Bài thuyết trình của Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc tại Hội thảo khoa học quốc tế "Công bằng Xã hội, Tránh nhiệm Xã hội và Liên Đới Xã hội"
do tổ chức Misereor của Giáo Hội Công giáo Đức cùng với Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (Viện Triết Học) đồng tổ chức, diễn ra tại Hà Nội, trong hai ngày 15 và 16 tháng 10 năm 2007.
II. GIÁO HỘI VÀ NHÀ NƯỚC
II. 1. Giáo hội và Cộng đồng chính trị
Tương quan giữa Đạo và Đời, Tôn giáo và Chính Trị, Thần quyền và Thế quyền, Giáo hội và Nhà nước từ trước đến nay vẫn là một vấn đề rất tế nhị, nhạy cảm. Trong lịch sử thế giới, cũng như lịch sử các tôn giáo, tác động qua lại giữa hai bên có những lúc rất tích cực, nhưng cũng những giai đoạn đen tối.
Những khó khăn thường phát xuất từ sự lẫn lộn hai lãnh vực tôn giáo và chính trị, sự giẫm chân lên nhau giữa thần quyền và thế quyền, sự lợi dụng lẫn nhau vì ích lợi của mỗi bên. Tiến trình thế tục hoá đã góp phần giải thiêng nhiều lãnh vực trần thế, mà trước đây người ta cứ lầm tưởng là của tôn giáo.
“Hãy trả cho César những gì của César, và cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa” là câu nói thời danh của Chúa Giêsu, phải luôn là kim chỉ nam cho lập trường và đường lối của Giáo hội trong tương quan với Nhà nước. Từ câu nói đó của Chúa Giêsu, chúng ta có thể suy ra rằng không được lẫn lộn Giáo hội với bất cứ cộng đồng chính trị nào và không được trói cột Giáo hội vào bất cứ hệ thống chính trị nào. Cộng đồng chính trị và Giáo hội là hai thực thể tự trị và độc lập với nhau trong lãnh vực riêng của mình. Khi có sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, thì mới có tự do tôn giáo (TYHTXHCG, số 50).
Tại một số quốc gia trên thế giới, vì không có sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, nên chưa có tự do tôn giáo, nhất là đối với những tôn giáo thuộc thành phần thiểu số. Từ Công đồng Vatican II trở đi, Giáo hội Công giáo luôn khẳng định rõ rệt quyền tự do tôn giáo là quyền cơ bản nhất của con người, và không ngần ngại đấu tranh cho tự do tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất để cho nhân loại đánh giá về sự tự do đích thực của người công dân trên một đất nước.
Càng ngày Giáo hội càng ý thức một cách rõ rệt công việc của Giáo hội là Công việc Mục vụ, chứ không phải là làm chính trị. Giáo hội không muốn xen vào nội bộ của bất cứ một quốc gia nào. Giáo hội được tổ chức theo những cách thức có thể đáp ứng các nhu cầu tâm linh của các tín hữu, còn các cộng đồng chính trị tạo ra các quan hệ và cơ chế nhằm phục vụ những gì có liên quan tới công ích trên trần gian.
Vì tôn trọng tự do tôn giáo, cộng đồng chính trị phải bảo đảm cho tôn giáo có đủ không gian cần thiết để thi hành sứ mạng của mình. Về phần mình, Giáo hội không có thẩm quyền chuyên môn nào đối với các cơ chế của cộng đồng chính trị: Giáo hội tôn trọng sự tự trị chính đáng của trật tự dân chủ và không có tư cách nào để ủng hộ ưu tiên cho giải pháp này hay giải pháp kia, liên quan tới định chế hay hiến pháp (Gioan Phaolô II, Centesimus Annus, số 47).
Sự tự trị của Giáo hội và Cộng đồng chính trị không có nghĩa hai bên khai trừ nhau, không hợp tác. Dù với danh nghĩa khác nhau, nhưng cả hai bên đều phục vụ thiên chức con người vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Giáo hội và cộng đồng chính trị biểu hiện chính mình qua các cơ chế có tổ chức; các cơ chế này tự chúng không phải là mục đích, mà nhằm phục vụ con người, giúp con người thi hành các quyền của mình cách trọn vẹn, những quyền nằm trong chính con người vừa là công dân của một nước, vừa là kitô hữu (x. TYHTXHCG, số 424 - 425).
