Thách đố giầu nghèo tại Úc
Nhân Chúa Nhật Công Bằng Xã Hội, ngày 28 tháng 9 năm 2008, Ủy Ban Công Bằng Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Úc Châu cho công bố bản Tuyên Bố tựa là Một Quốc Gia Giầu Có Và Trẻ Trung: Cuộc Thánh Thức Giầu Nghèo Tại Úc Châu (A Rich Young Nation: The Challenge of Affluence and Poverty in Australia).
Bản Tuyên Bố trên nhằm trình bầy Úc như một quốc gia chia rẽ trầm trọng theo đường ranh giầu nghèo và cơ may, một quốc gia được liệt kê là có sự chênh lệch lớn nhất về thu nhập trong các quốc gia phát triển trên thế giới, và sự chênh lệch này mỗi ngày một lớn thêm ra.
Bản tuyên bố nhận định rằng hai năm trước đây, thu nhập bình quân của một gia hộ Úc là $102,470. Tuy nhiên, 20% gia hộ được liệt kê là “thượng lưu” có mực thu nhập bình quân hàng năm là $220,350, trong khi 20% gia hộ được liệt kê là “hạ lưu” chỉ có mức thu nhập bình quân là $22,500.
Các giám mục Úc cũng cho hay: theo một ước tính, khoảng 4.52 triệu gia đình Úc hiện sống với lợi tức dưới $400 một tuần. Tình trạng này không đúng vì giữa lòng một quốc gia hết sức hưng thịnh về kinh tế, lại có quá nhiều người lỡ đò trên chuyến tầu hạnh phúc ấy. Lý do chẳng qua vì xã hội này có những người quá giầu về kinh tế nhưng lại quá nghèo về tâm linh.
Bản tuyên bố nhấn mạnh rằng: “bất luận nền kinh tế tiến bộ ra sao, sự khỏe khoắn của một xã hội sẽ được phán đoán dựa trên lối họ cư xử đối với các công dân dễ bị thương tổn nhất của họ”
Dựa trên dụ ngôn người thanh niên giầu có trong Phúc Âm, các giám mục Úc cho rằng Úc hiện cũng đang có thái độ như người thanh niên ấy và tự hỏi: “liệu chúng ta có dám sử dụng sự thịnh vượng lớn lao hiện nay để phục vụ mọi người, nhất là những người đang bị sự thịnh vượng kia qua mặt và đang phải sống trong nghèo khó, hay ta nghoảnh mặt đi vì ngỡ ngàng trước cái thách đố quá lớn?”.
Điều đáng buồn là rất nhiều người hiện đang chọn thái độ thứ hai, thái độ của người thanh niên giầu có trong Phúc Âm “vì anh ta có quá nhiều của cải”. Các giám mục nhận định rằng: Trước đây không lâu, Người Úc thường cho rằng cuộc sống giầu sang có nghĩa là có chiếc xe thứ hai, có căn nhà lớn và một căn nhà nghỉ mát. Ngày nay, một gia đình giầu sang tuy có nhà và xe hơi đắt tiền, đi du lịch ngoại quốc thường xuyện, có đầu tư lớn và một dự trữ tài chánh đáng kể, nhưng vẫn chưa lấy làm đủ, vẫn muốn có nhiều hơn. Điều hôm qua được coi là phong lưu xa xỉ, thì nay bị coi là nhu cầu cần thiết. Người ta gọi đó là bệnh cúm giầu sang (affluenza).
Các giám mục cho rằng giống người thanh niên giầu có, nhiều người trong chúng ta cảm thấy mình ‘chả có lỗi chi’ khi sống đúng theo Giới Luật hay các tiêu chuẩn của xã hội. Nhưng thực ra, Chúa Kitô đòi hỏi ta phải làm hơn thế: ra khỏi vùng êm ái của mình, vùng vốn được ‘bảo bọc’ bằng của cải giầu sang, để nhận ra người nghèo và chăm sóc nhu cầu của họ.
