Khi cuộc sát hạch mới mở đầu
Kỳ 5 của Quốc hội trong nước đã qua 10 ngày họp đầu trong 30 ngày dự định. Chưa có kỳ họp nào được dư luận và cử tri quan tâm theo dõi như kỳ họp này, dù ai cũng biết quốc hội do nhóm lãnh đạo của đảng CS chọn lựa để ép dân đi bầu không có lựa chọn, chẳng thể phản ánh nguyện vọng và lợi ích của người dân.
Vào năm 2009 này, đã có một số yếu tố mới trong hiện tình đất nước. Sau khi mở cửa, gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, sau khi đảng độc quyền buộc phải cam kết tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế, dân trí xã hội được nâng lên rõ rệt, nỗi sợ cường quyền cố hữu giảm hẳn, một xã hội dân sự bắt đầu hình thành, lớn dần, loang dần, tự khẳng định ngày một rõ, bất chấp sự ngăn cản, lườm nguýt, cay cú của nhóm quan chức trên đỉnh cao quyền lực và một số bộ hạ của họ.
Kỳ họp quốc hội này là cuộc sát hạch nghiêm ngặt đối với 493 đại biểu, xem ai tự coi là đại biểu của nhân dân, ở cơ quan quyền lực cao nhất, giữ lời hứa với cử tri, coi trọng quyền lợi của nhân dân, dám nói thẳng, nói thật điều mình tin là đúng; và ai vẫn là "nghị gật", suốt kỳ họp không nói được một câu nào, một ý nào có ích, ngậm miệng ăn tiền, hay chỉ nói những điều êm tai cấp trên, quay lưng lại nhân dân và cử tri, theo kiểu "sống chết mặc bay, ghế ông ông giữ !".
Đây còn là cuộc khảo hạch chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu cùng một loạt bộ trưởng có liên quan đến dự án bauxít, và cuối cùng là cuộc khảo nghiệm sự lãnh đạo của bộ chính trị gồm 15 con người độc quyền cai trị đất nước, trước con mắt quan sát chặt chẽ của toàn dân và cả thế giới.
Qua 10 ngày họp khá sôi nổi, có thể rút ra những nhận xét sốt dẻo gì ?
Trước hết đã có một số đại biểu (ĐB) mạnh dạn lên tiếng về vấn đề bauxít, một vấn đề mà chính quyền và bộ chính trị muốn tránh né, muốn lẩn như trạch, ngăn cấm không cho báo đài đưa tin, bàn luận suốt 4 tháng ròng; 3 người lên tiếng khá mạnh là các ĐB Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng và Dương Trung Quốc. ĐB Thuyết chứng minh dự án không mang lại lợi ích kinh tế mà có thể lỗ rất to nếu tính cả việc làm đường sắt 300 km, từ độ cao 700 mét xuống cảng Kê Gà (tốn 3,1 tỷ đôla); tai họa môi trường do bụi đỏ và bủn đỏ sẽ lưu cữu lâu dài như quả bom bùn 1,5 tỷ tấn; vấn đề an ninh quốc phòng tại "mái nhà của đất nước", giữa vùng chiến lược trọng yếu là Tây Nguyên là cực kỳ hiểm nguy. Cả 3 vấn đề lớn ấy đều chưa có lời giải rõ ràng. ĐB Thuyết chỉ rõ ý định lẩn tránh thảo luận tại quốc hội, lẩn tránh sự giám sát của quốc hội là hành vi "lách luật", nghĩa là hành vi phạm pháp, xấu xa đen tối, không thể chấp nhận được. ĐB Dũng chỉ rõ quyền giám sát của Quốc hội đối với đại dự án bauxít theo các tiêu chuẩn đã được xác định; quốc hội cần phải vào cuộc, dân chủ bàn bạc, giám sát chặt chẽ từng bước. ĐB Quốc nhận xét báo cáo chính phủ tập trung ứng phó với bão táp kinh tế tài chính là cần thiết, nhưng sao không báo cáo về bão táp ngoài biển đông, quan hệ đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, do đó "báo cáo của chính phủ chưa tương xứng với độ nóng của tình hình thực tiễn". Ông chỉ rõ vấn đề khai thác bauxít hệ trọng, được cả nước quan tâm đặc biệt, chỉ được có "vài dòng lướt qua" trong báo cáo của chính phủ. Ông cũng phê phán: sau 2 ngày quốc hội họp, chính phủ mới gửi báo cáo về vấn đề khai thác bauxít, lại uỷ quyền cho bộ trưởng thương mại thảo và ký,"đó là tư duy đối phó nhiều hơn là nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề". Ông phàn nàn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lá thư thứ 3 về vấn đề bauxít cho Quốc hội từ ngày 20, mà nay sau 4 hôm nhiều ĐB vẫn chưa biết; đó là lá thư yêu cầu khẩn thiết ngừng hẳn việc khai thác bauxít kể cả ngừng việc làm thí điểm, vì hiểm họa rõ ràng về mọi mặt. Cuối cùng (nhân danh nhà sử học) ông mong có dịp trình bày cho chính phủ hiểu rõ lịch sử hình thành của địa bàn chiến lược Tây Nguyên.
