Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi tín hữu Malta đừng sợ hãi duy trì căn tính và nền văn hóa kitô ngàn đời của họ, trước nền văn hóa thăng tiến các tư tưởng và các giá trị đối nghịch với Tin Mừng của Chúa Kitô, được các phương tiên truyền thông và áp lực của các nhóm thù nghịch với đức tin kitô mạnh mẽ ủng hộ.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi gặp gỡ dành cho gần 40.000 bạn trẻ và tín hữu tại Waterfront trên hải cảng La Valletta của thủ đô Malta chiều Chúa Nhật 18-4-2010.
Chương trình gặp gỡ bị trễ gần một giờ. Hàng ngàn tín hữu đứng chờ Đức Thánh Cha hai bên đường dẫn tới bến cảng Kalkara có con tầu chở khách du lịch mầu trắng mang tên ”Thánh Phaolô” đợi Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng. Đoạn cuối cùng của đường dẫn lên tầu có trải một tấm thảm đỏ rất đẹp. 150 thuyền đánh cá gắn động cơ và hàng chục thuyền có người chèo, cùng với 3 tầu tuần hải đã tháp tùng con tầu chở Đức Thánh Cha sang bến cảng La Valletta. Các tầu tháp tùng kéo còi inh ỏi, trong khi trên pháo đài của bến cảng La Valletta 8 khẩu đại bác cổ xưa bắn chào mừng Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha ngồi trên boong tầu có 10 thanh niên thiếu nữ đại diện cho giới trẻ vây quanh. Thỉnh thoảng Linh Mục tuyên úy và các Giám Mục giải thích cho Đức Thánh Cha các dinh thự và di tích lịch sử nhìn từ eo biển. Khi tầu tới gần Waterfront Đức Thánh Cha đứng lên ra bao lơn vẫy tay chào giới trẻ. Họ reo vui vẫy cờ Tòa Thánh, cờ Malta và khăn quàng hai mầu vàng trắng chào Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra dưới hình thức buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa, xen kẽ với các bài thánh ca và chứng từ về cuộc sống Kitô của một chủng sinh, một công nhân, một cựu tù nhân và một cặp bạn trẻ đính hôn.
Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Cha Mario Grech, Giám Mục Gozo, nói lên niềm vui của giới trẻ, kho tàng qúy báu vô giá của hiện tại và tương lai Malta. Tuy là quốc gia có nền văn hóa Kitô sâu đậm, nhưng ngày nay gia tài đức tin không còn là điều tự động được truyền lại từ đời này sang đời khác nữa, mà đã trở thành sự lựa chọn cá nhân. Khuynh hướng coi tôn giáo như là một tâm tình tốt đẹp ngày càng gia tăng, chứ nó không còn là một dấn thân nội tâm và luân lý đạo đức hướng dẫn con người trở thành tốt lành hơn trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân nữa. Tuy nhiên, người trẻ Malta vẫn có thái độ sống lành mạnh như người thanh niên giầu trong Phúc Âm, và họ cần được hỗ trợ và khích lệ để sống đức tin như là một lựa chọn chứ không phải là một tôn giáo trống rỗng, một yếu tố văn hóa hay truyền thống. Dưới áp lực của nền văn hóa duy vật hệ thống kinh tế ngày nay, có bạn trẻ thôi lựa chọn điều dẫn tới kho tàng trên quê trời, hay có các ảo tưởng tự do và độc lập, không để cho Thiên Chúa tuôn đổ tính yêu của Ngài vào tâm trí và cuộc sống của họ nữa, hoặc chay theo các thầy dậy khác để bị phản bội. Đức Cha Grech nói: Thưa Đức Thánh Cha, mặc dầu có những người tìm cách nhổ tận gốc rễ sự tin tưởng của chúng con nơi Đức Thánh Cha, nhưng chúng con xác tín rằng Đức Thánh Cha có lời sự sống, vì Đức Thánh Cha đem chúng con tới đối diện với Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô.