Một quốc gia giầu sang
Như trên đã nói, ý niệm giầu sang là một ý niệm tương đối. Ngày xưa ‘thế’ là giầu sang, mà nay ‘thế’ chỉ là chuyện tầm thường. Biên giới phân cách giữa nhu cầu và thèm muốn (needs and wants) ngày nay không còn nữa, tất cả chỉ còn là nhu cầu. Cho nên cuộc thăm dó mới đây của Newspoll cho hay 2/3 những người được thăm dò cho hay: họ không có khả năng thoả mãn mọi điều họ cần (need) nữa. Số người này cũng cho hay: cảm nhận thiếu thốn của họ là chuyện có thật, vì khi một thèm muốn bị dẹp bỏ, họ cảm thấy mình thật thiếu thốn (Clive Hamilton [2005] Affluenza: When too much is never enough, Allen and Unwin, Sydney, tr.60). Cuộc thăm dò này cũng cho hay:một phần tư các gia đình giầu có nhất ở Úc cho hay họ chi tiêu hầu hết tiền bạc của họ vào những nhu yếu phẩm căn bản nhất. Đối với họ, sự thiếu thốn nằm ở tham vọng giầu sang chứ không hẳn nằm trong cảm nghiệm nhu cầu thực sự.
Chính cái tham vọng giầu sang, muốn có nhiều hơn kia đang thúc đẩy người Úc làm việc nhiều hơn đến gây hại cho cả liên hệ gia đình. Nhiều cha mẹ còn có khuynh hướng đền bù sự vắng mặt bên con cái bằng cách lấy của cải ‘bảo bọc’ chúng…
Các giám mục cho rằng cái ý muốn chiếm hữu nhiều hơn kia đã được giới truyền thông vô tình cổ vũ qua việc mô tả phải làm gì để có được một cuộc sống hạnh phúc và thành công. Trong khi ấy., chủ nghĩa tiêu thụ và tiếp thị năng nổ đề cao quyền lợi cá nhân và đua tranh của cải vật chất, không còn coi xã hội như một môi trường để con người phục vụ lẫn nhau. Thành thử ra, nhiều người tin rằng lối sống của họ là trên hết, bất kể các nhu cầu lớn hơn của công chúng. Nhiều người chống đối các canh cải nhằm gia tăng việc phân phối của cải và cơ may cho những người thiếu thốn, vì các cải tổ ấy đụng đến chính họ…Chiếm hữu của cải trở thành mục tiêu ngược hẳn lại giáo huấn phúc âm vốn coi ta chỉ là người quản lý như Thông Điệp Mùa Chay năm 2008 của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng nhấn mạnh:
“Theo giáo huấn Phúc Âm, ta không phải là chủ nhân mà chỉ là những quản trị viên các của cải ta có. Vì vậy, không nên coi các của cải ấy như là vật chiếm hữu độc quyền của ta, mà là các phương tiện qua đó Thiên Chúa mời gọi mỗi người chúng ta hành động như viên quản lý do Chúa quan phòng đặt để phục vụ người lân cận” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI [2007] Thông điệp Mùa Chay 2008, tr.2).
Người giầu người nghèo trong xã hội giầu sang
Như trên đã nói, sự cách biệt giữa 20% các gia đình thượng lưu và 20% các gia đình hạ lưu là một cách biệt lớn lao và tiếp tục lớn lao thêm. Nhưng giai cấp trung lưu cũng chả khá hơn gì. Vấn đề nhà ở trước đây chỉ ảnh hưởng tới người nghèo, nhưng nay đang đe dọa nhiều gia đình trung lưu. Càng ngày giai cấp trung lưu này càng khó mua được nhà. Muốn đạt được ước vọng ấy nhiều người đã phải vay những món tiến khổng lồ, các ngân hàng chỉ cần nhích lãi xuất lên một chút là khiến họ hết khả năng trả góp. Khiến cho hiện nay, một phần tư các gia hộ Úc đang phải ở nhà thuê (Sở Thống Kê Úc [2007] ‘Sở hữu nhà và thuê nhà’ trong Year Book Australia 2007, 1301.0, ABS, Canberra). Mà tiền thuê nhà, trong năm 2007, gia tăng 15%, khiến nhiều người không có khả năng trả tiền thuê nhà. Theo một cuộc điều tra gần đây, hàng năm có khoảng từ 80,000 tới 100,000 trường hợp trục xuất khỏi nhà thuê.
