Làm thế nào để hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn theo Sự Thật?
"In order to have a 'good conscience,' a person must seek the truth and must make judgements in accordance with that same truth." Pope John Paul II
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong rất nhiều bài học nhắn nhủ để lại cho đời, có một câu mà tôi rất tâm đắc và luôn cố hướng lòng và trí của mình vào đúng nội dung của câu đó, và tôi cũng mong ước rằng, qua Bài Viết này, Quý vị độc giả sẽ có cùng chung một cảm nghiệm, và cùng một quyết tâm giống như tôi là luôn hướng lòng và trí của chúng ta vào Sự Thật: Sự Thật của Thiên Chúa, Sự Thật của Tin Mừng và Sự Thật của Giáo Hội, để qua tất cả mọi việc mà chúng ta làm, và những gì mà chúng ta nói, cũng như những gì mà chúng ta "lên lớp" dạy đời, hay "phán đoán" nhân loại, chúng ta đều dựa vào ánh sáng của Sự Thật, của Chân Lý trường cửu mà Thiên Chúa đã dạy bảo cho chúng ta.
"Để có được một 'lương tâm trong sáng,' thì người đó phải tìm kiếm Sự Thật, và phải đưa ra những lời xét đoán, chỉ trích hay phân xử đó, dựa trên cùng Sự Thật mà mình đã kiếm tìm được." Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Phải chăng câu nói đó không đáng để cho chúng ta quan tâm và vấn tự chính trí và lòng của chúng ta mãi sao? Có bao giờ chúng ta biết tìm kiếm về Sự Thật không? Hay là chúng ta chỉ muốn a dua, chỉ muốn bóp méo và xuyên tạc Sự Thật để vu khống và chụp mũ những người khác? Lương tâm của chúng ta rồi sẽ ra sao, khi chúng ta làm những hành động đó, vốn rất lỗi đạo với Thiên Chúa và với tha nhân của chúng ta? Làm thế nào để chúng ta có được một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn, trong sáng và gương mẫu?......
1. Tại Sao Lương Tâm Lại Quan Trọng Đến Như Vậy?
Trong cuộc sống, chúng ta luôn lúc nào cũng phải diện đối với rất nhiều tình huống vốn đòi hỏi sự phát xét của lương tâm chúng ta.
Những vấn đề như: Liệu tôi có nên điên cuồng a dua nhảy vào sự tấn công và lên án đó không? Liệu tôi có nên tham dự đám cưới của một người bà con, mà người ấy mà đám cưới đó không có phép của Giáo hội không? Liệu tôi có quá vội vã để lên án, mà không chịu tìm hiểu rõ sự thật, ngọn nguồn như thế nào không? Liệu chúng ta có nên chấm dứt việc chữa trị y tế cho người mẹ hay người cha sắp chết của chúng ta không? Liệu chúng ta có buộc phải báo cáo cho sếp của chúng ta biết về một người nhân viên nào đó đang ăn cắp giờ hay ăn cắp tiền của công ty không? vân vân....
Bị đặt trước những tình huống như vậy, theo lẽ thường, chúng ta sẽ phải phân xử hay hành động theo đúng với những gì mà lương tâm của chúng ta mách bảo cho. Thế nhưng, lương tâm là gì cơ chứ? Và làm thế nào để biết chắc được rằng: lương tâm đó đang hướng dẫn và đẩy đưa chúng ta đến hay hành động theo đúng lẽ phải? Có bao giờ nó bị sai lệch chăng?
Rất nhiều người xem hay nghĩ về lương tâm của họ, vốn đơn giản chỉ là những giá trị hay những ý kiến về một điều gì đó đúng hay sai, đôi lúc mang tính chủ quan và cá nhân mà không có ai có thể hay có quyền để sửa chữa nó được.
Tuy nhiên, đối với những người Công Giáo thì lại khác, người Công Giáo chân chính và đích thực, thì lại xem lương tâm không chỉ đơn thuần là ý kiến mà thôi. Mà đúng ra, họ xem lương tâm, như là những quyết định có tính quan trọng nhất, có liên quan đến tội và việc hành động đúng đắn. Vì sự quan trọng của lương tâm nên Giáo Hội luôn mãi răn bảo tất cả con cái của mình về việc phải năng "kiểm nghiệm hay vấn tự lương tâm" của mình trước khi đi đến Tòa Cáo Giải. Thì việc kiểm nghiệm và vấn tự lương tâm như vậy đòi hỏi chúng ta phải biết thành thật và trung thực với chính bản thân của chúng ta trước mặt Thiên Chúa.
Trong sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Chuch hay CCC), Giáo Hội dạy chúng ta phải biết kiểm nghiệm và vấn tự lương tâm của chúng ta "trong ánh sáng của Tin Mừng," đặc biệt là qua Mười Điều Răn và Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount) [CCC 1454].
Khi chúng ta tự suy xét lương tâm trước khi chúng ta xưng tội với vị Linh Mục, thì có nghĩa là chúng ta đưa ra những lời phán đoán hay xử phân về những hành động mà chúng ta đã làm, hay những gì mà chúng ta đã thiếu xót và thờ ơ bỏ qua, vốn đã xảy ra rồi cho đồng loại và tha nhân của chúng ta.
Nên nhớ rằng, lương tâm cũng có liên quan tới những phán đoán hay những suy xét về những gì mà chúng ta sẽ làm, hay không làm sắp tới nữa. Khi chúng ta qui hướng vào chính lương tâm của chúng ta, thì tận cõi thâm sâu của cung lòng, một nguồn sức mạnh sẽ phát ra để cho chúng ta có thể lắng nghe được tiếng nói của Thiên Chúa, và để áp dụng Luật Lệ của Ngài vào trong một tình huống hay một hoàn cảnh nhất định nào đó.
Một lương tâm được rèn luyện kỹ càng sẽ hướng chúng ta đến việc "hành động những điều gì là thiện hảo nhất, để tránh làm điều tội lỗi," quá bất công hay quá bất nhẫn với thiên hạ, vào đúng giây phút thích hợp nhất (CCC 1777).
"Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con sẽ tuân giữ lấy những điều răn của Thầy" (Gn 14:15) là vậy đó!
