Hiệp Sĩ Thánh Thể - Xuất Hành: Hội Thảo Nhóm về Công Bằng Xã Hội

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO

Giáo hội Công giáo được xem là một trong những định chế đáng nể trọng nhất qua các nỗ lực dấn thân hiệu quả và uy tín nhằm cổ võ hòa bình, công lý, nhân quyền, thăng tiến văn hóa và xã hội.

Hai năm cấp Khơi Nguồn, chúng ta đã nhận diện và xác định căn tính Việt Nam của mình, và đã tìm hiểu tổng quát 7 chủ đề chính liên quan đến giáo huấn về Công bằng Xã hội.

Bước vào năm thứ ba cuộc hành trình thăng tiến Hiệp sĩ, chúng ta sẽ học hỏi để có thể nắm bắt được giáo huấn của Giáo hội về xã hội. Trong giai đoạn bốn năm của cấp Xuất Hành sắp tới, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và dừng lại ở vài câu hỏi chính:

  • Giáo huấn xã hội phát sinh từ nguồn gốc nào?
  • Giáo huấn xã hội liên hệ đến cuộc sống của Giáo hội và các xã hội như thế nào?
  • Giáo huấn xã hội có ý nghĩa gì và ứng dụng thế nào cho các xã hội ngày nay?
Hai năm đầu tiên của cấp Xuất Hành, chúng ta sẽ tìm hiểu học hỏi về tiến trình hình thành qua lịch sử và cách diễn tả ngày nay của Học thuyết Xà hội Công giáo.

Hai năm tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt hội thảo, phân tích và bình luận một số tài liệu được chọn lựa của các vị Giáo hoàng, kể từ Đức Lêô XIII đến Đức Gioan Phaolô II; các tài liệu này sẽ tuần tự làm nổi bật lên ý nghĩa về Học thuyết Xà hội Công giáo.

Với một cái nhìn có tính cách lịch sử và một nỗ lực phân tích các tài liệu như trên, sẽ giúp các Hiệp sĩ hiểu rõ hơn về tiến trình phát triển của Học thuyết Xà hội Công giáo và công việc phục vụ mà Giáo hội được mời gọi để chu toàn trong thời đại của chúng ta.

Hiệp Sĩ Xuất Hành - Năm Một & Hai: Hội Thảo Nhóm về Công Bằng Xã Hội

Các Nguồn Phát Sinh Và Ý Nghĩa Hiện Nay Của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo

