổi mối tương quan đó trong tinh thần đối thoại. Tuy nhiên ước muốn đối thoại không phải đơn thuần là một chiến lược để chung sống hoà bình giữa các dân tộc, nó còn là một phần chủ yếu của sứ mạng Giáo hội, bởi vì nó bắt nguồn từ sự đối thoại cứu rỗi đầy yêu thương của Chúa Cha với nhân loại qua Chúa Con trong quyền năng Chúa Thánh Thần. »
Sự khó khăn là có những người nhất định ‘giữ vững lập trường’ và đối thoại với quyết tâm thay đổi người khác bằng mọi giá mà không hề nghĩ rằng mình cần thay đổi cái nhìn của mình.
Đối thoại không phải là chỉ là ‘nói’ nhưng còn nhiều hình thức khác như đối thoại bằng đời sống, bằng hành động, bằng chia sẽ kinh nghiệm và bằng trao đổi ngôn ngữ như Giáo hội đề nghị trong văn kiện Tòa Thánh ‘Đối Thoại và Rao Truyền’.
‘Đối thoại?’ là tựa đề một bài được ký tên Lykhách mà chúng tôi đã tìm thấy trên mạng ‘VietCatholic News’ ngày 03.08.2010 và xin mời chúng ta cùng đọc:
Đối thoại từ đâu?
Đối thoại bắt đầu từ nhìn nhận một Sự thật
Của hai đối tượng có hai lối nhìn tuy bất nhất
Chấp nhận cái được người - có thể cái mình mất
Hơn thua không cần - nhưng chân thật cùng nhau
Dĩ nhiên đối thoại không cần thiết phải đối đầu
Nhưng đối thoại cũng không khẩn cầu quanh co
Sự thật là gì - phải gọi chính danh của nó
Dù sự thật nghẹn ngào - sự thật chẳng thơm tho…
Khi nhân danh đối thoại nhưng sự thật bị ruồng bỏ
Nhân danh khôn ngoan: sự thật chỉ cần biết nhóm nhỏ
Nhân danh nhạy cảm: sự thật lộ liễu không nên nói rõ
Nhân danh đại diện: mặc cả lợi riêng trên bất công, đau khổ
Thì đối thoại chỉ thực sự là: một bên xin - một bên cho!
Một bên sợ - một bên nói cho có!
Để chia chác lợi quyền, nhân nghĩa diễn trò!
Đối thoại thành thật ý cần sáng tỏ
Đối thoại công bình không cần xin xỏ
Đối thoại khôn ngoan không cau có
Đối thoại ngay thẳng không bỏ nhỏ
Không bé xé to
Không to hóa nhỏ
Không không là có
Không có là không.
Chấp nhận đối thoại nghĩa chấp nhận bất đồng
Chấp nhận dị biệt nhưng nhất trí khai thông
Đối thoại là việc của lý trí tìm chân lý
Của trái tim hướng về thiện mỹ
Nên đối thoại tự có định luật bất di:
Trước khi đối thoại có giá trị:
Phải đối thoại trong lẽ công lý,
Khi công bình chưa được thực thi
Thì bác ái là mỹ từ vô giá trị
Như đồ tể cao rao lời từ bi!
Những ai có thể đứng ra đối thoại?
Kẻ biết lắng nghe - và dám lên tiếng nói
Chẳng sợ cường quyền - biết xót đau khổ con người
Đối thoại chân thành phải lắng nghe những kiếp đời thấp nhất
Để kẻ trên cao biết đâu là sự thật
Sự thật đất nước, con người:
Những sự thật đầy nước mắt mồ hôi
Những sự thật đọa đày thế côi đau khổ
Những sự thật bị chôn vùi cuồng nộ
Những sự thật bị uy quyền báng bổ
Những sự thật khốn cùng trăn trở
Những sự thật nguy cơ nô lệ
Những sự thật chờ đợi nín thở, thờ ơ…
Lương tâm thời đại dần hóa cằn khô
Tai mắt quen tham nhũng - nhìn chân tay hối lộ
Hóa trơ lì, mất khả năng xấu hổ
Hóa vô cảm, vô lương, vô hậu, vô tình
Dối trá được a-dua bởi im lặng đồng minh
Đối thoại cầm hơi kéo dài dã tâm thôn tính
Khi sự thật non sông cần phải được nói đến
Sự thật tình người lại càng chẳng thể quên
Đối thoại chăng? trước khổ đau anh em mà câm nín?
