Tháng Mười Một này, Đức Phanxicô sẽ chính thức thăm Miến Điện. Cuộc viếng thăm khá bất ngờ này, một lần nữa, chứng tỏ ngài sẵn sàng đi bất cứ đâu để mang sứ điệp Tin Mừng đến, nhất là những khu ngoại vi, như Azerbaijan năm 2016, nơi chỉ có 570 người địa phương là Công Giáo, và nay Miến Điện, nơi người Công Giáo tuy đông hơn (450,000 người) nhưng vẫn là một thiểu số nhỏ nhoi: 1 phần trăm tổng số dân số cả nước, chưa bằng một nửa số dân Rohingya đang trở thành đề tài nóng bỏng của thời sự thế giới, khiến chính phủ của bà Aung San Suu Kyi lao đao.
Ngay từ lúc chuyến viếng thăm này chưa được Tòa Thánh chính thức xác nhận, báo chí đã cho rằng Đức Phanxicô sẽ gặp thách thức lớn tại Miến Điện vì nhiều lần, ngài từng lớn tiếng phản đối sự đối xử với người Rohingya, vốn được dư luận quốc tế coi là nhóm thiểu số bị bách hại hơn hết trên thế giới.
Thực vậy, một phúc trình của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Hai năm nay mô tả tình huống của họ gần như một cuộc diệt chủng. Họ chính thức bị xếp vào loại những “tên xâm phạm” đến từ Bengal, dù họ đã sống trên lãnh thổ này nhiều thế hệ. Theo các dữ kiện của Dự Án Arakan, một tổ chức nhân đạo chuyên bênh vưc quyền lợi của người Rohingya, thì từ năm 2010, khoảng 100,000 người của nhóm thiểu số này đã phải trốn khỏi Miến Điện bằng đường biển. Từ năm 2012, bạo động giữa người Phật giáo cực đoan và người Rohingya đã khiến hơn 200 người thiệt mạng và 140,000 người tản cư.
Trong bài giảng lễ tại Nhà Thánh Mácta ngày 19 tháng 5 năm 2015, Đức Phanxicô nói rằng “hôm nay, chúng ta nghĩ tới những người Rohingya khốn khổ của Miến Điện. Khi rời khỏi xứ sở để tránh các cuộc bách hại, họ không biết điều gì sẽ xẩy ra với họ. Và họ đã ở trên thuyền cả tháng nay… Họ tới một thị trấn kia, được cho nước uống và thực phẩm, nhưng người ta bảo họ “xéo đi!”… Và đó là việc đang diễn ra hôm nay”.
Hồi tháng 8 cùng năm, ngài nói: “Ta hãy nghĩ tới các anh em Rohingya: họ bị xua đuổi ra khỏi hết nước này đến nước nọ, và hết miền duyên hải này tới miền duyên hải nọ… Khi họ tới một hải cảng hay một bãi biển, họ nhận được nước uống và thực phẩm rồi bị đuổi ra biển trở lại. Đây là một cuộc tranh chấp chưa được giải quyết, và đó là chiến tranh, đó gọi là bạo lực, đó gọi là giết chóc”.
Tháng Hai vừa qua, Đức Phanxicô lớn tiếng tố cáo một lần nữa rằng người Rohingya “đã và đang chịu đau khổ, họ đang bị tra tấn và sát hại, chỉ vì họ duy trì đức tin Hồi Giáo”.
Có điều, cũng thời gian ấy, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục Yangon, người, năm 2015, mới được Đức Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y, và lúc nào cũng biểu lộ một lòng tôn kính với Đức Đương Kim Giáo Hoàng, đã có một giọng nói không hẳn đi theo cung điệu của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo bao nhiêu. Đức Hồng Y kêu gọi một cuộc điều tra “toàn diện và độc lập” các lời tố cáo chống lại chính phủ của Bà Suu Kyi. Ngài vẫn kỳ vọng nơi Bà:
“Thế giới nhìn Bà Aung San Suu Kyi bằng cùng một lăng kính mà họ đã nhìn Bà trong cuộc đấu tranh cho dân chủ. Nay Bà là thành phần của chính phủ, Bà là một nhà lãnh đạo chính trị. Dĩ nhiên bà nên lên tiếng”.
Tuy nhiên, theo ngài không nên “bêu xấu” nhà tranh đấu cho dân chủ, nếu không, lúc quân đội nắm quyền trở lại, thì chẳng còn giấc mơ dân chủ nào nữa. Ngài bảo: dù bà tri cảm không chính xác về tình huống ngừơi Rohingya, nhưng “sự liêm chính và dấn thân của Bà thì không thể hoài nghi được… Sự hy sinh suốt đời của Bà để phục sinh từ các đổ nát của chế độ quân phiệt kéo dài 60 năm là một thành tựu có tính lịch sử. Trong bàn tay liễu yếu đào tơ của Bà là giấc mơ của hàng triệu người dân Miến Điện”.
