Chúa Nhật hôm qua là ngày thứ hai và cũng là ngày chót của chuyến viếng thăm đảo Malta của Đức Thánh Cha, để kỷ niệm 1950 năm thánh Phaolô đặt chân lên đảo này nhân chuyến đắm tàu (theo tục truyền xảy ra vào năm 60). Đức Bênêđictô XVI đã đến Malta vào chiều thứ bảy, và đến viếng thăm hang mà thánh tông đồ đã cư trú 3 tháng. Sang ngày Chúa Nhật, ngài đã có hai buổi gặp gỡ với cộng đoàn Dân Chúa: thứ nhất là Thánh lễ cử hành lúc 10 giờ sáng, và thứ hai là buổi cầu nguyện với giới trẻ lúc 5 giờ chiều trước khi đáp máy bay trở về Rôma. Bài tường thuật hôm nay chỉ giới hạn vào Thánh lễ diễn ra tại quảng trường cạnh nhà thờ thánh Publiô, người cư dân thứ nhất của đảo được thánh Phaolô rửa tội và đặt giám mục, được phụng vụ kính lễ vào ngày 18 tháng tư hàng năm. Tuy nhiên, lý do chính của việc chọn lựa địa điểm là bởi vì đây là nơi rộng nhất trên đảo, có thể chứa được 10 ngàn người, mặc dù trên thực tế, số người tham dự Thánh Lễ lên đến 50 ngàn.
Mở đầu Thánh lễ đồng tế với 700 linh mục, đức cha Paul Cremona đã giới thiệu với đức Thánh Cha bộ mặt của giáo hội địa phương, tuy đã đón nhận Tin mừng từ thời các thánh Tông đồ nhưng vẫn tiếp tục tìm những phương thức mới để làm chứng cho Chúa Kitô, cách riêng qua chứng tá đời sống thánh thiện, bảo vệ mạng sống từ khi bắt đầu, và sự chung thuỷ của hôn nhân. Đức Tổng giám mục nhìn nhận rằng Giáo hội ý thức những lỗi lầm thiếu sót của các phần tử, nhưng đồng thời cũng cảm thấy sức mạnh của Thánh Linh để không ngừng canh tân đổi mới.
Đức Thánh Cha đã đọc các lời nguyện Thánh lễ bằng tiếng Anh, còn phần Thường lễ và Kinh nguyện Tạ ơn được hát hoặc đọc bằng tiếng Latinh; các bài đọc và ý chỉ lời nguyện phổ quát bằng tiếng địa phương.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông đồ công vụ (27,16-44) thuật lại hoàn cảnh thánh Phaolô đến Malta do chuyện đắm tàu; hai bài đọc còn lại lấy theo Chúa Nhật thứ Ba Phục sinh. Bài giảng dựa trên các bài đọc vừa nói, hướng đến toàn thể Giáo hội địa phương với một lời nhắn nhủ riêng dành cho các linh mục trong phần kết thúc.
Bài giảng được mở đầu với việc nhận xét về lòng hiếu khách của người dân địa phương, nằm ở trên đường giao thông của nhiều chuyến tàu. Đức Thánh Cha nói: Trong suốt dòng lịch sử, nhiều hành khách đã cập bến ở đây. Tính cách phong phú và đa dạng của văn hoá Malta là một dấu hiệu cho thấy rằng dân tộc Malta biết thu thập nhiều món qua từ những hành khách đến đảo cũng như biết trao đổi bằng sự tiếp đón. Dĩ nhiên là các bạn cũng biết đắn đo nhận ra cái gì là tốt đẹp nhất mà người khách mang đến.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Tôi khuyên các bạn hãy tiếp tục đường hướng đó. Không phải là bất cứ cái gì mà thế giới ngày nay cống hiến cũng đều đáng tiếp nhận vào Malta. Nhiều tiếng nói đã đề nghị các bạn hãy gạt bỏ đức tin vào Thiên Chúa và Giáo hội, để chọn lấy những giá trị mà mình ưa thích. Họ nói rằng chúng ta không cần đến Thiên Chúa và Giáo hội nữa. Bài Tin mừng hôm nay cho thấy rằng các môn đệ, tuy rất thành thạo trong nghề nghiệp của mình, nhưng đã vất vả thâu đêm mà chẳng thu lượm đuợc gì hết. Thế rồi, khi Chúa Giêsu hiện ra trên bờ và chỉ cho họ chỗ nào đánh cá được, thì họ đã thực hiện được một vụ lưới đầy đến nỗi không thể kéo nổi.