Đối thoại chăng? trước bất công khuyên anh em nhẫn nhịn
Đối thoại chăng? khi trên thì gian tham dưới thì xu nịnh
Đối thoại được chăng - hay lên tiếng biểu đồng tình?
Để thét giùm cho những miệng bị uy quyền bịt kín
Để nói giùm những kẻ có miệng nói lại làm thinh?
Hạ tắc loạn luôn bởi thượng bất chính
Dân tộc tối tăm vì sự thật chẳng dám cùng nhìn
Lòng người rã rời vì kẻ càng cao càng bất nhân toan tính
Tình người hụt hơi bởi đồng tiền lên ngôi bá chủ nhân sinh!
Sẽ ra sao nếu chúng ta tiếp tục nín thinh?
Loay hoay - đối thoại - đối đầu - hay tiếp tục câm nín?!
3. Hướng dẫn quý giá cho người Công giáo Việt-Nam.
Trong hai Huấn từ ngày 22.01.2002 và ngày 27.06.2009, khoảng cách thời gian gần 7 năm rưỡi, hai Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI đều nhắc đến ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’.
Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã viết: « Giáo hội Công giáo cũng được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm Hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam.
Giáo hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào. Bởi thế ‘cộng đồng chánh trị và Giáo hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình’. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau’. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy’, Giáo hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. »
Ngày 27.06.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với 29 Giám mục Việt-Nam: « Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, số 29). »
Thật đáng tiếc: gần 7 năm rưỡi đã trôi qua và chưa biết đến bao lâu, đảng Cộng sản vẫn từ chối ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ để phát triển toàn diện con người Việt-Nam và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Nhờ thế, và chỉ nhờ thế, toàn dân Việt-Nam mới có thể chống ngoại xâm.
Trong nhiệm vụ Giáo dục, các trường Công giáo, từ mẫu giáo đến đại học, đã đào tạo bao nhiêu chuyên viên các ngành cho Việt-Nam. Sau ngày 30.04.1975, các cơ sở giáo dục này bị ‘mượn’ và, đến nay, nhiều nơi đã biến thành những nơi ăn chơi, nhảy nhót hay nhà ngủ. Hậu quả tất yếu là bao nhiêu trẻ em phải bỏ học và nền Giáo dục đã đi đến chổ mà báo chí quốc doanh không ngừng lên tiếng báo động. Thậm chí, trong ý nghĩ của nhiều người, ‘giáo dục Việt nam’ đồng nghĩa với ‘giáo dục xuống cấp’.
Thời gian vẫn tiếp tục trôi qua… Ngày mai, Giáo sử Việt-Nam sẽ ghi những Sự thật nào cho Năm Thánh 2010 với chủ đề Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ ?
Chúng tôi nhớ lại: Nhật báo ‘La Croix’ (Thánh Giá), phát hành tại Pháp quốc ngày 23.01.2002, dưới tựa đề « Jean-Paul II encourage les évêques vietnamiens qu''il juge ‘exemplaires' » (Gioan-Phaolô II khích lệ các Giám mục Việt-Nam mà Ngài cho là ‘mẫu mực’), đặc phái viên thường trực đã nhắc lại cuộc thăm viếng ‘ad limina’ đầy đủ các Giám mục Việt-Nam tại Rôma. Ngày 03.07.2010, Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam, nhẹ nhàng khước từ trả lời phóng viên báo ‘La Croix’ khi nói: « Xin hiểu cho tôi, nếu tôi từ chối mọi cuộc phỏng vấn, là vì điều tốt cho Giáo hội. Trong mọi hoàn cảnh, mỗi lời nói có thể bị giải thích sai. » (xem báo ‘La Croix’ ngày 05.07.2010). Tại sao, ngày nay, người Việt Công giáo không còn có cùng một ‘phần truyền cảm’ về các từ ngữ ?
VII. TÓM TẮT.
1.- ‘Đức Thánh Cha khuyến khích giáo dân dấn thân chính trị’ là điều thật phù hợp với lời dạy của Công Đồng Vatican II khi các Nghị phụ quả quyết: « Tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân » (Ánh Sáng Muôn Dân, số 31).
Tuy nhiên, khi dấn thân chính trị, giáo dân cần lưu ý: Tính cách trần thế là ở giữa trần thế, sống với đời sống của trần thế và sống cho trần thế, nghĩa là không phải sống bị lôi cuốn theo các chiều hướng xấu của trần thế, trái lại, để cải hóa trần thế theo tinh thần của Chúa Kitô, như Ngài đã căn dặn: « Chúng con là muối đất… chúng con là ánh sáng của thế gian » (Mt 5: 16)
Để giúp giáo dân dấn thân chính trị, ngoài Tin Mừng Đức Kitô, Giáo hội còn có Học thuyết xã hội, luôn được cập nhật để thích hợp với mọi hoàn cảnh và thời gian.
