CÔNG GIÁO KHÔNG THAM GIA CHÁNH TRỊ ? (2)
Trong chương trình phát thanh ngày 30.07.2010, Radio Vatican phiên dịch và truyền thanh nguyên văn thư của Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, gửi ngày 05.07.2010 cho hàng Giám mục và Linh mục tại Trung quốc (nhưng cũng đúng với căn tính các Linh mục Việt-Nam và thế giới). Trong thư, Đức Hồng y:
- nhiệt liệt khích lệ các vị tăng cường tình hiệp nhất với Đức Thánh Cha, với nhau và giữa các cộng đoàn Giáo hội. Nghĩa vụ này có hai chiều kích và bao gồm tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, là ‘Đá’ trên đó Chúa Giêsu đã muốn thiết lập Giáo hội của Ngài, và tình hiệp thông giữa các phần tử của Giáo hội;
- khẳng định rằng bách hại không phải là nguy hiểm lớn nhất đối với Giáo hội, nhưng chính là những gì gây ô nhiễm cho đức tin và đời sống Kitô. ‘Một trong hậu quả tiêu biểu do hoạt động của Ma Quỷ là sự chia rẽ trong cộng đoàn Giáo hội’;
- cảnh giác các Linh mục lo làm giàu và tìm công danh sự nghiệp, trái ngược với sứ vụ của Linh mục. Chúa đã ban cho chúng ta phẩm giá cao trọng là trở thành Alter Christus (Chúa Kitô thứ hai) và thành những thừa tác viên của Lời Chúa, Mình và Máu Thánh Chúa và Ơn Tha Thứ của Ngài.
Linh mục phải là một Người cho tha nhân tức là một người hoàn toàn tận tụy đối với các tín hữu trẻ cũng như già, được ủy thác cho mình săn sóc mục vụ, và tất cả những người mà Chúa Giêsu đã muốn đồng hóa với họ hoặc đã chứng tỏ lòng từ nhân đối với họ: nhất là những người tội lỗi và người nghèo, các bệnh nhân và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, các góa phụ, trẻ em và những con chiên chưa thuộc về đoàn chiên của Chúa (Xc Ga 10,16).
(Có thể đọc trọn bài tại: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=82435)
IV. MỘT GƯƠNG LINH MỤC VIỆT-NAM.
Nhân dịp ‘Năm Thánh Linh mục’, mạng lưới nhiều Giáo phận đã phổ biến ‘Chân dung Linh mục Việt-Nam: Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh’. Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges. Năm 1947 Cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng một Giáo hội Công giáo Việt-Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Ðịa Giáo phận đã bổ nhiệm Cha làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Cha Vinh, dù Pháp học nhưng có tinh thần yêu nước và độc lập. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigny. Trong Thánh lễ, tướng De Lattre đòi đặt ghế của ông trên cung thánh. Nhưng Cha Vinh cương quyết không chịu. Vị tướng đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Trịnh như Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII.
Năm 1954, Đức cha Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức cha Khuê bổ nhiệm Cha làm Cha Chính. Cha tổ chức lớp học giáo lý cho các giới tại Tòa Giám Mục với kết quả rất lớn, chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh. Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào Thánh Giá ở các lớp học. Cha không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.
Khi Đại học Y khoa Hà nội thiếu giáo sư, Đức cha cử Cha đến dạy La tinh. Một hôm, Thủ tướng Trung quốc Chu ân Lai, đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói: « Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại học quốc gia ư? ». Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời Cha dạy nữa.
Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt-Nam Đạo Công giáo tự do hành đạo, và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ Cha xứ, hai bên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, Cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính Cha leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt cho nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: ‘Tự do thế này!’. Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.
Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án: Cha Căn chịu án 12 tháng tù treo. Cha Chính Vinh chịu án 18 tháng tù giam với tội danh: ‘Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân’ (!). Sau phiên tòa, Cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái và ‘Cổng Trời’ dành cho các tù nhân tử tội.
Khi mới đến trại Yên Bái, Cha Vinh còn được ở chung với các tù nhân khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế Cha bị kỷ luật, bị biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, Cha lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: « Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy? ». Cha đáp: « Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình! ».
Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần, Cha Vinh nhận được gói bưu kiện do Cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi tới, Cha đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi Cha là ‘bố’. Trong tù, Cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, Cha lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, Cha đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó, có tiếng đồn Cha giỏi võ, mọi người phải nể vì.
Một cán bộ cao cấp ở Hà nội lên Cổng Trời gặp Cha và nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn thế Vịnh (Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà nội ngay bây giờ với tôi”. Cha khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”. Vì không khuất phục được Cha, nên bản án của Cha từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim biệt giam và án tử. Năm 1971, khi Cha từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức cha Khuê và Cha Cương quản lý Nhà Chung: « Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh! ».
Suốt đời mình, trong mọi tình huống Cha Chính Vinh làm trọn trách vụ Linh mục: rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Đức Tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo hội. Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một Linh mục Công giáo Việt-Nam, hậu thế kính tôn và ghi ân Cha.
‘Ủy ban Liên lạc Công giáo’ tiếp tay cộng sản đã làm Quê hương mất đi một nhân tài và Giáo hội mất đi một Alter Christus Việt-Nam xứng danh?
V. NHÓM LINH MỤC ‘YÊU NƯỚC’?
Tiếp nối ‘Ủy ban Liên lạc Công giáo’ nói trên, sau ngày 30.04.1975, các linh mục tự cho là ‘yêu nước’ này nhờ tay Chính quyền mới để áp lực Đức cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn và đe dọa các Linh mục khác. Các áp lực và đe dọa nầy đã được trả bằng lương bổng do người dân lao động đóng thuế thì làm sao nói là họ và các nam nữ tu sĩ khác có thể đồng hành với Dân tộc. Đức cố Tổng Giám mục Sài gòn là một vị Mục tử nhân lành, chỉ muốn sự an hòa nơi Dân tộc, trên thuận dưới hòa trong Tổng Giáo phận đã nhận lãnh bao nhiêu ép buộc đau đớn từ nhóm linh mục này. Gần đến khi được gọi về Nhà Cha, vị Tổng Giám mục khả ái nói vẫn còn sợ cộng sản, những linh mục quốc doanh vây quanh Ngài.
Tháng 11.1983, ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước’ được Đảng cho phép thành lập và là thành viên Mặt trận Tổ quốc. Các linh mục ‘quốc doanh’ bị nhiều người phê phán có phải yêu nước là độc quyền của mấy vị trong ủy ban nên nó lại được đổi tên là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt-Nam’ (UBĐKCGVN) từ tháng 10.1990 và được Chính phủ phê duyệt qua công văn 180/TG-CP ký ngày 22.05.1991… Từ đó, các linh mục này hết yêu nước.
Do tham gia UBĐKCGVN, linh mục Nguyễn văn Bính phải bị phạt treo chén. Linh mục Huỳnh công Minh, đại biểu Quốc hội, đến gặp Đức cha Philipphê Nguyễn kim Điền, Tổng Giám mục Huế để xin tha vạ cho linh mục Bính. Đức cha thẳng thắn trả lời rằng người muốn tha phạt cho linh mục Bính nhất là Tổng Giám mục Huế. Tuy nhiên, là linh mục, chắc linh mục Huỳnh công Minh dư biết rằng linh mục Bính không dốc lòng chừa thì làm sao và ai có thể tha được khi linh mục Bính lỗi luật của Hội Thánh. Giờ phút nào linh mục Bính không theo UBĐKCGVN nữa thì tức khắc được tha vạ ngay.
Sau đó, Đức cha Điền bị bắt đi làm việc tại sở công an Bình Trị Thiên, trong hai đợt, khoảng 120 ngày như thư Đức cha gởi cho Ban Việt ngữ hai đài Vatican và Veritas ngày 10.05.1985. Đức cha bị đầu độc ngày 06 và chấm dứt cuộc lữ thứ trần gian ngày 08.06.1988.
(Ngày nay, Linh mục Bính đã rời UBĐKCGVN và được Ðức cha Stêphanô Nguyễn như Thể tha phạt.)
