VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu Công Giáo dấn thân trong lãnh vực chính trị và chứng tỏ rằng đức tin giúp họ đọc các thực tại một cách mới mẻ và biến đổi chúng.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-5-2010 dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể lần thứ 24 của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân nhóm từ ngày 20 đến 22-5-2010 về chủ đề ”Chứng nhân của Chúa Kitô trong cộng đồng chính trị”.
ĐTC khẳng định rằng: ”Giáo Hội không có sứ mạng huấn luyện chuyên môn cho các nhà chính trị. Đã có nhiều tổ chức khác theo đuổi mục đích ấy. Sứ mạng của Giáo Hội là ”đưa ra một phán đoán luân lý cả về những điều liên quan tới lãnh vực chính trị, khi các quyền căn bản của con người và phần rỗi các linh hồn đòi hỏi.. và Giáo Hội chỉ sử dụng những phương thế phù hợp với Tin Mừng và thiện ích của mọi người, theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau” (GS 76).
ĐTC nhắc nhớ rằng: ”Giáo dân có nhiệm vụ chứng tỏ một cách cụ thể trong đời sống bản thân và gia đình, trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, rằng đức tin cho phép đọc các thực tại một cách mới mẻ và sâu xa đồng thời biến đổi chúng; niềm hy vọng Kitô mở rộng chân trời hạn hẹp của con người và phóng dội nó về chiều cao đích thực của con người, hướng về Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân cũng có nhiệm vụ cho thấy đức bác ái trong chân lý là sức mạnh hữu hiệu nhất có thể biến đổi thế giới, Tin Mừng là bảo đảm cho tự do và sứ điệp giải thoát.. Các tín hữu giáo dân có nhiệm vụ tham gia tích cực vào đời sống chính trị, phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh, chia sẻ những lý do có nền tảng vững chắc và các lý tưởng cao cả trong nền dân chủ và trong sự tìm kiếm đồng thuận sâu rộng với tất cả những người quan tâm bảo vệ sự sống và tự do, bảo vệ chân lý và thiện ích của gia đình, tình liên đới với người túng thiếu và sự tìm kiếm công ích” (SD 21-5-2010)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-5-2010 dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể lần thứ 24 của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân nhóm từ ngày 20 đến 22-5-2010 về chủ đề ”Chứng nhân của Chúa Kitô trong cộng đồng chính trị”.
ĐTC khẳng định rằng: ”Giáo Hội không có sứ mạng huấn luyện chuyên môn cho các nhà chính trị. Đã có nhiều tổ chức khác theo đuổi mục đích ấy. Sứ mạng của Giáo Hội là ”đưa ra một phán đoán luân lý cả về những điều liên quan tới lãnh vực chính trị, khi các quyền căn bản của con người và phần rỗi các linh hồn đòi hỏi.. và Giáo Hội chỉ sử dụng những phương thế phù hợp với Tin Mừng và thiện ích của mọi người, theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau” (GS 76).
ĐTC nhắc nhớ rằng: ”Giáo dân có nhiệm vụ chứng tỏ một cách cụ thể trong đời sống bản thân và gia đình, trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, rằng đức tin cho phép đọc các thực tại một cách mới mẻ và sâu xa đồng thời biến đổi chúng; niềm hy vọng Kitô mở rộng chân trời hạn hẹp của con người và phóng dội nó về chiều cao đích thực của con người, hướng về Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân cũng có nhiệm vụ cho thấy đức bác ái trong chân lý là sức mạnh hữu hiệu nhất có thể biến đổi thế giới, Tin Mừng là bảo đảm cho tự do và sứ điệp giải thoát.. Các tín hữu giáo dân có nhiệm vụ tham gia tích cực vào đời sống chính trị, phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh, chia sẻ những lý do có nền tảng vững chắc và các lý tưởng cao cả trong nền dân chủ và trong sự tìm kiếm đồng thuận sâu rộng với tất cả những người quan tâm bảo vệ sự sống và tự do, bảo vệ chân lý và thiện ích của gia đình, tình liên đới với người túng thiếu và sự tìm kiếm công ích” (SD 21-5-2010)