Nghèo khó và công chính
Lúc khởi đầu thừa tác vụ của mình, Chúa Giêsu cho hay: Người đến đem tin mừng cho người nghèo và đem tự do cho người bị áp bức (Lc 4:16-19). Người luôn quan tâm tới góa phụ, trẻ mồ côi, người bệnh, kẻ bị ruồng bỏ xua đuổi. Trong dụ ngôn Ngày Phán Xét Chung (Mt 25:34-40), Người trở thành khuôn mặt của nghèo đói: “Ta bảo thật khi các con làm điều ấy cho một trong những kẻ khốn cùng nhất là các con làm cho chính Ta”. Sự công chính của ta tủy thuộc thái độ của ta đối với người nghèo. Các Kitô hữu đầu tiên nắm được giáo huấn ấy rất nhanh: “Họ bán hết những gì họ có và phân phối tiền bán ấy cho mọi người, tùy theo nhu cầu mỗi người” (Cv 2:45). Các giáo phụ noi gương các tiền nhân của mình cách xít xao: “Bánh anh em không dùng là bánh của người đói; áo anh em treo trong tủ là áo của người trần truồng; giầy anh em không mang là giầy của người chân đất; tiền trong két là tiền của người nghèo; hành vi bác ái anh em không làm là bấy nhiêu bất công anh em phạm phải” (Thánh Basil Cả, Bài Giảng 8, PG 31: 321 c-e).
Khuôn mặt của nghèo khó
Nhiều người căn cứ vào những nét bề ngoài để miêu tả khuôn mặt người nghèo. Tuy nhiên, phần lớn cái nghèo ở Úc dấu mặt, ta không nhìn thấy. Hiện nay, người ta vẫn chưa thống nhất trong định nghĩa cái nghèo. Căn cứ vào đâu mà đo được mức nghèo. Nói một cách tổng quát, nghèo có nghĩa là thiếu phương tiện sống một cuộc sống thoải mái (fulfilling), thường xuyên thiếu những món chủ yếu. Nó có nghĩa: lúc nào cũng phải lo lắng không biết mình có khả năng trả các giấy đòi tiền hay không hay phải chạy vạy với các áp lực này bằng cách liên tục uớc tính xem phải bỏ đi món cần thiết nào. Đối với nhiều người, nghèo đói là cứ hết khủng hoảng này lại gặp khủng hoảng kia, không cùng.
Nghèo đói còn có khía cạnh cấu trúc, khu vực. Rất nhiều cộng đồng ở Úc lâm vào hoàn cảnh triền miên thất lợi về kinh tế khiến cư dân không có một triển vọng nào có được một nền giáo dục xứng đáng, có được một việc làm đàng hoàng và một hệ thống y tế tạm được. Cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy 1.7 phần trăm các vùng bưu điện (postcodes) khắp nước Úc kinh niên có các yếu tố tạo ra cảnh nghèo liên thế hệ (intergenerational poverty) nhiều gấp 7 lần so với các khu vực khác, như thu nhập thấp, giáo dục kém, triển vọng việc làm nghèo nàn…Nhiều chỉ dấu cũng cho thấy việc Úc chăm sóc người nghèo của mình đã không bắt kịp với đà gia tăng kinh tế của cả nước. Năm 2006, theo cách ấn định của quốc tế, có 2,210,000 người Úc hay 11.1% tổng số dân, sống dưới mức nghèo, trong đó có 412,000 trẻ em (Australia Fair [2007], Update on those missing out – the numbers and stories of those missing out, Australian Council of Social Services, Sydney, p.2).