2. Có Phải Lương Tâm Của Chúng Ta Luôn Lúc Nào Cũng Đúng Không?
Trong Điều Khoản 3 của Sắc Lệnh về Sự Tự Do Tôn Giáo (Decree on Religious Liberty, 3), Giáo Hội Công Giáo giảng dạy cho chúng ta biết được rằng tất cả chúng ta được ràng buộc để lúc nào cũng biết lắng nghe và hành động đúng với lương tâm của chúng ta, thì có như thế chúng ta mới có thể đến được với Thiên Chúa, Đấng là cùng đích và là điểm đến "cuối cùng nhất" của chúng ta.
Trong ngày phán xét cuối cùng, Thiên Chúa sẽ phân xử chúng ta theo đúng với lương tâm của chúng ta (Mục 16 trong Tông Hiến Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại).
Dẫu vậy, lương tâm lại không phải là không thể sai lầm được. Hay nói cách khác, lương tâm không phải luôn lúc nào cũng đúng cả. Lương tâm có thể đưa ra "những phán đoán hết sức sai lầm và tội lỗi về những hành động sẽ được thực hiện hay đã gây ra rồi" (CCC 1790).
Hay nói một cách giản đơn hơn đó là: vì bản thân của chúng ta, trong tư cách là con người, không phải là toàn vẹn và hoàn hảo cả, do đó, lương tâm của chúng ta, cũng chịu cùng chung một phận số, nghĩa là không phải lúc nào cũng luôn toàn vẹn và trong sáng cả.
Những lý do vốn đẩy đưa lương tâm của chúng ta đến những phán quyết sai lầm về đồng loại, về Giáo Hội và về tha nhân của chúng ta là:
* Sự ngu dốt;
* Tội lỗi;
* Ham hố danh và lợi;
*Thiếu phán đoán hay phán đoán lệch lạc;
* Những ảnh hưởng xấu;
* Việc thiếu mất đi sự hoán cãi;
* Sự nô dịch hóa dẫn đến những đam mê, hay những ham muốn êm ái quá thể;
* Thiếu ý thức tức thời về đạo đức luân lý;
* Một "sự chối bỏ hay ngang nhiên coi thường về quyền bính và những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo" (CCC 1792);
* Sự ích kỷ, lòng ghen tỵ.
3. Thế Nếu Một Người Nào Đó Chẳng Biết Gì Tốt Hơn Cả Thì Sao?
Như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói và viết như sau:
"Câu hỏi của quan tổng trấn Philatô về 'đâu chính là sự thật?' phản ánh cho thấy một sự bối rối lo lắng của một người vốn chẳng còn biết mình là ai nữa, rằng mình sẽ đi đâu và về đâu. Vì lý do đó mà chúng ta ít khi nào chứng kiến được sự nhấn chìm một cách sợ hãi của con người vào trong những tình huống tự hủy diệt dần chính bản thân mình."
"Pilate's question, 'What is truth?' reflects the distressing perplexity of a man who often no longer know who he is, whence he comes and where he is going. Hence we not infrequently witness the fearful plunging of the human person into situations of gradual self-destruction" Pope John Paul II.
Thậm chí ngay cả khi lương tâm giúp đưa ra những hành động sai lầm vì sự ngu dốt, thì không có nghĩa là lương tâm đó đã mất đi phẩm giá của nó. Thiên Chúa có thể tha thứ cho một số người nào đó vì những lỗi lầm do chính lương tâm của họ gây ra, chủ yếu là vì sự ngu dốt hay sự dại dột của họ, vốn bắt rể quá sâu và không thể nào có thể khắc phục được bằng chính những nổ lực của riêng họ (như được đề cập trong Mục 62, về Sự Hào Quang của Sự Thật).
Tuy nhiên, Thiên Chúa - Đấng thấu suốt mọi bí ẩn và biết tất cả - sẽ phân xử một cách đích đáng đối với những ai vốn chủ động biết được Sự Thật, và cố tình bỏ lơ hay làm móp méo đi Sự Thật, hay lười biếng để học biết được Sự Thật, và cho phép chính lương tâm của họ bị dần dà mù mịt đi trước Sự Thật như là "kết quả của một thứ tội phạm quen thuộc hay thứ tội phạm theo bản năng" (như được đề cập trong Mục 16, về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại).
Nói tóm lại, dẫu rằng, Thiên Chúa sẽ phân xử chúng ta theo đúng với lương tâm của chúng ta, thế nhưng Ngài cũng nghiên cứu và quyết định xem là liệu chúng ta có biết tìm cách để học hỏi và rèn luyện cũng như uốn nắn lương tâm của chúng ta theo đúng với Sự Thật và lẽ công bằng của chính Ngài hay không.
4. Thế Làm Sao Mà Chúng Ta Hình Thành Nên Một Lương Tâm Đúng Đắn Cho Được?
Giáo Hội Công Giáo giảng dạy cho tất cả chúng ta biết được rằng việc giáo dục và rèn luyện một lương tâm Công Giáo đúng đắn là một "sứ vụ lâu dài" (CCC 1783-1784).
Sau đây là những bước đề nghị căn bản mà chúng ta nên lĩnh hội, học hỏi, rèn luyện, và uốn nắn để chúng ta có được một Lương Tâm Công Giáo đạo đức, trong sáng, ngay thẳng và thật thà như sau:
(a) Quyết Tâm Làm Những Gì Là Đúng Đắn Nhất (Resolve to Do What is Right):
Điều này trông có vẽ dễ dàng và đơn giản, thế nhưng nó không dễ dàng và đơn giản đến như vậy đâu. Vì bản tính hay suy ngã của chúng ta và vì hệ quả của tội nguyên tổ, chúng ta thường bị chiếm hữu bởi những sở thích của cá nhân. Chúng ta phải quyết tâm và dốc lòng mọi tâm và trí của chúng ta, để chúng ta luôn hành động theo đúng lẽ phải - dẫu có đớn đau, có mất mác, có tủi nhục, có bị người đời cười chê, bị thiên hạ phân rẽ - vì việc đó sẽ làm hài lòng Thiên Chúa, chứ không phải chúng ta hành động theo đúng với những gì làm cho chính bản thân của chúng ta cảm thấy thỏa mãn nhất.
