Các diễn đàn thông tin, nhất là các diễn đàn Việt ngữ trên mạng thông tin toàn cầu, cho thấy sự kiện bauxite Tây Nguyên đã mở rộng cả về tốc độ và dung lượng thông tin.
Sự kiện này có cơ sở để nhìn nhận rằng: Sứ mệnh thông tin hôm nay đã không còn ở trong tay các công cụ báo chí được đảng lãnh đạo, trong đó nhiệm vụ tạo dư luận và "ổn định" dư luận theo cách xử lý tập trung biên tập đã mất dần hiệu lực.
Thông tin mạng thắng lớn
Chỉ từ một thông tin thông báo thường lệ của nhà nước về một dự án kinh tế lớn được triển khai, vấn đề bauxite Tây Nguyên qua dư luận dân sự đã hiện ra đúng tầm sự kiện quốc gia đặc biệt.
Và trong toàn cảnh của sự kiện đặc biệt này người ta thấy dung lượng và chất lượng phản hồi của độc giả cũng xứng với tầm vóc của trách nhiệm công dân trước vận mệnh quốc gia.
Tự do trong việc phát ngôn chính kiến từ sự kiện này chính là sự thức- tỉnh-trọng- tâm trước bối cảnh bề bộn về suy thoái kinh tế, và những nội dung nhức nhối khác của xã hội VN hôm nay.
Trong một câu chuyện, ông H, một trí thức sống ở Sài Gòn nói, "Từ vụ Hoàng sa, Trường Sa đến vụ Bauxite Tây Nguyên thông tin trên mạng thắng lớn!"
Người ta không biết đích xác số lượng độc giả theo dõi tin tức thời sự của báo in, báo hình, báo nói, báo mạng của nhà nước Việt Nam là bao nhiêu, nhưng người ta đoan chắc các diễn đàn cá nhân và toàn cầu bằng tiếng Việt bám sát điểm nóng Biển Đông, Bauxite Tây Nguyên và các sự kiện lớn khác đã thật sự làm nên một đời sống thông tin mới cho mỗi người VN.
Tranh cãi về việc này, một nhà báo trong nước cuối cùng cũng phải thừa nhận: những người viết trong nước có tâm huyết cũng cảm thấy "bó tay.com."
Nhưng vì sao trước những nội dung được qui định là nhạy cảm, quyền được tiếp cận điểm nóng ở một góc độ dễ chịu khác cũng chỉ thấy cầm chừng trên mặt báo.
Bất lực trước hệ thống biên tập hay là quán tính tự kiểm duyệt? Phải chăng câu hỏi trên cũng là dạng nhạy cảm riêng tư.
Và vì sợ vi phạm vùng nhạy cảm, thế nên cả hệ thống thông tin khổng lồ nhà nước đành phải thụ động "khó chịu" khi thấy các nguồn tin trong nước được khai thác dưới góc nhận định khác.
Trường hợp nhìn thẳng của Tạp chí Du Lịch là một trong những trường hợp đột biến hiếm hoi. Và lập tức được giới trong nghề, những người còn tha thiết với thiên chức vui mừng đón nhận như một ngôn xứ cứu chuộc.
Một người dân, ông N, có thói quen mỗi sáng mua ba tờ nhật báo. Nói: "Dạo này, thấy báo ít quảng cáo hơn trước, chắc là suy thoái kinh tế nên khách hàng cắt quảng cáo." Nhưng có người lại cho rằng: "Có gì đáng để đọc mà mua."
Sự việc thông tin chính thống ở VN bị báo mạng ngoài luồng hút mạnh độc giả, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do quan điểm né tránh, xa rời các nội dung nóng cũng như không theo đến cùng những vấn đề thiết thực khác của xã hội và cộng đồng.
Hiệu quả và biểu tượng dân sự
Một nhà văn nói xin dấu tên, nói: "Ký tên vào bản kiến nghị Bauxite làm gì. Mọi việc họ đã an bài không thay đổi đâu."
