TÌNH HÌNH CHÁNH TRỊ NƯỚC PHÁP
I.- NHỮNG CUỘC THĂM DÒ DƯ LUẬN.
Đầu tháng 03.2011, hai cuộc thăm dò dư luận (sondages) cho thấy ứng cử viên kiêm Chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia (Front national), bà Marine Le Pen, về đầu nếu cuộc Tuyển cử Tổng thống Pháp, vòng một, được tổ chức vào ngày Chúa nhật 06.03.2011:
A.- Cuộc thăm dò dư luận của viện Harris Interactive.
Viện Harris Interactive thực hiện cuộc thăm dò này cho báo ‘Le Parisien’ đăng tải trên số báo phát hành ngày 06.03.2011. Theo đó, bà Marine Le Pen về đầu với 23% tổng số những người được phỏng vấn trả lời có ý định bầu (intentions de vote) Tổng thống Pháp ở vòng một. Hai ứng cử viên đảng Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire) đương kiêm Tổng thống, ông Nicolas Sarkozy, và ứng cử viên dự tuyển đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) Martine Aubry đều thu được 23% tổng số ý định bầu.
Nếu biến cố ngày 21.04.2002 khi ứng cử viên Jean-Marie Le Pen (thân phụ của Marine) đạt được số phiếu cao hạng nhì, loại ứng cử viên Lionel Jospin (PS, đương kiêm Thủ tướng) và vào tranh vòng hai với đương kiêm Tổng thống Jacques Chirac được mệnh danh là ‘động đất’ (tremblement de terre), thì hiện tượng lần này phải gọi là ‘sóng thần’ (tsunami) vì Marine Le Pen về đầu.
Tuy nhiên, đây chỉ là một cuộc thăm dò dư luận qua internet, được thực hiện với một số mẫu (échantillon) chỉ có 1618 người gồm mọi thành phần nam nữ, từ 18 tuổi trở lên, nghề nghiệp, xã hội và địa dư, từ ngày 28.02 đến 03.03.2011. Ngày tuyển cử thật sự sẽ xảy ra vào hạ tuần tháng 04.2012 tương đương với một ‘cuộc thăm dò dư luận’ bằng phiếu bầu bởi nhiều triệu cử tri gồm mọi thành phần như trên.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận này, các ứng cử viên khác về tiếp sau đó là ông Franẫois Bayrou (MoDem, trung hữu, 8%), ông Dominique Villepin (UMP) và bà Eve Joly (đảng Xanh) được 7%, ông Olivier Besancenot (Nouveau Parti Anti-capitalisme, đảng mới chôùng tư bản) và ông Jean-Luc Mélenchon (Parti de gauche) chỉ nhận được 5%. Một điểm đáng lưu ý đặc biệt là đảng Cộng sản không còn ‘tài’ (theo cả hai nghĩa: tài năng lẫn tiền tài) buộc phải chấm dứt ‘chạy đua’ bầu Tổng thống. [Bởi vậy, tại Việt Nam, người cộng sản đang tìm cách tổ chức bầu cử không dân chủ để các đại biểu Quốc hội chỉ 10–20% không là đảng viên cộng sản. Trong đó, có vài ba ‘linh mục’ được vào Quốc hội để ‘ngậm miệng ăn tiền dân đóng thuế’ thì còn giảng gì về Công bình cho ai nghe.]
Nếu bà Marine Le Pen đắc cử Tổng thống (xác xuất cực nhỏ), nước Pháp sẽ rời khu vực Euro.
B.- Cuộc thăm dò dư luận của viện CSA (Conseils-Sondages-Analyses).
Cuộc thăm dò dư luận của viện CSA được phổ biến trên báo ‘La Dépêhe du Midi’ ngày 12.03.2011, với ông Dominique Strauss-Kahn (chưa tuyên bố ứng cử vì đang giữ chức Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế) là ứng cử viên đảng Xã hội. Kết quả cuộc thăm dò cho thấy ông Dominique Strauss-Kahn thâu được 30% tổng số ý định bầu và bỏ xa bà Marine Le Pen 21% và đương kiêm Tổng thống Nicolas Sarkozy chỉ được 19%, bị loại ngay ở vòng một và nước Pháp sẽ có một ‘ngày 21 tháng tư lật ngược’ (lật ngược vì, ngày 21.04.2002 ông Jean-Marie Le Pen được vào vòng nhì, loại ứng cử viên PS khỏi vòng hai. Lần này, ứng cử viên hữu phái UMP bị loại).