Cho nên, nhiều nguyên nhân gây ra nghèo khó và bất bình đẳng là do cơ cấu: “Nói chung, người ta nghèo không phải vì họ lười hay thiếu khả năng hay vì họ kém may mắn. Họ nghèo vì cách tổ chức của xã hội, trong đó có hệ thống kinh tế” (Hội Đồng Giám Mục Úc [1996], A New Beginning (xem ghi chú số 13) tr. 5). Ta đâu có chọn cha chọn mẹ để sinh ra! Điều quan yếu là xã hội, như một toàn bộ, phải tạo cho mọi người cơ hội đồng đều.
Ơn gọi
Sau khi liệt kê “các anh chị em túng thiếu” của ta từ anh em Thổ Dân, các gia đình lao động nghèo, người di cư tị nạn, đến những kẻ không nhà mà con số hiện nay lên đến 100,000 người, trong đó có 6,500 gia đình và 10,000 trẻ em, các giám mục kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và cộng đồng phải đưa ra các chính sách nâng đỡ những người kém may mắn nhất trong xã hội ta. “Mọi người và mọi nhóm trong xã hội phải có khả năng thoả mãn các nhu cầu vật chất của họ và thể hiện được các tiềm năng của họ theo nghĩa xã hội, kinh tế và tâm linh”. Liên đới là một ý niệm cần phải được mọi người nắm vững. “Đối với người dư giả, nó là lời mời nhìn ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi người nghèo và hãy buông ra điều người nghèo cần để sinh tồn. Đối với người nghèo, nó là lời mời tin vào tình yêu Thiên Chúa dành cho họ và khả thể thay đổi, để cả họ nữa, cũng ‘thừa tự được trái đất’. Đối với mọi người, nó là lời mời quay đầu trở lại, làm môn đệ trung kiên, triệt để, sẵn sàng tìm hiểu việc đứng chung với người nghèo lúc này và tại đây có nghĩa gì, trong hy vọng được đứng chung với người công chính vào ngày sau hết [xem Mt 25:31-46]” (Hội Đồng Giám Mục Úc [1992], Common Wealth for the Common Good [xem ghi chú 17] tr.12).
Đối với các Kitô hữu, các giám mục kêu gọi ta nhìn nhận người nghèo, người bị đẩy ra lề xã hội thực sự là anh chị em mình, những người ta phải đồng hành, phục vụ và tranh đấu chính nghĩa cho. Liệu ta có nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô trong họ không? Liệu ta có chịu tìm cách tôn trọng và phục hồi nhân phẩm của họ không?
Lời kêu gọi trên và cách ta đáp trả phải được coi là chính yếu đối với cuộc sống của cộng đoàn thờ phượng. “Khi Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể, Người đã lập nên nó trong một bữa ăn cộng đoàn… Ta tụ họp để tưởng niệm và cử hành trong biết ơn sự hiện diện cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã chịu đau khổ và đã chết để giải thoát mọi người. Ta sẽ chu toàn được ơn gọi tiên tri của ta nếu ta biết từ Phép Thánh Thể lên đường giải thoát người khác”.
Các giám mục kêu mời ta chọn lối sống giản dị trong tinh thần liên đới với người nghèo, biết sống nhiều hơn theo nhu cầu, hơn là theo thèm muốn. Nhờ thế ta sẽ bớt quan tâm hơn đến việc thu tích của cải, thoát ly khỏi tâm thức tiêu thụ, nhìn ra nhu cầu người khác và thấy rõ khuôn mặt người nghèo… Chúa Giêsu từng là tin mừng cho người nghèo. Là môn đệ của Người, ta được kêu gọi cũng trở nên cùng một tin mừng như thế.