Ngỏ lời với các bạn trẻ Đức Thánh Cha đã lấy cuộc đời thánh Phaolô làm thí dụ và mời gọi họ ”Đừng sợ hãi!” nhưng phải luôn can đảm kiên trì làm chứng cho Chúa Kitô và các giá trị Tin Mừng, sống bác ái yêu thương, đặc biệt với những người nghèo nàn ốm yếu bệnh tật và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Ngài nói:
Với tất cả những ai trong các con muốn theo Chúa Kitô, như vợ chồng, cha mẹ, linh mục, tu sĩ hay giáo dân trung thành đem Tin Mừng của Chúa tới cho thế giới, cha nói: ”Đừng sợ hãi!” Chắc chắn các con sẽ gặp sự chống đối sứ điệp Tin Mừng. Nền văn hóa ngày nay, cũng như mọi nền văn hóa, thăng tiến các tư tưởng và giá trị đôi khi trái nghịch với các tư tưởng và giá trị được Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta sống và rao giảng. Thường khi chúng được trình bầy với sức mạnh thuyết phục lớn, và được củng cố bởi các phương tiện truyền thông và áp lực xã hội từ các nhóm thù nghịch với đức tin Kitô. Khi còn trẻ người ta dễ bị ấn tượng và ảnh hưởng bởi các bạn bè cùng trang lứa để chấp nhận các tư tưởng và giá trị mà chúng ta biết là Chúa thực sự không muốn chúng ta chấp nhận. Vì thế tại sao cha nói: Các con đưng sợ!, nhưng hãy vui mừng vì tình yêu của Chúa đối với các con; hãy tin tưởng nơi Ngài, hãy đáp trả lại tiếng Ngài mời gọi trở thành môn đệ, hãy tìm lương thực và sự trợ giúp thiêng liêng nơi các bí tích của Giáo Hội.
Trước đó Đức Thánh Cha đã nói đến kinh nghiệm đổi đời của Thánh Phaolô. Khi còn trẻ, thánh nhân đã là người ”bách hại Giáo Hội Chúa một cách tàn khốc và tìm cách tiêu diệt Giáo Hội”, như chính thánh nhân tự thú trong thư gửi tín hữu Galát (Gl 1,13). Nhưng sau khi đã gặp Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco, cuộc sống của người đã hoàn toàn được biến đổi. Thù hận và giận dữ hoàn toàn bị tình yêu của Chúa Kitô xóa bỏ, và trong suốt cuộc đời còn lại thánh Phaolô đã chỉ ước mong loan báo tình yêu ấy cho tới tận cùng bờ cõi trái đất. Tuy thánh nhân thường nghiêm nghị trong các bút tích của người, nhưng chúng chứa đựng sứ điệp của tình yêu thương. Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta một cách sâu đậm và mạnh mẽ không thể tưởng tượng được. Ngài hiểu biết chúng ta và biết rõ mọi khả năng và lỗi lầm của chúng ta. Và bởi vì Ngài yêu thương chúng ta đến thế, nên Ngài ước mong thanh tẩy chúng ta khỏi các lỗi lầm và củng có các nhân đức của chúng ta, để chúng ta có được sự sống dồi dào. Chúa thách thức chúng ta, khi Ngài thấy có cái gì không đẹp lòng Ngài trong cuộc sống chúng ta, Ngài không khước từ chúng ta nhưng xin chúng ta thay đổi và trở nên hoàn thiện. Đó đã là điều Chúa xin thánh Phaolô trên đường đến thành Damasco. Thiên Chúa không khước từ ai hết. Và Giáo Hôi không khước từ ai hết. Nhưng trong tình yêu thương lớn lao của Ngài Thiên Chúa thách thức từng người trong chúng ta thay đổi và trở nên hoàn thiện hơn.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha ca ngợi đất nước Malta như sau:
Tại Malta này các con sống trong một xã hội được ghi đậm dấu vết đức tin và các giá trị Kitô. Các con phải hãnh diện là đất nước các con bảo vệ trẻ em chưa sinh ra cũng như thăng tiến sự ổn định của cuộc sống gia đình bằng cách nói không với việc phá thai và ly dị. Cha khích lệ các con duy trì chứng tá can đảm này đối với sự thánh thiện của cuộc sống và tính cách trung tâm của hôn nhân và cuộc sống gia đình cho một xã hội lành mạnh. Tại Malta và Gozo các gia đình biết đánh giá cao và lo lắng cho các chi thể già yếu của mình cũng như tiếp đón trẻ em như các món qùa của Chúa. Các quốc gia khác có thể học hỏi nơi gương sống Kitô của các con. Trong bối cảnh của xã hội âu châu các giá trị Tin Mừng đang trở thành một nền văn hóa đi ngược dòng, y như vào thời thánh Phaolô vậy.