Phối hợp với diễn đàn quốc hội, mạng Bauxite Việtnam.info đăng ngay bài xã luận “Độ tin cậy của một bản báo cáo”, chỉ rõ bản báo cáo của chính phủ thiếu thẳng thắn ngay thật, mang tính chất đối phó, lại thiếu chính danh vì giao cho một bộ trưởng thảo và ký, mà bộ trưởng này đang mất uy tín lớn do đã để cho mạng thông tin của bộ này phối hợp với bộ thương mại Trung quốc đưa những thông tin đi ngược lại quan điểm về chủ quyền, lãnh thổ của nước ta (một tội hình sự nặng có thể bị truy tố). Bài xã luận phê phán bản báo cáo dùng luận điệu quanh co, chỉ hứa hẹn mà không có cơ sở, không có sức thuyết phục.
Nhân danh các nhà khoa học am hiểu vấn đề, 4 giáo sư tiến sỹ Đỗ Bá Thành, Lê Quốc Thanh, Trần Minh Trí, Hoàng Tâm Quang phản biện toàn diện bản báo cáo của chính phủ (trên mạng BauxiteVietnam. info), đánh giá bản báo cáo không ngang tầm hiểu biết khoa học cần thiết, thiếu dẫn chứng kinh nghiệm thực tế, thiếu ứng dụng cụ thể cho địa bàn Tây nguyên, lại còn vi phạm hiến pháp, vi phạm luật pháp, vi phạm trình tự nghiêm chỉnh chuẩn bị, xây dựng, bàn luận, xét duyệt dự án, thiếu đề án tiền khả thi tuyệt đối cần thiết...
Trong và ngoài quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị phê phán là thiếu coi trọng quốc hội, báo cáo phớt lờ vấn đề nóng hổi ở biển Đông, báo cáo quá sơ sài vấn đề khai thác bauxít, uỷ nhiệm một bộ trưởng có vấn đề, thiếu tư cách để thay mặt chính phủ; ông từng hứa với tướng Giáp là chính phủ xin nghe theo lời khuyên. .. đê ngay ngày hôm sau nói ngược hẳn lại ! Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng bị nhận xét là không nắm được vấn đề, không am hiểu quyền hạn, trách nhiệm của quốc hội. Cho đến tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng bị nêu lên là vì sao một vấn đề trọng yếu chưa được chính phủ quyết định, chưa được quốc hội bàn luận thông qua mà từ năm 2001 đã sớm sủa vội vã đưa một dự án vào bản tuyên bố chung với phía Trung Quốc ? Sao lại có sự lộn xộn, không theo phép nước đến vậy.
Một loạt bộ trưởng và quan chức bị các đại biểu và công luận điểm danh, như bộ trưởng tài nguyên và môi trường đã chậm thấy thảm họa môi trường ở sông Đồng Nai do công ty Vedan gây nên, nay lại không ngang tầm đối với tai họa bauxít; như bộ trưởng kế hoạch và đầu tư không quản chặt trình tự xây dựng dự án theo luật định; như bộ trưởng lao động ú ớ mù mờ không biết lao động nước ngoài ở mỗi địa bàn là bao nhiêu, bao nhiêu là lao động phổ thông?