II. 2. Giáo hội và Nhà nước trước vấn đề Công bằng xã hội
Giáo hội luôn quan tâm tới con người, vì xác tín rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài và thực sự muốn cho con người được hạnh phúc. Thiên Chúa yêu thương con người đến nỗi đã hy sinh Người Con Một để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi và sự chết. Chính vì thế Giáo hội luôn trân trọng mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ, không phải để duy trì sự nghèo khổ, nhưng để thăng tiến họ, để xoá đói giảm nghèo, theo kiểu nói thường xuyên của xã hội chúng ta.
Các công việc bác ái từ thiện của Giáo hội không nhằm duy trì những cơ chế bất công như trong quá khứ đã bị ngộ nhận. Thánh giáo phụ Gioan Kim Khẩu, từ cuối thế kỷ IV, đã nói rằng “bố thí, giúp đỡ người nghèo đúng lúc, chưa đủ, cần phải tạo ra một cơ chế mới, một mẫu xã hội mới”. Vì yêu thương con người, Giáo hội luôn đả phá những bất công chống lại con người.
Thật ra Bác ái không loại bỏ sự Công bằng, nhưng nhằm cứu giúp những con người gặp hoạn nạn khổ đau. Bác ái kitô giáo còn giúp người ta khám phá ra những gì là công bằng, vì công bằng là tôn trọng những quyền lợi chính đáng của người khác. Tình yêu tha nhân giúp cho con người khám phá các nhu cầu, các quyền lợi của tha nhân để có thể tôn trọng. Về phương diện này, phải công nhận tính xúc tác của bác ái kitô giáo đối với những khám phá mới mẻ và đúng đắn về công bằng. Tình yêu chân thực cho chúng ta “đôi mắt sáng” để nhận ra đòi hỏi của phẩm giá con người, nhất là nơi những người nghèo.
Có người nói rằng: Điều gì hôm qua là bác ái, hôm nay là công bằng, và điều gì hôm nay là bác ái, sẽ là công bằng đối với những thế hệ mai sau. Khẳng định này có vẻ quá đáng, nhưng thật ra có một ý nghĩa rất sâu sắc. Những cải cách đích thực trong xã hội đều tuân theo quy luật này, dù đôi khi người ta không minh nhiên ý thức. Lãnh vực công bằng mỗi ngày một nới rộng, và ngày hôm nay hơn bao giờ hết, khi đề cập đến công bằng, người ta phải nói tới công bằng xã hội.
Ngày trước, người ta quan niệm “của ai trả cho người đó” là công bằng. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Ngày nay, người ta khẳng định “mỗi người phải có phần của mình trong xã hội”, để sống xứng đáng là con người. Xã hội phải được tổ chức cách nào để bảo đảm cho con người quyền sinh tồn và phát triển.
Thần học luân lý phân biệt công bằng giao hoán và công bằng phân phối. Hai thứ công bằng này phải đi đôi, không thể tuyệt đối hoá một thứ và tách rời khỏi thứ công bằng kia. Tuyệt đối hoá công bằng giao hoán, mà không lưu tâm tâm đến hoàn cảnh nghèo đói của người khác là xúc phạm công bằng. Tuyệt đối hoá công bằng phân phối và coi thường công bằng giao hoán cũng là bất công, vì khuyến khích sự lười biếng, do đó làm cho con người và xã hội chậm phát triển.
Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu”, phần bàn về tương quan giữa Công bằng và Bác ái, Đức Thánh cha Bênêđictô XVI khẳng định rất rõ ràng và dứt khoát rằng Trật tự công bằng của xã hội và Nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của chính trị (x. TĐ/TCLTY, 28).
Công bằng là mục đích và từ đó cũng là tiêu chuẩn nội tại của chính trị. Chính trị không đơn thuần là một kỹ thuật sắp xếp trật tự công cộng: nguồn gốc và mục đích của chính trị là công lý, là sự công bằng, và công bằng thuộc bản chất đạo đức. Do đó người làm chính trị phải có đạo đức. Nhà nước luôn phải đối diện với câu hỏi: trong thực tế phải thể hiện công bằng như thế nào? Nhưng câu hỏi này giả thiết một câu hỏi khác cơ bản hơn: công bằng là gì? Đây là một vấn đề thuộc lý trí thực tiễn. Nhưng để có thể hành động cách đúng đắn, lý trí thực tiễn cần phải được thanh luyện không ngừng, vì nó có thể trở thành mù quáng về mặt đạo đức, do những cám dỗ về lợi nhuận và quyền lực.