Trong Năm Linh Mục này Đức Thánh Cha đã khích lệ các bạn trẻ quảng đại đáp trả lại tiếng Chúa mời gọi phục vụ dân Ngài trong chức linh mục và đời thánh hiến. Thiên Chúa yêu thương mọi người và như là Kitô hữu chúng ta được mời gọi biểu lộ tình yêu đó của Chúa cho mọi người: trợ giúp các anh chỉ em nghèo túng, yếu đuối, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội; đặc biệt là chăm lo cho những người gặp khó khăn phải sống trong âu lo, trầm cảm; săn sóc các người khuyết tật và làm tất cả những gì có thể để thăng tiến phẩm giá và phẩm chất cuộc sống của họ; tiếp nhận các người di cư tị nạn và sống tình bạn với tất cả mọi người, tin cũng như không tin.
Sau khi ban phép lành cho các bạn trẻ, Đức Thánh Cha đã lên xe ra phi trường chuẩn bị về Roma. Trên đường đi từ thủ đô ra phi trường cũng có rất nhiều tín hữu đứng vẫy chào từ biệt Đức Thánh Cha.
Tiễn chân Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Luqa đã có tất cả các giới chức đạo đời của Malta. Trong lễ nghi tiễn biệt, tổng thống Abela nồng nhiệt bầy tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm nhân dân và đất nước Malta. Ông nói:
Các phép lành của Đức Thánh Cha đã củng cố đức tin và các cử chỉ và lời nói dễ thương của Đức Thánh Cha đã sưởi ấm con tim của mọi người dân Malta. Lòng hiền phụ của Đức Thánh Cha đối với giới trẻ cũng như các giáo huấn của ngài đã giúp tín hữu hiểu biết vẻ đẹp của tình bác ái Kitô nhiều hơn. Tín hữu công giáo Malta sẽ tiếp tục công khai tuyên xưng đức tin và các giá trị bác ái và tình liên đới Kitô với toàn nhân loại và sẽ cố gắng chia sẻ các giá trị ấy với tha nhân bên trong cũng như ngoài nước, qua công việc của các thừa sai Malta đang phục vụ đó đây trên thế giới. Kinh nghiệm chuyến tông du của Đức Thánh Cha đã canh tân và củng cố cuộc sống của dân nước Malta.
Tổng thổng đã đặc biệt nói lên sự cảm động của ông vì được tin Đức Thánh Cha đã dành giờ để gặp gỡ và an ủi nạn nhân các vụ lạm dụng tính dục. Dân nước Malta hy vọng Đức Thánh Cha đem theo về Kinh thành Roma muôn thưở những kỷ niệm đẹp trong chuyến viếng thăm đảo của Thánh Phaolô, và xin Đức Thánh Cha ban phép lành.
Đáp lời Đức Thánh Cha đã cám ơn tổng thống và mọi giới chức đạo đời đã cho ngài có cơ hội viếng thăm dân nước Malta trong dịp kỷ niệm 1950 năm thánh Phaolô ghé đảo này. Ngài tái khích lệ dân nước Malta vun trồng ý thức sâu đậm căn tính của họ, và tiếp nhận trách nhiệm thăng tiến các giá trị Tin Mừng cống hiến cho họ một quan niệm rõ ràng về phẩm giá con người cũng như nguồn gốc và số phận chung của toàn nhân loại. Dân nước Malta là thí dụ của một sức sinh động của cuộc sống Kitô ở đây cũng như nơi khác.
Đức Thánh Cha nói: Anh chị em hãy hãnh diện về ơn gọi Kitô và cẩn thận duy trì gia tài tôn giáo và văn hóa của anh chị em. Nhiều người di cư tìm tới Malta, có người để trốn tránh các tình trạng bạo lực và bách hại, người khác để kiếm tìm các điều kiện sống tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha cầu chúc Malta cùng với các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác tìm ra các giải pháp trợ giúp các anh chị em di cư tị nạn này. Trong cộng đoàn các quốc gia âu châu và trên thế giới Malta làm chứng cho các giá trị Kitô giúp tạo ra căn tính của dân nước Malta và cuộc sống chính trị xã hội được xây dựng trên sự hiệp nhất, tình liên đới và tôn trọng lẫn nhau. Đức tin Kitô cũng là địa bàn hướng dẫn sự phát triển con người toan vẹn đích thực. Vì thế xin anh chị em đừng để cho căn tính cao đẹp này bị suy yếu bởi khuynh hướng thờ ơ và tương đối hóa luân lý, nhưng luôn trung thành với giáo huấn của Thánh Phaolô tỉnh thức kiên vững trong đức tin, và mạnh mẽ làm mọi sự trong đức ái.
