HÀ NỘI -- Ngày 15-01-2007, tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam khai mạc cuộc Hội nghị quốc tế với đề tài: Công bằng xã hội, Tránh nhiệm Xã hội và Liên Đới Xã hội.
Cuộc hội thảo này do Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam và Tổ chức Công giáo Đức Misereor (German Catholic Action For Human Development ) đồng tổ chức.
Đây là một cuộc hội thảo quốc tế đầu tiên có sự tham dự của các vị cao cấp trong cơ quan lý luận Nhà Nước Việt Nam và trong Giáo hội Công giáo Việt Nam cùng với một số học giả thuộc các Đaị học trong và ngoài nước.
Khởi đầu buổi lễ, GSTS Phạm Văn Đức, Viện trưởng Viện Triết học, tuyên bố lý do và giới thiệu thiệu thành phần tham dự, gồm:
Phía cơ quan Nhà Nước Việt Nam có sự hiện diện của:
Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ,
Viện Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội,
Viện Trưởng Viện Triết Học,
các Viện trưởng Đại học cùng nhiều giáo sư của các Viện nghiên cứu và Đại học ở Việt Nam, Campuchia và Lào.
Phía Giáo hội Công giáo Việt Nam có sự hiện diện của
ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGP Saigòn
Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Các Giám mục thuộc: TGP Hànội, Mỹ Tho, Phan Thiết, Bùi Chu, Kontum cùng với một số linh mục, nữ tu, và giáo dân.
Các đại diện Công giáo các Quốc gia khác tham dự gồm có:
Đức TGM Werner Thissen, Chủ Tịch Misereor, Đức quốc
Đức Ông Joseph Sayer, Tổng Giám đốc Misereor,
Các chuyên viên của của Tổ chức Công Giáo Misereor,
Các đại diện Missio và các giáo sư thuộc nhiều đại học Đức.
ĐHY ĐHY Keit O’Brien (Anh quốc),
TGM Tiến sĩ Vincent Concessao Ấn Độ,
TGM Tiến sĩ Orlando Quevedo của Phi Luật Tân
Đức Ông Nguyễn văn Tài, Đài Veritas-Asia và là Trưởng Ban Liên Hiệp Truyền Thông CGVN
Và chừng trên 30 giáo sư tiến sĩ thuộc thuộc các Đại học quốc tế được mời tới tham dự như Đài Loan, Anh, Hoa Kỳ, v.v...
Trong ngày Khai mạc Nghị Hội hôm nay, GS Đỗ Hoài Nam, Viện Trưởng viện Khoa Học Xã hội, đọc diễn văn khai mạc nêu lên mục tiêu của cuộc hội thảo nhằm xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công bình xã hội, trách nhiệm xã hội và liên đới xã hội trong tương quan thế giới và đặc biệt trong thực trạng Việt Nam hôm nay.
Tiếp theo, Đức ông Joseph Sayer, tổng giám đốc Cơ quan Bác Ái Công giáo Misereor ở Đức, trình bày quan điểm của cơ quan đồng tổ chức, nhấn mạnh đến sự liên đới giữa Giáo Hội Việt Nam và Giáo hội Đức qua sự cộng tác nhiều năm qua, và giờ này Giáo hội đang mong mỏi thể hiện với nhân dân Việt Nam “tình liên đới trong bối cảnh Toàn Cầu Hóa”, điều đó sẽ giúp đào sâu đối thoại và tình hữu nghị giữa nhân dân Đức và nhân dân Việt Nam.
Sau diễn văn của hai vị đại diện các cơ quan tổ chức, Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nói rằng đây là cơ hội để giới thiệu rộng rãi học thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo hầu góp phần làm phong phú cho đường hướng hoạt động xã hội của xã hội Việt Nam; cũng như được nghe những đóng góp của các tham dự viên trong cuộc Hội thảo. Ngoài ra, đây cũng là dịp gặp gỡ để rồi cùng xây dựng cho dân tộc Việt Nam một nền văn minh tình thương
Tiếp sau đó, để nói lên ưu tư của Giáo hội, và cũng là cuả người dân Việt Nam, Đức Hồng Y Việt Nam đề cập đến đạo đức - niềm tin nơi con người là nền tảng để thay đổi xã hội: Cây cầu Cần Thơ sập có thể không do thiếu khả năng kỹ thuật mà do thiếu đạo đức. Đấy là một lời nhắn nhủ để mong cho hướng của hội thảo đi đến cái cốt lõi của vấn đề xã hội: đạo đức tại Việt Nam là điều phải đặt lên hàng ưu tiên.
Sau đó các ông Nguyễn Thế Doanh, Ban Tôn Giáo Chính Phủ, ông Rainer G. Berns, Sứ Quán Đức, và GS Trần Văn Đoàn, đại diện Liên đoàn quốc tế các Hội Triết Học, lần lượt nói lên kỳ vọng rằng cuộc hội thảo này sẽ mang lại một cái nhìn mới về xã hội cho nước Việt Nam hôm nay, và từ đó sẽ có những biến chuyển mới trong suy nghĩ và hành động.
Buổi chiều, hội thảo chia làm ba nhóm với các đề tài: Công Bình XH, Trách Nhiệm XH, Liên Đới XH. Mỗi nhóm nghe 4 bài tham luận (hai người do Viện đề nghị, và hai do Misereor đề nghị) gợi mở và trao đổi với nhau chung quanh các vấn đề mà các bài tham luận đã nêu lên.
Trên dưới 120 người được phát một tập 76 tham luận và chọn một số tham luận tiêu biểu để giới thiệu trong các nhóm
Ngày hội thảo đầu tiên kết thúc lúc 17,00g sau khi đã thông qua 14 tham luận và trao đổi.