Về điểm này, chính trị và đức tin (Công giáo) gặp nhau. Đức tin hay đạo đức tôn giáo là một sức mạnh tinh thần giúp thanh luyện lý trí. Đức tin giúp lý trí thực tiễn có khả năng thực hiện công việc của mình tốt hơn. Chính đây là chỗ đứng của học thuyết xã hội công giáo. Theo lời của Đức Thánh Cha, học thuyết này không nhằm tạo cho Giáo hội một quyền lực bên trên Nhà nước; cũng không muốn áp đặt cho những người không cùng một niềm tin những quan điểm và những cách thức riêng của Giáo hội; nhưng chỉ muốn đóng góp vào việc thanh luyện lý trí và giúp lý trí nhận ra điều gì là công bằng trong cụ thể.
Học thuyết xã hội của Giáo hội lập luận dựa trên lý trí và luật tự nhiên, có nghĩa là từ những gì thích hợp với bản tính con người. Giáo hội không muốn áp đặt học thuyết xã hội này bằng chính trị, chỉ muốn phục vụ và giúp đỡ việc giáo dục lương tâm trong chính trị, giúp nhận thức rõ ràng những đòi hỏi đích thực của công bằng.
Giáo hội không thể và cũng không được phép dành quyền đấu tranh chính trị để thực hiện một xã hội công bằng nhất. Giáo hội không thể và không được phép thay thế vị trí của Nhà nước. Nhưng cũng không thể và không được phép đứng bên ngoài cuộc đấu tranh cho công bằng. Giáo hội phải dấn thân vào cuộc đấu tranh này bằng con đường lý luận dựa trên lý trí và phải đánh thức những sức mạnh tinh thần, mà nếu không có thì sự công bằng, vốn luôn đòi hỏi những hy sinh từ bỏ, sẽ không được thực thi và phát triển. Xã hội công bằng không thể là công trình của Giáo hội, nhưng là công việc của chính trị (x. TĐ/TCLTY, 28).
Tuy rất thực tế và khiêm tốn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vẫn mạnh dạn giới thiệu học thuyết xã hội công giáo cho thế giới, vì đó cũng là một phần quan trọng của Tin mừng Chúa Giêsu, là khía cạnh xã hội của Tin mừng. Đức Thánh Cha viết: “Trong hoàn cảnh khó khăn mà chúng ta đang sống vì việc toàn cầu hoá kinh tế, học thuyết xã hội của Giáo hội sẽ trở thành điểm quy chiếu căn bản, đề nghị các định hướng có giá trị vượt quá ranh giới của Giáo hội. Đối diện với sự phát triển càng ngày càng nhanh, các định hướng này cần được trao đổi với những người thực sự quan tâm đến con người và thế giới (x. TĐ/TCLTY, 27)
Trách nhiệm trực tiếp hoạt động cho một trật tự công bằng trong xã hội là điều đặc thù của người giáo dân. Là công dân họ được kêu gọi tham gia cách cá nhân vào đời sống cộng đồng. Họ không được phép từ chối tham gia vào “những sáng kiến đa dạng và khác nhau trên những bình diện kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chính và văn hoá, tất cả các bình diện này đều phục vụ cho việc thực thi công ích có tổ chức và cơ chế.
Giáo hội không phải là cơ chế trực tiếp hoạt động cho công bằng xã hội. Nhưng cơ chế để thực hiện công việc bác ái từ thiện thì Giáo hội phải có, vì nó là dấu chỉ hữu hình cho Tình yêu của Thiên Chúa mà Giáo hội muốn rao giảng và làm chứng.
Đức Thánh cha viết: “Tình yêu vẫn luôn cần thiết, ngay cả trong xã hội công bằng nhất. Không có một trật tự công bằng nào của Nhà nước có thể xem công tác bác ái là thừa thãi. Ai muốn loại bỏ tình yêu thì đồng thời không xem con người là con người nữa. Vẫn luôn có khổ đau cần đến sự an ủi và trợ giúp. Vẫn luôn luôn còn có sự cô đơn. Vẫn luôn còn có những trường hợp thiếu thốn vật chất, nơi mà sự trợ giúp theo nghĩa thể hiện tình yêu tha nhân là cần thiết” (x. TĐ/TCLTY, 28).