Đức Thánh Cha đã bắt tay chào từ biệt mọi giới chức đạo đời. Tổng thống, phu nhân và các Giám Mục đã tiễn Đức Thánh Cha tới tận chân thang máy bay. Chiếc Airbus 320 của hãng hàng không Malta đã rời phi trường Luqa lúc sau 19 giờ tối và về tới phi trường Ciampino sau 1 giờ 35 phút bay. Từ Ciampino Đức Thánh Cha đã đi trực thăng về Vaticăng, kết thúc chuyến công du mục vụ thứ 14 ngoài Italia.
Để kết thúc bài tường thuật hôm nay chúng tôi xin tóm tắt nội dung cuộc họp báo cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã dành cho các phóng viên lúc 2 giờ chiều Chúa Nhật vừa qua tại thủ đô La Valletta.
Trả lời các câu hỏi của giới báo chí cha cho biết sau thánh lễ sáng Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã gặp 8 nạn nhân các vụ lạm dụng tính dục trẻ em tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Rabat. Đó là 8 người đàn ông tuổi từ 30 tới 40. Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong nhà nguyện Tòa Sứ Thần. Đức Thánh Cha đã cùng với các nạn nhân qùy cầu nguyện thinh lặng, rồi người tiến tới gần bàn thờ. Các nạn nhân từng người một tiến đến gặp Đức Thánh Cha và nói với Đức Thánh Cha những gì họ muốn. Đức Thánh Cha đã thầm thì trả lời từng người bằng tiếng Anh và tiếng Ý.
Không ai biết Đức Thánh Cha đã nói gì với họ. Sau cùng ngài đọc một lời nguyện chung với họ bằng tiếng Malta, ban phép lành cho họ và tặng mỗi người một cỗ tràng hạt. Bầu khí cuộc gặp gỡ rất là cởi mở, thanh thản và cảm động, không có sự sợ hãi hay áp lực nào. Xem ra các nạn nhân hài lòng với cuộc gặp gỡ và đã sống nó một cách thanh thản. Theo cha Lombardi, các Giám Mục đã nói chuyện với 8 nạn nhân nói trên, biết họ rất rõ và tiếp đón họ rất thân tình.
Cuộc gặp gỡ có tính cách biểu tượng cho sự trìu mến, chú ý và dấn thân. Đức Thánh Cha muốn nó diễn ra trong bầu khí cá nhân, kín đáo, tinh thần và cầu nguyện, nhằm chia sẻ nỗi khổ đau và hy vọng với các nạn nhân. Nếu có các cuộc gặp gỡ trong tương lai, thì chúng cũng sẽ diễn ra trong bầu khí như vậy. Chúng không là điều bắt buộc, nhưng cũng không phải là điều không thể thấy trước trong chương trình. Khi Đức Thánh Cha viếng thăm một quốc gia nào, thì chương trình phát xuất từ các đề nghị, gợi ý và thỉnh cầu của Giáo Hội địa phương. Giáo Hội địa phương biết rõ các chờ mong của dân chúng, và có thể lồng cuộc gặp gỡ vào trong chương trình một cách thích hợp. Vì thế nó sẽ không thể xảy ra nếu các Giám Mục thấy là nó chưa được chuẩn bị, thích hợp và có thể. Giáo Hội dấn thân cộng tác để cho công lý được thực thi.
Liên quan tới chuyến viếng thăm Malta cha Lombardi cho biết đây là chuyến viếng thăm tốt đẹp, tích cực và trao ban can đảm, với sự tham dự rất tươi vui và tự phát của dân chúng. Điều này chứng minh cho thấy sức sống của Giáo Hội cả trong những lúc gặp thử thách khó khăn. Malta là quốc gia âu châu duy nhất không có luật ly dị và phá thai. Đức Thánh Cha đã nhắc đến điều này 2 lần khi nói về các giá trị Kitô, nhưng không ám chỉ các ”đấu tranh” nào cả. Đàng khác Giáo Hội Malta đang sống trong một xã hội thay đổi, có các khuynh hướng đi ngược lại các giá trị Kitô nên Đức Thánh Cha khích lệ đất nước này bảo vệ các giá trị Kitô ngàn đời của họ mà không cần phải có mặc cảm nào.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi gặp gỡ dành cho gần 40.000 bạn trẻ và tín hữu tại Waterfront trên hải cảng La Valletta của thủ đô Malta chiều Chúa Nhật 18-4-2010.
