WASHINGTON DC 2009-04-21 - Việc báo Du Lịch bị tạm ngưng hoạt động trong vòng ba tháng chưa chấm dứt sự chú ý của dư luận thì mới đây, tờ báo hàng đầu Việt Nam là tờ Tuổi Trẻ thông báo tạm ngưng loạt bài viết về bauxit Tây Nguyên lại càng khiến người đọc báo trong nước rơi vào trạng thái hụt hẫng.
Du Lịch bị đình bản
Bốn tháng sau khi bài viết mang tên "Tản mạn cho đảo xa" của tác giả Trung Bảo thì tạp chí Du Lịch cho đăng tiếp bài "Dự án bauxít nhôm Lâm Đồng". Cả hai bài viết thuộc loại nhạy cảm này đã phải trả cái giá của nó:
Tờ báo bị tạm ngưng hoạt động trong vòng ba tháng để kiện toàn lại tổ chức và theo như văn bản của Bộ Thông Tin và Truyền Thông thì ban biên tập tờ báo này có vấn đề.
Ông Nguyễn Quốc Thái, Trợ Lý Tổng Biên Tập của tờ báo, trong một lần trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do cho biết quan điểm của mình trước việc cáo buộc này, ông nói:
"Bộ Thông Tin - Truyền Thông nói là ngoài cái phần để kiện toàn tổ chức về nhân sự thì chúng tôi không nói đến.
Nói về những bài trong số báo Xuân thì ở trong đó có nêu ra bài "Tản mạn đảo xa" của phóng viên Trung Bảo thì chúng tôi thấy rằng bài "Tản mạn đảo xa" của phóng viên Trung Bảo là một bài viết thể hiện cái bức xúc, lo lắng và buồn phiền của một công dân của quốc gia bị một nước khác xâm lấn các phần đất của quê cha đất tổ của mình.
Một biểu lộ về lòng yêu nước như vậy thì tôi nghĩ không nên bị kết án."
Tuổi Trẻ “tự kiểm duyệt”
Khác với tờ Du Lịch, những tờ báo khác hình như tự biết vị trí của họ trong dòng chảy chính trị hiện nay nên đã tự kiềm chế và tránh đăng những tin tức có tính thời sự về người thật việc thật tại những nơi đang được hàng triệu đôi mắt chăm chú nhìn vào, chẳng hạn như Tân Rai hay Nhân Cơ của tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông hiện nay.
Tờ báo Tuổi Trẻ có thể đã quên luật chơi này khi số ra ngày 14 tháng 4 dành nguyên một trang 5 để đăng bài nói về Tân Rai và những hệ lụy của nó. Tờ báo hứa hẹn sẽ đem sự việc công nhân Trung Quốc tràn ngập Tân Rai và Điện Đạm Cà Mau đến tay bạn đọc trong nhiều kỳ.
Thế nhưng tới kỳ thứ hai thì... đã chấm dứt luôn, và lý do mà tờ báo đưa ra là do phóng viên của họ viết không kịp.
Là người từng cộng tác một thời gian rất dài với báo Tuổi Trẻ, nhà thơ Bùi Chí Vinh chia sẻ kinh nghiệm của mình:
"Đây là những tiếng nói can đảm cho dù lạc lỏng và họ chấp nhận những cái búa rìu nhất định đối với nghề nghiệp của họ. Còn riêng cái thái độ của báo Tuổi Trẻ thì những tờ báo lớn nhất là những tờ bị quản lý chặt chẽ nhất.
Báo Du Lịch chỉ là một tờ báo nhỏ thôi, chuyện của nó không gây biến động lớn. Nhưng báo Tuổi Trẻ đăng lên thì áp lực dư luận về vấn đề bô-xít biến thành một thứ quan trọng và nó biến thành nghị luận trên tất cả các diễn đàn trên mạng, thành ra người ta cắt ngay lập tức như là tất cả sự tiên đoán của tôi.
Đúng là cái tình hình người ta muốn áp đặt đối với vấn đề quản thức dư luận và báo chí Việt Nam.”