Trong một bài phỏng vấn của báo Eglises d’Asie (Pháp quốc) số 95, tháng 09.1990, khi được hỏi: «Thưa Đức cha, có bao nhiêu Linh mục trong UBĐKCG? », Đức cha Nguyễn văn Bình đã trả lời: « Có lẽ có tất cả chừng 30 người. Nhưng thực tế, chỉ có 5 hay 6 người những người khác chẳng mấy quan tâm đến Ủy ban. Họ là những Linh mục làm việc trong các giáo xứ. Thỉnh thoảng họ tới dự một phiên họp thế thôi. »
Năm hay sáu người Đức cha nói đó là ai ? Trong lá thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo (hay mét) với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP. Hồ chí Minh về Phan khắc Từ và Trương bá Cần, Vương đình Bích viết: « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán, vì vấn đề tiền bạc), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công giáo Yêu nước tại Thành phố này… ». Khi trả lời báo ‘Sài Gòn giải phóng’ ngày 29.04.1995, Đức cha Nguyễn văn Bình đã đề nghị các linh mục, tu sĩ rút dần ra khỏi UBĐK vì ‘nòng cốt phải là giáo dân. Các linh mục, tu sĩ chỉ nên có mặt ở mức độ cần thiết’.
Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận (khi đó là Đức Tổng Giám mục phó Sàigòn, nhưng Nhà nước Việt-Nam không cho Người trở lại Quê hương, sau khi đến Rôma) đã trả lời phỏng vấn của ông Jacques Berset, Giám đốc Thông tấn xã Công giáo APIC (Thụy sĩ) ngày 20.10.1993 và báo ‘La Croix’ (Pháp) ngày 29.10.1993 về những tín hữu Công giáo cộng tác với Nhà nước cộng sản như sau (xin tóm tắc):
«Điều chắc chắn là Giáo hội Việt-Nam phải tiếp tục làm việc và sống. Từ bên ngoài, khó phán đoán những người Công giáo cộng tác với chính quyền, nhất là khi tất cả đều biến chuyển mau lẹ. Tôi không thể phán đoán vì tôi đã rời nước từ nhiều năm nay. Họ có những lý do của họ: một số người tự nguyện cộng tác, một số vì lòng ngay và tìm một phương thế để thích ứng với thực trạng, để tìm sự dễ dãi cho việc mục vụ, để tránh những hạch sách, trong khi những người khác hoàn toàn chỉ là người xu thời. Không nên lên án tất cả những người ấy. Đối với tôi, điều quan trọng là ý kiến của Tòa Thánh, và Tòa Thánh dạy phải tuân theo luật Chúa."
Đây là lời khuyên nhắc chân thành gởi đến mọi Giáo sĩ chứa chan công bằng, bao dung, che chở, phát xuất từ tấm lòng của một vị Mục tử nhân từ, thánh thiện. Qua lời của Đức cha, chúng ta thấy có ba hạng người đang nhân danh Công giáo để hợp tác với bạo quyền cộng sản: 1) những người tự nguyện theo chủ thuyết Mác-Lê, như đảng viên hay bị cộng sản gài vào thế chẳng đặng đừng phải chạy theo chúng; 2) Những người tạm thời chấp nhận thỏa hiệp để mong tìm sự dễ dãi cho những công việc mục vụ; 3) những thành phần xu thời, còn gọi là ‘cách mạng 30’.
‘Thành phần xu thời’ này, dưới sự chỉ huy của các linh mục ‘yêu nước’, muốn lập công đầu, đã có những hành vi vô lễ với Đức Khâm sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre, vị Đại diện Đức Thánh Cha tại Sài gòn, ngày 14.05.1975. Ngày nay, 35 năm sau, có người cho rằng đó là hành động của các giáo dân. Tại sao phải đợi đến khi Đức ông Vinh sơn Trần ngọc Thụ, Thư ký Đức Khâm sứ Tòa Thánh lúc đó, về Nhà Cha mới lên tiếng biện minh?