Mark Farmaner, giám đốc Chiến Dịch Miến Điện tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), một chiến dịch từng vận động thành công cho Bà Suu Kyi khỏi bị giam tại nhà, nhưng sau đó, không ngại chống lại các vi phạm nhân quyền của bà, cho rằng Đức Hồng Y Bo là tiếng nói cao cấp duy nhất tại Miến Điện tranh đấu cho quyền lợi của người Rohingya.
Vấn đề Miến Điện, vì thế, quả không đơn giản.
Tuy nhiên, Farmaner vẫn hy vọng Đức Phanxicô sẽ thuyết phục chính phủ Miến Điện chịu làm việc với ngài trong việc thi hành các chương trình nhằm cổ vũ lòng khoan dung tôn giáo, như Kế Hoạch Hành Động Rabat của Liên Hiệp Quốc về hận thù tôn giáo.
Kế hoạch công bố năm 2013 nói trên ngăn cấm việc cổ vũ lòng hận thù quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo có thể xúi bẩy người ta đến chỗ kỳ thị, thù nghịch hay dùng bạo lực. Kế hoạch này tìm cách cân bằng hóa quyền tự do phát biểu của quốc tế và các ngăn cấm chống lại việc xúi bẩy.
Được lòng bên nọ mất lòng bên kia
Dù thế nào, Đức Phanxicô cũng sẽ lên tiếng chống lại các vi phạm nhân quyền, trong đó, có việc chống người Rohingya. Nhưng làm như thế, chắc chắn chính phủ của Bà Suu Kyi sẽ không hài lòng. Điều này dường như không quan trọng bằng mất cảm tình của khối đa số vốn theo Phật Giáo của Miến Điện. Người ta e ngại khối người này sẽ biểu tình phản đối ngài.
Thực vậy, mấy ngày gần đây, các nhóm Phật Giáo duy quốc gia đã lên tiếng cảnh cáo Đức Giáo Hoàng đừng sử dụng chuyến viêng thăm để bênh vực người Rohingya, những người họ coi là di dân từ Bangladesh.
Quả tình, người Rohingya vốn bị người Phật Giáo Miến Điện coi là “bọn chúng”, chứ không hẳn là người Miến Điện. Ngay chuyện xin việc làm, họ cũng đang gặp khó khăn. Ashin Wirathu, lãnh tụ phong trào Phật Giáo duy quốc gia Ma Ba Tha cho hay: “Làm gì có nhóm sắc tộc Rohingya ở nước chúng tôi, nhưng ông giáo hoàng tin là họ nguyên thủy phát xuất từ đây. Điều ấy sai”.
Nội tình chính trị trong chính phủ Miến Điện càng làm cho tình huống trên thêm trầm trọng. Theo Farmaner, khi quân đội rút khỏi quyền kiểm soát Miến Điện một cách trực tiếp vào năm 2011, họ đã dùng một chính đảng thụ ủy (proxy) để điều hành chính phủ, dưới quyền điều khiển của một vị cựu tướng lãnh, Thein Sein, người trở thành Tổng Thống. Đứng trước viễn ảnh bầu cử tương lai và việc nổi tiếng của Bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà này, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), Thein Sein buộc phải dựa vào chủ nghĩa duy quốc gia Phật Giáo để ngầm phá sự ủng hộ dành cho Aung San Suu Kyi và xây dựng mạng lưới ủng hộ mình.
Ông để cho các người duy quốc gia tự do tổ chức, xúi giục và thực hiện các cuộc tấn công bạo lực vào người Hồi Giáo, sử dụng ngôn từ của họ, và thông qua các đạo luật do các người duy quốc gia Phật Giáo đề xuất. Họ ủng hộ đảng của ông trong cuộc bầu cử năm 2015, nhưng Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ vẫn đã thắng một cách “long trời lở đất”.
Tuy nhiên chính các lãnh tụ của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ cũng chiều theo những người duy quốc gia và một số còn chia sẻ các quan điểm duy quốc gia nữa. Bà Aung San Suu Kyi không đưa ra bất cứ ứng cử viên Hồi Giáo nào, không đề cử bất cứ bộ trưởng Hồi Giáo nào và giữ nguyên các luật lệ do người duy quốc gia soạn thảo, trong đó có các chính sách và đạo luật kỳ thị người Rohingya.