Nhân Chúa Nhật Công Bằng Xã Hội, ngày 28 tháng 9 năm 2008, Ủy Ban Công Bằng Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Úc Châu cho công bố bản Tuyên Bố tựa là Một Quốc Gia Giầu Có Và Trẻ Trung: Cuộc Thánh Thức Giầu Nghèo Tại Úc Châu (A Rich Young Nation: The Challenge of Affluence and Poverty in Australia).
Bản Tuyên Bố trên nhằm trình bầy Úc như một quốc gia chia rẽ trầm trọng theo đường ranh giầu nghèo và cơ may, một quốc gia được liệt kê là có sự chênh lệch lớn nhất về thu nhập trong các quốc gia phát triển trên thế giới, và sự chênh lệch này mỗi ngày một lớn thêm ra.
Bản tuyên bố nhận định rằng hai năm trước đây, thu nhập bình quân của một gia hộ Úc là $102,470. Tuy nhiên, 20% gia hộ được liệt kê là “thượng lưu” có mực thu nhập bình quân hàng năm là $220,350, trong khi 20% gia hộ được liệt kê là “hạ lưu” chỉ có mức thu nhập bình quân là $22,500.
Các giám mục Úc cũng cho hay: theo một ước tính, khoảng 4.52 triệu gia đình Úc hiện sống với lợi tức dưới $400 một tuần. Tình trạng này không đúng vì giữa lòng một quốc gia hết sức hưng thịnh về kinh tế, lại có quá nhiều người lỡ đò trên chuyến tầu hạnh phúc ấy. Lý do chẳng qua vì xã hội này có những người quá giầu về kinh tế nhưng lại quá nghèo về tâm linh.
Bản tuyên bố nhấn mạnh rằng: “bất luận nền kinh tế tiến bộ ra sao, sự khỏe khoắn của một xã hội sẽ được phán đoán dựa trên lối họ cư xử đối với các công dân dễ bị thương tổn nhất của họ”
Dựa trên dụ ngôn người thanh niên giầu có trong Phúc Âm, các giám mục Úc cho rằng Úc hiện cũng đang có thái độ như người thanh niên ấy và tự hỏi: “liệu chúng ta có dám sử dụng sự thịnh vượng lớn lao hiện nay để phục vụ mọi người, nhất là những người đang bị sự thịnh vượng kia qua mặt và đang phải sống trong nghèo khó, hay ta nghoảnh mặt đi vì ngỡ ngàng trước cái thách đố quá lớn?”.
Điều đáng buồn là rất nhiều người hiện đang chọn thái độ thứ hai, thái độ của người thanh niên giầu có trong Phúc Âm “vì anh ta có quá nhiều của cải”. Các giám mục nhận định rằng: Trước đây không lâu, Người Úc thường cho rằng cuộc sống giầu sang có nghĩa là có chiếc xe thứ hai, có căn nhà lớn và một căn nhà nghỉ mát. Ngày nay, một gia đình giầu sang tuy có nhà và xe hơi đắt tiền, đi du lịch ngoại quốc thường xuyện, có đầu tư lớn và một dự trữ tài chánh đáng kể, nhưng vẫn chưa lấy làm đủ, vẫn muốn có nhiều hơn. Điều hôm qua được coi là phong lưu xa xỉ, thì nay bị coi là nhu cầu cần thiết. Người ta gọi đó là bệnh cúm giầu sang (affluenza).
Các giám mục cho rằng giống người thanh niên giầu có, nhiều người trong chúng ta cảm thấy mình ‘chả có lỗi chi’ khi sống đúng theo Giới Luật hay các tiêu chuẩn của xã hội. Nhưng thực ra, Chúa Kitô đòi hỏi ta phải làm hơn thế: ra khỏi vùng êm ái của mình, vùng vốn được ‘bảo bọc’ bằng của cải giầu sang, để nhận ra người nghèo và chăm sóc nhu cầu của họ.