Mất đi "cái tôi" bao giờ cũng đớn đau và oan nghiệt lắm, vì rằng "cái tôi" đó chính là cả "vũ trụ, biển cả, mênh mông," mà chúng ta rất tự hào để có được, hay nói cách khác, "cái tôi" đó mà chúng ta xem nó như là "cái rốn của vũ trụ," thế nhưng cũng chính "cái tôi" này sẽ đánh chết và dùi vập chúng ta vào tội lỗi lúc nào chúng ta không hề hay biết, để khi sau này diện đối với Thiên Chúa, chúng ta chẳng có hay còn gì là xứng đáng cả, để tấu trình cho Ngài.
Chỉ có lúc nào mà chúng ta quyết tâm và dốc lòng, dốc trí, để làm nên điều gì đó sao cho thật đúng và thật phải lẽ với đạo đức và luân lý, vốn đã được Thiên Chúa và Giáo Hội giảng dạy và tỏ bày, thì khi đó chúng ta mới có thể thật sự học biết được đâu mới chính là lẽ phải, và là Sự Thật.
(b) Tín Thác vào Thiên Chúa, vào Lề Luật của Ngài, và vào Giáo Hội của Ngài (Trust in God, His Law, and His Church):
Trong những tình huống phức tạp nhất của lương tâm, chúng ta vẫn thường bị cám dỗ để đưa ra lập luận rằng: chúng ta có thể tự đưa ra những quyết định cho chính bản thân của chúng ta về đâu là điều phải, và đâu là điều trái, và rằng chúng ta tự biết về chính bản thân của chúng ta một cách tốt đẹp hơn là Kinh Thánh hay Giáo Hội.
Thì suy cho cùng, kiểu lập luận trên đây chính là kiểu lập luận dựa vào sự ngu dốt của chúng ta, chứ không phải là sự thông thái của lương tâm chúng ta.
Bằng cách tuân phục vào những điều răn của Thiên Chúa, thì đó mới chính là cách để sống mà Chúa Giêsu, qua dòng thời gian và lịch sử, đã giảng dạy cho chúng ta: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" (Gn 15:15). Và trước khi Chúa Giêsu rời chúng ta để về cùng Chúa Cha, Ngài đã nhắn gửi lại cho chúng ta biết rằng "Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống, chính là cột trụ và điểm tựa của chân lý" (1 Tim 3:15), và Ngài mách bảo cho chúng ta biết rằng bằng việc lắng nghe những ai giảng dạy vì Danh Ngài, nghĩa là chúng ta biết lắng nghe Ngài (phỏng theo Lc 10:16).
Cùng với những dòng suy tưởng này, Công Đồng Chung Vaticăn II đã nhắn gửi với chúng ta rằng:
"Trong việc hình thành nên lương tâm, người tín hữu Kitô Giáo phải dành sự chú ý cẩn thận vào một số những giảng dạy có tính chất thiêng liêng của Giáo Hội. Vì Giáo Hội Công Giáo được hình thành nên là theo ý chỉ của Chúa Kitô, Người Thầy dạy về Sự Thật" (Mục 14, Sắc Lệnh về Quyền Tự Do Tôn Giáo).
"In forming their consciences the Christian faithful must give careful attention to the sacred and certain teaching of the Church. For the Catholic Church is by the will of Christ the Teacher of the Truth" (Decree on Religious Liberty, 14).
Những điều răn của Thiên Chúa và những giảng dạy của Giáo Hội không phải là những sự trừng phạt phiền hà, rắc rối, mà trái lại, chúng được đưa ra cho chúng ta là chính vì những lợi ích đích thực sau cùng và niềm hạnh phúc cùng đích bất diệt của chúng ta mãi mãi sau này. Thiên Chúa Đấng nói chuyện, chia sẽ và tâm sự với chúng ta trong tận đáy thẳm sâu của cung lòng và trí, tâm của lương tâm chúng ta, cũng chính là Thiên Chúa - Đấng đã nói cho chúng ta từ thời xa xưa, qua các Tông Đồ, qua dòng lịch sử và qua Thánh Kinh cũng như qua cả Giáo Hội hôm qua, hôm nay, và mãi mãi.
Chúng ta phải luôn bảo đảm và tâm quyết rằng chúng ta luôn luôn lúc nào cũng lắng nghe Ngài, chứ không phải là lắng nghe chính bản thân hay lương tâm cùng "cái tôi" ích kỷ và hạn hẹp của chúng ta.
(c) Nghiên Cứu/Học Hỏi về Luật Lệ Nguyên Thủy có Liên Quan đến Đạo Đức Luân Lý (Study the Sources of Moral Law):
Nếu sự ngu dốt chính là một thứ nguồn chính của một lương tâm tội lỗi, thì việc giáo dục về đạo đức luân lý luôn là điều tối cần nhất.
Chúng ta hẳn sẽ lớn mạnh lên trong tri thức, trong cách hành động, trong cách suy nghĩ và phán xét lẫn nhau, cũng như trong lời ăn, tiếng nói nếu như chúng ta biết cách tìm tòi và học hỏi về luật lệ có liên quan đến luân lý đạo đức của Thiên Chúa và Giáo Hội, qua việc nghiên cứu về Thánh Kinh, về các văn kiện của Giáo Hội, và về đời sống của các Thánh Nhân.
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng là một nguồn tài liệu nghiên cứu, học hỏi và tu luyện rất bổ ích, trong việc rèn luyện và uốn nắng lương tâm của chúng ta, đặc biệt là trong Phần 3 về "Đời Sống Trong Chúa Kitô" (Life in Christ).
Chúng ta cũng luôn cẩn thận chú ý một cách đặc biệt đến những giảng dạy của Đức Thánh Cha, của các vị Giám Mục - chủ chăn của chúng ta, đặc biệt là về những vấn đề có liên quan đến tính đạo đức luân lý ngày nay, qua những vấn đề cụ thể như: việc tôn trọng sự sống, tính chất thánh thiên của hôn nhân, và những bổn phận của chúng ta đối với những người nghèo, những người sa cơ bước lỡ, những người bị xã hội bỏ rơi, vân vân......