Xin xem tiếp phần 3
do tổ chức Misereor của Giáo Hội Công giáo Đức cùng với Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (Viện Triết Học) đồng tổ chức, diễn ra tại Hà Nội, trong hai ngày 15 và 16 tháng 10 năm 2007.
XÂY DỰNG XÃ HỘI CÔNG BẰNG THEO HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO (Phần 2)
II. GIÁO HỘI VÀ NHÀ NƯỚC
II. 1. Giáo hội và Cộng đồng chính trị
Tương quan giữa Đạo và Đời, Tôn giáo và Chính Trị, Thần quyền và Thế quyền, Giáo hội và Nhà nước từ trước đến nay vẫn là một vấn đề rất tế nhị, nhạy cảm. Trong lịch sử thế giới, cũng như lịch sử các tôn giáo, tác động qua lại giữa hai bên có những lúc rất tích cực, nhưng cũng những giai đoạn đen tối.
Những khó khăn thường phát xuất từ sự lẫn lộn hai lãnh vực tôn giáo và chính trị, sự giẫm chân lên nhau giữa thần quyền và thế quyền, sự lợi dụng lẫn nhau vì ích lợi của mỗi bên. Tiến trình thế tục hoá đã góp phần giải thiêng nhiều lãnh vực trần thế, mà trước đây người ta cứ lầm tưởng là của tôn giáo.
“Hãy trả cho César những gì của César, và cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa” là câu nói thời danh của Chúa Giêsu, phải luôn là kim chỉ nam cho lập trường và đường lối của Giáo hội trong tương quan với Nhà nước. Từ câu nói đó của Chúa Giêsu, chúng ta có thể suy ra rằng không được lẫn lộn Giáo hội với bất cứ cộng đồng chính trị nào và không được trói cột Giáo hội vào bất cứ hệ thống chính trị nào. Cộng đồng chính trị và Giáo hội là hai thực thể tự trị và độc lập với nhau trong lãnh vực riêng của mình. Khi có sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, thì mới có tự do tôn giáo (TYHTXHCG, số 50).
Tại một số quốc gia trên thế giới, vì không có sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, nên chưa có tự do tôn giáo, nhất là đối với những tôn giáo thuộc thành phần thiểu số. Từ Công đồng Vatican II trở đi, Giáo hội Công giáo luôn khẳng định rõ rệt quyền tự do tôn giáo là quyền cơ bản nhất của con người, và không ngần ngại đấu tranh cho tự do tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất để cho nhân loại đánh giá về sự tự do đích thực của người công dân trên một đất nước.
Càng ngày Giáo hội càng ý thức một cách rõ rệt công việc của Giáo hội là Công việc Mục vụ, chứ không phải là làm chính trị. Giáo hội không muốn xen vào nội bộ của bất cứ một quốc gia nào. Giáo hội được tổ chức theo những cách thức có thể đáp ứng các nhu cầu tâm linh của các tín hữu, còn các cộng đồng chính trị tạo ra các quan hệ và cơ chế nhằm phục vụ những gì có liên quan tới công ích trên trần gian.
Vì tôn trọng tự do tôn giáo, cộng đồng chính trị phải bảo đảm cho tôn giáo có đủ không gian cần thiết để thi hành sứ mạng của mình. Về phần mình, Giáo hội không có thẩm quyền chuyên môn nào đối với các cơ chế của cộng đồng chính trị: Giáo hội tôn trọng sự tự trị chính đáng của trật tự dân chủ và không có tư cách nào để ủng hộ ưu tiên cho giải pháp này hay giải pháp kia, liên quan tới định chế hay hiến pháp (Gioan Phaolô II, Centesimus Annus, số 47).
Sự tự trị của Giáo hội và Cộng đồng chính trị không có nghĩa hai bên khai trừ nhau, không hợp tác. Dù với danh nghĩa khác nhau, nhưng cả hai bên đều phục vụ thiên chức con người vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Giáo hội và cộng đồng chính trị biểu hiện chính mình qua các cơ chế có tổ chức; các cơ chế này tự chúng không phải là mục đích, mà nhằm phục vụ con người, giúp con người thi hành các quyền của mình cách trọn vẹn, những quyền nằm trong chính con người vừa là công dân của một nước, vừa là kitô hữu (x. TYHTXHCG, số 424 - 425).