Có thể nói kỳ họp quốc hội hiện tại mới ở đoạn đầu đã có nhiều nét khác trước. Trước kia,các ông bà nghị chỉ quen vỗ tay và gật. Vì bao giờ bộ chính trị cũng "vô cùng sáng suốt"; bao giờ thủ tướng và cả chính phủ cũng "đúng đắn", "am hiểu sâu sắc tình hình" và có những "quyết định chuẩn xác" làm "xoay chuyển tình thế tốt đẹp". Bao giờ đảng, chính phủ, quốc hội, mặt trận và nhân dân cũng đoàn kết thành một khối thống nhất, vững chắc như bàn thạch (!). Người dân gọi mỗi cuộc họp là một đại hội của các khẩu hiệu học thuộc lòng, tóm tắt là: đảng chỉ tay, mặt trận vỗ tay, quốc hội giơ tay, và kết quả là nhân dân trắng tay và gánh đủ mọi tai ương.
Lần này, cuộc họp quốc hội đã không còn như trước. Danh từ "phản biện" xưa kia cấm kỵ, kiêng kỵ, bị gán cho là một danh từ phản động (!), thì nay được công khai lắp đi lắp lại, như một việc làm cần thiết, khoa học, hợp đạo lý, hợp lòng người.
Từ nay, các đại biểu có thể công khai nói to rằng: đảng, chính phủ, thủ tướng... đã phạm sai lầm, đã vội vã, lầm lẫn, đã thiếu trách nhiệm, đã vi phạm hiến pháp, đã vi phạm luật, đã ứng phó, đã đối phó, đã thiếu chính danh, đã không thành thực, đã làm sai ở vấn đề này, ở trường hợp kia, ở điểm cụ thể khác, v.v. và v.v.
Sau 10 ngày tập sự dân chủ, còn 20 ngày nữa sẽ ra sao? Vấn đề bauxite nổi cộm sẽ đi đến kết luận như thế nào, sẽ ngả ngũ ra sao đây?
Có thể có nhiều khả năng, ở những mức độ khác nhau.
Khả năng cao nhất là ngưng hẳn mọi dự án, ngừng cả những thí diểm, chuyển sang đầu tư theo chiều sâu cho phương án Tây Nguyên Xanh, trồng lại rừng, tăng năng xuất cây công nghiệp, mở rộng mạng lưới thuỷ điện vừa và nhỏ, xây gấp đường sá, trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, bệnh xá, vườn trẻ, nhà văn hoá... Để dành tài nguyên Bauxite cho tương lai khi đã có đủ tài, đủ tiền để khai thác có lợi nhất. Chỉ có thể đạt khả năng này khi tinh thần độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia được khẳng định mạnh mẽ.
Khả năng thứ hai là có sự nhân nhượng và thoả hiệp tạm thời từ 2 phía. Không ngừng hẳn, cũng không làm bằng mọi giá. Phải điều chỉnh kế hoạch hiện tại. Hãm bớt tốc độ một số dự án. Trong khả năng này, có thể có nhiều mức độ khác nhau. Có thể chỉ làm thí điểm trong 1, 2 năm trước mắt. Trong khả năng này, cần có sự giám sát chặt chẽ của công luận, của các nhà khoa học sáng suốt để phát hiện những kẽ hở, những mưu đồ làm chui, xé rào, gian xảo. Đây có thể coi là thắng lợi bước đầu của trào lưu dân chủ, của xã hội dân sự đang trên quá trình hình thành. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn.
Khả năng sau cùng là do sự khiếp nhược của bộ chinh trị đối với nước láng giềng, họ sẽ giả bộ lùi để mua thời gian, rồi đâu sẽ vào đấy, với luận điệu là "toàn dân Tây Nguyên đều mong muốn" (!), như ĐB Lâm Đồng và Đak Nông khẳng định một cách hàm hồ và lạc lõng. Khả năng này sẽ khiêu khích các nhà khoa học sáng suốt và khiêu khích thế lực dân chủ, kích thích sự phản kháng, kích thích sự phát triển của xã hội dân sự. Bộ chính trị toàn trị vẫn chỉ coi quốc hội như vật trang trí.