Nhưng, Giáo hội không muốn các giáo sĩ dấn thân chính trị thể hiện qua những ấn định nơi điều 285 và điều 287 Giáo luật. Giáo hội tôn trọng tự do của các giáo sĩ muốn tham gia chính trường bằng chỉ yêu cầu các vị này ngưng thi hành thánh chức như trường hợp Linh mục Jean-Bertrand Aristide làm Tổng thống ở Haiti hay Đức cha Fernando Lugo làm Tổng thống ở Paraguay. Sự thật ở Việt-Nam là các linh mục quốc doanh, đại biểu Quốc hội hay nghị viên các Hội đồng nhân dân sẽ không bao giờ được sự tín nhiệm của cử tri vào các chức vụ này mà chỉ vì họ được lòng các đảng viên mà thôi. Đây là ‘làm chính trị đảng phái’ chính hiệu.
Một sự thật khác là đảng chỉ ‘xài’ các linh mục này trong Ủy ban đoàn kết công giáo khi chưa có Đức cha nào tham gia mà thôi. Điều đó cho thấy sự ảo vọng của những ai nghĩ đảng giúp người Công giáo hay mong các linh mục ‘yêu nước’ xây dựng Hội thánh trung thành với Đức Kitô và Đức Thánh Cha.
2.- Về danh xưng Công giáo.
Giáo dân dân dấn thân chính trị xã hội không cần xưng danh Công giáo hay phủ nhận mình là người Công giáo. Trong thí dụ nơi Chương III số 2, khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ, Chủ tịch Nguyễn văn Huyền đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt-Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một nghị sĩ luật sư khác, ông Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Trong tiến trình binh vực quyền người dân này, các nghị sĩ này đâu cần xưng danh Công giáo mà cử tri đều biết nhờ sự đồng lòng của các nghị sĩ Công giáo, bất phân đảng phái.
Đức Giám mục chính toà Giáo phận với tư cách là thầy dạy đạo lý, tác viên phụng tự và cai quản, có quyền tuyên bố với danh xưng Công giáo, tại Giáo phận mình.
Tuyên bố nhân danh Giáo hội Công giáo Việt-Nam là thẩm quyền của Đức Giám mục hay Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam hay Vị đại diện dự trù trong Qui chế Hội đồng Giám mục Việt-Nam.
Ước gì mỗi người Công giáo chúng ta nhận biết thế nào là ‘làm chính trị’ và thế nào là ‘không làm chính trị’ để góp phần xây dựng nền dân chủ cho xã hội Việt-Nam và giữ vững tình đoàn kết giữa các tín hữu Đức Kitô.
(Tiếp theo và hết)
VI. ĐỐI THOẠI.
1.- Định nghĩa.
Về từ ngữ, ‘đối’ có nghĩa là ‘qua lại’ hoặc ‘ngược nhau’. Thí dụ: đối đầu, đối thủ hay câu đối… và ‘thoại’ có nghĩa là ‘nói’. Do đó, ‘đối thoại’ là nói qua lại hay nói ngược nhau. Chỉ đề cập đến ‘đối thoại’ khi có sự đối lập hay, ít ra là sự khác biệt. Như vậy, sự ‘đối thoại’ gồm có 3 phần liên quan với nhau và hỗ trợ cho nhau: nói (cần có người nghe); nghe (khi người khác nói) để hiểu nhau và thông cảm.
Chỉ có thể đối thoại khi người ta có thể hiểu nhau và thông cảm nhau. Do đó, muốn đối thoại thì hai bên phải hiểu tiếng nói của nhau. Thí dụ: những chữ ‘chủ nghĩa cộng sản’ không có cùng nghĩa với nhau giữa một đảng viên cộng sản, cụm từ đó mang lại sự cao đẹp, và một người ‘chống cộng’ thì những chữ đó bao gồm các điều xấu xa (chúng ta gọi đây là phần truyền cảm). Khi cụm từ đó được nghĩ chỉ là danh xưng của một chủ nghĩa như bao chủ nghĩa khác (chúng ta gọi đây là phần truyền tin). ‘Phần truyền tin’ không có vấn đề trong việc đối thoại, nhưng ‘Phần truyền cảm’ thì gây nhiều rắc rối vì, có thể, hai bên không hiểu như nhau về một từ ngữ.