Trong trường hợp, đảng Xã hội được đại diện bởi bà Martine Aubry như ứng cử viên Tổng thống thì bà sẽ bị loại vì chỉ thu được 22% số phiếu hợp lệ. Chính ông Nicolas Sarkozy về nhất với bách phân 24%, trước bà Marine Le Pen thu được 23% số phiếu hợp lệ.
Nếu đảng Xã hội đưa bà Ségolène Royal (năm 2007, đã vào vòng nhì) ứng cử Tổng thống, ông Nicolas Sarkozy vẫn về đầu với 24% tổng số ý định bầu, trước bà Marine Le Pen 22% và ứng cử viên đảng xã hội chỉ thu được 19% ý định bầu từ những người trả lời phỏng vấn.
Cuối cùng, nếu đảng Xã hội ‘xiết chặt hàng ngũ’ sau ông François Hollande như ứng cử viên Tổng thống của mình, ông Nicolas Sarkozy cũng về đầu với 24% ý định bầu của những người trả lời phỏng vấn. Bà Marine Le Pen với 22% và bước vào vòng hai. Ông François Hollande chỉ đạt được 18% và bị loại.
Cuộc thăm dò dư luận của viện CSA được thực hiện bằng điện thoại trong hai ngày 9 và 10.03.2011 với số mẫu toàn quốc với 1.003 người đã ghi tên trên danh sách cử tri gồm mọi thành phần nam nữ, nghề nghiệp và xã hội.
Ghi chú: Các cuộc thăm dò dư luận thực hiện tại Pháp không cho biết mực độ sai lạc.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những dự đoán cho cuộc tuyển cử Tổng thống nước Pháp chỉ được tổ chức vào mùa Xuân năm 2012. Chúng ta không thể để một cuộc bầu cử nầy che khuất một cuộc bầu cử khác.
Chúa nhật ngày 20.03.2011, khoảng phân nửa cử tri người Pháp được tham gia đầu phiếu bầu: nghị viên Tỉnh (conseiller général và conseillers généraux, số nhiều).
II. TUYỂN CỬ HỘI ĐỒNG TỈNH.
Nước Pháp được chia thành 101 départements (tạm dịch là ‘Tỉnh’) từ ngày 01.01.2011, gồm 95 départements métropolitaines (chính quốc) và 5 départements d’outre-mer (hải ngoại: Guadeloupe, Martinique, Guyane, La Réunion và Mayotte (từ năm 2011).
Các Tỉnh được chia thành nhiều đơn vị bầu cử, gọi là Tổng (Canton) và mỗi Tổng cử và gởi một nghị viên Tỉnh (conseiller général) để họp thành Hội đồng Tỉnh (Conseil général).
A. Ngày bầu cử.
Vòng một được tổ chức vào ngày Chúa nhật 20.03.2011 và, nếu cần, vòng hai vào ngày Chúa nhật 27.03.2011.
B. Thể thức bầu cử.
Nghị viên Tỉnh từng Tổng được bầu theo thể thức đầu phiếu đơn danh đa số, phổ thông, trực tiếp, kín và hai vòng.
Vòng 1.
Để được tuyên bố đắc cử ở vòng một, ứng cử viên phải đạt được:
- ít nhất đa số tuyệt đối số phiếu bầu hợp lệ (50% phiếu bầu cộng một),
- và số phiếu đạt được phải bằng ít nhất 25% số cử tri ghi danh.
Vòng 2.
Để được tham dự vòng hai, ứng cử viên phải đạt được, ở vòng một, số phiếu bầu bằng ít nhất 10% số cử tri ghi danh. Tuy nhiên, nếu chỉ có một ứng cử viên hội đủ điều kiện này, thì ứng cử viên có số phiếu cao thứ nhì được tham dự vòng hai. Ứng cử viên đạt được số phiếu nhiều nhất (đa số tương đối) sẽ được tuyên bố đắc cử.
C. Nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ của nghị viên Tỉnh, cho đến nay, là 6 năm. Cứ mỗi 3 năm, phân nửa số nghị viên của Hội đồng Tỉnh được bầu lại.