Các biến chuyển gần đây
Trong hơn tháng qua, tình cảnh người Rohingya trở nên tồi tệ hơn nhiều với nhà cửa bị đốt cháy, phụ nữ bị hiếp dâm, khiến hàng trăm ngàn người Rohingya phải trốn khỏi Miến Điện, chạy tới vùng biên giới với Bangladesh, sống bờ sống bụi, bất cứ chỗ nào có thể ngả lưng.
Quân đội Miến Điện, do chính phủ của Bà Suu Kyi phái tới, bị tố cáo là thi hành nhiều vụ sát hại tại vùng Rakkhine của người Rohingya, không cần thủ tục pháp lý, họ bắn bừa bãi vào thường dân, thậm chí cả bé thơ.
Các cơ quan nhân đạo quốc tế cũng như của Liên Hiệp Quốc liên tục gặp khó khăn lớn về an ninh trong việc giúp đỡ người Rohingya ở Miến Điện cũng như ở Bangladesh. Thậm chí cả Bà Aung San Suu Kyi có lúc cũng đã tỏ ra bất bình với các cố gắng quốc tế trợ giúp người Rohingya. Văn Phòng của bà từng lên tiếng tố cáo các nhân viên cứu trợ là giúp đỡ các tên khủng bố.
Và cũng chính vì vậy, các viên chức nhân quyền cao cấp nhất của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Miến Điện cho thi hành một điển hình “thanh trừng sắc tộc (ethnic cleansing) y như trong sách giáo khoa” đối với người Rohingya. Đó là nhận định của Ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.
Ngày 27 tháng 8, 2017, trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô cho rằng ngài theo dõi “các tin đau buồn liên quan tới các cuộc bách hại tôn giáo các anh chị em Rohingya của chúng ta” và ngài lên tiếng đòi phải tôn trọng đầy đủ các nhân quyền của họ.
Không phải chỉ có Miến Điện đối xử tàn tệ với người Rohingya mà cả Bangladesh cũng không coi họ ra gì, thậm chí không chịu thừa nhận tư cách tỵ nạn của họ nữa, dù họ cùng thuộc nòi Indo-Aryan. Một là họ bị giam giữ tại Bangladesh hai là bị tống xuất trở lại Miến Điện. Ấn Độ cũng thế. Sau khi thăm Miến Điện trở về, Thủ Tướng Narendra Modi đã lặp lại kế hoạch trục xuất 40,000 người tỵ nạn Rohingya.
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng khác cũng đang lên tiếng bênh vực người Rohingya và kêu gọi chính phủ của Bà Suu Kyi phải tôn trọng nhân quyền. Đức Dalai Lama, người cũng lãnh giải Nobel Hòa Bình như Bà Suu Kyi, tỏ ý lo ngại trước sự im lặng của Bà. Ngài thúc giục bà ra tay hành động vì người Rohingya. Ngài cũng khuyên người Phật Giáo Miến Điện nhớ đến Đức Phật, Đấng chắc chắn giúp người Rohingya khốn khổ, chứ đâu có đòi trục xuất họ khỏi Miến Điện như một số người Phật Giáo cực đoan Miến Điện.
Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, họp tại Kazakhstan, lên tiếng yêu cầu Miến Điện để một sứ bộ của Liên Hiệp Quốc tới điều tra sự kiện. Cho đến nay, Chính Phủ Miến Điện không chấp nhận đề nghị này.
Không hiểu rõ thực tế Miến Điện
Có nguồn tin cho rằng không phải chỉ chính phủ Miến Điện mà cả người Công Giáo Miến cũng không hỗ trợ các chỉ trích như trên. Đức Cha Raymond Sumlut Gam, giám mục Banmaw và là cựu chủ tịch của Caritas Miến, nói với Asia News rằng: “Chúng tôi sợ Đức Giáo Hoàng không có đủ thông tin chính xác và đang đưa ra các tuyên bố không phản ảnh thực tại. Quả quyết rằng người Rohingya đang bị ‘bách hại’ có thể tạo nên các căng thẳng nghiêm trọng tại Miến Điện”.
Còn Cha Mariano Soe Naing, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Miến Điện thì nói rằng: “Nếu phải đưa Đức Thánh Cha đi gặp những người đau khổ hơn cả trong chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ngài tới các trại tỵ nạn ở Kachin [chủ yếu là người Công Giáo], nơi nhiều nạn nhân của nội chiến phải tản cư tới. Còn về việc sử dụng hạn từ Rohingya, ý kiến của tôi là: để tỏ lòng kính trọng nhân dân và chính phủ Miến Điện, ta nên dùng kiểu nói được các định chế chấp nhận là ‘Người Hồi Giáo vùng Rakkhine’. Nếu Đức Giáo Hoàng cứ dùng kiểu nói ‘Rohingya, chúng tôi sợ cho an ninh của ngài”.