Trong 3 tuần lễ còn lại, đoàn chủ tịch kỳ họp có thể viện cớ bận thông qua quá nhiều luật (như các Luật cơ yếu, điện ảnh, dân quân tự vệ, người cao tuổi, sở hữu trí tuệ, viễn thông, quản lý thuế, di sản văn hoá, khám bệnh chữa bệnh. ..) để hạn chế bàn về bauxít, để tránh né một cuộc bỏ phiếu về ngừng hay tiếp tục các dự án bauxít; nhưng quốc hội có toàn quyền điều chỉnh thời gian cũng như về nội dung thảo luận và biểu quyết.
Việc bàn về chống tham nhũng sẽ có ít nhiều sóng gió, khi vụ PMU 18 sau 3 năm vẫn lây bây, khi vụ PCI với bị can Huỳnh Ngọc Sỹ còn bị che kín, khi vụ "đề án 112 của chính phủ" tổn phí 247 tỷ đồng đang bị chìm, vụ ăn hối lộ 10 triệu đôla Úc khi in tiền của con ngài cựu thống đốc ngân hàng vừa vỡ lở; người dân chờ xem ông thủ tướng kiêm trưởng ban phòng chống tham nhũng sẽ ăn nói ra sao với các ĐB quốc hội về quyết tâm (!) trị tham nhũng vừa qua của ông.
Trong 3 tuần lễ còn lại của kỳ họp quốc hội, sẽ còn có bao nhiêu, - ít hay nhiều ĐB dám nói lên tiếng nói của chính mình, bảo vệ lẽ phải và quyền lợi của nhân dân ? Đây còn là một ẩn số; ẩn số này có thể tác động đến kết quả cuối cùng của kỳ họp quốc hội, một kỳ họp khá sôi nổi, do bước đầu làm quen với phản biện, mà người dự để quan sát không còn phải ngủ gật dài dài như trước đây.
- Paris 30-5-2009
Nguồn: www.Thông Luận.org 2009
Kỳ 5 của Quốc hội trong nước đã qua 10 ngày họp đầu trong 30 ngày dự định. Chưa có kỳ họp nào được dư luận và cử tri quan tâm theo dõi như kỳ họp này, dù ai cũng biết quốc hội do nhóm lãnh đạo của đảng CS chọn lựa để ép dân đi bầu không có lựa chọn, chẳng thể phản ánh nguyện vọng và lợi ích của người dân.
Vào năm 2009 này, đã có một số yếu tố mới trong hiện tình đất nước. Sau khi mở cửa, gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, sau khi đảng độc quyền buộc phải cam kết tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế, dân trí xã hội được nâng lên rõ rệt, nỗi sợ cường quyền cố hữu giảm hẳn, một xã hội dân sự bắt đầu hình thành, lớn dần, loang dần, tự khẳng định ngày một rõ, bất chấp sự ngăn cản, lườm nguýt, cay cú của nhóm quan chức trên đỉnh cao quyền lực và một số bộ hạ của họ.
Kỳ họp quốc hội này là cuộc sát hạch nghiêm ngặt đối với 493 đại biểu, xem ai tự coi là đại biểu của nhân dân, ở cơ quan quyền lực cao nhất, giữ lời hứa với cử tri, coi trọng quyền lợi của nhân dân, dám nói thẳng, nói thật điều mình tin là đúng; và ai vẫn là "nghị gật", suốt kỳ họp không nói được một câu nào, một ý nào có ích, ngậm miệng ăn tiền, hay chỉ nói những điều êm tai cấp trên, quay lưng lại nhân dân và cử tri, theo kiểu "sống chết mặc bay, ghế ông ông giữ !".
Đây còn là cuộc khảo hạch chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu cùng một loạt bộ trưởng có liên quan đến dự án bauxít, và cuối cùng là cuộc khảo nghiệm sự lãnh đạo của bộ chính trị gồm 15 con người độc quyền cai trị đất nước, trước con mắt quan sát chặt chẽ của toàn dân và cả thế giới.