Chúng ta lưu ý: Ngày 11.03.1955, khi Ủy ban Liên lạc Công giáo khai mạc phiên họp tại Hà nội, Đức cha John Dooley, Khâm sứ Tòa Thánh đã gửi văn thư số 1024/89 cho các Đức cha Đại diện Tòa Thánh Địa phận ở Bắc Việt-Nam viết: « Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy, tôi có bổn phận cho các Đấng bậc trong Giáo hội hay rằng, những hoạt động này đều ở bên ngoài hệ thống của Giáo hội, không được phép của Đấng bản quyền ‘Các linh mục có trách nhiệm trong các hoạt động ấy ở trong hoàn cảnh không hợp lệ ». Sau đó, Đức Hồng y Fumasoni Biondi, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo gửi văn thư số 1810/55 ngày 07.05.1955 cho các Đức cha ở Việt-Nam: « Thánh bộ Truyền giáo không thể giấu anh em nỗi lo buồn tận đáy lòng khi hay tin các linh mục sai lầm vì lòng ngay hay vì theo học thuyết mới và sai lạc. Họ đã họp nhau một cách ‘vượt quyền các Đức cha’ trong một hội nghị, mang tên ‘hòa bình’. Do đó, họ đã tự đặt mình làm những cổ động viên và bảo vệ một phong trào đầy nguy hiểm cho sự hợp nhất của Giáo hội tại Đông dương. Thánh bộ nhắc nhở: Vậy nếu thiếu tinh thần kỷ luật, hay thiếu sót trong sự vâng lời các Đức cha thì mối dây hợp nhất sẽ căng ra và đứt. »
Trong văn thư đề ngày 20.05.1992 gửi Đức cha Nguyễn minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam, Đức Hồng y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết: « Một tổ chức vừa có tính chất công dân, vừa có tính chất chính trị có nguy cơ gây lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị ». Văn thư được gởi có đính kèm ‘Bản tuyên bố của Thánh bộ Giáo sĩ’ ngày 08.03.1982 liên quan tới hai điều khoản Giáo luật 278 §3 và 285 §3 cùng một bài quảng diễn Bản tuyên bố đó trên nhật báo Observatore Romano ngày 18.04.1982. Sau đó, trong lễ tấn phong Giám mục cho Ðức cha Cao Đình Thuyên tại Vinh ngày 19.11-1992, Đức cha Nguyễn minh Nhật đã trao đổi với các Giám mục và đề nghị các Giám mục chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức UBĐKCG trong Giáo phận mình.
Ngoài ra, còn có các linh mục đại biểu Quốc hội và thành viên các Uũy ban nhân dân thành phố, tỉnh, quận, huyện, v.v.. không phù hợp với những phẩm giá cao trọng Chúa đã ban cho Linh mục, những Alter Christus (Chúa Kitô thứ hai) như lời Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, nói trên.
Trong chương trình phát thanh ngày 30.07.2010, Radio Vatican phiên dịch và truyền thanh nguyên văn thư của Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, gửi ngày 05.07.2010 cho hàng Giám mục và Linh mục tại Trung quốc (nhưng cũng đúng với căn tính các Linh mục Việt-Nam và thế giới). Trong thư, Đức Hồng y:
- nhiệt liệt khích lệ các vị tăng cường tình hiệp nhất với Đức Thánh Cha, với nhau và giữa các cộng đoàn Giáo hội. Nghĩa vụ này có hai chiều kích và bao gồm tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, là ‘Đá’ trên đó Chúa Giêsu đã muốn thiết lập Giáo hội của Ngài, và tình hiệp thông giữa các phần tử của Giáo hội;
- khẳng định rằng bách hại không phải là nguy hiểm lớn nhất đối với Giáo hội, nhưng chính là những gì gây ô nhiễm cho đức tin và đời sống Kitô. ‘Một trong hậu quả tiêu biểu do hoạt động của Ma Quỷ là sự chia rẽ trong cộng đoàn Giáo hội’;
- cảnh giác các Linh mục lo làm giàu và tìm công danh sự nghiệp, trái ngược với sứ vụ của Linh mục. Chúa đã ban cho chúng ta phẩm giá cao trọng là trở thành Alter Christus (Chúa Kitô thứ hai) và thành những thừa tác viên của Lời Chúa, Mình và Máu Thánh Chúa và Ơn Tha Thứ của Ngài.
Linh mục phải là một Người cho tha nhân tức là một người hoàn toàn tận tụy đối với các tín hữu trẻ cũng như già, được ủy thác cho mình săn sóc mục vụ, và tất cả những người mà Chúa Giêsu đã muốn đồng hóa với họ hoặc đã chứng tỏ lòng từ nhân đối với họ: nhất là những người tội lỗi và người nghèo, các bệnh nhân và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, các góa phụ, trẻ em và những con chiên chưa thuộc về đoàn chiên của Chúa (Xc Ga 10,16).