Cha không cho biết lý do tại sao không nên dùng hạn từ Rohingya. Nhưng họ không phải là những người duy nhất ở Miến Điện bị bách hại về tôn giáo. Cả người Kitô Giáo ở vùng Kachin và các nhóm người Trung Hoa cũng đang bị bách hại.
Thực ra, đợt khủng hoảng mới một phần do chính người Rohingya gây ra: tổ chức Arakan Rohingya Salvation Army của họ, ngày 25 tháng 8, 2017 đã tấn công một đồn cảnh sát, giết chết khoảng 15 viên chức chính phủ. Phản ứng dữ dội đã đổ lên đầu thường dân vô tội không riêng từ phía quân đội mà cả từ phía người Phật Giáo cực đoan.
Hiện tình thực sự ở Miến Điện
Chính vì bối cảnh phức tạp trên, Đức Hồng Y Bo, trong cuộc phỏng vấn của Tạp Chí Time, tỏ ý hy vọng rằng lời lẽ của Đức Phanxicô trong chuyến viếng thăm tới sẽ “đem lại hàn gắn, chứ không phải hận thù”. Điều quan trọng là tháo ngòi căng thẳng và tức giận trong vùng, và sử dụng thứ ngôn từ “không chọc tức” bên nào. Thí dụ, nên tránh các từ “diệt chủng” hay “thanh trừng sắc tộc”.
Riêng về Bà Suu Kyi, ngài cho rằng bà “ở trong một vị thế khá lúng túng về chính trị” vì quân đội vẫn kiểm soát phần lớn guồng máy chính phủ và hiện không có ý chí chính trị nào trong nước hỗ trợ số phận của người Rohingya.
Theo ngài, người Phật Giáo và chính phủ Miến có hai quan tâm chính: việc xuất hiện các nhóm nổi loạn xuyên quốc gia và thế quân bình dân số ở Tiểu Bang Rakhine.
Theo ngài, chính phủ lo sợ dân số Rakhine sẽ bùng nổ nếu người Rohingya được cấp quyền công dân. Trước cuộc khủng hoảng hiện nay, có 1 triệu người Rohingya tại tiểu bang này, nhưng còn hơn 1 triệu người Rohingya nữa ở bên ngoài Miến Điện (Ấn Độ và cả Bangladesh đều không cấp quyền công dân cho họ), số người này có thể tìm cách trở lại Miến.
Ngoài ra, còn quyền lợi hầm mỏ nữa. Những nhóm này muốn khai thác Rakhine mà vì thiếu các cơ chế “sự thật và hòa giải” trong lúc quốc gia chuyển tiếp sang dân chủ, nên nhiều người sẽ trở thành con dê thế tội.
Chính vì vậy phải thông cảm với Bà Suu Kyi. Ngài hy vọng nếu còn tiếp tục cai trị, Bà có thể từ từ đẩy quân đội qua bên lề. Và do đó, các khách qúy nên nhìn nhận các áp lực nội bộ khác nhau của Bà khi tới thăm Bà tại Miến Điện.
Đức Hồng Y Bo giải thích thêm về việc sử dụng ngôn từ ở Miến Điện: "Ở Miến Điện, cái tên hết sức quan trọng. Chính đất nước cũng chưa nhất định về cái tên của mình. Myanmar/Burma là tên quốc tế. Myanmar là tên của Hội Đồng Quân Sự. Các nhà tranh đấu dân chủ, trong đó có Aung San Suu Kyi, từ khước không chấp nhận tên này và tiếp tục dùng tên Burma cho tới năm 2010. Nhiều nước Tây Phương tiếp tục dùng tên Burma”.
Ngài cho hay chữ “Rohingya” cũng gây tranh luận như thế. Nó là hạn từ nặc mùi chính trị. Không dùng nó sẽ làm các nhóm ủng hộ người Rohingya nổi sùng. Dùng nó sẽ bị người Miến Điện, quân đội và chính phủ Miến lên án.
Trong một văn thư gửi hãng thông tấn Fides, Đức Hồng Y cho biết thêm: vấn đề người Rohingya rất tế nhị. Bất cứ nhận định nào của Đức Giáo Hoàng về người Rohingya cũng có thể gây phẫn nộ cho những người duy quốc gia: đối với họ người Rohingya không phải là người Miến mà là người Bengal, không có quyền sống trên đất nước Miến Điện.