Qua 10 ngày họp khá sôi nổi, có thể rút ra những nhận xét sốt dẻo gì ?
Trước hết đã có một số đại biểu (ĐB) mạnh dạn lên tiếng về vấn đề bauxít, một vấn đề mà chính quyền và bộ chính trị muốn tránh né, muốn lẩn như trạch, ngăn cấm không cho báo đài đưa tin, bàn luận suốt 4 tháng ròng; 3 người lên tiếng khá mạnh là các ĐB Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng và Dương Trung Quốc. ĐB Thuyết chứng minh dự án không mang lại lợi ích kinh tế mà có thể lỗ rất to nếu tính cả việc làm đường sắt 300 km, từ độ cao 700 mét xuống cảng Kê Gà (tốn 3,1 tỷ đôla); tai họa môi trường do bụi đỏ và bủn đỏ sẽ lưu cữu lâu dài như quả bom bùn 1,5 tỷ tấn; vấn đề an ninh quốc phòng tại "mái nhà của đất nước", giữa vùng chiến lược trọng yếu là Tây Nguyên là cực kỳ hiểm nguy. Cả 3 vấn đề lớn ấy đều chưa có lời giải rõ ràng. ĐB Thuyết chỉ rõ ý định lẩn tránh thảo luận tại quốc hội, lẩn tránh sự giám sát của quốc hội là hành vi "lách luật", nghĩa là hành vi phạm pháp, xấu xa đen tối, không thể chấp nhận được. ĐB Dũng chỉ rõ quyền giám sát của Quốc hội đối với đại dự án bauxít theo các tiêu chuẩn đã được xác định; quốc hội cần phải vào cuộc, dân chủ bàn bạc, giám sát chặt chẽ từng bước. ĐB Quốc nhận xét báo cáo chính phủ tập trung ứng phó với bão táp kinh tế tài chính là cần thiết, nhưng sao không báo cáo về bão táp ngoài biển đông, quan hệ đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, do đó "báo cáo của chính phủ chưa tương xứng với độ nóng của tình hình thực tiễn". Ông chỉ rõ vấn đề khai thác bauxít hệ trọng, được cả nước quan tâm đặc biệt, chỉ được có "vài dòng lướt qua" trong báo cáo của chính phủ. Ông cũng phê phán: sau 2 ngày quốc hội họp, chính phủ mới gửi báo cáo về vấn đề khai thác bauxít, lại uỷ quyền cho bộ trưởng thương mại thảo và ký,"đó là tư duy đối phó nhiều hơn là nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề". Ông phàn nàn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lá thư thứ 3 về vấn đề bauxít cho Quốc hội từ ngày 20, mà nay sau 4 hôm nhiều ĐB vẫn chưa biết; đó là lá thư yêu cầu khẩn thiết ngừng hẳn việc khai thác bauxít kể cả ngừng việc làm thí điểm, vì hiểm họa rõ ràng về mọi mặt. Cuối cùng (nhân danh nhà sử học) ông mong có dịp trình bày cho chính phủ hiểu rõ lịch sử hình thành của địa bàn chiến lược Tây Nguyên.
Phối hợp với diễn đàn quốc hội, mạng Bauxite Việtnam.info đăng ngay bài xã luận “Độ tin cậy của một bản báo cáo”, chỉ rõ bản báo cáo của chính phủ thiếu thẳng thắn ngay thật, mang tính chất đối phó, lại thiếu chính danh vì giao cho một bộ trưởng thảo và ký, mà bộ trưởng này đang mất uy tín lớn do đã để cho mạng thông tin của bộ này phối hợp với bộ thương mại Trung quốc đưa những thông tin đi ngược lại quan điểm về chủ quyền, lãnh thổ của nước ta (một tội hình sự nặng có thể bị truy tố). Bài xã luận phê phán bản báo cáo dùng luận điệu quanh co, chỉ hứa hẹn mà không có cơ sở, không có sức thuyết phục.