(d) Tìm Kiếm Lời Khuyên Từ Những Người Đạo Đức Gương Mẫu và Thông Thái (Seek the Advice of Good and Prudent People):
Điều này đặc biệt hết sức quan trọng khi phải diện đối với những suy xét có liên quan đến lương tâm. Chúng ta phải hết sức cẩn thận để tìm lời khuyên từ các bè bạn, từ giới giáo sĩ, hay các nam/nữ tu sĩ nào mà chúng ta biết được họ rất là thánh thiện, rất là đạo đức, rất là yêu mến Giáo Hội, và rất là thông minh sáng suốt trong ơn nghĩa của Thiên Chúa. Giáo Hội gọi mời chúng ta hãy đem những nổi ưu tư, lắng lo của chúng ta đến cho Thiên Chúa theo một cách hết sức đặc biệt là qua Bí Tích Hòa Giải.
Giáo Hội biết rằng cũng có "những tình huống vốn khi đi ra những quyết định mang tính luân lý đạo đức là vô cùng khó khăn và không mấy được đảm bảo" (CCC 1787). Cũng có những lúc mà phải cần đến rất nhiều những quyết định được đưa ra sao cho phù hợp với mặt đạo đức và luân lý, thế nhưng chúng ta "không bao giờ làm điều tội lỗi để từ đó phát sinh ra điều thiện hảo được" (CCC 1789).
Giáo Hội dạy rằng một số hành động vốn "tự bản chất của chúng là hết sức tội lỗi, xấu xa" và, do đó, không thể nào để có thể suy xét được, dẫu cho vì bất kỳ những ý định hay vào bất kỳ những hoàn cảnh nào đi chăng nữa (phỏng theo Mục 80-81 trong Sự Hào Quang của Sự Thật).
Một lương tâm trong sáng, đích thực, đúng đắn và đạo đức là một lương tâm không bao giờ bỏ qua hay tha thứ cho những hành động tày trời như việc phá thai, việc trợ tử, việc đồng tính luyến ái, hay việc quan hệ gian dâm một cách bất chính, bất chấp luân thường đạo lý.
Chúng ta phải biết khôn ngoan né tránh lời khuyên của những người nào trông có vẻ là hợp lý dễ nghe, thế nhưng, thực chất lại là những hành động dẫn đến tội lỗi, dẫn đến sự xúc phạm đến tha nhân, đến phẩm giả và lương tri của những người khác.
(e) Cầu Nguyện và Khẩn Cầu Ơn Hoán Cãi của Thiên Chúa Mãi Luôn (Pray and Ask for the Grace of Ongoing Conversion):
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã khuyên và khẩn thiết gọi kêu tất cả chúng ta hãy hình thành nên lương tâm Công Giáo đúng đắn, gương mẫu và đạo đức của chúng ta bằng "một sự hoán cãi liên tục vào những gì là Sự Thật và những gì là Sự Thiện Hảo" (Mục 64 trong Sự Hào Quang của Sự Thật).
Như Thánh Phaolô đã dạy cho chúng ta biết được rằng, chỉ có bằng chính sự hoán cải trong tâm, trí của chúng ta thì chúng ta mới có thể "nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo" (Rôma 12:2).
Sự hoán cãi về mặt tâm linh cũng như về mặt đạo đức luân lý cần phải đóng rễ sâu trong lời cầu nguyện, và qua các phép bí tích, đặc biệt là Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta càng khiêm tốn cầu nguyện trước Thiên Chúa nhiều bao nhiêu, thì chúng ta càng biết lắng nghe Ngài nhiều và tốt đẹp hơn bấy nhiêu khi Ngài nói vào trong tận đáy thẳm cùng sâu của con tim tội lỗi của chúng ta.
Chính vì thế, một lương tâm Công Giáo đúng đắn, chánh trực, gương mẫu và đạo đức chính là một lương tâm thật sự biết nhạy cảm với tiếng nói của Thiên Chúa, và bắt rễ sâu trong chính Lời của Ngài. Lương tâm đó sẽ giúp đưa ra những phán quyết phù hợp với luân lý, với luật lệ của Thiên Chúa, và "với một số những giảng dạy có tính chất thiêng liêng của Giáo Hội, vì Giáo Hội Công Giáo được hình thành nên là theo ý chỉ của Chúa Kitô, Người Thầy dạy về Sự Thật" (Mục 14, Sắc Lệnh về Quyền Tự Do Tôn Giáo).
Nếu chúng ta thành thật mong ước để sống trong đường lời thánh thiện để làm hài lòng Thiên Chúa, thì chúng ta phải khẩn cầu đến sự trợ giúp và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Người sẽ ngự mãi trong chúng ta và dẫn chúng ta đến với tất cả mọi Sự Thật mà thôi (phỏng theo Gn 14:16-17).
Suy cho cùng, một Lương Tâm Công Giáo do Chúa Thánh Thần hay do Thần Khí của Sự Thật hình thành nên phải là một thứ Lương Tâm rất ngay thẳng và đáng tin cậy.
Nguyện cho tất cả chúng ta, từ nay trở đi, tất cả đều có cùng chung một Lương Tâm Công Giáo trong sáng, thánh thiện, đạo đức và gương mẫu trong việc làm muối men và ánh sáng cho cuộc đời, nhất là cho việc xây dựng Giáo Hội ngày hôm nay và mãi mãi!
P.S. Các Nguồn Tài Liệu dùng để tham khảo và tiền đề cho Bài Viết:
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Ấn Bản Thứ Nhì, Các Số từ 1776-1802.
Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại, Các Số từ 13-17, Gaudium et Spes của ĐTC Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Bảng Tuyên Ngôn về Quyền Tự Do Tôn Giáo, Các Số từ 1-3 và 14, Dignitatis Humanae của Công Đồng Chung Vaticăn II.
Hào Quang của Sự Thật, Các Số từ 54-64, Veritatis Splendor của ĐTC Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Dẫn Nhập của Thần Học Tín Lý (Introduction to Moral Theology) của William E. May, xuất hiện trên báo Our Sunday Visitor vào năm 2003, từ các trang 57-65; 170-183; và 245-286.