Sau phần nhập đề, Đức Bênêđictô XVI đi vào nội dung của từng bài đọc. Bài đọc thứ nhất thuật lại việc tàu đắm ở ven biển Malta và nhận xét. “Theo sách Tông đồ công vụ, để có thể sống sót, đoàn thủy thủ buộc lòng phải bỏ xuống biển các hành lý và kể cả lương thực dành để nuôi sống nữa. Thánh Phaolô khuyên họ hãy đặt tin tưởng vào Thiên Chúa. Chúng ta cũng cần phải đặt tin tưỏng vào Thiên Chúa mà thôi. Người ta thường nghĩ rằng kỹ thuật tân tiến hiện đại có thể giải quyết hết mọi khát vọng, và cứu chúng ta khỏi những hiểm nguy đang vây quanh mình. Nhưng sự thực không phải như vậy. Không phải các khối hành lý – nghĩa là những thành tựu, những tài sản, những kỹ thuật - nhưng chỉ nơi Thiên Chúa mà chúng ta tìm gặp được chìa khóa của hạnh phúc đích thực, và thành công. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến mối tương quan của tình yêu.
Đề tài này được gợi lên từ bài đọc Tin mừng. Chúa Giêsu đã hỏi ông Simon Phêrô ba lần: “Này anh Simon, con ông Gioan, con có mến Thầy không?” Dựa trên lời đáp “dạ có” của ông mà Chúa Giêsu đã trao cho ông sứ mạng chăm sóc đàn chiên. Đây là nền tảng của tất cả mọi tác vụ ở trong Giáo hội. Trưóc đây, vào hồi Tử nạn, ông Phêrô đã chối Thầy ba lần. Giờ đây, sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã ba lần mời ông hãy bày tỏ lòng yêu mến đối với ngài, như thế Ngài đã ban cho ông ơn tha thứ, và đồng thời trao cho ông sứ mạng. Cuộc đối thoại giữa ông Phêrô với Chúa Giêsu cho thấy sự cần thiết của tình Chúa thương xót để chữa lành những vết thương về tinh thần, những vết thương của tội lỗi. Trong hết mọi lãnh vực của cuộc sống, chúng ta cần có ơn Chúa giúp. Nếu có Chúa, thì chúng ta có thể làm được mọi sự; nếu không có Chúa thì chúng ta không làm được gì hết.
Tin mừng thánh Marcô (16,18) nói đến những phép lạ mà những ai tin vào Chúa sẽ thực hiện được: họ sẽ cầm con rắn và chúng không gây hại; họ đặt tay lên người bệnh và người bệnh được chữa lành. Điều này đã xảy ra nơi thánh Phaolô khi ngài đặt chân lên đảo: ngài đã trừ được rắn độc và chữa lành cho thân phụ của ông Publiô. Trong thời gian dừng chân ở Malta, thánh Phaolô đã giảng Tin mừng cho các cư dân. Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu ngày nay cũng hãy duy trì gia sản đức tin và chia sẻ với tha nhân, cùng với lòng hiếu khách cổ truyền biết cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho những khách đến thăm viếng.
Phần cuối bài giảng hướng đến các linh mục, khi nhắc đến tấm gương của một vị thánh của địa phuơng, cha Gorg Preca, nổi danh vì nỗ lực huấn giáo. Đức Thánh Chúa nói: “Xin các cha hãy nhìn Người như một khuôn mẫu trong khi chu toàn sứ mạng đã được uỷ thác là chăn dắt đoàn chiên Chúa. Các cha hãy nhớ câu hỏi mà Chúa Phục sinh đặt cho thánh Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?” Đây cũng là câu hỏi mà Chúa đặt cho mỗi người chúng ta: “Con có yêu mến Thầy không? Con có muốn phục vụ Thầy bằng cách hiến dâng trót cuộc đời không?”. Cùng với thánh Phêrô, chúng ta hãy can đảm thưa rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”, và hãy đón nhận trọng trách được uỷ thác với lòng biết ơn. Trách vụ mà Chúa trao cho các linh mục là phụng sự niềm vui, đem niềm vui của Chúa và đời.