Sau khi bầu cử vòng hai ngày 27.03.2011, tại mỗi Hội đồng Tỉnh gồm có:
- những nghị viên Tỉnh đã đắc cử năm 2008 có nhiệm kỳ 6 năm;
- những nghị viên Tỉnh vừa đắc cử năm 2011 có nhiệm kỳ 3 năm
vì, kể từ năm 2014, chức vụ ‘nghị viên Tỉnh’ sẽ bị bãi bỏ và được thay thế bằng các nghị viên lãnh thổ (conseillers territoriaux), chiếu theo Luật số 2010-1563 ngày 16.12.2010.
Trong cuộc tuyển cử ngày 20.03.2011, khoảng 12.300 ứng cử viên đủ các màu sắc chính trị và độc lập sẽ tranh 2023 ghế nghị viên Tỉnh tại 101 Hội đồng Tỉnh. Hiện nay, hữu phái (UMP hay thân chính phủ) đang giữ chức Chủ tịch tại 43 Hội đồng Tỉnh và tả phái (PS, Xanh, cộâng sản) đang kiểm soát tại 43 Hội đồng Tỉnh khác. Khoảng 14 Hội đồng Tỉnh có thể thay đổi màu vì số cách biệt quá nhỏ, từ 5 ghế trở xuống.
Chúng ta cũng đừng lấy làm lạ khi nghe giới truyŠền thông Pháp nói đến ‘vòng ba'. Sau khi có kết quả đầy đủ của từng Hội đồng Tỉnh, ngày thứ sáu sau vòng nhì (năm nay là ngày 01.04.2011, coi chừng ‘cá tháng Tư’), các nghị viên sẽ họp phiên khoáng đại để bầu Chủ tịch và các viên chức Văn Phòng.
Sau cùng, theo giới quan sát tuyển cử, dựa vào nhiều kết quả thăm dò dư luận, số nghị viên Tỉnh thuộc phe tả phái có thể gia tăng. Do đó, số đại cử tri (grand électeur) đi bầu Thượng nghị viện vào tháng 09.2011 đông hơn và, hậu quả, viện Lập pháp này có khả năng đổi màu xanh thành hồng, với một Chủ tịch thuộc đảng Xã hội.
I.- NHỮNG CUỘC THĂM DÒ DƯ LUẬN.
Đầu tháng 03.2011, hai cuộc thăm dò dư luận (sondages) cho thấy ứng cử viên kiêm Chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia (Front national), bà Marine Le Pen, về đầu nếu cuộc Tuyển cử Tổng thống Pháp, vòng một, được tổ chức vào ngày Chúa nhật 06.03.2011:
A.- Cuộc thăm dò dư luận của viện Harris Interactive.
Viện Harris Interactive thực hiện cuộc thăm dò này cho báo ‘Le Parisien’ đăng tải trên số báo phát hành ngày 06.03.2011. Theo đó, bà Marine Le Pen về đầu với 23% tổng số những người được phỏng vấn trả lời có ý định bầu (intentions de vote) Tổng thống Pháp ở vòng một. Hai ứng cử viên đảng Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire) đương kiêm Tổng thống, ông Nicolas Sarkozy, và ứng cử viên dự tuyển đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) Martine Aubry đều thu được 23% tổng số ý định bầu.
Nếu biến cố ngày 21.04.2002 khi ứng cử viên Jean-Marie Le Pen (thân phụ của Marine) đạt được số phiếu cao hạng nhì, loại ứng cử viên Lionel Jospin (PS, đương kiêm Thủ tướng) và vào tranh vòng hai với đương kiêm Tổng thống Jacques Chirac được mệnh danh là ‘động đất’ (tremblement de terre), thì hiện tượng lần này phải gọi là ‘sóng thần’ (tsunami) vì Marine Le Pen về đầu.