(Có thể đọc trọn bài tại: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=82435)
IV. MỘT GƯƠNG LINH MỤC VIỆT-NAM.
Nhân dịp ‘Năm Thánh Linh mục’, mạng lưới nhiều Giáo phận đã phổ biến ‘Chân dung Linh mục Việt-Nam: Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh’. Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges. Năm 1947 Cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng một Giáo hội Công giáo Việt-Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Ðịa Giáo phận đã bổ nhiệm Cha làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Cha Vinh, dù Pháp học nhưng có tinh thần yêu nước và độc lập. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigny. Trong Thánh lễ, tướng De Lattre đòi đặt ghế của ông trên cung thánh. Nhưng Cha Vinh cương quyết không chịu. Vị tướng đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Trịnh như Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII.
Năm 1954, Đức cha Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức cha Khuê bổ nhiệm Cha làm Cha Chính. Cha tổ chức lớp học giáo lý cho các giới tại Tòa Giám Mục với kết quả rất lớn, chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh. Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào Thánh Giá ở các lớp học. Cha không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.
Khi Đại học Y khoa Hà nội thiếu giáo sư, Đức cha cử Cha đến dạy La tinh. Một hôm, Thủ tướng Trung quốc Chu ân Lai, đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói: « Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại học quốc gia ư? ». Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời Cha dạy nữa.
Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt-Nam Đạo Công giáo tự do hành đạo, và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ Cha xứ, hai bên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, Cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính Cha leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt cho nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: ‘Tự do thế này!’. Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.
Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án: Cha Căn chịu án 12 tháng tù treo. Cha Chính Vinh chịu án 18 tháng tù giam với tội danh: ‘Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân’ (!). Sau phiên tòa, Cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái và ‘Cổng Trời’ dành cho các tù nhân tử tội.
Khi mới đến trại Yên Bái, Cha Vinh còn được ở chung với các tù nhân khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế Cha bị kỷ luật, bị biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, Cha lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: « Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy? ». Cha đáp: « Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình! ».
Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần, Cha Vinh nhận được gói bưu kiện do Cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi tới, Cha đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi Cha là ‘bố’. Trong tù, Cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, Cha lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, Cha đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó, có tiếng đồn Cha giỏi võ, mọi người phải nể vì.
Một cán bộ cao cấp ở Hà nội lên Cổng Trời gặp Cha và nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn thế Vịnh (Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà nội ngay bây giờ với tôi”. Cha khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”. Vì không khuất phục được Cha, nên bản án của Cha từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim biệt giam và án tử. Năm 1971, khi Cha từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức cha Khuê và Cha Cương quản lý Nhà Chung: « Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh! ».
Suốt đời mình, trong mọi tình huống Cha Chính Vinh làm trọn trách vụ Linh mục: rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Đức Tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo hội. Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một Linh mục Công giáo Việt-Nam, hậu thế kính tôn và ghi ân Cha.
‘Ủy ban Liên lạc Công giáo’ tiếp tay cộng sản đã làm Quê hương mất đi một nhân tài và Giáo hội mất đi một Alter Christus Việt-Nam xứng danh?
V. NHÓM LINH MỤC ‘YÊU NƯỚC’?
Tiếp nối ‘Ủy ban Liên lạc Công giáo’ nói trên, sau ngày 30.04.1975, các linh mục tự cho là ‘yêu nước’ này nhờ tay Chính quyền mới để áp lực Đức cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn và đe dọa các Linh mục khác. Các áp lực và đe dọa nầy đã được trả bằng lương bổng do người dân lao động đóng thuế thì làm sao nói là họ và các nam nữ tu sĩ khác có thể đồng hành với Dân tộc. Đức cố Tổng Giám mục Sài gòn là một vị Mục tử nhân lành, chỉ muốn sự an hòa nơi Dân tộc, trên thuận dưới hòa trong Tổng Giáo phận đã nhận lãnh bao nhiêu ép buộc đau đớn từ nhóm linh mục này. Gần đến khi được gọi về Nhà Cha, vị Tổng Giám mục khả ái nói vẫn còn sợ cộng sản, những linh mục quốc doanh vây quanh Ngài.