I. Quan điểm của một định chế có kinh nghiệm

I.1. Học thuyết Xã hội Công giáo là gì, và cái gì không phải là nó

I.2. Một kinh nghiệm thu thập dần hồi

I.3. Một tiến trình phát triển

II. Giáo hội và Xã hội

III. Tình Huynh đệ phổ quát: Tác động của một ý tưởng

III.1. Các tác giả Kitô giáo đầu tiên

III.2. Truyền bá một nền đạo lý Kitô giáo

IV. Lần đầu tiên giáo huấn về xã hội được xếp thành hệ thống

IV.1. Các dòng tu

IV.2. Các bậc Thầy

IV.3. Xã hội mẫu mực

V. Giáo hội đối diện với cuộc cách mạng kỹ nghệ

VI. Một tư tưởng xã hội cho thời đại mới

VII. Các tổ chức xã hội Công giáo

VIII. Khúc ngoặt của Thông điệp Tân sự - Rerum Novarum

IX. Giáo huấn xã hội sau “Rerum Novarum”

X. Lao động, then chốt của vấn đề xã hội

XI. Bảo vệ hòa bình và liên đới trên thế giới

XII. Cần chuyên tâm suy xét

XIII. Vấn đề cốt lõi của công cuộc phát triển con người

XIV. Ý thức xã hội hiện diên trong mọi lãnh vưc

XV. Một ý niêm phong phú hơn về nhân quyền

XVI. Dấn thân vào các lãnh vực xã hội

XVII. Một vai trò đặc loại trong lãnh vực xã hội

XVIII. Những hình thức mới về Hành đông và Giáo huấn

Kết luận

Ảnh hưởng có tính quyết định và tác động trên lịch sử của đoạn Phúc âm Mát-thêu 25, 31-46 thật là rõ ràng giữa cộng đồng xã hội. Đoạn Phúc âm này đã truyền bá niềm xác tín rằng bác ái đối với người đói, khát, người ngoại quốc, người trần truồng không có áo che thân, người chịu tù đày là một cử chỉ yêu thương chính Chúa.

Mặc dù hậu quả đoạn Phúc âm không thể lượng định được chính xác, nhưng niêm tin vào giá trị tối thượng của bác ái đã làm đổi thay những mối liên hệ giữa con người với nhau, và vẫn mãi còn là một trong những phương thế mạnh mẽ nhất của Giáo hội nhằm gây hưng phấn đạo đức và siêu nhiên nơi các cộng đồng con người.

Qua hành động bác ái xã hội, Giáo hội tạo một ảnh hưởng đáng kể trên cuộc sống của các xã hội. Các hình thức hành động rất đa diện: dấn thân cá nhân, giúp đỡ người túng thiếu, việc làm bác ái từ thiện và đặc biệt là các hoạt động của các tổ chức do Giáo hội sáng lập, như bệnh viện, nhà mồ côi, các nhà hưu dưỡng, trường học cho người nghèo, các dự án cộng đồng…

Cũng chính vì vậy mà bác ái được đứng đầu nơi châm ngôn “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ” trong cuộc đời hành hiệp của Người Hiệp Sĩ Thánh Thể Việt Nam.

Hiệp Sĩ Xuất Hành - Năm Ba & Bốn: Hội Thảo Nhóm về Công Bằng Xã Hội

Tài Liệu Giải Thích Ý Nghĩa Học Thuyết Xã Hội Công Giáo

Khi tìm hiểu học hỏi các tài liệu sau đây, các Hiệp sĩ sẽ thấy có một yếu tố liên tục, phát xuất từ huấn lệnh Tin Mừng, về tình yêu thương mỗi một con người, về việc che chở người nghèo khó cũng như kẻ bị bách hại, về sự tố cáo các việc bất công, tham lam, về định mệnh thiêng liêng con người và mối huynh đệ toàn cầu cùng việc phục vụ thân ái giữa hết thảy các anh chị em.

Học thuyết Xã hội Công giáo nhất mực nối tiếp giáo huấn truyền thống của Giáo hội ngay từ giai đoạn của các Tông đồ, như chúng ta đã học hỏi trong hai năm đầu của bước Xuất Hành. Chúng ta có thể nói rằng một trong những nét đặc thù của Học thuyết Xã hội Công giáo là đã bắt đầu ngay từ Mạc Khải và từ quan niệm về con người theo định mệnh tôn giáo.

Trên đây là những nguyên tắc trường tồn và căn bản, mà các tài liệu nêu lên dưới nhiều hình thức, chiếu Lời Chúa, Tin Mừng, Luật Chúa, Luật Tạo hóa, Nhân tính, hoặc Luật Tự nhiên.

Chìa khóa thứ nhì khi tìm hiểu học hỏi các tài liệu dưới đây, là nhìn Giáo hội tuần tự thích ứng giáo huấn của mình với nhu cầu và hoàn cảnh của các xã hội đang đổi thay. Công đồng Vaticanô II đã nói lên rõ điều này khi mời gọi người Công giáo hãy nhận định rõ dấu chỉ thời đại. Phong cách đó không mới lạ đối với Giáo hội, nhưng xuyên qua các thời đại nó đã thành ý thức và có hệ thống hơn trước. Biến chuyển ấy đã thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, với vài chủ điểm sau đây.