Nhân danh các nhà khoa học am hiểu vấn đề, 4 giáo sư tiến sỹ Đỗ Bá Thành, Lê Quốc Thanh, Trần Minh Trí, Hoàng Tâm Quang phản biện toàn diện bản báo cáo của chính phủ (trên mạng BauxiteVietnam. info), đánh giá bản báo cáo không ngang tầm hiểu biết khoa học cần thiết, thiếu dẫn chứng kinh nghiệm thực tế, thiếu ứng dụng cụ thể cho địa bàn Tây nguyên, lại còn vi phạm hiến pháp, vi phạm luật pháp, vi phạm trình tự nghiêm chỉnh chuẩn bị, xây dựng, bàn luận, xét duyệt dự án, thiếu đề án tiền khả thi tuyệt đối cần thiết...
Trong và ngoài quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị phê phán là thiếu coi trọng quốc hội, báo cáo phớt lờ vấn đề nóng hổi ở biển Đông, báo cáo quá sơ sài vấn đề khai thác bauxít, uỷ nhiệm một bộ trưởng có vấn đề, thiếu tư cách để thay mặt chính phủ; ông từng hứa với tướng Giáp là chính phủ xin nghe theo lời khuyên. .. đê ngay ngày hôm sau nói ngược hẳn lại ! Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng bị nhận xét là không nắm được vấn đề, không am hiểu quyền hạn, trách nhiệm của quốc hội. Cho đến tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng bị nêu lên là vì sao một vấn đề trọng yếu chưa được chính phủ quyết định, chưa được quốc hội bàn luận thông qua mà từ năm 2001 đã sớm sủa vội vã đưa một dự án vào bản tuyên bố chung với phía Trung Quốc ? Sao lại có sự lộn xộn, không theo phép nước đến vậy.
Một loạt bộ trưởng và quan chức bị các đại biểu và công luận điểm danh, như bộ trưởng tài nguyên và môi trường đã chậm thấy thảm họa môi trường ở sông Đồng Nai do công ty Vedan gây nên, nay lại không ngang tầm đối với tai họa bauxít; như bộ trưởng kế hoạch và đầu tư không quản chặt trình tự xây dựng dự án theo luật định; như bộ trưởng lao động ú ớ mù mờ không biết lao động nước ngoài ở mỗi địa bàn là bao nhiêu, bao nhiêu là lao động phổ thông?
Có thể nói kỳ họp quốc hội hiện tại mới ở đoạn đầu đã có nhiều nét khác trước. Trước kia,các ông bà nghị chỉ quen vỗ tay và gật. Vì bao giờ bộ chính trị cũng "vô cùng sáng suốt"; bao giờ thủ tướng và cả chính phủ cũng "đúng đắn", "am hiểu sâu sắc tình hình" và có những "quyết định chuẩn xác" làm "xoay chuyển tình thế tốt đẹp". Bao giờ đảng, chính phủ, quốc hội, mặt trận và nhân dân cũng đoàn kết thành một khối thống nhất, vững chắc như bàn thạch (!). Người dân gọi mỗi cuộc họp là một đại hội của các khẩu hiệu học thuộc lòng, tóm tắt là: đảng chỉ tay, mặt trận vỗ tay, quốc hội giơ tay, và kết quả là nhân dân trắng tay và gánh đủ mọi tai ương.
Lần này, cuộc họp quốc hội đã không còn như trước. Danh từ "phản biện" xưa kia cấm kỵ, kiêng kỵ, bị gán cho là một danh từ phản động (!), thì nay được công khai lắp đi lắp lại, như một việc làm cần thiết, khoa học, hợp đạo lý, hợp lòng người.
Từ nay, các đại biểu có thể công khai nói to rằng: đảng, chính phủ, thủ tướng... đã phạm sai lầm, đã vội vã, lầm lẫn, đã thiếu trách nhiệm, đã vi phạm hiến pháp, đã vi phạm luật, đã ứng phó, đã đối phó, đã thiếu chính danh, đã không thành thực, đã làm sai ở vấn đề này, ở trường hợp kia, ở điểm cụ thể khác, v.v. và v.v.
Sau 10 ngày tập sự dân chủ, còn 20 ngày nữa sẽ ra sao? Vấn đề bauxite nổi cộm sẽ đi đến kết luận như thế nào, sẽ ngả ngũ ra sao đây?