Tháng 11.1983, ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước’ được Đảng cho phép thành lập và là thành viên Mặt trận Tổ quốc. Các linh mục ‘quốc doanh’ bị nhiều người phê phán có phải yêu nước là độc quyền của mấy vị trong ủy ban nên nó lại được đổi tên là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt-Nam’ (UBĐKCGVN) từ tháng 10.1990 và được Chính phủ phê duyệt qua công văn 180/TG-CP ký ngày 22.05.1991… Từ đó, các linh mục này hết yêu nước.
Do tham gia UBĐKCGVN, linh mục Nguyễn văn Bính phải bị phạt treo chén. Linh mục Huỳnh công Minh, đại biểu Quốc hội, đến gặp Đức cha Philipphê Nguyễn kim Điền, Tổng Giám mục Huế để xin tha vạ cho linh mục Bính. Đức cha thẳng thắn trả lời rằng người muốn tha phạt cho linh mục Bính nhất là Tổng Giám mục Huế. Tuy nhiên, là linh mục, chắc linh mục Huỳnh công Minh dư biết rằng linh mục Bính không dốc lòng chừa thì làm sao và ai có thể tha được khi linh mục Bính lỗi luật của Hội Thánh. Giờ phút nào linh mục Bính không theo UBĐKCGVN nữa thì tức khắc được tha vạ ngay.
Sau đó, Đức cha Điền bị bắt đi làm việc tại sở công an Bình Trị Thiên, trong hai đợt, khoảng 120 ngày như thư Đức cha gởi cho Ban Việt ngữ hai đài Vatican và Veritas ngày 10.05.1985. Đức cha bị đầu độc ngày 06 và chấm dứt cuộc lữ thứ trần gian ngày 08.06.1988.
(Ngày nay, Linh mục Bính đã rời UBĐKCGVN và được Ðức cha Stêphanô Nguyễn như Thể tha phạt.)
Trong một bài phỏng vấn của báo Eglises d’Asie (Pháp quốc) số 95, tháng 09.1990, khi được hỏi: «Thưa Đức cha, có bao nhiêu Linh mục trong UBĐKCG? », Đức cha Nguyễn văn Bình đã trả lời: « Có lẽ có tất cả chừng 30 người. Nhưng thực tế, chỉ có 5 hay 6 người những người khác chẳng mấy quan tâm đến Ủy ban. Họ là những Linh mục làm việc trong các giáo xứ. Thỉnh thoảng họ tới dự một phiên họp thế thôi. »
Năm hay sáu người Đức cha nói đó là ai ? Trong lá thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo (hay mét) với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP. Hồ chí Minh về Phan khắc Từ và Trương bá Cần, Vương đình Bích viết: « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán, vì vấn đề tiền bạc), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công giáo Yêu nước tại Thành phố này… ». Khi trả lời báo ‘Sài Gòn giải phóng’ ngày 29.04.1995, Đức cha Nguyễn văn Bình đã đề nghị các linh mục, tu sĩ rút dần ra khỏi UBĐK vì ‘nòng cốt phải là giáo dân. Các linh mục, tu sĩ chỉ nên có mặt ở mức độ cần thiết’.
Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận (khi đó là Đức Tổng Giám mục phó Sàigòn, nhưng Nhà nước Việt-Nam không cho Người trở lại Quê hương, sau khi đến Rôma) đã trả lời phỏng vấn của ông Jacques Berset, Giám đốc Thông tấn xã Công giáo APIC (Thụy sĩ) ngày 20.10.1993 và báo ‘La Croix’ (Pháp) ngày 29.10.1993 về những tín hữu Công giáo cộng tác với Nhà nước cộng sản như sau (xin tóm tắc):
«Điều chắc chắn là Giáo hội Việt-Nam phải tiếp tục làm việc và sống. Từ bên ngoài, khó phán đoán những người Công giáo cộng tác với chính quyền, nhất là khi tất cả đều biến chuyển mau lẹ. Tôi không thể phán đoán vì tôi đã rời nước từ nhiều năm nay. Họ có những lý do của họ: một số người tự nguyện cộng tác, một số vì lòng ngay và tìm một phương thế để thích ứng với thực trạng, để tìm sự dễ dãi cho việc mục vụ, để tránh những hạch sách, trong khi những người khác hoàn toàn chỉ là người xu thời. Không nên lên án tất cả những người ấy. Đối với tôi, điều quan trọng là ý kiến của Tòa Thánh, và Tòa Thánh dạy phải tuân theo luật Chúa."