Những từ ngữ để đối thoại được gợi lên trong tim óc người đối thoại những hình ảnh giống nhau hay, ít ra, biết và hiểu những tình cảm mà từ (hay ‘cụm từ’) ấy gợi lên trong tim óc của người mình đối thoại và tôn trọng những tình cảm đó.
Chúng ta đừng lộn ‘đối thoại’ với ‘sự thỏa hiệp’ vì ‘sự thỏa hiệp’ là mỗi bên nhượng bộ một phần cái lý của mình để những bên cùng có lợi. Còn được gọi là ‘sự mặc cả’ hay ‘sự thương lượng’.
2.- Đối thoại theo quan điểm của Giáo hội Công giáo.
Đối thoại là để đi đến một Sự thật có thể khác hơn là điều mình tưởng. Do đó, muốn có đối thoại, các người tham gia phải sẳn sàng để thay đổi cách nhìn hầu đi đến một Sự thật cao hơn. Ai không chấp nhận thay đổi, người ấy không thể nào đối thoại, mà chỉ dùng đối thoại như một chiến thuật để áp đặt ý kiến của mình. Tông huấn ‘Giáo hội tại Á châu’ (Ecclesia in Asia), nơi đoạn số 29, chúng ta có thể đọc: « Kể từ Công đồng (Vaticanô II), Giáo hội luôn tỏ ra rằng mình muốn theo đuổi mối tương quan đó trong tinh thần đối thoại. Tuy nhiên ước muốn đối thoại không phải đơn thuần là một chiến lược để chung sống hoà bình giữa các dân tộc, nó còn là một phần chủ yếu của sứ mạng Giáo hội, bởi vì nó bắt nguồn từ sự đối thoại cứu rỗi đầy yêu thương của Chúa Cha với nhân loại qua Chúa Con trong quyền năng Chúa Thánh Thần. »
Sự khó khăn là có những người nhất định ‘giữ vững lập trường’ và đối thoại với quyết tâm thay đổi người khác bằng mọi giá mà không hề nghĩ rằng mình cần thay đổi cái nhìn của mình.
Đối thoại không phải là chỉ là ‘nói’ nhưng còn nhiều hình thức khác như đối thoại bằng đời sống, bằng hành động, bằng chia sẽ kinh nghiệm và bằng trao đổi ngôn ngữ như Giáo hội đề nghị trong văn kiện Tòa Thánh ‘Đối Thoại và Rao Truyền’.
‘Đối thoại?’ là tựa đề một bài được ký tên Lykhách mà chúng tôi đã tìm thấy trên mạng ‘VietCatholic News’ ngày 03.08.2010 và xin mời chúng ta cùng đọc:
Đối thoại từ đâu?
Đối thoại bắt đầu từ nhìn nhận một Sự thật
Của hai đối tượng có hai lối nhìn tuy bất nhất
Chấp nhận cái được người - có thể cái mình mất
Hơn thua không cần - nhưng chân thật cùng nhau
Dĩ nhiên đối thoại không cần thiết phải đối đầu
Nhưng đối thoại cũng không khẩn cầu quanh co
Sự thật là gì - phải gọi chính danh của nó
Dù sự thật nghẹn ngào - sự thật chẳng thơm tho…
Khi nhân danh đối thoại nhưng sự thật bị ruồng bỏ
Nhân danh khôn ngoan: sự thật chỉ cần biết nhóm nhỏ
Nhân danh nhạy cảm: sự thật lộ liễu không nên nói rõ
Nhân danh đại diện: mặc cả lợi riêng trên bất công, đau khổ
Thì đối thoại chỉ thực sự là: một bên xin - một bên cho!
Một bên sợ - một bên nói cho có!
Để chia chác lợi quyền, nhân nghĩa diễn trò!
Đối thoại thành thật ý cần sáng tỏ
Đối thoại công bình không cần xin xỏ
Đối thoại khôn ngoan không cau có
Đối thoại ngay thẳng không bỏ nhỏ
Không bé xé to
Không to hóa nhỏ
Không không là có
Không có là không.
Chấp nhận đối thoại nghĩa chấp nhận bất đồng
Chấp nhận dị biệt nhưng nhất trí khai thông
Đối thoại là việc của lý trí tìm chân lý
Của trái tim hướng về thiện mỹ
Nên đối thoại tự có định luật bất di:
Trước khi đối thoại có giá trị:
Phải đối thoại trong lẽ công lý,
Khi công bình chưa được thực thi
Thì bác ái là mỹ từ vô giá trị
Như đồ tể cao rao lời từ bi!