Vào cuối Thánh lễ, trước khi xưóng kinh kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã đặt một cành hoa hồng vàng dưới chân bức tượng Đức Mẹ từ đảo Gozo kế cận, và cầu nguyện cách riêng cho các gia đình.
Mở đầu Thánh lễ đồng tế với 700 linh mục, đức cha Paul Cremona đã giới thiệu với đức Thánh Cha bộ mặt của giáo hội địa phương, tuy đã đón nhận Tin mừng từ thời các thánh Tông đồ nhưng vẫn tiếp tục tìm những phương thức mới để làm chứng cho Chúa Kitô, cách riêng qua chứng tá đời sống thánh thiện, bảo vệ mạng sống từ khi bắt đầu, và sự chung thuỷ của hôn nhân. Đức Tổng giám mục nhìn nhận rằng Giáo hội ý thức những lỗi lầm thiếu sót của các phần tử, nhưng đồng thời cũng cảm thấy sức mạnh của Thánh Linh để không ngừng canh tân đổi mới.
Đức Thánh Cha đã đọc các lời nguyện Thánh lễ bằng tiếng Anh, còn phần Thường lễ và Kinh nguyện Tạ ơn được hát hoặc đọc bằng tiếng Latinh; các bài đọc và ý chỉ lời nguyện phổ quát bằng tiếng địa phương.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông đồ công vụ (27,16-44) thuật lại hoàn cảnh thánh Phaolô đến Malta do chuyện đắm tàu; hai bài đọc còn lại lấy theo Chúa Nhật thứ Ba Phục sinh. Bài giảng dựa trên các bài đọc vừa nói, hướng đến toàn thể Giáo hội địa phương với một lời nhắn nhủ riêng dành cho các linh mục trong phần kết thúc.
Bài giảng được mở đầu với việc nhận xét về lòng hiếu khách của người dân địa phương, nằm ở trên đường giao thông của nhiều chuyến tàu. Đức Thánh Cha nói: Trong suốt dòng lịch sử, nhiều hành khách đã cập bến ở đây. Tính cách phong phú và đa dạng của văn hoá Malta là một dấu hiệu cho thấy rằng dân tộc Malta biết thu thập nhiều món qua từ những hành khách đến đảo cũng như biết trao đổi bằng sự tiếp đón. Dĩ nhiên là các bạn cũng biết đắn đo nhận ra cái gì là tốt đẹp nhất mà người khách mang đến.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Tôi khuyên các bạn hãy tiếp tục đường hướng đó. Không phải là bất cứ cái gì mà thế giới ngày nay cống hiến cũng đều đáng tiếp nhận vào Malta. Nhiều tiếng nói đã đề nghị các bạn hãy gạt bỏ đức tin vào Thiên Chúa và Giáo hội, để chọn lấy những giá trị mà mình ưa thích. Họ nói rằng chúng ta không cần đến Thiên Chúa và Giáo hội nữa. Bài Tin mừng hôm nay cho thấy rằng các môn đệ, tuy rất thành thạo trong nghề nghiệp của mình, nhưng đã vất vả thâu đêm mà chẳng thu lượm đuợc gì hết. Thế rồi, khi Chúa Giêsu hiện ra trên bờ và chỉ cho họ chỗ nào đánh cá được, thì họ đã thực hiện được một vụ lưới đầy đến nỗi không thể kéo nổi.