Cách nhìn nhận truyền thống về việc "an bài" vẫn còn phổ biến, nhưng nhu cầu tìm đến những thông tin đa chiều cũng đã bắt đầu thịnh hành.
Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về việc xâm chiếm biển đông của sinh viên Hà Nội -Sài Gòn, và kiến nghị về Bauxite của trí thức cả nước là những phản ứng ôn hoà có giá trị nền cho một xã hội thông tin dân sự.
Nếu nói điểm xuất phát những thành tựu đó là do thông tin ngoài luồng là chưa đủ, trong toàn diện hai mặt của công việc thông tin, thì việc bị và tự hạn chế cả sâu và rộng của thông tin nhà nước cũng đã là một tiền đề kích thích trách nhiệm thông tin công dân trước những sự kiện hệ trọng.
Một nhà bình luận nghiệp dư nói như tâm sự rằng "Chúng ta may mắn khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn minh mẫn. Chiến thắng Điện Biên Phủ và chủ kiến của ông về vụ bauxite sẽ mãi là biểu tượng."
Từ những nhân vật có tầm ảnh hưởng công chúng xuất hiện trên báo và web, đến những trang blog thầm lặng đang phát ngôn về sự kiện này, một cánh cửa lớn đã mở về phía giá trị thật của thành tựu thông tin ở Việt Nam trong tương lai.
Dù thể chế cầm quyền hiện nay xử lý ra sao dự án bauxite thì sức mạnh thông tin từ các diễn đàn trong thời gian qua cũng đã làm nên một cột mốc mới, cột mốc lịch sử khẳng định sự hiện hữu khoẻ mạnh của xã hội thông tin dân sự.
Tuy sự kiện bauxite có sự khác biệt về đưa tin, bình luận giữa hệ thống nhà nước và các hệ thống khác, nhưng sự khác biệt này sẽ là hai mặt bổ xung một khi được điều hoà trong ánh sáng ái quốc và quyền lợi tối thượng của dân tộc.
Trước ý thức công chính của dư luận dân sự, không chỉ những cá nhân và nhóm quyền lợi tha hoá sẽ bị nhận diện, vấn đề là đời sống thông tin của Việt Nam hôm nay đã bước tới miền đất của thông tin phản biện, đối lập bằng đa chiều chủ kiến cá nhân, và tôn trọng chính kiến khác mình
Sự kiện này có cơ sở để nhìn nhận rằng: Sứ mệnh thông tin hôm nay đã không còn ở trong tay các công cụ báo chí được đảng lãnh đạo, trong đó nhiệm vụ tạo dư luận và "ổn định" dư luận theo cách xử lý tập trung biên tập đã mất dần hiệu lực.
Thông tin mạng thắng lớn
Chỉ từ một thông tin thông báo thường lệ của nhà nước về một dự án kinh tế lớn được triển khai, vấn đề bauxite Tây Nguyên qua dư luận dân sự đã hiện ra đúng tầm sự kiện quốc gia đặc biệt.
Và trong toàn cảnh của sự kiện đặc biệt này người ta thấy dung lượng và chất lượng phản hồi của độc giả cũng xứng với tầm vóc của trách nhiệm công dân trước vận mệnh quốc gia.
Tự do trong việc phát ngôn chính kiến từ sự kiện này chính là sự thức- tỉnh-trọng- tâm trước bối cảnh bề bộn về suy thoái kinh tế, và những nội dung nhức nhối khác của xã hội VN hôm nay.
Trong một câu chuyện, ông H, một trí thức sống ở Sài Gòn nói, "Từ vụ Hoàng sa, Trường Sa đến vụ Bauxite Tây Nguyên thông tin trên mạng thắng lớn!"
Người ta không biết đích xác số lượng độc giả theo dõi tin tức thời sự của báo in, báo hình, báo nói, báo mạng của nhà nước Việt Nam là bao nhiêu, nhưng người ta đoan chắc các diễn đàn cá nhân và toàn cầu bằng tiếng Việt bám sát điểm nóng Biển Đông, Bauxite Tây Nguyên và các sự kiện lớn khác đã thật sự làm nên một đời sống thông tin mới cho mỗi người VN.