II. 2. Giáo hội và Nhà nước trước vấn đề Công bằng xã hội
Giáo hội luôn quan tâm tới con người, vì xác tín rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài và thực sự muốn cho con người được hạnh phúc. Thiên Chúa yêu thương con người đến nỗi đã hy sinh Người Con Một để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi và sự chết. Chính vì thế Giáo hội luôn trân trọng mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ, không phải để duy trì sự nghèo khổ, nhưng để thăng tiến họ, để xoá đói giảm nghèo, theo kiểu nói thường xuyên của xã hội chúng ta.
Các công việc bác ái từ thiện của Giáo hội không nhằm duy trì những cơ chế bất công như trong quá khứ đã bị ngộ nhận. Thánh giáo phụ Gioan Kim Khẩu, từ cuối thế kỷ IV, đã nói rằng “bố thí, giúp đỡ người nghèo đúng lúc, chưa đủ, cần phải tạo ra một cơ chế mới, một mẫu xã hội mới”. Vì yêu thương con người, Giáo hội luôn đả phá những bất công chống lại con người.
Thật ra Bác ái không loại bỏ sự Công bằng, nhưng nhằm cứu giúp những con người gặp hoạn nạn khổ đau. Bác ái kitô giáo còn giúp người ta khám phá ra những gì là công bằng, vì công bằng là tôn trọng những quyền lợi chính đáng của người khác. Tình yêu tha nhân giúp cho con người khám phá các nhu cầu, các quyền lợi của tha nhân để có thể tôn trọng. Về phương diện này, phải công nhận tính xúc tác của bác ái kitô giáo đối với những khám phá mới mẻ và đúng đắn về công bằng. Tình yêu chân thực cho chúng ta “đôi mắt sáng” để nhận ra đòi hỏi của phẩm giá con người, nhất là nơi những người nghèo.
Có người nói rằng: Điều gì hôm qua là bác ái, hôm nay là công bằng, và điều gì hôm nay là bác ái, sẽ là công bằng đối với những thế hệ mai sau. Khẳng định này có vẻ quá đáng, nhưng thật ra có một ý nghĩa rất sâu sắc. Những cải cách đích thực trong xã hội đều tuân theo quy luật này, dù đôi khi người ta không minh nhiên ý thức. Lãnh vực công bằng mỗi ngày một nới rộng, và ngày hôm nay hơn bao giờ hết, khi đề cập đến công bằng, người ta phải nói tới công bằng xã hội.
Ngày trước, người ta quan niệm “của ai trả cho người đó” là công bằng. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Ngày nay, người ta khẳng định “mỗi người phải có phần của mình trong xã hội”, để sống xứng đáng là con người. Xã hội phải được tổ chức cách nào để bảo đảm cho con người quyền sinh tồn và phát triển.
Thần học luân lý phân biệt công bằng giao hoán và công bằng phân phối. Hai thứ công bằng này phải đi đôi, không thể tuyệt đối hoá một thứ và tách rời khỏi thứ công bằng kia. Tuyệt đối hoá công bằng giao hoán, mà không lưu tâm tâm đến hoàn cảnh nghèo đói của người khác là xúc phạm công bằng. Tuyệt đối hoá công bằng phân phối và coi thường công bằng giao hoán cũng là bất công, vì khuyến khích sự lười biếng, do đó làm cho con người và xã hội chậm phát triển.
Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu”, phần bàn về tương quan giữa Công bằng và Bác ái, Đức Thánh cha Bênêđictô XVI khẳng định rất rõ ràng và dứt khoát rằng Trật tự công bằng của xã hội và Nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của chính trị (x. TĐ/TCLTY, 28).
Công bằng là mục đích và từ đó cũng là tiêu chuẩn nội tại của chính trị. Chính trị không đơn thuần là một kỹ thuật sắp xếp trật tự công cộng: nguồn gốc và mục đích của chính trị là công lý, là sự công bằng, và công bằng thuộc bản chất đạo đức. Do đó người làm chính trị phải có đạo đức. Nhà nước luôn phải đối diện với câu hỏi: trong thực tế phải thể hiện công bằng như thế nào? Nhưng câu hỏi này giả thiết một câu hỏi khác cơ bản hơn: công bằng là gì? Đây là một vấn đề thuộc lý trí thực tiễn. Nhưng để có thể hành động cách đúng đắn, lý trí thực tiễn cần phải được thanh luyện không ngừng, vì nó có thể trở thành mù quáng về mặt đạo đức, do những cám dỗ về lợi nhuận và quyền lực.