Tuy nhiên, đây chỉ là một cuộc thăm dò dư luận qua internet, được thực hiện với một số mẫu (échantillon) chỉ có 1618 người gồm mọi thành phần nam nữ, từ 18 tuổi trở lên, nghề nghiệp, xã hội và địa dư, từ ngày 28.02 đến 03.03.2011. Ngày tuyển cử thật sự sẽ xảy ra vào hạ tuần tháng 04.2012 tương đương với một ‘cuộc thăm dò dư luận’ bằng phiếu bầu bởi nhiều triệu cử tri gồm mọi thành phần như trên.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận này, các ứng cử viên khác về tiếp sau đó là ông Franẫois Bayrou (MoDem, trung hữu, 8%), ông Dominique Villepin (UMP) và bà Eve Joly (đảng Xanh) được 7%, ông Olivier Besancenot (Nouveau Parti Anti-capitalisme, đảng mới chôùng tư bản) và ông Jean-Luc Mélenchon (Parti de gauche) chỉ nhận được 5%. Một điểm đáng lưu ý đặc biệt là đảng Cộng sản không còn ‘tài’ (theo cả hai nghĩa: tài năng lẫn tiền tài) buộc phải chấm dứt ‘chạy đua’ bầu Tổng thống. [Bởi vậy, tại Việt Nam, người cộng sản đang tìm cách tổ chức bầu cử không dân chủ để các đại biểu Quốc hội chỉ 10–20% không là đảng viên cộng sản. Trong đó, có vài ba ‘linh mục’ được vào Quốc hội để ‘ngậm miệng ăn tiền dân đóng thuế’ thì còn giảng gì về Công bình cho ai nghe.]
Nếu bà Marine Le Pen đắc cử Tổng thống (xác xuất cực nhỏ), nước Pháp sẽ rời khu vực Euro.
B.- Cuộc thăm dò dư luận của viện CSA (Conseils-Sondages-Analyses).
Cuộc thăm dò dư luận của viện CSA được phổ biến trên báo ‘La Dépêhe du Midi’ ngày 12.03.2011, với ông Dominique Strauss-Kahn (chưa tuyên bố ứng cử vì đang giữ chức Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế) là ứng cử viên đảng Xã hội. Kết quả cuộc thăm dò cho thấy ông Dominique Strauss-Kahn thâu được 30% tổng số ý định bầu và bỏ xa bà Marine Le Pen 21% và đương kiêm Tổng thống Nicolas Sarkozy chỉ được 19%, bị loại ngay ở vòng một và nước Pháp sẽ có một ‘ngày 21 tháng tư lật ngược’ (lật ngược vì, ngày 21.04.2002 ông Jean-Marie Le Pen được vào vòng nhì, loại ứng cử viên PS khỏi vòng hai. Lần này, ứng cử viên hữu phái UMP bị loại).
Trong trường hợp, đảng Xã hội được đại diện bởi bà Martine Aubry như ứng cử viên Tổng thống thì bà sẽ bị loại vì chỉ thu được 22% số phiếu hợp lệ. Chính ông Nicolas Sarkozy về nhất với bách phân 24%, trước bà Marine Le Pen thu được 23% số phiếu hợp lệ.
Nếu đảng Xã hội đưa bà Ségolène Royal (năm 2007, đã vào vòng nhì) ứng cử Tổng thống, ông Nicolas Sarkozy vẫn về đầu với 24% tổng số ý định bầu, trước bà Marine Le Pen 22% và ứng cử viên đảng xã hội chỉ thu được 19% ý định bầu từ những người trả lời phỏng vấn.
Cuối cùng, nếu đảng Xã hội ‘xiết chặt hàng ngũ’ sau ông François Hollande như ứng cử viên Tổng thống của mình, ông Nicolas Sarkozy cũng về đầu với 24% ý định bầu của những người trả lời phỏng vấn. Bà Marine Le Pen với 22% và bước vào vòng hai. Ông François Hollande chỉ đạt được 18% và bị loại.
Cuộc thăm dò dư luận của viện CSA được thực hiện bằng điện thoại trong hai ngày 9 và 10.03.2011 với số mẫu toàn quốc với 1.003 người đã ghi tên trên danh sách cử tri gồm mọi thành phần nam nữ, nghề nghiệp và xã hội.
Ghi chú: Các cuộc thăm dò dư luận thực hiện tại Pháp không cho biết mực độ sai lạc.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những dự đoán cho cuộc tuyển cử Tổng thống nước Pháp chỉ được tổ chức vào mùa Xuân năm 2012. Chúng ta không thể để một cuộc bầu cử nầy che khuất một cuộc bầu cử khác.
Chúa nhật ngày 20.03.2011, khoảng phân nửa cử tri người Pháp được tham gia đầu phiếu bầu: nghị viên Tỉnh (conseiller général và conseillers généraux, số nhiều).