  • Văn minh Kitô giáo sẽ được trình bày như thế nào?
  • Phát giác nét phức tạp của các vấn đề xã hội
  • Các vấn đề xã hội trở thành những bài toán ở mức hoàn cầu
  • Đóng góp đặc biệt của Công đồng Vaticanô II
  • Giáo thuyết xã hội và Suy tư xã hội
  • Vai trò thần học và các khoa học nhân văn
  • Một nhiệm vụ tôn giáo và một chung đích xã hội
  • Những tiến bộ về mặt giáo thuyết nhờ một quá trình giải thích
  • Có thể nào nói đến “khoa học xã hội công giáo” hay không?
1- Lêô XIII, Inscrustabili (1878) Giáo hội, mẹ của văn minh

· Qua các hoạt động truyền giáo, Giáo hội trở thành men của văn minh

2- Lêô XIII, Diuturnum (1881)

Uy quyền của các nước phát sinh từ Thiên Chúa

· Sự chia rẽ giữa người Kitô đã gây tai hại năng nề cho Âu châu

3- Lêô XIII, Immortale Dei (1885) Lý tưởng Quốc gia Kitô giáo

· Triết lý Phúc âm biến đổi xã hội

4- Lêô XIII, Rerum Novarum (15.5.1891) Tình trạng bi đát của công nhân

· Một sứ điệp của Giáo hội để giải quyết tình hình bất công của giới thợ thuyền

5- Piô XI, Ubi Arcano (1922) Nước Chúa Kitô trong lãnh vực xã hội

· Khi cố gắng xây dựng Nước Chúa Kitô, Giáo hội mang hòa bình đích thực và công lý cho các quốc gia

6- Piô XI, Quadragesimo Anno (1931) Giải thích Học thuyết Xã hội Công giáo

· Giải thích phương pháp, ý hướng và thẩm quyền giáo huấn xã hội của Giáo hội

7- Piô XI, Divini Redemptoris (1937) Bác bỏ thuyết Cộng sản

· Tất cả những ai tin Thiên Chúa và mọi người thiện tâm thiện chí đều có thể chấp nhận học thuyết của Giáo hội

8- Piô XII, Summi Pontificatus (1939) Bảo vệ sự thống nhất của gia đình nhân loại

· Giáo hội tuyên dương mối thống nhất của gia đình nhân loại; nhiều nước khác nhau và nền văn minh khác nhau làm cho mối thống nhất đó thêm phong phú

9- Piô XII, Kỷ niệm năm mươi năm của “Rerum Novarum” (1941) Thẩm quyền nào trong lãnh vực xã hội?

· Giáo hội xác quyết thẩm quyền của mình trong lãnh vực xã hội dựa vào việc giải thích Mạc Khải và Luật Tự nhiên

10- Piô XII, Tương lai của văn minh Kitô giáo (1944)

· Văn minh Kitô giáo sẽ đóng vai trò nào sau đại chiến?

11- Piô XII, Diễn văn đọc trước các vị Hồng y (1946)

· Ngược lại các đế quốc thế tục, Giáo hội chinh phục tâm hồn con người

12- Gioan XXIII, Mater et Magistra (1961) Thông điệp Mẹ và Thầy

· Một cái nhìn toàn cầu về vấn đề xã hội

13- Gioan XXIII, Pacem in Terris (1963) Sứ điệp hòa bình gửi đến mọi người thành tâm thiện chí

14- Các tài liệu Công đồng Vaticanô II (1962-1965) Luận giải thần học xã hội về thời đại tân kỳ

· Công đồng đã tác động mạnh mẽ học thuyết xã hội của Giáo hội khi trực diện với thế giới tân kỳ

· Gaudium et Spes - Giáo hội trong thế giới ngày nay

· Inter Mirifica - Tác động của truyền thông đại chúng trên các xã hội và các nền văn hóa

· Unitatis Regintegratio - Hiệp nhất để cổ võ công bằng xã hội và tiến bộ của các ngành nghệ thuật khoa học