Có thể có nhiều khả năng, ở những mức độ khác nhau.
Khả năng cao nhất là ngưng hẳn mọi dự án, ngừng cả những thí diểm, chuyển sang đầu tư theo chiều sâu cho phương án Tây Nguyên Xanh, trồng lại rừng, tăng năng xuất cây công nghiệp, mở rộng mạng lưới thuỷ điện vừa và nhỏ, xây gấp đường sá, trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, bệnh xá, vườn trẻ, nhà văn hoá... Để dành tài nguyên Bauxite cho tương lai khi đã có đủ tài, đủ tiền để khai thác có lợi nhất. Chỉ có thể đạt khả năng này khi tinh thần độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia được khẳng định mạnh mẽ.
Khả năng thứ hai là có sự nhân nhượng và thoả hiệp tạm thời từ 2 phía. Không ngừng hẳn, cũng không làm bằng mọi giá. Phải điều chỉnh kế hoạch hiện tại. Hãm bớt tốc độ một số dự án. Trong khả năng này, có thể có nhiều mức độ khác nhau. Có thể chỉ làm thí điểm trong 1, 2 năm trước mắt. Trong khả năng này, cần có sự giám sát chặt chẽ của công luận, của các nhà khoa học sáng suốt để phát hiện những kẽ hở, những mưu đồ làm chui, xé rào, gian xảo. Đây có thể coi là thắng lợi bước đầu của trào lưu dân chủ, của xã hội dân sự đang trên quá trình hình thành. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn.
Khả năng sau cùng là do sự khiếp nhược của bộ chinh trị đối với nước láng giềng, họ sẽ giả bộ lùi để mua thời gian, rồi đâu sẽ vào đấy, với luận điệu là "toàn dân Tây Nguyên đều mong muốn" (!), như ĐB Lâm Đồng và Đak Nông khẳng định một cách hàm hồ và lạc lõng. Khả năng này sẽ khiêu khích các nhà khoa học sáng suốt và khiêu khích thế lực dân chủ, kích thích sự phản kháng, kích thích sự phát triển của xã hội dân sự. Bộ chính trị toàn trị vẫn chỉ coi quốc hội như vật trang trí.
Trong 3 tuần lễ còn lại, đoàn chủ tịch kỳ họp có thể viện cớ bận thông qua quá nhiều luật (như các Luật cơ yếu, điện ảnh, dân quân tự vệ, người cao tuổi, sở hữu trí tuệ, viễn thông, quản lý thuế, di sản văn hoá, khám bệnh chữa bệnh. ..) để hạn chế bàn về bauxít, để tránh né một cuộc bỏ phiếu về ngừng hay tiếp tục các dự án bauxít; nhưng quốc hội có toàn quyền điều chỉnh thời gian cũng như về nội dung thảo luận và biểu quyết.
Việc bàn về chống tham nhũng sẽ có ít nhiều sóng gió, khi vụ PMU 18 sau 3 năm vẫn lây bây, khi vụ PCI với bị can Huỳnh Ngọc Sỹ còn bị che kín, khi vụ "đề án 112 của chính phủ" tổn phí 247 tỷ đồng đang bị chìm, vụ ăn hối lộ 10 triệu đôla Úc khi in tiền của con ngài cựu thống đốc ngân hàng vừa vỡ lở; người dân chờ xem ông thủ tướng kiêm trưởng ban phòng chống tham nhũng sẽ ăn nói ra sao với các ĐB quốc hội về quyết tâm (!) trị tham nhũng vừa qua của ông.
Trong 3 tuần lễ còn lại của kỳ họp quốc hội, sẽ còn có bao nhiêu, - ít hay nhiều ĐB dám nói lên tiếng nói của chính mình, bảo vệ lẽ phải và quyền lợi của nhân dân ? Đây còn là một ẩn số; ẩn số này có thể tác động đến kết quả cuối cùng của kỳ họp quốc hội, một kỳ họp khá sôi nổi, do bước đầu làm quen với phản biện, mà người dự để quan sát không còn phải ngủ gật dài dài như trước đây.
- Paris 30-5-2009
Nguồn: www.Thông Luận.org 2009