"In order to have a 'good conscience,' a person must seek the truth and must make judgements in accordance with that same truth." Pope John Paul II
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong rất nhiều bài học nhắn nhủ để lại cho đời, có một câu mà tôi rất tâm đắc và luôn cố hướng lòng và trí của mình vào đúng nội dung của câu đó, và tôi cũng mong ước rằng, qua Bài Viết này, Quý vị độc giả sẽ có cùng chung một cảm nghiệm, và cùng một quyết tâm giống như tôi là luôn hướng lòng và trí của chúng ta vào Sự Thật: Sự Thật của Thiên Chúa, Sự Thật của Tin Mừng và Sự Thật của Giáo Hội, để qua tất cả mọi việc mà chúng ta làm, và những gì mà chúng ta nói, cũng như những gì mà chúng ta "lên lớp" dạy đời, hay "phán đoán" nhân loại, chúng ta đều dựa vào ánh sáng của Sự Thật, của Chân Lý trường cửu mà Thiên Chúa đã dạy bảo cho chúng ta.
"Để có được một 'lương tâm trong sáng,' thì người đó phải tìm kiếm Sự Thật, và phải đưa ra những lời xét đoán, chỉ trích hay phân xử đó, dựa trên cùng Sự Thật mà mình đã kiếm tìm được." Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Phải chăng câu nói đó không đáng để cho chúng ta quan tâm và vấn tự chính trí và lòng của chúng ta mãi sao? Có bao giờ chúng ta biết tìm kiếm về Sự Thật không? Hay là chúng ta chỉ muốn a dua, chỉ muốn bóp méo và xuyên tạc Sự Thật để vu khống và chụp mũ những người khác? Lương tâm của chúng ta rồi sẽ ra sao, khi chúng ta làm những hành động đó, vốn rất lỗi đạo với Thiên Chúa và với tha nhân của chúng ta? Làm thế nào để chúng ta có được một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn, trong sáng và gương mẫu?......
1. Tại Sao Lương Tâm Lại Quan Trọng Đến Như Vậy?
Hướng về Thập Giá để Suy Xét và Vấn Tự Lương Tâm |
Những vấn đề như: Liệu tôi có nên điên cuồng a dua nhảy vào sự tấn công và lên án đó không? Liệu tôi có nên tham dự đám cưới của một người bà con, mà người ấy mà đám cưới đó không có phép của Giáo hội không? Liệu tôi có quá vội vã để lên án, mà không chịu tìm hiểu rõ sự thật, ngọn nguồn như thế nào không? Liệu chúng ta có nên chấm dứt việc chữa trị y tế cho người mẹ hay người cha sắp chết của chúng ta không? Liệu chúng ta có buộc phải báo cáo cho sếp của chúng ta biết về một người nhân viên nào đó đang ăn cắp giờ hay ăn cắp tiền của công ty không? vân vân....
Bị đặt trước những tình huống như vậy, theo lẽ thường, chúng ta sẽ phải phân xử hay hành động theo đúng với những gì mà lương tâm của chúng ta mách bảo cho. Thế nhưng, lương tâm là gì cơ chứ? Và làm thế nào để biết chắc được rằng: lương tâm đó đang hướng dẫn và đẩy đưa chúng ta đến hay hành động theo đúng lẽ phải? Có bao giờ nó bị sai lệch chăng?
Rất nhiều người xem hay nghĩ về lương tâm của họ, vốn đơn giản chỉ là những giá trị hay những ý kiến về một điều gì đó đúng hay sai, đôi lúc mang tính chủ quan và cá nhân mà không có ai có thể hay có quyền để sửa chữa nó được.
Tuy nhiên, đối với những người Công Giáo thì lại khác, người Công Giáo chân chính và đích thực, thì lại xem lương tâm không chỉ đơn thuần là ý kiến mà thôi. Mà đúng ra, họ xem lương tâm, như là những quyết định có tính quan trọng nhất, có liên quan đến tội và việc hành động đúng đắn. Vì sự quan trọng của lương tâm nên Giáo Hội luôn mãi răn bảo tất cả con cái của mình về việc phải năng "kiểm nghiệm hay vấn tự lương tâm" của mình trước khi đi đến Tòa Cáo Giải. Thì việc kiểm nghiệm và vấn tự lương tâm như vậy đòi hỏi chúng ta phải biết thành thật và trung thực với chính bản thân của chúng ta trước mặt Thiên Chúa.
Trong sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Chuch hay CCC), Giáo Hội dạy chúng ta phải biết kiểm nghiệm và vấn tự lương tâm của chúng ta "trong ánh sáng của Tin Mừng," đặc biệt là qua Mười Điều Răn và Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount) [CCC 1454].
Khi chúng ta tự suy xét lương tâm trước khi chúng ta xưng tội với vị Linh Mục, thì có nghĩa là chúng ta đưa ra những lời phán đoán hay xử phân về những hành động mà chúng ta đã làm, hay những gì mà chúng ta đã thiếu xót và thờ ơ bỏ qua, vốn đã xảy ra rồi cho đồng loại và tha nhân của chúng ta.
Nên nhớ rằng, lương tâm cũng có liên quan tới những phán đoán hay những suy xét về những gì mà chúng ta sẽ làm, hay không làm sắp tới nữa. Khi chúng ta qui hướng vào chính lương tâm của chúng ta, thì tận cõi thâm sâu của cung lòng, một nguồn sức mạnh sẽ phát ra để cho chúng ta có thể lắng nghe được tiếng nói của Thiên Chúa, và để áp dụng Luật Lệ của Ngài vào trong một tình huống hay một hoàn cảnh nhất định nào đó.
Một lương tâm được rèn luyện kỹ càng sẽ hướng chúng ta đến việc "hành động những điều gì là thiện hảo nhất, để tránh làm điều tội lỗi," quá bất công hay quá bất nhẫn với thiên hạ, vào đúng giây phút thích hợp nhất (CCC 1777).
"Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con sẽ tuân giữ lấy những điều răn của Thầy" (Gn 14:15) là vậy đó!