II. TUYỂN CỬ HỘI ĐỒNG TỈNH.
Nước Pháp được chia thành 101 départements (tạm dịch là ‘Tỉnh’) từ ngày 01.01.2011, gồm 95 départements métropolitaines (chính quốc) và 5 départements d’outre-mer (hải ngoại: Guadeloupe, Martinique, Guyane, La Réunion và Mayotte (từ năm 2011).
Các Tỉnh được chia thành nhiều đơn vị bầu cử, gọi là Tổng (Canton) và mỗi Tổng cử và gởi một nghị viên Tỉnh (conseiller général) để họp thành Hội đồng Tỉnh (Conseil général).
A. Ngày bầu cử.
Vòng một được tổ chức vào ngày Chúa nhật 20.03.2011 và, nếu cần, vòng hai vào ngày Chúa nhật 27.03.2011.
B. Thể thức bầu cử.
Nghị viên Tỉnh từng Tổng được bầu theo thể thức đầu phiếu đơn danh đa số, phổ thông, trực tiếp, kín và hai vòng.
Vòng 1.
Để được tuyên bố đắc cử ở vòng một, ứng cử viên phải đạt được:
- ít nhất đa số tuyệt đối số phiếu bầu hợp lệ (50% phiếu bầu cộng một),
- và số phiếu đạt được phải bằng ít nhất 25% số cử tri ghi danh.
Vòng 2.
Để được tham dự vòng hai, ứng cử viên phải đạt được, ở vòng một, số phiếu bầu bằng ít nhất 10% số cử tri ghi danh. Tuy nhiên, nếu chỉ có một ứng cử viên hội đủ điều kiện này, thì ứng cử viên có số phiếu cao thứ nhì được tham dự vòng hai. Ứng cử viên đạt được số phiếu nhiều nhất (đa số tương đối) sẽ được tuyên bố đắc cử.
C. Nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ của nghị viên Tỉnh, cho đến nay, là 6 năm. Cứ mỗi 3 năm, phân nửa số nghị viên của Hội đồng Tỉnh được bầu lại.
Sau khi bầu cử vòng hai ngày 27.03.2011, tại mỗi Hội đồng Tỉnh gồm có:
- những nghị viên Tỉnh đã đắc cử năm 2008 có nhiệm kỳ 6 năm;
- những nghị viên Tỉnh vừa đắc cử năm 2011 có nhiệm kỳ 3 năm
vì, kể từ năm 2014, chức vụ ‘nghị viên Tỉnh’ sẽ bị bãi bỏ và được thay thế bằng các nghị viên lãnh thổ (conseillers territoriaux), chiếu theo Luật số 2010-1563 ngày 16.12.2010.
Trong cuộc tuyển cử ngày 20.03.2011, khoảng 12.300 ứng cử viên đủ các màu sắc chính trị và độc lập sẽ tranh 2023 ghế nghị viên Tỉnh tại 101 Hội đồng Tỉnh. Hiện nay, hữu phái (UMP hay thân chính phủ) đang giữ chức Chủ tịch tại 43 Hội đồng Tỉnh và tả phái (PS, Xanh, cộâng sản) đang kiểm soát tại 43 Hội đồng Tỉnh khác. Khoảng 14 Hội đồng Tỉnh có thể thay đổi màu vì số cách biệt quá nhỏ, từ 5 ghế trở xuống.
Chúng ta cũng đừng lấy làm lạ khi nghe giới truyŠền thông Pháp nói đến ‘vòng ba'. Sau khi có kết quả đầy đủ của từng Hội đồng Tỉnh, ngày thứ sáu sau vòng nhì (năm nay là ngày 01.04.2011, coi chừng ‘cá tháng Tư’), các nghị viên sẽ họp phiên khoáng đại để bầu Chủ tịch và các viên chức Văn Phòng.
Sau cùng, theo giới quan sát tuyển cử, dựa vào nhiều kết quả thăm dò dư luận, số nghị viên Tỉnh thuộc phe tả phái có thể gia tăng. Do đó, số đại cử tri (grand électeur) đi bầu Thượng nghị viện vào tháng 09.2011 đông hơn và, hậu quả, viện Lập pháp này có khả năng đổi màu xanh thành hồng, với một Chủ tịch thuộc đảng Xã hội.