Chính vì thế, theo Đức Hồng Y, để tránh gây căng thẳng, Đức Phanxicô “không nên dùng hạn từ Rohingya” nhưng nên nói tới các quyền nhân đạo của những người Hồi Giáo tại Rakhine đang đau khổ”.
Ngay từ lúc chuyến viếng thăm này chưa được Tòa Thánh chính thức xác nhận, báo chí đã cho rằng Đức Phanxicô sẽ gặp thách thức lớn tại Miến Điện vì nhiều lần, ngài từng lớn tiếng phản đối sự đối xử với người Rohingya, vốn được dư luận quốc tế coi là nhóm thiểu số bị bách hại hơn hết trên thế giới.
Thực vậy, một phúc trình của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Hai năm nay mô tả tình huống của họ gần như một cuộc diệt chủng. Họ chính thức bị xếp vào loại những “tên xâm phạm” đến từ Bengal, dù họ đã sống trên lãnh thổ này nhiều thế hệ. Theo các dữ kiện của Dự Án Arakan, một tổ chức nhân đạo chuyên bênh vưc quyền lợi của người Rohingya, thì từ năm 2010, khoảng 100,000 người của nhóm thiểu số này đã phải trốn khỏi Miến Điện bằng đường biển. Từ năm 2012, bạo động giữa người Phật giáo cực đoan và người Rohingya đã khiến hơn 200 người thiệt mạng và 140,000 người tản cư.
Trong bài giảng lễ tại Nhà Thánh Mácta ngày 19 tháng 5 năm 2015, Đức Phanxicô nói rằng “hôm nay, chúng ta nghĩ tới những người Rohingya khốn khổ của Miến Điện. Khi rời khỏi xứ sở để tránh các cuộc bách hại, họ không biết điều gì sẽ xẩy ra với họ. Và họ đã ở trên thuyền cả tháng nay… Họ tới một thị trấn kia, được cho nước uống và thực phẩm, nhưng người ta bảo họ “xéo đi!”… Và đó là việc đang diễn ra hôm nay”.
Hồi tháng 8 cùng năm, ngài nói: “Ta hãy nghĩ tới các anh em Rohingya: họ bị xua đuổi ra khỏi hết nước này đến nước nọ, và hết miền duyên hải này tới miền duyên hải nọ… Khi họ tới một hải cảng hay một bãi biển, họ nhận được nước uống và thực phẩm rồi bị đuổi ra biển trở lại. Đây là một cuộc tranh chấp chưa được giải quyết, và đó là chiến tranh, đó gọi là bạo lực, đó gọi là giết chóc”.
Tháng Hai vừa qua, Đức Phanxicô lớn tiếng tố cáo một lần nữa rằng người Rohingya “đã và đang chịu đau khổ, họ đang bị tra tấn và sát hại, chỉ vì họ duy trì đức tin Hồi Giáo”.
Có điều, cũng thời gian ấy, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục Yangon, người, năm 2015, mới được Đức Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y, và lúc nào cũng biểu lộ một lòng tôn kính với Đức Đương Kim Giáo Hoàng, đã có một giọng nói không hẳn đi theo cung điệu của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo bao nhiêu. Đức Hồng Y kêu gọi một cuộc điều tra “toàn diện và độc lập” các lời tố cáo chống lại chính phủ của Bà Suu Kyi. Ngài vẫn kỳ vọng nơi Bà:
“Thế giới nhìn Bà Aung San Suu Kyi bằng cùng một lăng kính mà họ đã nhìn Bà trong cuộc đấu tranh cho dân chủ. Nay Bà là thành phần của chính phủ, Bà là một nhà lãnh đạo chính trị. Dĩ nhiên bà nên lên tiếng”.
Tuy nhiên, theo ngài không nên “bêu xấu” nhà tranh đấu cho dân chủ, nếu không, lúc quân đội nắm quyền trở lại, thì chẳng còn giấc mơ dân chủ nào nữa. Ngài bảo: dù bà tri cảm không chính xác về tình huống ngừơi Rohingya, nhưng “sự liêm chính và dấn thân của Bà thì không thể hoài nghi được… Sự hy sinh suốt đời của Bà để phục sinh từ các đổ nát của chế độ quân phiệt kéo dài 60 năm là một thành tựu có tính lịch sử. Trong bàn tay liễu yếu đào tơ của Bà là giấc mơ của hàng triệu người dân Miến Điện”.