Cuộc hội thảo này do Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam và Tổ chức Công giáo Đức Misereor (German Catholic Action For Human Development ) đồng tổ chức.
Đây là một cuộc hội thảo quốc tế đầu tiên có sự tham dự của các vị cao cấp trong cơ quan lý luận Nhà Nước Việt Nam và trong Giáo hội Công giáo Việt Nam cùng với một số học giả thuộc các Đaị học trong và ngoài nước.
Khởi đầu buổi lễ, GSTS Phạm Văn Đức, Viện trưởng Viện Triết học, tuyên bố lý do và giới thiệu thiệu thành phần tham dự, gồm:
Phía cơ quan Nhà Nước Việt Nam có sự hiện diện của:
Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ,
Viện Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội,
Viện Trưởng Viện Triết Học,
các Viện trưởng Đại học cùng nhiều giáo sư của các Viện nghiên cứu và Đại học ở Việt Nam, Campuchia và Lào.
Phía Giáo hội Công giáo Việt Nam có sự hiện diện của
ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGP Saigòn
Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Các Giám mục thuộc: TGP Hànội, Mỹ Tho, Phan Thiết, Bùi Chu, Kontum cùng với một số linh mục, nữ tu, và giáo dân.
Các đại diện Công giáo các Quốc gia khác tham dự gồm có:
Đức TGM Werner Thissen, Chủ Tịch Misereor, Đức quốc
Đức Ông Joseph Sayer, Tổng Giám đốc Misereor,
Các chuyên viên của của Tổ chức Công Giáo Misereor,
Các đại diện Missio và các giáo sư thuộc nhiều đại học Đức.
ĐHY ĐHY Keit O’Brien (Anh quốc),
TGM Tiến sĩ Vincent Concessao Ấn Độ,
TGM Tiến sĩ Orlando Quevedo của Phi Luật Tân
Đức Ông Nguyễn văn Tài, Đài Veritas-Asia và là Trưởng Ban Liên Hiệp Truyền Thông CGVN
Và chừng trên 30 giáo sư tiến sĩ thuộc thuộc các Đại học quốc tế được mời tới tham dự như Đài Loan, Anh, Hoa Kỳ, v.v...
Trong ngày Khai mạc Nghị Hội hôm nay, GS Đỗ Hoài Nam, Viện Trưởng viện Khoa Học Xã hội, đọc diễn văn khai mạc nêu lên mục tiêu của cuộc hội thảo nhằm xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công bình xã hội, trách nhiệm xã hội và liên đới xã hội trong tương quan thế giới và đặc biệt trong thực trạng Việt Nam hôm nay.
Tiếp theo, Đức ông Joseph Sayer, tổng giám đốc Cơ quan Bác Ái Công giáo Misereor ở Đức, trình bày quan điểm của cơ quan đồng tổ chức, nhấn mạnh đến sự liên đới giữa Giáo Hội Việt Nam và Giáo hội Đức qua sự cộng tác nhiều năm qua, và giờ này Giáo hội đang mong mỏi thể hiện với nhân dân Việt Nam “tình liên đới trong bối cảnh Toàn Cầu Hóa”, điều đó sẽ giúp đào sâu đối thoại và tình hữu nghị giữa nhân dân Đức và nhân dân Việt Nam.
Sau diễn văn của hai vị đại diện các cơ quan tổ chức, Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nói rằng đây là cơ hội để giới thiệu rộng rãi học thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo hầu góp phần làm phong phú cho đường hướng hoạt động xã hội của xã hội Việt Nam; cũng như được nghe những đóng góp của các tham dự viên trong cuộc Hội thảo. Ngoài ra, đây cũng là dịp gặp gỡ để rồi cùng xây dựng cho dân tộc Việt Nam một nền văn minh tình thương
Tiếp sau đó, để nói lên ưu tư của Giáo hội, và cũng là cuả người dân Việt Nam, Đức Hồng Y Việt Nam đề cập đến đạo đức - niềm tin nơi con người là nền tảng để thay đổi xã hội: Cây cầu Cần Thơ sập có thể không do thiếu khả năng kỹ thuật mà do thiếu đạo đức. Đấy là một lời nhắn nhủ để mong cho hướng của hội thảo đi đến cái cốt lõi của vấn đề xã hội: đạo đức tại Việt Nam là điều phải đặt lên hàng ưu tiên.
Sau đó các ông Nguyễn Thế Doanh, Ban Tôn Giáo Chính Phủ, ông Rainer G. Berns, Sứ Quán Đức, và GS Trần Văn Đoàn, đại diện Liên đoàn quốc tế các Hội Triết Học, lần lượt nói lên kỳ vọng rằng cuộc hội thảo này sẽ mang lại một cái nhìn mới về xã hội cho nước Việt Nam hôm nay, và từ đó sẽ có những biến chuyển mới trong suy nghĩ và hành động.
Buổi chiều, hội thảo chia làm ba nhóm với các đề tài: Công Bình XH, Trách Nhiệm XH, Liên Đới XH. Mỗi nhóm nghe 4 bài tham luận (hai người do Viện đề nghị, và hai do Misereor đề nghị) gợi mở và trao đổi với nhau chung quanh các vấn đề mà các bài tham luận đã nêu lên.
Trên dưới 120 người được phát một tập 76 tham luận và chọn một số tham luận tiêu biểu để giới thiệu trong các nhóm
Ngày hội thảo đầu tiên kết thúc lúc 17,00g sau khi đã thông qua 14 tham luận và trao đổi.