Sau phần nhập đề, Đức Bênêđictô XVI đi vào nội dung của từng bài đọc. Bài đọc thứ nhất thuật lại việc tàu đắm ở ven biển Malta và nhận xét. “Theo sách Tông đồ công vụ, để có thể sống sót, đoàn thủy thủ buộc lòng phải bỏ xuống biển các hành lý và kể cả lương thực dành để nuôi sống nữa. Thánh Phaolô khuyên họ hãy đặt tin tưởng vào Thiên Chúa. Chúng ta cũng cần phải đặt tin tưỏng vào Thiên Chúa mà thôi. Người ta thường nghĩ rằng kỹ thuật tân tiến hiện đại có thể giải quyết hết mọi khát vọng, và cứu chúng ta khỏi những hiểm nguy đang vây quanh mình. Nhưng sự thực không phải như vậy. Không phải các khối hành lý – nghĩa là những thành tựu, những tài sản, những kỹ thuật - nhưng chỉ nơi Thiên Chúa mà chúng ta tìm gặp được chìa khóa của hạnh phúc đích thực, và thành công. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến mối tương quan của tình yêu.
Đề tài này được gợi lên từ bài đọc Tin mừng. Chúa Giêsu đã hỏi ông Simon Phêrô ba lần: “Này anh Simon, con ông Gioan, con có mến Thầy không?” Dựa trên lời đáp “dạ có” của ông mà Chúa Giêsu đã trao cho ông sứ mạng chăm sóc đàn chiên. Đây là nền tảng của tất cả mọi tác vụ ở trong Giáo hội. Trưóc đây, vào hồi Tử nạn, ông Phêrô đã chối Thầy ba lần. Giờ đây, sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã ba lần mời ông hãy bày tỏ lòng yêu mến đối với ngài, như thế Ngài đã ban cho ông ơn tha thứ, và đồng thời trao cho ông sứ mạng. Cuộc đối thoại giữa ông Phêrô với Chúa Giêsu cho thấy sự cần thiết của tình Chúa thương xót để chữa lành những vết thương về tinh thần, những vết thương của tội lỗi. Trong hết mọi lãnh vực của cuộc sống, chúng ta cần có ơn Chúa giúp. Nếu có Chúa, thì chúng ta có thể làm được mọi sự; nếu không có Chúa thì chúng ta không làm được gì hết.
Tin mừng thánh Marcô (16,18) nói đến những phép lạ mà những ai tin vào Chúa sẽ thực hiện được: họ sẽ cầm con rắn và chúng không gây hại; họ đặt tay lên người bệnh và người bệnh được chữa lành. Điều này đã xảy ra nơi thánh Phaolô khi ngài đặt chân lên đảo: ngài đã trừ được rắn độc và chữa lành cho thân phụ của ông Publiô. Trong thời gian dừng chân ở Malta, thánh Phaolô đã giảng Tin mừng cho các cư dân. Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu ngày nay cũng hãy duy trì gia sản đức tin và chia sẻ với tha nhân, cùng với lòng hiếu khách cổ truyền biết cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho những khách đến thăm viếng.
Phần cuối bài giảng hướng đến các linh mục, khi nhắc đến tấm gương của một vị thánh của địa phuơng, cha Gorg Preca, nổi danh vì nỗ lực huấn giáo. Đức Thánh Chúa nói: “Xin các cha hãy nhìn Người như một khuôn mẫu trong khi chu toàn sứ mạng đã được uỷ thác là chăn dắt đoàn chiên Chúa. Các cha hãy nhớ câu hỏi mà Chúa Phục sinh đặt cho thánh Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?” Đây cũng là câu hỏi mà Chúa đặt cho mỗi người chúng ta: “Con có yêu mến Thầy không? Con có muốn phục vụ Thầy bằng cách hiến dâng trót cuộc đời không?”. Cùng với thánh Phêrô, chúng ta hãy can đảm thưa rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”, và hãy đón nhận trọng trách được uỷ thác với lòng biết ơn. Trách vụ mà Chúa trao cho các linh mục là phụng sự niềm vui, đem niềm vui của Chúa và đời.
Vào cuối Thánh lễ, trước khi xưóng kinh kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã đặt một cành hoa hồng vàng dưới chân bức tượng Đức Mẹ từ đảo Gozo kế cận, và cầu nguyện cách riêng cho các gia đình.