2. Có Phải Lương Tâm Của Chúng Ta Luôn Lúc Nào Cũng Đúng Không?
Trong Điều Khoản 3 của Sắc Lệnh về Sự Tự Do Tôn Giáo (Decree on Religious Liberty, 3), Giáo Hội Công Giáo giảng dạy cho chúng ta biết được rằng tất cả chúng ta được ràng buộc để lúc nào cũng biết lắng nghe và hành động đúng với lương tâm của chúng ta, thì có như thế chúng ta mới có thể đến được với Thiên Chúa, Đấng là cùng đích và là điểm đến "cuối cùng nhất" của chúng ta.
Trong ngày phán xét cuối cùng, Thiên Chúa sẽ phân xử chúng ta theo đúng với lương tâm của chúng ta (Mục 16 trong Tông Hiến Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại).
Dẫu vậy, lương tâm lại không phải là không thể sai lầm được. Hay nói cách khác, lương tâm không phải luôn lúc nào cũng đúng cả. Lương tâm có thể đưa ra "những phán đoán hết sức sai lầm và tội lỗi về những hành động sẽ được thực hiện hay đã gây ra rồi" (CCC 1790).
Hay nói một cách giản đơn hơn đó là: vì bản thân của chúng ta, trong tư cách là con người, không phải là toàn vẹn và hoàn hảo cả, do đó, lương tâm của chúng ta, cũng chịu cùng chung một phận số, nghĩa là không phải lúc nào cũng luôn toàn vẹn và trong sáng cả.
Những lý do vốn đẩy đưa lương tâm của chúng ta đến những phán quyết sai lầm về đồng loại, về Giáo Hội và về tha nhân của chúng ta là:
* Sự ngu dốt;
* Tội lỗi;
* Ham hố danh và lợi;
*Thiếu phán đoán hay phán đoán lệch lạc;
* Những ảnh hưởng xấu;
* Việc thiếu mất đi sự hoán cãi;
* Sự nô dịch hóa dẫn đến những đam mê, hay những ham muốn êm ái quá thể;
* Thiếu ý thức tức thời về đạo đức luân lý;
* Một "sự chối bỏ hay ngang nhiên coi thường về quyền bính và những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo" (CCC 1792);
* Sự ích kỷ, lòng ghen tỵ.
3. Thế Nếu Một Người Nào Đó Chẳng Biết Gì Tốt Hơn Cả Thì Sao?
Như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói và viết như sau:
"Câu hỏi của quan tổng trấn Philatô về 'đâu chính là sự thật?' phản ánh cho thấy một sự bối rối lo lắng của một người vốn chẳng còn biết mình là ai nữa, rằng mình sẽ đi đâu và về đâu. Vì lý do đó mà chúng ta ít khi nào chứng kiến được sự nhấn chìm một cách sợ hãi của con người vào trong những tình huống tự hủy diệt dần chính bản thân mình."
"Pilate's question, 'What is truth?' reflects the distressing perplexity of a man who often no longer know who he is, whence he comes and where he is going. Hence we not infrequently witness the fearful plunging of the human person into situations of gradual self-destruction" Pope John Paul II.
Thậm chí ngay cả khi lương tâm giúp đưa ra những hành động sai lầm vì sự ngu dốt, thì không có nghĩa là lương tâm đó đã mất đi phẩm giá của nó. Thiên Chúa có thể tha thứ cho một số người nào đó vì những lỗi lầm do chính lương tâm của họ gây ra, chủ yếu là vì sự ngu dốt hay sự dại dột của họ, vốn bắt rể quá sâu và không thể nào có thể khắc phục được bằng chính những nổ lực của riêng họ (như được đề cập trong Mục 62, về Sự Hào Quang của Sự Thật).
Tuy nhiên, Thiên Chúa - Đấng thấu suốt mọi bí ẩn và biết tất cả - sẽ phân xử một cách đích đáng đối với những ai vốn chủ động biết được Sự Thật, và cố tình bỏ lơ hay làm móp méo đi Sự Thật, hay lười biếng để học biết được Sự Thật, và cho phép chính lương tâm của họ bị dần dà mù mịt đi trước Sự Thật như là "kết quả của một thứ tội phạm quen thuộc hay thứ tội phạm theo bản năng" (như được đề cập trong Mục 16, về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại).
Nói tóm lại, dẫu rằng, Thiên Chúa sẽ phân xử chúng ta theo đúng với lương tâm của chúng ta, thế nhưng Ngài cũng nghiên cứu và quyết định xem là liệu chúng ta có biết tìm cách để học hỏi và rèn luyện cũng như uốn nắn lương tâm của chúng ta theo đúng với Sự Thật và lẽ công bằng của chính Ngài hay không.
4. Thế Làm Sao Mà Chúng Ta Hình Thành Nên Một Lương Tâm Đúng Đắn Cho Được?
Bí Tích Hòa Giải - Cách Để Cho Lương Tâm Được Trong Sáng |
Sau đây là những bước đề nghị căn bản mà chúng ta nên lĩnh hội, học hỏi, rèn luyện, và uốn nắn để chúng ta có được một Lương Tâm Công Giáo đạo đức, trong sáng, ngay thẳng và thật thà như sau:
(a) Quyết Tâm Làm Những Gì Là Đúng Đắn Nhất (Resolve to Do What is Right):
Điều này trông có vẽ dễ dàng và đơn giản, thế nhưng nó không dễ dàng và đơn giản đến như vậy đâu. Vì bản tính hay suy ngã của chúng ta và vì hệ quả của tội nguyên tổ, chúng ta thường bị chiếm hữu bởi những sở thích của cá nhân. Chúng ta phải quyết tâm và dốc lòng mọi tâm và trí của chúng ta, để chúng ta luôn hành động theo đúng lẽ phải - dẫu có đớn đau, có mất mác, có tủi nhục, có bị người đời cười chê, bị thiên hạ phân rẽ - vì việc đó sẽ làm hài lòng Thiên Chúa, chứ không phải chúng ta hành động theo đúng với những gì làm cho chính bản thân của chúng ta cảm thấy thỏa mãn nhất.