Một quốc gia giầu sang
Như trên đã nói, ý niệm giầu sang là một ý niệm tương đối. Ngày xưa ‘thế’ là giầu sang, mà nay ‘thế’ chỉ là chuyện tầm thường. Biên giới phân cách giữa nhu cầu và thèm muốn (needs and wants) ngày nay không còn nữa, tất cả chỉ còn là nhu cầu. Cho nên cuộc thăm dó mới đây của Newspoll cho hay 2/3 những người được thăm dò cho hay: họ không có khả năng thoả mãn mọi điều họ cần (need) nữa. Số người này cũng cho hay: cảm nhận thiếu thốn của họ là chuyện có thật, vì khi một thèm muốn bị dẹp bỏ, họ cảm thấy mình thật thiếu thốn (Clive Hamilton [2005] Affluenza: When too much is never enough, Allen and Unwin, Sydney, tr.60). Cuộc thăm dò này cũng cho hay:một phần tư các gia đình giầu có nhất ở Úc cho hay họ chi tiêu hầu hết tiền bạc của họ vào những nhu yếu phẩm căn bản nhất. Đối với họ, sự thiếu thốn nằm ở tham vọng giầu sang chứ không hẳn nằm trong cảm nghiệm nhu cầu thực sự.
Chính cái tham vọng giầu sang, muốn có nhiều hơn kia đang thúc đẩy người Úc làm việc nhiều hơn đến gây hại cho cả liên hệ gia đình. Nhiều cha mẹ còn có khuynh hướng đền bù sự vắng mặt bên con cái bằng cách lấy của cải ‘bảo bọc’ chúng…
Các giám mục cho rằng cái ý muốn chiếm hữu nhiều hơn kia đã được giới truyền thông vô tình cổ vũ qua việc mô tả phải làm gì để có được một cuộc sống hạnh phúc và thành công. Trong khi ấy., chủ nghĩa tiêu thụ và tiếp thị năng nổ đề cao quyền lợi cá nhân và đua tranh của cải vật chất, không còn coi xã hội như một môi trường để con người phục vụ lẫn nhau. Thành thử ra, nhiều người tin rằng lối sống của họ là trên hết, bất kể các nhu cầu lớn hơn của công chúng. Nhiều người chống đối các canh cải nhằm gia tăng việc phân phối của cải và cơ may cho những người thiếu thốn, vì các cải tổ ấy đụng đến chính họ…Chiếm hữu của cải trở thành mục tiêu ngược hẳn lại giáo huấn phúc âm vốn coi ta chỉ là người quản lý như Thông Điệp Mùa Chay năm 2008 của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng nhấn mạnh:
“Theo giáo huấn Phúc Âm, ta không phải là chủ nhân mà chỉ là những quản trị viên các của cải ta có. Vì vậy, không nên coi các của cải ấy như là vật chiếm hữu độc quyền của ta, mà là các phương tiện qua đó Thiên Chúa mời gọi mỗi người chúng ta hành động như viên quản lý do Chúa quan phòng đặt để phục vụ người lân cận” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI [2007] Thông điệp Mùa Chay 2008, tr.2).
Người giầu người nghèo trong xã hội giầu sang
Như trên đã nói, sự cách biệt giữa 20% các gia đình thượng lưu và 20% các gia đình hạ lưu là một cách biệt lớn lao và tiếp tục lớn lao thêm. Nhưng giai cấp trung lưu cũng chả khá hơn gì. Vấn đề nhà ở trước đây chỉ ảnh hưởng tới người nghèo, nhưng nay đang đe dọa nhiều gia đình trung lưu. Càng ngày giai cấp trung lưu này càng khó mua được nhà. Muốn đạt được ước vọng ấy nhiều người đã phải vay những món tiến khổng lồ, các ngân hàng chỉ cần nhích lãi xuất lên một chút là khiến họ hết khả năng trả góp. Khiến cho hiện nay, một phần tư các gia hộ Úc đang phải ở nhà thuê (Sở Thống Kê Úc [2007] ‘Sở hữu nhà và thuê nhà’ trong Year Book Australia 2007, 1301.0, ABS, Canberra). Mà tiền thuê nhà, trong năm 2007, gia tăng 15%, khiến nhiều người không có khả năng trả tiền thuê nhà. Theo một cuộc điều tra gần đây, hàng năm có khoảng từ 80,000 tới 100,000 trường hợp trục xuất khỏi nhà thuê.