Chương trình gặp gỡ bị trễ gần một giờ. Hàng ngàn tín hữu đứng chờ Đức Thánh Cha hai bên đường dẫn tới bến cảng Kalkara có con tầu chở khách du lịch mầu trắng mang tên ”Thánh Phaolô” đợi Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng. Đoạn cuối cùng của đường dẫn lên tầu có trải một tấm thảm đỏ rất đẹp. 150 thuyền đánh cá gắn động cơ và hàng chục thuyền có người chèo, cùng với 3 tầu tuần hải đã tháp tùng con tầu chở Đức Thánh Cha sang bến cảng La Valletta. Các tầu tháp tùng kéo còi inh ỏi, trong khi trên pháo đài của bến cảng La Valletta 8 khẩu đại bác cổ xưa bắn chào mừng Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha ngồi trên boong tầu có 10 thanh niên thiếu nữ đại diện cho giới trẻ vây quanh. Thỉnh thoảng Linh Mục tuyên úy và các Giám Mục giải thích cho Đức Thánh Cha các dinh thự và di tích lịch sử nhìn từ eo biển. Khi tầu tới gần Waterfront Đức Thánh Cha đứng lên ra bao lơn vẫy tay chào giới trẻ. Họ reo vui vẫy cờ Tòa Thánh, cờ Malta và khăn quàng hai mầu vàng trắng chào Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra dưới hình thức buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa, xen kẽ với các bài thánh ca và chứng từ về cuộc sống Kitô của một chủng sinh, một công nhân, một cựu tù nhân và một cặp bạn trẻ đính hôn.
Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Cha Mario Grech, Giám Mục Gozo, nói lên niềm vui của giới trẻ, kho tàng qúy báu vô giá của hiện tại và tương lai Malta. Tuy là quốc gia có nền văn hóa Kitô sâu đậm, nhưng ngày nay gia tài đức tin không còn là điều tự động được truyền lại từ đời này sang đời khác nữa, mà đã trở thành sự lựa chọn cá nhân. Khuynh hướng coi tôn giáo như là một tâm tình tốt đẹp ngày càng gia tăng, chứ nó không còn là một dấn thân nội tâm và luân lý đạo đức hướng dẫn con người trở thành tốt lành hơn trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân nữa. Tuy nhiên, người trẻ Malta vẫn có thái độ sống lành mạnh như người thanh niên giầu trong Phúc Âm, và họ cần được hỗ trợ và khích lệ để sống đức tin như là một lựa chọn chứ không phải là một tôn giáo trống rỗng, một yếu tố văn hóa hay truyền thống. Dưới áp lực của nền văn hóa duy vật hệ thống kinh tế ngày nay, có bạn trẻ thôi lựa chọn điều dẫn tới kho tàng trên quê trời, hay có các ảo tưởng tự do và độc lập, không để cho Thiên Chúa tuôn đổ tính yêu của Ngài vào tâm trí và cuộc sống của họ nữa, hoặc chay theo các thầy dậy khác để bị phản bội. Đức Cha Grech nói: Thưa Đức Thánh Cha, mặc dầu có những người tìm cách nhổ tận gốc rễ sự tin tưởng của chúng con nơi Đức Thánh Cha, nhưng chúng con xác tín rằng Đức Thánh Cha có lời sự sống, vì Đức Thánh Cha đem chúng con tới đối diện với Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô.