Mất đi "cái tôi" bao giờ cũng đớn đau và oan nghiệt lắm, vì rằng "cái tôi" đó chính là cả "vũ trụ, biển cả, mênh mông," mà chúng ta rất tự hào để có được, hay nói cách khác, "cái tôi" đó mà chúng ta xem nó như là "cái rốn của vũ trụ," thế nhưng cũng chính "cái tôi" này sẽ đánh chết và dùi vập chúng ta vào tội lỗi lúc nào chúng ta không hề hay biết, để khi sau này diện đối với Thiên Chúa, chúng ta chẳng có hay còn gì là xứng đáng cả, để tấu trình cho Ngài.
Chỉ có lúc nào mà chúng ta quyết tâm và dốc lòng, dốc trí, để làm nên điều gì đó sao cho thật đúng và thật phải lẽ với đạo đức và luân lý, vốn đã được Thiên Chúa và Giáo Hội giảng dạy và tỏ bày, thì khi đó chúng ta mới có thể thật sự học biết được đâu mới chính là lẽ phải, và là Sự Thật.
(b) Tín Thác vào Thiên Chúa, vào Lề Luật của Ngài, và vào Giáo Hội của Ngài (Trust in God, His Law, and His Church):
Trong những tình huống phức tạp nhất của lương tâm, chúng ta vẫn thường bị cám dỗ để đưa ra lập luận rằng: chúng ta có thể tự đưa ra những quyết định cho chính bản thân của chúng ta về đâu là điều phải, và đâu là điều trái, và rằng chúng ta tự biết về chính bản thân của chúng ta một cách tốt đẹp hơn là Kinh Thánh hay Giáo Hội.
Thì suy cho cùng, kiểu lập luận trên đây chính là kiểu lập luận dựa vào sự ngu dốt của chúng ta, chứ không phải là sự thông thái của lương tâm chúng ta.
Bằng cách tuân phục vào những điều răn của Thiên Chúa, thì đó mới chính là cách để sống mà Chúa Giêsu, qua dòng thời gian và lịch sử, đã giảng dạy cho chúng ta: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" (Gn 15:15). Và trước khi Chúa Giêsu rời chúng ta để về cùng Chúa Cha, Ngài đã nhắn gửi lại cho chúng ta biết rằng "Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống, chính là cột trụ và điểm tựa của chân lý" (1 Tim 3:15), và Ngài mách bảo cho chúng ta biết rằng bằng việc lắng nghe những ai giảng dạy vì Danh Ngài, nghĩa là chúng ta biết lắng nghe Ngài (phỏng theo Lc 10:16).
Cùng với những dòng suy tưởng này, Công Đồng Chung Vaticăn II đã nhắn gửi với chúng ta rằng:
"Trong việc hình thành nên lương tâm, người tín hữu Kitô Giáo phải dành sự chú ý cẩn thận vào một số những giảng dạy có tính chất thiêng liêng của Giáo Hội. Vì Giáo Hội Công Giáo được hình thành nên là theo ý chỉ của Chúa Kitô, Người Thầy dạy về Sự Thật" (Mục 14, Sắc Lệnh về Quyền Tự Do Tôn Giáo).
"In forming their consciences the Christian faithful must give careful attention to the sacred and certain teaching of the Church. For the Catholic Church is by the will of Christ the Teacher of the Truth" (Decree on Religious Liberty, 14).
Những điều răn của Thiên Chúa và những giảng dạy của Giáo Hội không phải là những sự trừng phạt phiền hà, rắc rối, mà trái lại, chúng được đưa ra cho chúng ta là chính vì những lợi ích đích thực sau cùng và niềm hạnh phúc cùng đích bất diệt của chúng ta mãi mãi sau này. Thiên Chúa Đấng nói chuyện, chia sẽ và tâm sự với chúng ta trong tận đáy thẳm sâu của cung lòng và trí, tâm của lương tâm chúng ta, cũng chính là Thiên Chúa - Đấng đã nói cho chúng ta từ thời xa xưa, qua các Tông Đồ, qua dòng lịch sử và qua Thánh Kinh cũng như qua cả Giáo Hội hôm qua, hôm nay, và mãi mãi.
Chúng ta phải luôn bảo đảm và tâm quyết rằng chúng ta luôn luôn lúc nào cũng lắng nghe Ngài, chứ không phải là lắng nghe chính bản thân hay lương tâm cùng "cái tôi" ích kỷ và hạn hẹp của chúng ta.
(c) Nghiên Cứu/Học Hỏi về Luật Lệ Nguyên Thủy có Liên Quan đến Đạo Đức Luân Lý (Study the Sources of Moral Law):
Nếu sự ngu dốt chính là một thứ nguồn chính của một lương tâm tội lỗi, thì việc giáo dục về đạo đức luân lý luôn là điều tối cần nhất.
Chúng ta hẳn sẽ lớn mạnh lên trong tri thức, trong cách hành động, trong cách suy nghĩ và phán xét lẫn nhau, cũng như trong lời ăn, tiếng nói nếu như chúng ta biết cách tìm tòi và học hỏi về luật lệ có liên quan đến luân lý đạo đức của Thiên Chúa và Giáo Hội, qua việc nghiên cứu về Thánh Kinh, về các văn kiện của Giáo Hội, và về đời sống của các Thánh Nhân.
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng là một nguồn tài liệu nghiên cứu, học hỏi và tu luyện rất bổ ích, trong việc rèn luyện và uốn nắng lương tâm của chúng ta, đặc biệt là trong Phần 3 về "Đời Sống Trong Chúa Kitô" (Life in Christ).
Chúng ta cũng luôn cẩn thận chú ý một cách đặc biệt đến những giảng dạy của Đức Thánh Cha, của các vị Giám Mục - chủ chăn của chúng ta, đặc biệt là về những vấn đề có liên quan đến tính đạo đức luân lý ngày nay, qua những vấn đề cụ thể như: việc tôn trọng sự sống, tính chất thánh thiên của hôn nhân, và những bổn phận của chúng ta đối với những người nghèo, những người sa cơ bước lỡ, những người bị xã hội bỏ rơi, vân vân......