Nghèo khó và công chính
Lúc khởi đầu thừa tác vụ của mình, Chúa Giêsu cho hay: Người đến đem tin mừng cho người nghèo và đem tự do cho người bị áp bức (Lc 4:16-19). Người luôn quan tâm tới góa phụ, trẻ mồ côi, người bệnh, kẻ bị ruồng bỏ xua đuổi. Trong dụ ngôn Ngày Phán Xét Chung (Mt 25:34-40), Người trở thành khuôn mặt của nghèo đói: “Ta bảo thật khi các con làm điều ấy cho một trong những kẻ khốn cùng nhất là các con làm cho chính Ta”. Sự công chính của ta tủy thuộc thái độ của ta đối với người nghèo. Các Kitô hữu đầu tiên nắm được giáo huấn ấy rất nhanh: “Họ bán hết những gì họ có và phân phối tiền bán ấy cho mọi người, tùy theo nhu cầu mỗi người” (Cv 2:45). Các giáo phụ noi gương các tiền nhân của mình cách xít xao: “Bánh anh em không dùng là bánh của người đói; áo anh em treo trong tủ là áo của người trần truồng; giầy anh em không mang là giầy của người chân đất; tiền trong két là tiền của người nghèo; hành vi bác ái anh em không làm là bấy nhiêu bất công anh em phạm phải” (Thánh Basil Cả, Bài Giảng 8, PG 31: 321 c-e).
Khuôn mặt của nghèo khó
Nhiều người căn cứ vào những nét bề ngoài để miêu tả khuôn mặt người nghèo. Tuy nhiên, phần lớn cái nghèo ở Úc dấu mặt, ta không nhìn thấy. Hiện nay, người ta vẫn chưa thống nhất trong định nghĩa cái nghèo. Căn cứ vào đâu mà đo được mức nghèo. Nói một cách tổng quát, nghèo có nghĩa là thiếu phương tiện sống một cuộc sống thoải mái (fulfilling), thường xuyên thiếu những món chủ yếu. Nó có nghĩa: lúc nào cũng phải lo lắng không biết mình có khả năng trả các giấy đòi tiền hay không hay phải chạy vạy với các áp lực này bằng cách liên tục uớc tính xem phải bỏ đi món cần thiết nào. Đối với nhiều người, nghèo đói là cứ hết khủng hoảng này lại gặp khủng hoảng kia, không cùng.
Nghèo đói còn có khía cạnh cấu trúc, khu vực. Rất nhiều cộng đồng ở Úc lâm vào hoàn cảnh triền miên thất lợi về kinh tế khiến cư dân không có một triển vọng nào có được một nền giáo dục xứng đáng, có được một việc làm đàng hoàng và một hệ thống y tế tạm được. Cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy 1.7 phần trăm các vùng bưu điện (postcodes) khắp nước Úc kinh niên có các yếu tố tạo ra cảnh nghèo liên thế hệ (intergenerational poverty) nhiều gấp 7 lần so với các khu vực khác, như thu nhập thấp, giáo dục kém, triển vọng việc làm nghèo nàn…Nhiều chỉ dấu cũng cho thấy việc Úc chăm sóc người nghèo của mình đã không bắt kịp với đà gia tăng kinh tế của cả nước. Năm 2006, theo cách ấn định của quốc tế, có 2,210,000 người Úc hay 11.1% tổng số dân, sống dưới mức nghèo, trong đó có 412,000 trẻ em (Australia Fair [2007], Update on those missing out – the numbers and stories of those missing out, Australian Council of Social Services, Sydney, p.2).