· Apostolicam Actuositatem - Việc đào tạo giáo dân để rao truyền Phúc âm, hành động trong lãnh vực xã hội, làm công tác bác ái

15- Phaolô VI, Populorum Progressio (1967) Phát triển toàn diện con người nơi mọi dân tộc

· Phát triển là thách đố lớn lao của thời hiện đại, và Giáo hội nhấn mạnh chiều kích văn hóa và tôn giáo của việc phát triển con người toàn diện và cho mọi người

16- Phaolô VI, Octogesima Adveniens (1971) Những cộng đồng Kitô hữu mang trách nhiệm xây dựng tương lai của thế giới

· Học thuyết xã hội của Giáo hội cống hiến những nguyên tắc hành động và kêu gọi các cộng đồng Kitô hữu biết sáng tạo và mang trách nhiệm tìm kiếm các giải pháp cụ thể

· Nêu lên quan điểm của Giáo hội về tiến bộ

17- Gioan Phaolô II, Redemptor Hominis (1979) Con người là con đường đầu tiên của Giáo hội

· Một cái nhìn Kitô học về tiến bộ nhân loại

18- Gioan Phaolo II, Laborem Exercens (1981) Lao động, then chốt của vấn đề xã hội

· Giáo huấn xã hội của Giáo hội đã phát triển một cách linh hoạt và có hệ thống với sự cộng tác của Công đồng, các Giáo hoàng, các Giám mục và Giáo dân

19- Gioan Phaolô II, Diễn văn đọc tại cuộc hội nghị chuyên đề “Từ Rerum Novarum đến Laborem Exercens” (1982)

· Những yếu tố trường tồn và sự phát triển không ngừng của giáo huấn xã hội của Giáo hội

20- Gioan Phaolô II, Sollicitudo Rei Socialis (1987) Phát triển dựa vào liên đới của mọi người

· Học thuyết xã hội của Giáo hội, vừa liên tục lại vừa luôn đổi mới, cho thấy lối tiếp cận đặc biệt của giáo huấn ấy

21- v.v…

Hội thảo Tổng kết

Giáo huấn xã hội không thể tách rời khỏi toàn bộ đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Vì đi sâu vào các xã hội của lịch sử nhân loại, Giáo hội phải tuyên dương lý tưởng Phúc âm cho mọi cộng đồng con người. Vì lý do đó, không khi nào Giáo hội không có một học thuyết xã hội.

Hiến chế Gaudium et Spes - Giáo hội trong thế giới ngày nay - xác định vai trò của Giáo hội trong xã hội trần thế. Toàn thể Giáo hội đã dấn thân di vào một hình thức đối thoại mới với thế giới tân kỳ ngày nay, để lượng định các niềm hy vọng và những mâu thuẫn của nó.

Sứ mệnh xã hội của Giáo hội đã được xác nhận lại bằng lối nói long trọng và phổ quát. Với thẩm quyền của một công đồng chung, Giáo hội tuyên bố hỗ trợ nỗ lực thăng tiến xã hội, văn hóa và tinh thần của tất cả các nhóm và toàn thể gia đình nhân loại. Sự kiện này đang được cảm nhận dần hồi như một biến chuyển có hậu quả to lớn và mang nhiều hy vọng.

Người Công giáo, đặc biệt các Hiệp sĩ Thánh Thể, ý thức rằng qua lịch sử họ không phải lúc nào cũng trung thành với đòi hỏi của công bằng xã hội và bác ái. Họ còn thường phạm tội lỗi phép công bằng nữa. Phải nhìn nhận sự kiện đó, nhưng giáo huấn xã hội của Giáo hội là một chứng nhân trường kỳ, làm chứng cho quyền năng của Phúc âm, để không ngừng tái tạo xã hội của con người, dựa trên các nguyên tắc công bằng và hài hòa trong tình “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vu”.