(d) Tìm Kiếm Lời Khuyên Từ Những Người Đạo Đức Gương Mẫu và Thông Thái (Seek the Advice of Good and Prudent People):
Điều này đặc biệt hết sức quan trọng khi phải diện đối với những suy xét có liên quan đến lương tâm. Chúng ta phải hết sức cẩn thận để tìm lời khuyên từ các bè bạn, từ giới giáo sĩ, hay các nam/nữ tu sĩ nào mà chúng ta biết được họ rất là thánh thiện, rất là đạo đức, rất là yêu mến Giáo Hội, và rất là thông minh sáng suốt trong ơn nghĩa của Thiên Chúa. Giáo Hội gọi mời chúng ta hãy đem những nổi ưu tư, lắng lo của chúng ta đến cho Thiên Chúa theo một cách hết sức đặc biệt là qua Bí Tích Hòa Giải.
Giáo Hội biết rằng cũng có "những tình huống vốn khi đi ra những quyết định mang tính luân lý đạo đức là vô cùng khó khăn và không mấy được đảm bảo" (CCC 1787). Cũng có những lúc mà phải cần đến rất nhiều những quyết định được đưa ra sao cho phù hợp với mặt đạo đức và luân lý, thế nhưng chúng ta "không bao giờ làm điều tội lỗi để từ đó phát sinh ra điều thiện hảo được" (CCC 1789).
Giáo Hội dạy rằng một số hành động vốn "tự bản chất của chúng là hết sức tội lỗi, xấu xa" và, do đó, không thể nào để có thể suy xét được, dẫu cho vì bất kỳ những ý định hay vào bất kỳ những hoàn cảnh nào đi chăng nữa (phỏng theo Mục 80-81 trong Sự Hào Quang của Sự Thật).
Một lương tâm trong sáng, đích thực, đúng đắn và đạo đức là một lương tâm không bao giờ bỏ qua hay tha thứ cho những hành động tày trời như việc phá thai, việc trợ tử, việc đồng tính luyến ái, hay việc quan hệ gian dâm một cách bất chính, bất chấp luân thường đạo lý.
Chúng ta phải biết khôn ngoan né tránh lời khuyên của những người nào trông có vẻ là hợp lý dễ nghe, thế nhưng, thực chất lại là những hành động dẫn đến tội lỗi, dẫn đến sự xúc phạm đến tha nhân, đến phẩm giả và lương tri của những người khác.
(e) Cầu Nguyện và Khẩn Cầu Ơn Hoán Cãi của Thiên Chúa Mãi Luôn (Pray and Ask for the Grace of Ongoing Conversion):
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã khuyên và khẩn thiết gọi kêu tất cả chúng ta hãy hình thành nên lương tâm Công Giáo đúng đắn, gương mẫu và đạo đức của chúng ta bằng "một sự hoán cãi liên tục vào những gì là Sự Thật và những gì là Sự Thiện Hảo" (Mục 64 trong Sự Hào Quang của Sự Thật).
Như Thánh Phaolô đã dạy cho chúng ta biết được rằng, chỉ có bằng chính sự hoán cải trong tâm, trí của chúng ta thì chúng ta mới có thể "nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo" (Rôma 12:2).
Sự hoán cãi về mặt tâm linh cũng như về mặt đạo đức luân lý cần phải đóng rễ sâu trong lời cầu nguyện, và qua các phép bí tích, đặc biệt là Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta càng khiêm tốn cầu nguyện trước Thiên Chúa nhiều bao nhiêu, thì chúng ta càng biết lắng nghe Ngài nhiều và tốt đẹp hơn bấy nhiêu khi Ngài nói vào trong tận đáy thẳm cùng sâu của con tim tội lỗi của chúng ta.
Chính vì thế, một lương tâm Công Giáo đúng đắn, chánh trực, gương mẫu và đạo đức chính là một lương tâm thật sự biết nhạy cảm với tiếng nói của Thiên Chúa, và bắt rễ sâu trong chính Lời của Ngài. Lương tâm đó sẽ giúp đưa ra những phán quyết phù hợp với luân lý, với luật lệ của Thiên Chúa, và "với một số những giảng dạy có tính chất thiêng liêng của Giáo Hội, vì Giáo Hội Công Giáo được hình thành nên là theo ý chỉ của Chúa Kitô, Người Thầy dạy về Sự Thật" (Mục 14, Sắc Lệnh về Quyền Tự Do Tôn Giáo).
Nếu chúng ta thành thật mong ước để sống trong đường lời thánh thiện để làm hài lòng Thiên Chúa, thì chúng ta phải khẩn cầu đến sự trợ giúp và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Người sẽ ngự mãi trong chúng ta và dẫn chúng ta đến với tất cả mọi Sự Thật mà thôi (phỏng theo Gn 14:16-17).
Suy cho cùng, một Lương Tâm Công Giáo do Chúa Thánh Thần hay do Thần Khí của Sự Thật hình thành nên phải là một thứ Lương Tâm rất ngay thẳng và đáng tin cậy.
Nguyện cho tất cả chúng ta, từ nay trở đi, tất cả đều có cùng chung một Lương Tâm Công Giáo trong sáng, thánh thiện, đạo đức và gương mẫu trong việc làm muối men và ánh sáng cho cuộc đời, nhất là cho việc xây dựng Giáo Hội ngày hôm nay và mãi mãi!
P.S. Các Nguồn Tài Liệu dùng để tham khảo và tiền đề cho Bài Viết:
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Ấn Bản Thứ Nhì, Các Số từ 1776-1802.
Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại, Các Số từ 13-17, Gaudium et Spes của ĐTC Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Bảng Tuyên Ngôn về Quyền Tự Do Tôn Giáo, Các Số từ 1-3 và 14, Dignitatis Humanae của Công Đồng Chung Vaticăn II.
Hào Quang của Sự Thật, Các Số từ 54-64, Veritatis Splendor của ĐTC Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Dẫn Nhập của Thần Học Tín Lý (Introduction to Moral Theology) của William E. May, xuất hiện trên báo Our Sunday Visitor vào năm 2003, từ các trang 57-65; 170-183; và 245-286.