Cho nên, nhiều nguyên nhân gây ra nghèo khó và bất bình đẳng là do cơ cấu: “Nói chung, người ta nghèo không phải vì họ lười hay thiếu khả năng hay vì họ kém may mắn. Họ nghèo vì cách tổ chức của xã hội, trong đó có hệ thống kinh tế” (Hội Đồng Giám Mục Úc [1996], A New Beginning (xem ghi chú số 13) tr. 5). Ta đâu có chọn cha chọn mẹ để sinh ra! Điều quan yếu là xã hội, như một toàn bộ, phải tạo cho mọi người cơ hội đồng đều.
Ơn gọi
Sau khi liệt kê “các anh chị em túng thiếu” của ta từ anh em Thổ Dân, các gia đình lao động nghèo, người di cư tị nạn, đến những kẻ không nhà mà con số hiện nay lên đến 100,000 người, trong đó có 6,500 gia đình và 10,000 trẻ em, các giám mục kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và cộng đồng phải đưa ra các chính sách nâng đỡ những người kém may mắn nhất trong xã hội ta. “Mọi người và mọi nhóm trong xã hội phải có khả năng thoả mãn các nhu cầu vật chất của họ và thể hiện được các tiềm năng của họ theo nghĩa xã hội, kinh tế và tâm linh”. Liên đới là một ý niệm cần phải được mọi người nắm vững. “Đối với người dư giả, nó là lời mời nhìn ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi người nghèo và hãy buông ra điều người nghèo cần để sinh tồn. Đối với người nghèo, nó là lời mời tin vào tình yêu Thiên Chúa dành cho họ và khả thể thay đổi, để cả họ nữa, cũng ‘thừa tự được trái đất’. Đối với mọi người, nó là lời mời quay đầu trở lại, làm môn đệ trung kiên, triệt để, sẵn sàng tìm hiểu việc đứng chung với người nghèo lúc này và tại đây có nghĩa gì, trong hy vọng được đứng chung với người công chính vào ngày sau hết [xem Mt 25:31-46]” (Hội Đồng Giám Mục Úc [1992], Common Wealth for the Common Good [xem ghi chú 17] tr.12).
Đối với các Kitô hữu, các giám mục kêu gọi ta nhìn nhận người nghèo, người bị đẩy ra lề xã hội thực sự là anh chị em mình, những người ta phải đồng hành, phục vụ và tranh đấu chính nghĩa cho. Liệu ta có nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô trong họ không? Liệu ta có chịu tìm cách tôn trọng và phục hồi nhân phẩm của họ không?
Lời kêu gọi trên và cách ta đáp trả phải được coi là chính yếu đối với cuộc sống của cộng đoàn thờ phượng. “Khi Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể, Người đã lập nên nó trong một bữa ăn cộng đoàn… Ta tụ họp để tưởng niệm và cử hành trong biết ơn sự hiện diện cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã chịu đau khổ và đã chết để giải thoát mọi người. Ta sẽ chu toàn được ơn gọi tiên tri của ta nếu ta biết từ Phép Thánh Thể lên đường giải thoát người khác”.
Các giám mục kêu mời ta chọn lối sống giản dị trong tinh thần liên đới với người nghèo, biết sống nhiều hơn theo nhu cầu, hơn là theo thèm muốn. Nhờ thế ta sẽ bớt quan tâm hơn đến việc thu tích của cải, thoát ly khỏi tâm thức tiêu thụ, nhìn ra nhu cầu người khác và thấy rõ khuôn mặt người nghèo… Chúa Giêsu từng là tin mừng cho người nghèo. Là môn đệ của Người, ta được kêu gọi cũng trở nên cùng một tin mừng như thế.