Mark Farmaner, giám đốc Chiến Dịch Miến Điện tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), một chiến dịch từng vận động thành công cho Bà Suu Kyi khỏi bị giam tại nhà, nhưng sau đó, không ngại chống lại các vi phạm nhân quyền của bà, cho rằng Đức Hồng Y Bo là tiếng nói cao cấp duy nhất tại Miến Điện tranh đấu cho quyền lợi của người Rohingya.
Vấn đề Miến Điện, vì thế, quả không đơn giản.
Tuy nhiên, Farmaner vẫn hy vọng Đức Phanxicô sẽ thuyết phục chính phủ Miến Điện chịu làm việc với ngài trong việc thi hành các chương trình nhằm cổ vũ lòng khoan dung tôn giáo, như Kế Hoạch Hành Động Rabat của Liên Hiệp Quốc về hận thù tôn giáo.
Kế hoạch công bố năm 2013 nói trên ngăn cấm việc cổ vũ lòng hận thù quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo có thể xúi bẩy người ta đến chỗ kỳ thị, thù nghịch hay dùng bạo lực. Kế hoạch này tìm cách cân bằng hóa quyền tự do phát biểu của quốc tế và các ngăn cấm chống lại việc xúi bẩy.
Được lòng bên nọ mất lòng bên kia
Dù thế nào, Đức Phanxicô cũng sẽ lên tiếng chống lại các vi phạm nhân quyền, trong đó, có việc chống người Rohingya. Nhưng làm như thế, chắc chắn chính phủ của Bà Suu Kyi sẽ không hài lòng. Điều này dường như không quan trọng bằng mất cảm tình của khối đa số vốn theo Phật Giáo của Miến Điện. Người ta e ngại khối người này sẽ biểu tình phản đối ngài.
Thực vậy, mấy ngày gần đây, các nhóm Phật Giáo duy quốc gia đã lên tiếng cảnh cáo Đức Giáo Hoàng đừng sử dụng chuyến viêng thăm để bênh vực người Rohingya, những người họ coi là di dân từ Bangladesh.
Quả tình, người Rohingya vốn bị người Phật Giáo Miến Điện coi là “bọn chúng”, chứ không hẳn là người Miến Điện. Ngay chuyện xin việc làm, họ cũng đang gặp khó khăn. Ashin Wirathu, lãnh tụ phong trào Phật Giáo duy quốc gia Ma Ba Tha cho hay: “Làm gì có nhóm sắc tộc Rohingya ở nước chúng tôi, nhưng ông giáo hoàng tin là họ nguyên thủy phát xuất từ đây. Điều ấy sai”.
Nội tình chính trị trong chính phủ Miến Điện càng làm cho tình huống trên thêm trầm trọng. Theo Farmaner, khi quân đội rút khỏi quyền kiểm soát Miến Điện một cách trực tiếp vào năm 2011, họ đã dùng một chính đảng thụ ủy (proxy) để điều hành chính phủ, dưới quyền điều khiển của một vị cựu tướng lãnh, Thein Sein, người trở thành Tổng Thống. Đứng trước viễn ảnh bầu cử tương lai và việc nổi tiếng của Bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà này, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), Thein Sein buộc phải dựa vào chủ nghĩa duy quốc gia Phật Giáo để ngầm phá sự ủng hộ dành cho Aung San Suu Kyi và xây dựng mạng lưới ủng hộ mình.
Ông để cho các người duy quốc gia tự do tổ chức, xúi giục và thực hiện các cuộc tấn công bạo lực vào người Hồi Giáo, sử dụng ngôn từ của họ, và thông qua các đạo luật do các người duy quốc gia Phật Giáo đề xuất. Họ ủng hộ đảng của ông trong cuộc bầu cử năm 2015, nhưng Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ vẫn đã thắng một cách “long trời lở đất”.
Tuy nhiên chính các lãnh tụ của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ cũng chiều theo những người duy quốc gia và một số còn chia sẻ các quan điểm duy quốc gia nữa. Bà Aung San Suu Kyi không đưa ra bất cứ ứng cử viên Hồi Giáo nào, không đề cử bất cứ bộ trưởng Hồi Giáo nào và giữ nguyên các luật lệ do người duy quốc gia soạn thảo, trong đó có các chính sách và đạo luật kỳ thị người Rohingya.
Các biến chuyển gần đây
Trong hơn tháng qua, tình cảnh người Rohingya trở nên tồi tệ hơn nhiều với nhà cửa bị đốt cháy, phụ nữ bị hiếp dâm, khiến hàng trăm ngàn người Rohingya phải trốn khỏi Miến Điện, chạy tới vùng biên giới với Bangladesh, sống bờ sống bụi, bất cứ chỗ nào có thể ngả lưng.