Nhiều tiếng nói bất bình
Tuy người cầm bút trong nước hiểu rất rõ vai trò của họ nhưng những động thái mạnh mẽ đối với báo giới của Bộ Thông Tin và Truyền Thông đưa ra không thể không làm họ xúc động. Nhà văn Võ Thị Hảo lên tiếng:
"Tất cả mọi sự cấm đoán một tờ báo này ra đời hay cấm tờ báo khác ra đời, hay đóng cửa tờ báo, đều là những sự việc không đúng. Cái việc đóng cửa nó ảnh hưởng không những đến tự do ngôn luận mà nó còn ảnh hưởng cả đến cuộc sống của những người làm việc trong tờ báo đó và những bạn đọc đọc tờ báo đó.
Những tờ báo họ điều tra được một sự việc gì đó, họ phát hiện được những tư liệu mà mọi người dù chưa biết gì về sự kiện thì đó là chức năng đương nhiên của báo chí.
Nếu báo chí mà không phát hiện được cái gì mới, không đưa đến được cho công chúng một sự thật thì báo chí lúc đó đã lãng quên cái nhiệm vụ của mình. Và báo chí lúc đó chỉ là "mách lẻo" thông tin để kiếm tiền của công chúng mà thôi. Một trong những chức năng quan trọng của báo chí là đem sự thật đến công chúng."
Nhà thơ Bùi Chí Vinh cũng cho rằng:
"Có những lúc người ta tưởng cánh cửa mở ra, tạo ra một cái gì đó gọi là tự do ngôn luận hay tạo cái gì đó cởi mởơn, thì trải qua một số sự cố nào đó nó lại tiếp tục khép lại.
Trường hợp vừa rồi nó lại càng bể dâu hơn nữa. Bởi vì những cái gì dân chúng chú ý nhứt, quan tâm nhứt thì cuối cùng bên trên lại đáp lễ bằng sự vô cảm, mà sự vô cảm này đã được báo động từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải cầm quyền.
Chỉ vì quyền lợi của một số cá nhân nào đó hay quyền lợi của một tập đoàn nào đó, hay những tập đoàn liên kết nào đó thì người ta lại thờ ơ với quyền lợi lớn nhứt của đất nước, bảo vệ đất nước, bảo vệ những tài nguyên của đất nước."
Nhà văn Võ Thị Hảo khi nghe báo Tuổi Trẻ ngưng đăng lọat bài bauxite, bà cho rằng do áp lực của nhà nước chứ bản thân họ vì uy tín của tờ báo lớn họ không thể để mất độc giả qua sự hứa hẹn mà không làm này:
"Tuổi Trẻ cũng là một tờ báo đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian vừa rồi. Tôi nghĩ rằng họ cũng đã rất là dè chừng khi đưa ra những thông tin mà nếu họ có hứa hẹn rằng đăng một loạt bài về bô-xít ở Tây Nguyên và đến lúc đã đăng một kỳ rồi mà không đăng nữa thì tôi nghĩ là họ phải chịu một áp lực nào đó.
Bởi vì khi đã hứa hẹn đang mà không đăng thì chính tờ báo đó bị ảnh hưởng về mặt uy tín và danh dự của tờ báo. Đã hứa với bạn đọc của họ là sẽ đăng mà không đăng thì họ cũng bị áp lực nào đó nặng nề. Nếu họ đăng tiếp thì đương nhiên là sẽ xảy ra những điều như trước đây đã xảy ra."
Tuy nhà nước cố gắng bằng mọi cách để phong tỏa tất cả thông tin có liên quan đến Trung Quốc, nhưng dư luận cho rằng liệu với thời buổi Internet như hiện nay thì cố gắng này có thành công hay không? Câu trả lời là không.
Nhiều blogger đang đưa thông tin này lên trang blog của mình bất kể sự kiểm duyệt của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.
Trang blog mang tên "Nấm" ghi nhận những thông tin sống động về thực trạng này. Hình ảnh về sự tàn phá môi trường bên dưới các lá cờ của công ty Trung Quốc cùng những công nhân của họ đang làm việc tại công trường, hay đi mua hàng tại các địa phương là một bằng chứng hùng hồn khó thể chối cãi.