Ngỏ lời với các bạn trẻ Đức Thánh Cha đã lấy cuộc đời thánh Phaolô làm thí dụ và mời gọi họ ”Đừng sợ hãi!” nhưng phải luôn can đảm kiên trì làm chứng cho Chúa Kitô và các giá trị Tin Mừng, sống bác ái yêu thương, đặc biệt với những người nghèo nàn ốm yếu bệnh tật và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Ngài nói:
Với tất cả những ai trong các con muốn theo Chúa Kitô, như vợ chồng, cha mẹ, linh mục, tu sĩ hay giáo dân trung thành đem Tin Mừng của Chúa tới cho thế giới, cha nói: ”Đừng sợ hãi!” Chắc chắn các con sẽ gặp sự chống đối sứ điệp Tin Mừng. Nền văn hóa ngày nay, cũng như mọi nền văn hóa, thăng tiến các tư tưởng và giá trị đôi khi trái nghịch với các tư tưởng và giá trị được Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta sống và rao giảng. Thường khi chúng được trình bầy với sức mạnh thuyết phục lớn, và được củng cố bởi các phương tiện truyền thông và áp lực xã hội từ các nhóm thù nghịch với đức tin Kitô. Khi còn trẻ người ta dễ bị ấn tượng và ảnh hưởng bởi các bạn bè cùng trang lứa để chấp nhận các tư tưởng và giá trị mà chúng ta biết là Chúa thực sự không muốn chúng ta chấp nhận. Vì thế tại sao cha nói: Các con đưng sợ!, nhưng hãy vui mừng vì tình yêu của Chúa đối với các con; hãy tin tưởng nơi Ngài, hãy đáp trả lại tiếng Ngài mời gọi trở thành môn đệ, hãy tìm lương thực và sự trợ giúp thiêng liêng nơi các bí tích của Giáo Hội.
Trước đó Đức Thánh Cha đã nói đến kinh nghiệm đổi đời của Thánh Phaolô. Khi còn trẻ, thánh nhân đã là người ”bách hại Giáo Hội Chúa một cách tàn khốc và tìm cách tiêu diệt Giáo Hội”, như chính thánh nhân tự thú trong thư gửi tín hữu Galát (Gl 1,13). Nhưng sau khi đã gặp Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco, cuộc sống của người đã hoàn toàn được biến đổi. Thù hận và giận dữ hoàn toàn bị tình yêu của Chúa Kitô xóa bỏ, và trong suốt cuộc đời còn lại thánh Phaolô đã chỉ ước mong loan báo tình yêu ấy cho tới tận cùng bờ cõi trái đất. Tuy thánh nhân thường nghiêm nghị trong các bút tích của người, nhưng chúng chứa đựng sứ điệp của tình yêu thương. Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta một cách sâu đậm và mạnh mẽ không thể tưởng tượng được. Ngài hiểu biết chúng ta và biết rõ mọi khả năng và lỗi lầm của chúng ta. Và bởi vì Ngài yêu thương chúng ta đến thế, nên Ngài ước mong thanh tẩy chúng ta khỏi các lỗi lầm và củng có các nhân đức của chúng ta, để chúng ta có được sự sống dồi dào. Chúa thách thức chúng ta, khi Ngài thấy có cái gì không đẹp lòng Ngài trong cuộc sống chúng ta, Ngài không khước từ chúng ta nhưng xin chúng ta thay đổi và trở nên hoàn thiện. Đó đã là điều Chúa xin thánh Phaolô trên đường đến thành Damasco. Thiên Chúa không khước từ ai hết. Và Giáo Hôi không khước từ ai hết. Nhưng trong tình yêu thương lớn lao của Ngài Thiên Chúa thách thức từng người trong chúng ta thay đổi và trở nên hoàn thiện hơn.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha ca ngợi đất nước Malta như sau:
Tại Malta này các con sống trong một xã hội được ghi đậm dấu vết đức tin và các giá trị Kitô. Các con phải hãnh diện là đất nước các con bảo vệ trẻ em chưa sinh ra cũng như thăng tiến sự ổn định của cuộc sống gia đình bằng cách nói không với việc phá thai và ly dị. Cha khích lệ các con duy trì chứng tá can đảm này đối với sự thánh thiện của cuộc sống và tính cách trung tâm của hôn nhân và cuộc sống gia đình cho một xã hội lành mạnh. Tại Malta và Gozo các gia đình biết đánh giá cao và lo lắng cho các chi thể già yếu của mình cũng như tiếp đón trẻ em như các món qùa của Chúa. Các quốc gia khác có thể học hỏi nơi gương sống Kitô của các con. Trong bối cảnh của xã hội âu châu các giá trị Tin Mừng đang trở thành một nền văn hóa đi ngược dòng, y như vào thời thánh Phaolô vậy.
