Công ty Mỹ bỏ dự án Nhân Cơ
Tin cho hay trước khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam kết luận về việc không cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần dự án khai thác bauxite tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông), tập đoàn Alcoa của Hoa Kỳ đã quyết định rút lui khỏi dự án thứ hai.
Liên doanh Alcoa World Alumina & Chemicals (AWAC), trong đó Alcoa đóng góp 60% và tập đoàn Alumina Ltd. của Úc đóng góp phần còn lại, đã ký một thỏa thuận hợp tác hồi tháng Sáu năm ngoái để tham gia dự án sản xuất alumina Nhân Cơ, cùng một dự án khác tại Gia Nghĩa, Daklak.
Theo thỏa thuận này, AWAC có quyền mua tới 40% cổ phần của dự án Nhân Cơ, nếu chủ đầu tư là Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam được thành lập công ty cổ phần.
Nay người phát ngôn của Alcoa, ông Kevin Lowry, cho hay sau khi khảo sát thực tế, công ty này đã báo cho đối tác Việt Nam rằng họ không tham gia dự án Nhân Cơ, nhưng vẫn theo đuổi dự án Gia Nghĩa.
Như vậy, dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin Nhân Cơ, với công suất dự kiến 600.000 tấn/năm, cần vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ nguồn khác.
Tự đầu tư
Trong kết luận mới đây, dường như Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thay vì kêu gọi đầu tư từ các đối tác nước ngoài, mà gần nhất là Trung Quốc, Việt Nam sẽ tự đầu tư phát triển mỏ Nhân Cơ.
Bài phân tích đăng trong số tạp chí The Economist ra tuần trước bình luận rằng "Việt Nam cần đầu tư của Trung Quốc hơn bao giờ hết". Toàn bộ tổng thể quy hoạch khai thác bauxite và sản xuất alumin của Việt Nam từ nay tới năm 2015 cần 15 tỷ đôla hoặc hơn.
Tuy nhiên, dưới áp lực của xã hội và quan ngại về an ninh quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải đưa ra lực chọn khó khăn.
Dự án Nhân Cơ nay được nhiều nhà quan sát cho là sẽ gặp chậm trễ, nhất là sau khi kết luận của Bộ Chính trị viết: "Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện".
Kế hoạch phát triển bauxite Tây Nguyên đã thu hút dư luận chưa từng thấy từ trước tới nay.
Nhiều nhân vật từ giới cựu quan chức, tướng lĩnh cao cấp tới các nhà khoa học hàng đầu, đấ lên tiếng phản đối các dự án mà họ cho là "chưa được cân nhắc kỹ" và có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng về cả môi trường, xã hội và an ninh quốc gia.
Tin cho hay trước khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam kết luận về việc không cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần dự án khai thác bauxite tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông), tập đoàn Alcoa của Hoa Kỳ đã quyết định rút lui khỏi dự án thứ hai.
Liên doanh Alcoa World Alumina & Chemicals (AWAC), trong đó Alcoa đóng góp 60% và tập đoàn Alumina Ltd. của Úc đóng góp phần còn lại, đã ký một thỏa thuận hợp tác hồi tháng Sáu năm ngoái để tham gia dự án sản xuất alumina Nhân Cơ, cùng một dự án khác tại Gia Nghĩa, Daklak.
Theo thỏa thuận này, AWAC có quyền mua tới 40% cổ phần của dự án Nhân Cơ, nếu chủ đầu tư là Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam được thành lập công ty cổ phần.
Nay người phát ngôn của Alcoa, ông Kevin Lowry, cho hay sau khi khảo sát thực tế, công ty này đã báo cho đối tác Việt Nam rằng họ không tham gia dự án Nhân Cơ, nhưng vẫn theo đuổi dự án Gia Nghĩa.
Như vậy, dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin Nhân Cơ, với công suất dự kiến 600.000 tấn/năm, cần vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ nguồn khác.
Tự đầu tư
Trong kết luận mới đây, dường như Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thay vì kêu gọi đầu tư từ các đối tác nước ngoài, mà gần nhất là Trung Quốc, Việt Nam sẽ tự đầu tư phát triển mỏ Nhân Cơ.
Bài phân tích đăng trong số tạp chí The Economist ra tuần trước bình luận rằng "Việt Nam cần đầu tư của Trung Quốc hơn bao giờ hết". Toàn bộ tổng thể quy hoạch khai thác bauxite và sản xuất alumin của Việt Nam từ nay tới năm 2015 cần 15 tỷ đôla hoặc hơn.
Tuy nhiên, dưới áp lực của xã hội và quan ngại về an ninh quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải đưa ra lực chọn khó khăn.
Dự án Nhân Cơ nay được nhiều nhà quan sát cho là sẽ gặp chậm trễ, nhất là sau khi kết luận của Bộ Chính trị viết: "Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện".
Kế hoạch phát triển bauxite Tây Nguyên đã thu hút dư luận chưa từng thấy từ trước tới nay.
Nhiều nhân vật từ giới cựu quan chức, tướng lĩnh cao cấp tới các nhà khoa học hàng đầu, đấ lên tiếng phản đối các dự án mà họ cho là "chưa được cân nhắc kỹ" và có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng về cả môi trường, xã hội và an ninh quốc gia.