Cuối cùng thì người dân vẫn tự hỏi: tại sao một hình ảnh rõ mồn một như vậy lại bị cấm phổ biến trên mặt báo? Vậy thì vai trò truyền thông trung thực của báo chí có còn được đặt lên hàng đầu nữa hay không, khi áp lực của các cơ quan kiểm soát vẫn canh cánh bên từng bàn viết của người ký giả hiện nay?
Du Lịch bị đình bản
Bốn tháng sau khi bài viết mang tên "Tản mạn cho đảo xa" của tác giả Trung Bảo thì tạp chí Du Lịch cho đăng tiếp bài "Dự án bauxít nhôm Lâm Đồng". Cả hai bài viết thuộc loại nhạy cảm này đã phải trả cái giá của nó:
Tờ báo bị tạm ngưng hoạt động trong vòng ba tháng để kiện toàn lại tổ chức và theo như văn bản của Bộ Thông Tin và Truyền Thông thì ban biên tập tờ báo này có vấn đề.
Ông Nguyễn Quốc Thái, Trợ Lý Tổng Biên Tập của tờ báo, trong một lần trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do cho biết quan điểm của mình trước việc cáo buộc này, ông nói:
"Bộ Thông Tin - Truyền Thông nói là ngoài cái phần để kiện toàn tổ chức về nhân sự thì chúng tôi không nói đến.
Nói về những bài trong số báo Xuân thì ở trong đó có nêu ra bài "Tản mạn đảo xa" của phóng viên Trung Bảo thì chúng tôi thấy rằng bài "Tản mạn đảo xa" của phóng viên Trung Bảo là một bài viết thể hiện cái bức xúc, lo lắng và buồn phiền của một công dân của quốc gia bị một nước khác xâm lấn các phần đất của quê cha đất tổ của mình.
Một biểu lộ về lòng yêu nước như vậy thì tôi nghĩ không nên bị kết án."
Tuổi Trẻ “tự kiểm duyệt”
Khác với tờ Du Lịch, những tờ báo khác hình như tự biết vị trí của họ trong dòng chảy chính trị hiện nay nên đã tự kiềm chế và tránh đăng những tin tức có tính thời sự về người thật việc thật tại những nơi đang được hàng triệu đôi mắt chăm chú nhìn vào, chẳng hạn như Tân Rai hay Nhân Cơ của tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông hiện nay.
Tờ báo Tuổi Trẻ có thể đã quên luật chơi này khi số ra ngày 14 tháng 4 dành nguyên một trang 5 để đăng bài nói về Tân Rai và những hệ lụy của nó. Tờ báo hứa hẹn sẽ đem sự việc công nhân Trung Quốc tràn ngập Tân Rai và Điện Đạm Cà Mau đến tay bạn đọc trong nhiều kỳ.
Thế nhưng tới kỳ thứ hai thì... đã chấm dứt luôn, và lý do mà tờ báo đưa ra là do phóng viên của họ viết không kịp.
Là người từng cộng tác một thời gian rất dài với báo Tuổi Trẻ, nhà thơ Bùi Chí Vinh chia sẻ kinh nghiệm của mình:
"Đây là những tiếng nói can đảm cho dù lạc lỏng và họ chấp nhận những cái búa rìu nhất định đối với nghề nghiệp của họ. Còn riêng cái thái độ của báo Tuổi Trẻ thì những tờ báo lớn nhất là những tờ bị quản lý chặt chẽ nhất.
Báo Du Lịch chỉ là một tờ báo nhỏ thôi, chuyện của nó không gây biến động lớn. Nhưng báo Tuổi Trẻ đăng lên thì áp lực dư luận về vấn đề bô-xít biến thành một thứ quan trọng và nó biến thành nghị luận trên tất cả các diễn đàn trên mạng, thành ra người ta cắt ngay lập tức như là tất cả sự tiên đoán của tôi.
Đúng là cái tình hình người ta muốn áp đặt đối với vấn đề quản thức dư luận và báo chí Việt Nam.”
Nhiều tiếng nói bất bình
Tuy người cầm bút trong nước hiểu rất rõ vai trò của họ nhưng những động thái mạnh mẽ đối với báo giới của Bộ Thông Tin và Truyền Thông đưa ra không thể không làm họ xúc động. Nhà văn Võ Thị Hảo lên tiếng:
"Tất cả mọi sự cấm đoán một tờ báo này ra đời hay cấm tờ báo khác ra đời, hay đóng cửa tờ báo, đều là những sự việc không đúng. Cái việc đóng cửa nó ảnh hưởng không những đến tự do ngôn luận mà nó còn ảnh hưởng cả đến cuộc sống của những người làm việc trong tờ báo đó và những bạn đọc đọc tờ báo đó.