Những ai có thể đứng ra đối thoại?
Kẻ biết lắng nghe - và dám lên tiếng nói
Chẳng sợ cường quyền - biết xót đau khổ con người
Đối thoại chân thành phải lắng nghe những kiếp đời thấp nhất
Để kẻ trên cao biết đâu là sự thật
Sự thật đất nước, con người:
Những sự thật đầy nước mắt mồ hôi
Những sự thật đọa đày thế côi đau khổ
Những sự thật bị chôn vùi cuồng nộ
Những sự thật bị uy quyền báng bổ
Những sự thật khốn cùng trăn trở
Những sự thật nguy cơ nô lệ
Những sự thật chờ đợi nín thở, thờ ơ…
Lương tâm thời đại dần hóa cằn khô
Tai mắt quen tham nhũng - nhìn chân tay hối lộ
Hóa trơ lì, mất khả năng xấu hổ
Hóa vô cảm, vô lương, vô hậu, vô tình
Dối trá được a-dua bởi im lặng đồng minh
Đối thoại cầm hơi kéo dài dã tâm thôn tính
Khi sự thật non sông cần phải được nói đến
Sự thật tình người lại càng chẳng thể quên
Đối thoại chăng? trước khổ đau anh em mà câm nín?
Đối thoại chăng? trước bất công khuyên anh em nhẫn nhịn
Đối thoại chăng? khi trên thì gian tham dưới thì xu nịnh
Đối thoại được chăng - hay lên tiếng biểu đồng tình?
Để thét giùm cho những miệng bị uy quyền bịt kín
Để nói giùm những kẻ có miệng nói lại làm thinh?
Hạ tắc loạn luôn bởi thượng bất chính
Dân tộc tối tăm vì sự thật chẳng dám cùng nhìn
Lòng người rã rời vì kẻ càng cao càng bất nhân toan tính
Tình người hụt hơi bởi đồng tiền lên ngôi bá chủ nhân sinh!
Sẽ ra sao nếu chúng ta tiếp tục nín thinh?
Loay hoay - đối thoại - đối đầu - hay tiếp tục câm nín?!
3. Hướng dẫn quý giá cho người Công giáo Việt-Nam.
Trong hai Huấn từ ngày 22.01.2002 và ngày 27.06.2009, khoảng cách thời gian gần 7 năm rưỡi, hai Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI đều nhắc đến ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’.
Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã viết: « Giáo hội Công giáo cũng được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm Hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam.
Giáo hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào. Bởi thế ‘cộng đồng chánh trị và Giáo hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình’. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau’. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy’, Giáo hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. »
Ngày 27.06.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với 29 Giám mục Việt-Nam: « Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, số 29). »
Thật đáng tiếc: gần 7 năm rưỡi đã trôi qua và chưa biết đến bao lâu, đảng Cộng sản vẫn từ chối ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ để phát triển toàn diện con người Việt-Nam và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Nhờ thế, và chỉ nhờ thế, toàn dân Việt-Nam mới có thể chống ngoại xâm.
Trong nhiệm vụ Giáo dục, các trường Công giáo, từ mẫu giáo đến đại học, đã đào tạo bao nhiêu chuyên viên các ngành cho Việt-Nam. Sau ngày 30.04.1975, các cơ sở giáo dục này bị ‘mượn’ và, đến nay, nhiều nơi đã biến thành những nơi ăn chơi, nhảy nhót hay nhà ngủ. Hậu quả tất yếu là bao nhiêu trẻ em phải bỏ học và nền Giáo dục đã đi đến chổ mà báo chí quốc doanh không ngừng lên tiếng báo động. Thậm chí, trong ý nghĩ của nhiều người, ‘giáo dục Việt nam’ đồng nghĩa với ‘giáo dục xuống cấp’.
Thời gian vẫn tiếp tục trôi qua… Ngày mai, Giáo sử Việt-Nam sẽ ghi những Sự thật nào cho Năm Thánh 2010 với chủ đề Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ ?