Đây là lời khuyên nhắc chân thành gởi đến mọi Giáo sĩ chứa chan công bằng, bao dung, che chở, phát xuất từ tấm lòng của một vị Mục tử nhân từ, thánh thiện. Qua lời của Đức cha, chúng ta thấy có ba hạng người đang nhân danh Công giáo để hợp tác với bạo quyền cộng sản: 1) những người tự nguyện theo chủ thuyết Mác-Lê, như đảng viên hay bị cộng sản gài vào thế chẳng đặng đừng phải chạy theo chúng; 2) Những người tạm thời chấp nhận thỏa hiệp để mong tìm sự dễ dãi cho những công việc mục vụ; 3) những thành phần xu thời, còn gọi là ‘cách mạng 30’.
‘Thành phần xu thời’ này, dưới sự chỉ huy của các linh mục ‘yêu nước’, muốn lập công đầu, đã có những hành vi vô lễ với Đức Khâm sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre, vị Đại diện Đức Thánh Cha tại Sài gòn, ngày 14.05.1975. Ngày nay, 35 năm sau, có người cho rằng đó là hành động của các giáo dân. Tại sao phải đợi đến khi Đức ông Vinh sơn Trần ngọc Thụ, Thư ký Đức Khâm sứ Tòa Thánh lúc đó, về Nhà Cha mới lên tiếng biện minh?
Chúng ta lưu ý: Ngày 11.03.1955, khi Ủy ban Liên lạc Công giáo khai mạc phiên họp tại Hà nội, Đức cha John Dooley, Khâm sứ Tòa Thánh đã gửi văn thư số 1024/89 cho các Đức cha Đại diện Tòa Thánh Địa phận ở Bắc Việt-Nam viết: « Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy, tôi có bổn phận cho các Đấng bậc trong Giáo hội hay rằng, những hoạt động này đều ở bên ngoài hệ thống của Giáo hội, không được phép của Đấng bản quyền ‘Các linh mục có trách nhiệm trong các hoạt động ấy ở trong hoàn cảnh không hợp lệ ». Sau đó, Đức Hồng y Fumasoni Biondi, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo gửi văn thư số 1810/55 ngày 07.05.1955 cho các Đức cha ở Việt-Nam: « Thánh bộ Truyền giáo không thể giấu anh em nỗi lo buồn tận đáy lòng khi hay tin các linh mục sai lầm vì lòng ngay hay vì theo học thuyết mới và sai lạc. Họ đã họp nhau một cách ‘vượt quyền các Đức cha’ trong một hội nghị, mang tên ‘hòa bình’. Do đó, họ đã tự đặt mình làm những cổ động viên và bảo vệ một phong trào đầy nguy hiểm cho sự hợp nhất của Giáo hội tại Đông dương. Thánh bộ nhắc nhở: Vậy nếu thiếu tinh thần kỷ luật, hay thiếu sót trong sự vâng lời các Đức cha thì mối dây hợp nhất sẽ căng ra và đứt. »
Trong văn thư đề ngày 20.05.1992 gửi Đức cha Nguyễn minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam, Đức Hồng y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết: « Một tổ chức vừa có tính chất công dân, vừa có tính chất chính trị có nguy cơ gây lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị ». Văn thư được gởi có đính kèm ‘Bản tuyên bố của Thánh bộ Giáo sĩ’ ngày 08.03.1982 liên quan tới hai điều khoản Giáo luật 278 §3 và 285 §3 cùng một bài quảng diễn Bản tuyên bố đó trên nhật báo Observatore Romano ngày 18.04.1982. Sau đó, trong lễ tấn phong Giám mục cho Ðức cha Cao Đình Thuyên tại Vinh ngày 19.11-1992, Đức cha Nguyễn minh Nhật đã trao đổi với các Giám mục và đề nghị các Giám mục chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức UBĐKCG trong Giáo phận mình.
Ngoài ra, còn có các linh mục đại biểu Quốc hội và thành viên các Uũy ban nhân dân thành phố, tỉnh, quận, huyện, v.v.. không phù hợp với những phẩm giá cao trọng Chúa đã ban cho Linh mục, những Alter Christus (Chúa Kitô thứ hai) như lời Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, nói trên.