Những tờ báo họ điều tra được một sự việc gì đó, họ phát hiện được những tư liệu mà mọi người dù chưa biết gì về sự kiện thì đó là chức năng đương nhiên của báo chí.
Nếu báo chí mà không phát hiện được cái gì mới, không đưa đến được cho công chúng một sự thật thì báo chí lúc đó đã lãng quên cái nhiệm vụ của mình. Và báo chí lúc đó chỉ là "mách lẻo" thông tin để kiếm tiền của công chúng mà thôi. Một trong những chức năng quan trọng của báo chí là đem sự thật đến công chúng."
Nhà thơ Bùi Chí Vinh cũng cho rằng:
"Có những lúc người ta tưởng cánh cửa mở ra, tạo ra một cái gì đó gọi là tự do ngôn luận hay tạo cái gì đó cởi mởơn, thì trải qua một số sự cố nào đó nó lại tiếp tục khép lại.
Trường hợp vừa rồi nó lại càng bể dâu hơn nữa. Bởi vì những cái gì dân chúng chú ý nhứt, quan tâm nhứt thì cuối cùng bên trên lại đáp lễ bằng sự vô cảm, mà sự vô cảm này đã được báo động từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải cầm quyền.
Chỉ vì quyền lợi của một số cá nhân nào đó hay quyền lợi của một tập đoàn nào đó, hay những tập đoàn liên kết nào đó thì người ta lại thờ ơ với quyền lợi lớn nhứt của đất nước, bảo vệ đất nước, bảo vệ những tài nguyên của đất nước."
Nhà văn Võ Thị Hảo khi nghe báo Tuổi Trẻ ngưng đăng lọat bài bauxite, bà cho rằng do áp lực của nhà nước chứ bản thân họ vì uy tín của tờ báo lớn họ không thể để mất độc giả qua sự hứa hẹn mà không làm này:
"Tuổi Trẻ cũng là một tờ báo đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian vừa rồi. Tôi nghĩ rằng họ cũng đã rất là dè chừng khi đưa ra những thông tin mà nếu họ có hứa hẹn rằng đăng một loạt bài về bô-xít ở Tây Nguyên và đến lúc đã đăng một kỳ rồi mà không đăng nữa thì tôi nghĩ là họ phải chịu một áp lực nào đó.
Bởi vì khi đã hứa hẹn đang mà không đăng thì chính tờ báo đó bị ảnh hưởng về mặt uy tín và danh dự của tờ báo. Đã hứa với bạn đọc của họ là sẽ đăng mà không đăng thì họ cũng bị áp lực nào đó nặng nề. Nếu họ đăng tiếp thì đương nhiên là sẽ xảy ra những điều như trước đây đã xảy ra."
Tuy nhà nước cố gắng bằng mọi cách để phong tỏa tất cả thông tin có liên quan đến Trung Quốc, nhưng dư luận cho rằng liệu với thời buổi Internet như hiện nay thì cố gắng này có thành công hay không? Câu trả lời là không.
Nhiều blogger đang đưa thông tin này lên trang blog của mình bất kể sự kiểm duyệt của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.
Trang blog mang tên "Nấm" ghi nhận những thông tin sống động về thực trạng này. Hình ảnh về sự tàn phá môi trường bên dưới các lá cờ của công ty Trung Quốc cùng những công nhân của họ đang làm việc tại công trường, hay đi mua hàng tại các địa phương là một bằng chứng hùng hồn khó thể chối cãi.
Cuối cùng thì người dân vẫn tự hỏi: tại sao một hình ảnh rõ mồn một như vậy lại bị cấm phổ biến trên mặt báo? Vậy thì vai trò truyền thông trung thực của báo chí có còn được đặt lên hàng đầu nữa hay không, khi áp lực của các cơ quan kiểm soát vẫn canh cánh bên từng bàn viết của người ký giả hiện nay?