Chúng tôi nhớ lại: Nhật báo ‘La Croix’ (Thánh Giá), phát hành tại Pháp quốc ngày 23.01.2002, dưới tựa đề « Jean-Paul II encourage les évêques vietnamiens qu''il juge ‘exemplaires' » (Gioan-Phaolô II khích lệ các Giám mục Việt-Nam mà Ngài cho là ‘mẫu mực’), đặc phái viên thường trực đã nhắc lại cuộc thăm viếng ‘ad limina’ đầy đủ các Giám mục Việt-Nam tại Rôma. Ngày 03.07.2010, Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam, nhẹ nhàng khước từ trả lời phóng viên báo ‘La Croix’ khi nói: « Xin hiểu cho tôi, nếu tôi từ chối mọi cuộc phỏng vấn, là vì điều tốt cho Giáo hội. Trong mọi hoàn cảnh, mỗi lời nói có thể bị giải thích sai. » (xem báo ‘La Croix’ ngày 05.07.2010). Tại sao, ngày nay, người Việt Công giáo không còn có cùng một ‘phần truyền cảm’ về các từ ngữ ?
VII. TÓM TẮT.
1.- ‘Đức Thánh Cha khuyến khích giáo dân dấn thân chính trị’ là điều thật phù hợp với lời dạy của Công Đồng Vatican II khi các Nghị phụ quả quyết: « Tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân » (Ánh Sáng Muôn Dân, số 31).
Tuy nhiên, khi dấn thân chính trị, giáo dân cần lưu ý: Tính cách trần thế là ở giữa trần thế, sống với đời sống của trần thế và sống cho trần thế, nghĩa là không phải sống bị lôi cuốn theo các chiều hướng xấu của trần thế, trái lại, để cải hóa trần thế theo tinh thần của Chúa Kitô, như Ngài đã căn dặn: « Chúng con là muối đất… chúng con là ánh sáng của thế gian » (Mt 5: 16)
Để giúp giáo dân dấn thân chính trị, ngoài Tin Mừng Đức Kitô, Giáo hội còn có Học thuyết xã hội, luôn được cập nhật để thích hợp với mọi hoàn cảnh và thời gian.
Nhưng, Giáo hội không muốn các giáo sĩ dấn thân chính trị thể hiện qua những ấn định nơi điều 285 và điều 287 Giáo luật. Giáo hội tôn trọng tự do của các giáo sĩ muốn tham gia chính trường bằng chỉ yêu cầu các vị này ngưng thi hành thánh chức như trường hợp Linh mục Jean-Bertrand Aristide làm Tổng thống ở Haiti hay Đức cha Fernando Lugo làm Tổng thống ở Paraguay. Sự thật ở Việt-Nam là các linh mục quốc doanh, đại biểu Quốc hội hay nghị viên các Hội đồng nhân dân sẽ không bao giờ được sự tín nhiệm của cử tri vào các chức vụ này mà chỉ vì họ được lòng các đảng viên mà thôi. Đây là ‘làm chính trị đảng phái’ chính hiệu.
Một sự thật khác là đảng chỉ ‘xài’ các linh mục này trong Ủy ban đoàn kết công giáo khi chưa có Đức cha nào tham gia mà thôi. Điều đó cho thấy sự ảo vọng của những ai nghĩ đảng giúp người Công giáo hay mong các linh mục ‘yêu nước’ xây dựng Hội thánh trung thành với Đức Kitô và Đức Thánh Cha.
2.- Về danh xưng Công giáo.
Giáo dân dân dấn thân chính trị xã hội không cần xưng danh Công giáo hay phủ nhận mình là người Công giáo. Trong thí dụ nơi Chương III số 2, khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ, Chủ tịch Nguyễn văn Huyền đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt-Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một nghị sĩ luật sư khác, ông Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Trong tiến trình binh vực quyền người dân này, các nghị sĩ này đâu cần xưng danh Công giáo mà cử tri đều biết nhờ sự đồng lòng của các nghị sĩ Công giáo, bất phân đảng phái.
Đức Giám mục chính toà Giáo phận với tư cách là thầy dạy đạo lý, tác viên phụng tự và cai quản, có quyền tuyên bố với danh xưng Công giáo, tại Giáo phận mình.
Tuyên bố nhân danh Giáo hội Công giáo Việt-Nam là thẩm quyền của Đức Giám mục hay Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam hay Vị đại diện dự trù trong Qui chế Hội đồng Giám mục Việt-Nam.
Ước gì mỗi người Công giáo chúng ta nhận biết thế nào là ‘làm chính trị’ và thế nào là ‘không làm chính trị’ để góp phần xây dựng nền dân chủ cho xã hội Việt-Nam và giữ vững tình đoàn kết giữa các tín hữu Đức Kitô.