Trong Năm Linh Mục này Đức Thánh Cha đã khích lệ các bạn trẻ quảng đại đáp trả lại tiếng Chúa mời gọi phục vụ dân Ngài trong chức linh mục và đời thánh hiến. Thiên Chúa yêu thương mọi người và như là Kitô hữu chúng ta được mời gọi biểu lộ tình yêu đó của Chúa cho mọi người: trợ giúp các anh chỉ em nghèo túng, yếu đuối, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội; đặc biệt là chăm lo cho những người gặp khó khăn phải sống trong âu lo, trầm cảm; săn sóc các người khuyết tật và làm tất cả những gì có thể để thăng tiến phẩm giá và phẩm chất cuộc sống của họ; tiếp nhận các người di cư tị nạn và sống tình bạn với tất cả mọi người, tin cũng như không tin.
Sau khi ban phép lành cho các bạn trẻ, Đức Thánh Cha đã lên xe ra phi trường chuẩn bị về Roma. Trên đường đi từ thủ đô ra phi trường cũng có rất nhiều tín hữu đứng vẫy chào từ biệt Đức Thánh Cha.
Tiễn chân Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Luqa đã có tất cả các giới chức đạo đời của Malta. Trong lễ nghi tiễn biệt, tổng thống Abela nồng nhiệt bầy tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm nhân dân và đất nước Malta. Ông nói:
Các phép lành của Đức Thánh Cha đã củng cố đức tin và các cử chỉ và lời nói dễ thương của Đức Thánh Cha đã sưởi ấm con tim của mọi người dân Malta. Lòng hiền phụ của Đức Thánh Cha đối với giới trẻ cũng như các giáo huấn của ngài đã giúp tín hữu hiểu biết vẻ đẹp của tình bác ái Kitô nhiều hơn. Tín hữu công giáo Malta sẽ tiếp tục công khai tuyên xưng đức tin và các giá trị bác ái và tình liên đới Kitô với toàn nhân loại và sẽ cố gắng chia sẻ các giá trị ấy với tha nhân bên trong cũng như ngoài nước, qua công việc của các thừa sai Malta đang phục vụ đó đây trên thế giới. Kinh nghiệm chuyến tông du của Đức Thánh Cha đã canh tân và củng cố cuộc sống của dân nước Malta.
Tổng thổng đã đặc biệt nói lên sự cảm động của ông vì được tin Đức Thánh Cha đã dành giờ để gặp gỡ và an ủi nạn nhân các vụ lạm dụng tính dục. Dân nước Malta hy vọng Đức Thánh Cha đem theo về Kinh thành Roma muôn thưở những kỷ niệm đẹp trong chuyến viếng thăm đảo của Thánh Phaolô, và xin Đức Thánh Cha ban phép lành.
Đáp lời Đức Thánh Cha đã cám ơn tổng thống và mọi giới chức đạo đời đã cho ngài có cơ hội viếng thăm dân nước Malta trong dịp kỷ niệm 1950 năm thánh Phaolô ghé đảo này. Ngài tái khích lệ dân nước Malta vun trồng ý thức sâu đậm căn tính của họ, và tiếp nhận trách nhiệm thăng tiến các giá trị Tin Mừng cống hiến cho họ một quan niệm rõ ràng về phẩm giá con người cũng như nguồn gốc và số phận chung của toàn nhân loại. Dân nước Malta là thí dụ của một sức sinh động của cuộc sống Kitô ở đây cũng như nơi khác.
Đức Thánh Cha nói: Anh chị em hãy hãnh diện về ơn gọi Kitô và cẩn thận duy trì gia tài tôn giáo và văn hóa của anh chị em. Nhiều người di cư tìm tới Malta, có người để trốn tránh các tình trạng bạo lực và bách hại, người khác để kiếm tìm các điều kiện sống tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha cầu chúc Malta cùng với các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác tìm ra các giải pháp trợ giúp các anh chị em di cư tị nạn này. Trong cộng đoàn các quốc gia âu châu và trên thế giới Malta làm chứng cho các giá trị Kitô giúp tạo ra căn tính của dân nước Malta và cuộc sống chính trị xã hội được xây dựng trên sự hiệp nhất, tình liên đới và tôn trọng lẫn nhau. Đức tin Kitô cũng là địa bàn hướng dẫn sự phát triển con người toan vẹn đích thực. Vì thế xin anh chị em đừng để cho căn tính cao đẹp này bị suy yếu bởi khuynh hướng thờ ơ và tương đối hóa luân lý, nhưng luôn trung thành với giáo huấn của Thánh Phaolô tỉnh thức kiên vững trong đức tin, và mạnh mẽ làm mọi sự trong đức ái.