Quân đội Miến Điện, do chính phủ của Bà Suu Kyi phái tới, bị tố cáo là thi hành nhiều vụ sát hại tại vùng Rakkhine của người Rohingya, không cần thủ tục pháp lý, họ bắn bừa bãi vào thường dân, thậm chí cả bé thơ.
Các cơ quan nhân đạo quốc tế cũng như của Liên Hiệp Quốc liên tục gặp khó khăn lớn về an ninh trong việc giúp đỡ người Rohingya ở Miến Điện cũng như ở Bangladesh. Thậm chí cả Bà Aung San Suu Kyi có lúc cũng đã tỏ ra bất bình với các cố gắng quốc tế trợ giúp người Rohingya. Văn Phòng của bà từng lên tiếng tố cáo các nhân viên cứu trợ là giúp đỡ các tên khủng bố.
Và cũng chính vì vậy, các viên chức nhân quyền cao cấp nhất của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Miến Điện cho thi hành một điển hình “thanh trừng sắc tộc (ethnic cleansing) y như trong sách giáo khoa” đối với người Rohingya. Đó là nhận định của Ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.
Ngày 27 tháng 8, 2017, trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô cho rằng ngài theo dõi “các tin đau buồn liên quan tới các cuộc bách hại tôn giáo các anh chị em Rohingya của chúng ta” và ngài lên tiếng đòi phải tôn trọng đầy đủ các nhân quyền của họ.
Không phải chỉ có Miến Điện đối xử tàn tệ với người Rohingya mà cả Bangladesh cũng không coi họ ra gì, thậm chí không chịu thừa nhận tư cách tỵ nạn của họ nữa, dù họ cùng thuộc nòi Indo-Aryan. Một là họ bị giam giữ tại Bangladesh hai là bị tống xuất trở lại Miến Điện. Ấn Độ cũng thế. Sau khi thăm Miến Điện trở về, Thủ Tướng Narendra Modi đã lặp lại kế hoạch trục xuất 40,000 người tỵ nạn Rohingya.
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng khác cũng đang lên tiếng bênh vực người Rohingya và kêu gọi chính phủ của Bà Suu Kyi phải tôn trọng nhân quyền. Đức Dalai Lama, người cũng lãnh giải Nobel Hòa Bình như Bà Suu Kyi, tỏ ý lo ngại trước sự im lặng của Bà. Ngài thúc giục bà ra tay hành động vì người Rohingya. Ngài cũng khuyên người Phật Giáo Miến Điện nhớ đến Đức Phật, Đấng chắc chắn giúp người Rohingya khốn khổ, chứ đâu có đòi trục xuất họ khỏi Miến Điện như một số người Phật Giáo cực đoan Miến Điện.
Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, họp tại Kazakhstan, lên tiếng yêu cầu Miến Điện để một sứ bộ của Liên Hiệp Quốc tới điều tra sự kiện. Cho đến nay, Chính Phủ Miến Điện không chấp nhận đề nghị này.
Không hiểu rõ thực tế Miến Điện
Có nguồn tin cho rằng không phải chỉ chính phủ Miến Điện mà cả người Công Giáo Miến cũng không hỗ trợ các chỉ trích như trên. Đức Cha Raymond Sumlut Gam, giám mục Banmaw và là cựu chủ tịch của Caritas Miến, nói với Asia News rằng: “Chúng tôi sợ Đức Giáo Hoàng không có đủ thông tin chính xác và đang đưa ra các tuyên bố không phản ảnh thực tại. Quả quyết rằng người Rohingya đang bị ‘bách hại’ có thể tạo nên các căng thẳng nghiêm trọng tại Miến Điện”.
Còn Cha Mariano Soe Naing, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Miến Điện thì nói rằng: “Nếu phải đưa Đức Thánh Cha đi gặp những người đau khổ hơn cả trong chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ngài tới các trại tỵ nạn ở Kachin [chủ yếu là người Công Giáo], nơi nhiều nạn nhân của nội chiến phải tản cư tới. Còn về việc sử dụng hạn từ Rohingya, ý kiến của tôi là: để tỏ lòng kính trọng nhân dân và chính phủ Miến Điện, ta nên dùng kiểu nói được các định chế chấp nhận là ‘Người Hồi Giáo vùng Rakkhine’. Nếu Đức Giáo Hoàng cứ dùng kiểu nói ‘Rohingya, chúng tôi sợ cho an ninh của ngài”.