Tranh cãi về việc này, một nhà báo trong nước cuối cùng cũng phải thừa nhận: những người viết trong nước có tâm huyết cũng cảm thấy "bó tay.com."
Nhưng vì sao trước những nội dung được qui định là nhạy cảm, quyền được tiếp cận điểm nóng ở một góc độ dễ chịu khác cũng chỉ thấy cầm chừng trên mặt báo.
Bất lực trước hệ thống biên tập hay là quán tính tự kiểm duyệt? Phải chăng câu hỏi trên cũng là dạng nhạy cảm riêng tư.
Và vì sợ vi phạm vùng nhạy cảm, thế nên cả hệ thống thông tin khổng lồ nhà nước đành phải thụ động "khó chịu" khi thấy các nguồn tin trong nước được khai thác dưới góc nhận định khác.
Trường hợp nhìn thẳng của Tạp chí Du Lịch là một trong những trường hợp đột biến hiếm hoi. Và lập tức được giới trong nghề, những người còn tha thiết với thiên chức vui mừng đón nhận như một ngôn xứ cứu chuộc.
Công nhân Trung Quốc |
Sự việc thông tin chính thống ở VN bị báo mạng ngoài luồng hút mạnh độc giả, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do quan điểm né tránh, xa rời các nội dung nóng cũng như không theo đến cùng những vấn đề thiết thực khác của xã hội và cộng đồng.
Hiệu quả và biểu tượng dân sự
Một nhà văn nói xin dấu tên, nói: "Ký tên vào bản kiến nghị Bauxite làm gì. Mọi việc họ đã an bài không thay đổi đâu."
Cách nhìn nhận truyền thống về việc "an bài" vẫn còn phổ biến, nhưng nhu cầu tìm đến những thông tin đa chiều cũng đã bắt đầu thịnh hành.
Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về việc xâm chiếm biển đông của sinh viên Hà Nội -Sài Gòn, và kiến nghị về Bauxite của trí thức cả nước là những phản ứng ôn hoà có giá trị nền cho một xã hội thông tin dân sự.
Nếu nói điểm xuất phát những thành tựu đó là do thông tin ngoài luồng là chưa đủ, trong toàn diện hai mặt của công việc thông tin, thì việc bị và tự hạn chế cả sâu và rộng của thông tin nhà nước cũng đã là một tiền đề kích thích trách nhiệm thông tin công dân trước những sự kiện hệ trọng.
Một nhà bình luận nghiệp dư nói như tâm sự rằng "Chúng ta may mắn khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn minh mẫn. Chiến thắng Điện Biên Phủ và chủ kiến của ông về vụ bauxite sẽ mãi là biểu tượng."
Từ những nhân vật có tầm ảnh hưởng công chúng xuất hiện trên báo và web, đến những trang blog thầm lặng đang phát ngôn về sự kiện này, một cánh cửa lớn đã mở về phía giá trị thật của thành tựu thông tin ở Việt Nam trong tương lai.
Dù thể chế cầm quyền hiện nay xử lý ra sao dự án bauxite thì sức mạnh thông tin từ các diễn đàn trong thời gian qua cũng đã làm nên một cột mốc mới, cột mốc lịch sử khẳng định sự hiện hữu khoẻ mạnh của xã hội thông tin dân sự.
Tuy sự kiện bauxite có sự khác biệt về đưa tin, bình luận giữa hệ thống nhà nước và các hệ thống khác, nhưng sự khác biệt này sẽ là hai mặt bổ xung một khi được điều hoà trong ánh sáng ái quốc và quyền lợi tối thượng của dân tộc.
Trước ý thức công chính của dư luận dân sự, không chỉ những cá nhân và nhóm quyền lợi tha hoá sẽ bị nhận diện, vấn đề là đời sống thông tin của Việt Nam hôm nay đã bước tới miền đất của thông tin phản biện, đối lập bằng đa chiều chủ kiến cá nhân, và tôn trọng chính kiến khác mình