Đức Thánh Cha đã bắt tay chào từ biệt mọi giới chức đạo đời. Tổng thống, phu nhân và các Giám Mục đã tiễn Đức Thánh Cha tới tận chân thang máy bay. Chiếc Airbus 320 của hãng hàng không Malta đã rời phi trường Luqa lúc sau 19 giờ tối và về tới phi trường Ciampino sau 1 giờ 35 phút bay. Từ Ciampino Đức Thánh Cha đã đi trực thăng về Vaticăng, kết thúc chuyến công du mục vụ thứ 14 ngoài Italia.
Để kết thúc bài tường thuật hôm nay chúng tôi xin tóm tắt nội dung cuộc họp báo cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã dành cho các phóng viên lúc 2 giờ chiều Chúa Nhật vừa qua tại thủ đô La Valletta.
Trả lời các câu hỏi của giới báo chí cha cho biết sau thánh lễ sáng Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã gặp 8 nạn nhân các vụ lạm dụng tính dục trẻ em tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Rabat. Đó là 8 người đàn ông tuổi từ 30 tới 40. Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong nhà nguyện Tòa Sứ Thần. Đức Thánh Cha đã cùng với các nạn nhân qùy cầu nguyện thinh lặng, rồi người tiến tới gần bàn thờ. Các nạn nhân từng người một tiến đến gặp Đức Thánh Cha và nói với Đức Thánh Cha những gì họ muốn. Đức Thánh Cha đã thầm thì trả lời từng người bằng tiếng Anh và tiếng Ý.
Không ai biết Đức Thánh Cha đã nói gì với họ. Sau cùng ngài đọc một lời nguyện chung với họ bằng tiếng Malta, ban phép lành cho họ và tặng mỗi người một cỗ tràng hạt. Bầu khí cuộc gặp gỡ rất là cởi mở, thanh thản và cảm động, không có sự sợ hãi hay áp lực nào. Xem ra các nạn nhân hài lòng với cuộc gặp gỡ và đã sống nó một cách thanh thản. Theo cha Lombardi, các Giám Mục đã nói chuyện với 8 nạn nhân nói trên, biết họ rất rõ và tiếp đón họ rất thân tình.
Cuộc gặp gỡ có tính cách biểu tượng cho sự trìu mến, chú ý và dấn thân. Đức Thánh Cha muốn nó diễn ra trong bầu khí cá nhân, kín đáo, tinh thần và cầu nguyện, nhằm chia sẻ nỗi khổ đau và hy vọng với các nạn nhân. Nếu có các cuộc gặp gỡ trong tương lai, thì chúng cũng sẽ diễn ra trong bầu khí như vậy. Chúng không là điều bắt buộc, nhưng cũng không phải là điều không thể thấy trước trong chương trình. Khi Đức Thánh Cha viếng thăm một quốc gia nào, thì chương trình phát xuất từ các đề nghị, gợi ý và thỉnh cầu của Giáo Hội địa phương. Giáo Hội địa phương biết rõ các chờ mong của dân chúng, và có thể lồng cuộc gặp gỡ vào trong chương trình một cách thích hợp. Vì thế nó sẽ không thể xảy ra nếu các Giám Mục thấy là nó chưa được chuẩn bị, thích hợp và có thể. Giáo Hội dấn thân cộng tác để cho công lý được thực thi.
Liên quan tới chuyến viếng thăm Malta cha Lombardi cho biết đây là chuyến viếng thăm tốt đẹp, tích cực và trao ban can đảm, với sự tham dự rất tươi vui và tự phát của dân chúng. Điều này chứng minh cho thấy sức sống của Giáo Hội cả trong những lúc gặp thử thách khó khăn. Malta là quốc gia âu châu duy nhất không có luật ly dị và phá thai. Đức Thánh Cha đã nhắc đến điều này 2 lần khi nói về các giá trị Kitô, nhưng không ám chỉ các ”đấu tranh” nào cả. Đàng khác Giáo Hội Malta đang sống trong một xã hội thay đổi, có các khuynh hướng đi ngược lại các giá trị Kitô nên Đức Thánh Cha khích lệ đất nước này bảo vệ các giá trị Kitô ngàn đời của họ mà không cần phải có mặc cảm nào.