Cha không cho biết lý do tại sao không nên dùng hạn từ Rohingya. Nhưng họ không phải là những người duy nhất ở Miến Điện bị bách hại về tôn giáo. Cả người Kitô Giáo ở vùng Kachin và các nhóm người Trung Hoa cũng đang bị bách hại.
Thực ra, đợt khủng hoảng mới một phần do chính người Rohingya gây ra: tổ chức Arakan Rohingya Salvation Army của họ, ngày 25 tháng 8, 2017 đã tấn công một đồn cảnh sát, giết chết khoảng 15 viên chức chính phủ. Phản ứng dữ dội đã đổ lên đầu thường dân vô tội không riêng từ phía quân đội mà cả từ phía người Phật Giáo cực đoan.
Hiện tình thực sự ở Miến Điện
Chính vì bối cảnh phức tạp trên, Đức Hồng Y Bo, trong cuộc phỏng vấn của Tạp Chí Time, tỏ ý hy vọng rằng lời lẽ của Đức Phanxicô trong chuyến viếng thăm tới sẽ “đem lại hàn gắn, chứ không phải hận thù”. Điều quan trọng là tháo ngòi căng thẳng và tức giận trong vùng, và sử dụng thứ ngôn từ “không chọc tức” bên nào. Thí dụ, nên tránh các từ “diệt chủng” hay “thanh trừng sắc tộc”.
Riêng về Bà Suu Kyi, ngài cho rằng bà “ở trong một vị thế khá lúng túng về chính trị” vì quân đội vẫn kiểm soát phần lớn guồng máy chính phủ và hiện không có ý chí chính trị nào trong nước hỗ trợ số phận của người Rohingya.
Theo ngài, người Phật Giáo và chính phủ Miến có hai quan tâm chính: việc xuất hiện các nhóm nổi loạn xuyên quốc gia và thế quân bình dân số ở Tiểu Bang Rakhine.
Theo ngài, chính phủ lo sợ dân số Rakhine sẽ bùng nổ nếu người Rohingya được cấp quyền công dân. Trước cuộc khủng hoảng hiện nay, có 1 triệu người Rohingya tại tiểu bang này, nhưng còn hơn 1 triệu người Rohingya nữa ở bên ngoài Miến Điện (Ấn Độ và cả Bangladesh đều không cấp quyền công dân cho họ), số người này có thể tìm cách trở lại Miến.
Ngoài ra, còn quyền lợi hầm mỏ nữa. Những nhóm này muốn khai thác Rakhine mà vì thiếu các cơ chế “sự thật và hòa giải” trong lúc quốc gia chuyển tiếp sang dân chủ, nên nhiều người sẽ trở thành con dê thế tội.
Chính vì vậy phải thông cảm với Bà Suu Kyi. Ngài hy vọng nếu còn tiếp tục cai trị, Bà có thể từ từ đẩy quân đội qua bên lề. Và do đó, các khách qúy nên nhìn nhận các áp lực nội bộ khác nhau của Bà khi tới thăm Bà tại Miến Điện.
Đức Hồng Y Bo giải thích thêm về việc sử dụng ngôn từ ở Miến Điện: "Ở Miến Điện, cái tên hết sức quan trọng. Chính đất nước cũng chưa nhất định về cái tên của mình. Myanmar/Burma là tên quốc tế. Myanmar là tên của Hội Đồng Quân Sự. Các nhà tranh đấu dân chủ, trong đó có Aung San Suu Kyi, từ khước không chấp nhận tên này và tiếp tục dùng tên Burma cho tới năm 2010. Nhiều nước Tây Phương tiếp tục dùng tên Burma”.
Ngài cho hay chữ “Rohingya” cũng gây tranh luận như thế. Nó là hạn từ nặc mùi chính trị. Không dùng nó sẽ làm các nhóm ủng hộ người Rohingya nổi sùng. Dùng nó sẽ bị người Miến Điện, quân đội và chính phủ Miến lên án.
Trong một văn thư gửi hãng thông tấn Fides, Đức Hồng Y cho biết thêm: vấn đề người Rohingya rất tế nhị. Bất cứ nhận định nào của Đức Giáo Hoàng về người Rohingya cũng có thể gây phẫn nộ cho những người duy quốc gia: đối với họ người Rohingya không phải là người Miến mà là người Bengal, không có quyền sống trên đất nước Miến Điện.
Chính vì thế, theo Đức Hồng Y, để tránh gây căng thẳng, Đức Phanxicô “không nên dùng hạn từ Rohingya” nhưng nên nói tới các quyền nhân đạo của những người Hồi Giáo tại Rakhine đang đau khổ”.