Malta: người dân bỏ phiếu "thuận" cho việc ly hôn
Malta là một trong số ít quốc gia Công Giáo trên thế giới, nhưng trong một cuộc trưng cầu ý dân hôm 29 Tháng Năm vừa qua, gần 53% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa ly hôn.
Câu hỏi đem ra trưng cầu ý dân là: "Với dự luật cho phép ly hôn trong trường hợp một cặp vợ chồng đã ly thân hoặc đã sống tách riêng ít nhất là bốn (4) năm mà không còn hy vọng hợp lý nào cho việc hoà giải vợ chồng, họ vẫn đảm bảo duy trì đầy đủ bảo an và phúc lợi cho con cái. Bạn có chấp thuận không?"
Ông Lawrence Gonzi - Thủ tướng Chính phủ Malta nói: "Mặc dù kết quả trên không như những gì tôi mong muốn, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là phải tôn trọng theo số đông". Các vị giám mục của Malta đã lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu này.
Khoảng 72% dân chúng Malta đã tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự luật ly hôn nói trên, đây là tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung ở Tây Phương, nhưng vẫn thấp so với các cuộc trưng cầu khác ở đây. Năm 2003, gần 91% dân số Malta tham gia cuộc trưng cầu về việc gia nhập EU, còn cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất là hơn 93%.
Trong tổng số 400 ngàn người sinh sống trên đảo quốc này thì 98% là người Công Giáo, Malta là nước cuối cùng còn lại ở Âu Châu cấm ly hôn và cấm phá thai.
Suốt chuyến viếng thăm mục vụ Malta vào năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã luôn kêu gọi công dân nước này bảo vệ sự bất khả phân ly của hôn nhân. Khi vừa đặt chân đến đảo quốc, Ngài đã nói: "Quốc gia của bạn nên tiếp tục bảo vệ tính chất bất khả phân ly của hôn nhân như cơ cấu tự nhiên và là bí tích, cũng như bản chất đích thật của gia đình, tính chất thánh thiêng của sự sống từ khi thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, việc tôn trọng đích thật quyền tự do tôn giáo theo các cách thức giúp đạt sự tiến triển toàn vẹn cho các cá nhân và toàn xã hội" (tổng hợp từ CatholicCulture, Times of Malta và Vatican Radio, 30 Tháng Năm 2011).
Tiền Hô
Malta là một trong số ít quốc gia Công Giáo trên thế giới, nhưng trong một cuộc trưng cầu ý dân hôm 29 Tháng Năm vừa qua, gần 53% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa ly hôn.
Câu hỏi đem ra trưng cầu ý dân là: "Với dự luật cho phép ly hôn trong trường hợp một cặp vợ chồng đã ly thân hoặc đã sống tách riêng ít nhất là bốn (4) năm mà không còn hy vọng hợp lý nào cho việc hoà giải vợ chồng, họ vẫn đảm bảo duy trì đầy đủ bảo an và phúc lợi cho con cái. Bạn có chấp thuận không?"
Ông Lawrence Gonzi - Thủ tướng Chính phủ Malta nói: "Mặc dù kết quả trên không như những gì tôi mong muốn, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là phải tôn trọng theo số đông". Các vị giám mục của Malta đã lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu này.
Khoảng 72% dân chúng Malta đã tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự luật ly hôn nói trên, đây là tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung ở Tây Phương, nhưng vẫn thấp so với các cuộc trưng cầu khác ở đây. Năm 2003, gần 91% dân số Malta tham gia cuộc trưng cầu về việc gia nhập EU, còn cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất là hơn 93%.
Trong tổng số 400 ngàn người sinh sống trên đảo quốc này thì 98% là người Công Giáo, Malta là nước cuối cùng còn lại ở Âu Châu cấm ly hôn và cấm phá thai.
Suốt chuyến viếng thăm mục vụ Malta vào năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã luôn kêu gọi công dân nước này bảo vệ sự bất khả phân ly của hôn nhân. Khi vừa đặt chân đến đảo quốc, Ngài đã nói: "Quốc gia của bạn nên tiếp tục bảo vệ tính chất bất khả phân ly của hôn nhân như cơ cấu tự nhiên và là bí tích, cũng như bản chất đích thật của gia đình, tính chất thánh thiêng của sự sống từ khi thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, việc tôn trọng đích thật quyền tự do tôn giáo theo các cách thức giúp đạt sự tiến triển toàn vẹn cho các cá nhân và toàn xã hội" (tổng hợp từ CatholicCulture, Times of Malta và Vatican Radio, 30 Tháng Năm 2011).
Tiền Hô