Về điểm này, chính trị và đức tin (Công giáo) gặp nhau. Đức tin hay đạo đức tôn giáo là một sức mạnh tinh thần giúp thanh luyện lý trí. Đức tin giúp lý trí thực tiễn có khả năng thực hiện công việc của mình tốt hơn. Chính đây là chỗ đứng của học thuyết xã hội công giáo. Theo lời của Đức Thánh Cha, học thuyết này không nhằm tạo cho Giáo hội một quyền lực bên trên Nhà nước; cũng không muốn áp đặt cho những người không cùng một niềm tin những quan điểm và những cách thức riêng của Giáo hội; nhưng chỉ muốn đóng góp vào việc thanh luyện lý trí và giúp lý trí nhận ra điều gì là công bằng trong cụ thể.
Học thuyết xã hội của Giáo hội lập luận dựa trên lý trí và luật tự nhiên, có nghĩa là từ những gì thích hợp với bản tính con người. Giáo hội không muốn áp đặt học thuyết xã hội này bằng chính trị, chỉ muốn phục vụ và giúp đỡ việc giáo dục lương tâm trong chính trị, giúp nhận thức rõ ràng những đòi hỏi đích thực của công bằng.
Giáo hội không thể và cũng không được phép dành quyền đấu tranh chính trị để thực hiện một xã hội công bằng nhất. Giáo hội không thể và không được phép thay thế vị trí của Nhà nước. Nhưng cũng không thể và không được phép đứng bên ngoài cuộc đấu tranh cho công bằng. Giáo hội phải dấn thân vào cuộc đấu tranh này bằng con đường lý luận dựa trên lý trí và phải đánh thức những sức mạnh tinh thần, mà nếu không có thì sự công bằng, vốn luôn đòi hỏi những hy sinh từ bỏ, sẽ không được thực thi và phát triển. Xã hội công bằng không thể là công trình của Giáo hội, nhưng là công việc của chính trị (x. TĐ/TCLTY, 28).
Tuy rất thực tế và khiêm tốn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vẫn mạnh dạn giới thiệu học thuyết xã hội công giáo cho thế giới, vì đó cũng là một phần quan trọng của Tin mừng Chúa Giêsu, là khía cạnh xã hội của Tin mừng. Đức Thánh Cha viết: “Trong hoàn cảnh khó khăn mà chúng ta đang sống vì việc toàn cầu hoá kinh tế, học thuyết xã hội của Giáo hội sẽ trở thành điểm quy chiếu căn bản, đề nghị các định hướng có giá trị vượt quá ranh giới của Giáo hội. Đối diện với sự phát triển càng ngày càng nhanh, các định hướng này cần được trao đổi với những người thực sự quan tâm đến con người và thế giới (x. TĐ/TCLTY, 27)
Trách nhiệm trực tiếp hoạt động cho một trật tự công bằng trong xã hội là điều đặc thù của người giáo dân. Là công dân họ được kêu gọi tham gia cách cá nhân vào đời sống cộng đồng. Họ không được phép từ chối tham gia vào “những sáng kiến đa dạng và khác nhau trên những bình diện kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chính và văn hoá, tất cả các bình diện này đều phục vụ cho việc thực thi công ích có tổ chức và cơ chế.
Giáo hội không phải là cơ chế trực tiếp hoạt động cho công bằng xã hội. Nhưng cơ chế để thực hiện công việc bác ái từ thiện thì Giáo hội phải có, vì nó là dấu chỉ hữu hình cho Tình yêu của Thiên Chúa mà Giáo hội muốn rao giảng và làm chứng.
Đức Thánh cha viết: “Tình yêu vẫn luôn cần thiết, ngay cả trong xã hội công bằng nhất. Không có một trật tự công bằng nào của Nhà nước có thể xem công tác bác ái là thừa thãi. Ai muốn loại bỏ tình yêu thì đồng thời không xem con người là con người nữa. Vẫn luôn có khổ đau cần đến sự an ủi và trợ giúp. Vẫn luôn luôn còn có sự cô đơn. Vẫn luôn còn có những trường hợp thiếu thốn vật chất, nơi mà sự trợ giúp theo nghĩa thể hiện tình yêu tha nhân là cần thiết” (x. TĐ/TCLTY, 28).
Xin xem tiếp phần 3